Di chúc chung của vợ, chồng theo pháp luật dân sự Việt Nam

4 1.6K 15
Di chúc chung của vợ, chồng theo pháp luật  dân sự Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Di chúc chung của vợ, chồng theo pháp luật dân sự Việt Nam Đỗ Thu Hiền Khoa Luật Luận văn ThS. ngành: Luật dân sự; Mã số: 60 38 30 Người hướng dẫn: TS. Phùng Trung Tập

Di chúc chung của vợ, chồng theo pháp luật dân sự Việt Nam Đỗ Thu Hiền Khoa Luật Luận văn ThS. ngành: Luật dân sự; Mã số: 60 38 30 Người hướng dẫn: TS. Phùng Trung Tập Năm bảo vệ: 2010 Abstract. Khái niệm quyền thừa kế và thừa kế theo di chúc. Lý luận về di chúc chung của vợ, chồng và hiệu lực pháp luật di chúc chung của vợ, chồng. Thực trạng pháp luật quy định về di chúc chung của vợ, chồng và giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam quy định về di chúc chung của vợ, chồng. Keywords. Pháp luật Việt Nam; Luật dân sự; Quyền thừa kế; Quan hệ vợ chồng; Di chúc Content 1. Tính cấp thiết của đề tài Chế định về quyền thừa kế là một trong số những chế định quan trọng trong BLDS năm 2005. Các quy định về thừa kế được quy định tại Phần thứ IV BLDS năm 2005, từ Đ631 đến Đ687. Khi xã hội phát triển về mọi mặt, trong đó có hoạt động sản xuất kinh doanh, cung ứng dịch vụ để tạo ra của cải vật chất. Hơn nữa, Nhà nước cho phép tồn tại nhiều hình thức sở hữu, đa dạng các thành phần kinh tế sản xuất kinh doanh theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Theo đó sự phân công lao động trong xã hội và chuyên môn hóa sản xuất ngày càng cao. Tài sản của mỗi cá nhân được xác lập do hoạt động sản xuất kinh doanh, cung ứng dịch vụ thuộc các thành phần kinh tế ngày càng lớn và đa dạng. Do vậy, khi một cá nhân qua đời thì việc hưởng di sản của người đó trở thành một vấn đề lớn trong xã hội, được nhiều người quan tâm. Các tranh chấp liên quan đến quan hệ nhận và chuyển giao tài sản của người chết xuất hiện ngày càng nhiều hơn. Các tranh chấp về thừa kế thường phức tạp vì đó là những tranh chấp về lợi ích và di sản thừa kế của những người thân thích trong cùng gia đình, dòng họ. Giải quyết các tranh chấp về thừa kế không đơn giản, không phải lúc nào Tòa án nhân dân các cấp cũng giải quyết một cách thỏa đáng các tranh chấp đó. Pháp luật Việt Nam hiện hành quy định có hai hình thức thừa kế là thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật. Hình thức chia thừa kế theo di chúc là hình thức chia thừa kế trong đó ý chí của người để lại di sản được Nhà nước tôn trọng và bảo vệ thông qua các quy phạm pháp luật. Bên cạnh di chúc cá nhân pháp luật Việt Nam còn quy định về di chúc chung của vợ, chồng. Quy định này làm phức tạp thêm việc giải quyết các tranh chấp về thừa kế. Vì tính đa dạng, phong phú của khối tài sản chung và tài sản riêng của vợ, chồng nên vợ, chồng định đoạt tài sản theo di chúc chung chỉ là ý chí chủ quan của họ, nguyện vọng của họ, và sau khi họ qua đời, việc giải quyết các tranh chấp liên quan đến di chúc chung không phải bao giờ cũng thấu tình đạt lý. Vì vậy, học viên lựa chọn đề tài: “Di chúc chung của vợ, chồng theo pháp luật dân sự Việt Nam” để thực hiện luận văn cao học Luật, nhằm đáp ứng về mặt lý luận và thực tiễn của việc nghiên cứu đề tài. Do vậy đề tài có tính cấp thiết. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Tính đến thời điểm hiện nay về thừa kế ở nước ta đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu đáng kể nhất là những công trình sau: - Thừa kế của công dân Việt Nam từ 1945 đến nay, Nxb Tư pháp 2004, sách chuyên khảo của TS. Phùng Trung Tập - Luật Thừa kế Việt Nam, Nxb Hà Nội 2007, sách chuyên khảo của TS. Phùng Trung Tập - Thừa kế theo di chúc, luận án tiến sỹ của Phạm Văn Tiết - Những quy định chung về quyền thừa kế, luận án tiến sỹ của Nguyễn Minh Tuấn - Di sản thừa kế, Luận án tiến sỹ của Trần Thị Huệ - Một số suy nghĩ về thừa kế trong Luật dân sự Việt Nam, Nxb Trẻ 1999, sách chuyên khảo của Nguyễn Ngọc Điện Ngoài các công trình trên còn có các công trình nghiên cứu về những quan hệ cụ thể như: thừa kế theo di chúc, thừa kế theo pháp luật, diện và hàng thừa kế, thừa kế thế vị, … của các tác giả: Phùng Trung tập, Nguyễn Minh Tiết, Trần Thị Huệ… được đăng tải trên các tạp chí chuyên ngành: tạp chí Luật học, tạp chí Nhà nước và Pháp luật, tạp chí Tòa án nhân dân… Tuy nhiên các công trình nói trên chỉ giải quyết quan hệ thừa kế theo di chúctheo pháp luật nói chung hoặc giải quyết những vấn đề cụ thể trong quan hệ thừa kế di sản mà chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu về di chúc chung của vợ, chồng theo pháp luật dân sự Việt Nam nên học viên lựa chọn đề tài: “Di chúc chung của vợ, chồng theo pháp luật dân sự Việt Nam” để nghiên cứu chuyên sâu về một vấn đề hẹp nhưng phức tạp ở nước ta hiện nay. 3. Phương pháp nghiên cứu đề tài Khi nghiên cứu đề tài học viên đã sử dụng phối hợp các phương pháp: Phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp duy vật lịch sử, phương pháp phân tích, tổng hợp và phương pháp so sánh. Thông qua việc sử dụng các phương pháp nói trên học viên có cái nhìn biện chứng về các hiện tượng có liên quan đến đề tài. Khi phân tích và làm sáng tỏ các vấn đề cần thiết học viên luôn nhìn nhận chúng trong mối liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau và không tách rời chúng ra nhằm chỉ rõ bản chất, điều kiện hình thành, tồn tại và phát triển của các vấn đề đó. Bên cạnh đó phương pháp duy vật lịch sử được học viên sử dụng để nghiên cứu quá trình hình thành, phát triển các quy phạm pháp luật về di chúc chung của vợ, chồng. Trên cơ sở đó học viên có thể so sánh các quy định đó với nhau để có thể tổng hợp rút ra kết luận nhằm đưa ra kiến nghị cụ thể, hợp lý để từng bước hoàn thiện các quy định về di chúc chung của vợ, chồng. 4. Mục đích nghiên cứu đề tài Nhằm xác định cụ thể di chúc chung của vợ, chồng và hiệu lực phápcủa di chúc chung do vợ, chồng lập ra. Đồng thời có so sánh liên hệ để nhằm làm nổi bật đặc điểm về hiệu lực của di chúc chung của vợ, chồng. Qua đó, phân tích, đánh giá những quy định của pháp luật về di chúc chung của vợ, chồng ở tính phù hợp, mức độ phù hợp với đời sống thực tế. Nhằm đánh giá hiệu quả điều chỉnh của pháp luật quy định về di chúc chung của vợ, chồng. Qua việc phân tích này đưa ra những khuyến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam quy định về di chúc chung của vợ, chồng giúp cho cơ quan lập pháp sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện pháp luật quy định về di chúc chung của vợ, chồng. Hơn nữa, đây còn là một tài liệu để giúp cho việc nghiên cứu, học tập di chúc chung của vợ, chồng trong các trường đào tạo luật và Tòa án nhân dân ở nước ta hiện nay. 5. Những điểm mới của luận văn - Luận văn đã giải quyết được về mặt lý luận liên quan đến di chúc chung của vợ, chồng cũng như hiệu lực của loại di chúc này. - Luận văn chỉ ra những bất cập trong những quy định về di chúc chung của vợ, chồng trong BLDS năm 2005. - Luận văn xây dựng được khái niệm và đặc điểm của di chúc chung của vợ, chồng. - Luận văn đã hệ thống hóa toàn diện về những quy định của pháp luật về di chúc chung của vợ, chồng. - Với những kết quả nghiên cứu trong luận văn đã là căn cứ khoa học, đáp ứng được những yêu cầu về mặt lý luận và thực tiễn để giúp cơ quan lập pháp sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện pháp luật quy định về di chúc chung của vợ, chồng. 6. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được cấu tạo bởi ba chương: Chương 1 – Khái niệm quyền thừa kế và thừa kế theo di chúc Chương 2 – Lý luận về di chúc chung của vợ, chồng và hiệu lực pháp luật di chúc chung của vợ, chồng Chương 3 – Thực trạng pháp luật quy định về di chúc chung của vợ, chồng và giải pháp hoàn thiện pháp luật References Tiếng Việt 1. Nguyễn Văn Cừ, Chế độ tài sản của vợ, chồng theo pháp luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam, Nxb Tư Pháp, Hà Nội. 2. Dân luật Bắc kỳ. 3. Dân luật Trung kỳ năm 1947. 4. Dân luật Sài Gòn năm 1972. 5. Đỗ Văn Đại (2009), Luật thừa kế việt nam bản án và bình luận, Nxb Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội. 6. Nguyễn Ngọc Điện (1999), Một số suy nghĩ về thừa kế trong Luật Dân sự Việt Nam, Nxb Trẻ, Hà Nội, tr.222. 7. Hoàng Việt luật lệ (1994), Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội. 8. Hội đồng Nhà nước (1990), Pháp lệnh về thừa kế số 44 – LCT/HĐNN8 được Hội đồng Nhà nước. 9. Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (2003), Công văn số 77/2003/HĐTP ngày 27-6-2003 về giải quyết tranh chấp thừa kế trong trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ, chồng, Hà Nội. 10. Lê Minh Hùng (2006), “Một số bất cập trong việc thừa nhận quyền lập di chúc chung của vợ, chồng”, Tạp chí Khoa học pháp lý, 35. 11. Quốc Hội (1995), Bộ luật dân sự, Hà Nội. 12. Quốc Hội (2005), Bộ luật dân sự, Hà Nội. 13. Quốc Hội (1959), Luật Hôn nhân và gia đình, Hà Nội. 14. Quốc Hội (2000), Luật Hôn nhân và gia đình, Hà Nội. 15. Quốc Triều hình luật (2003), Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, tp. Hồ Chí Minh. 16. Phùng Trung Tập (2008), Luật thừa kế Việt Nam, Nxb Hà Nội, Hà Nội. 17. Tòa án nhân dân tối cao (2003), Nghị quyết số 01/2003/NQ-HĐTP về giải quyết một số loại tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, Hà Nội. 18. Đinh Trung Tụng (2005), Bình luận những nội dung mới của Bộ luật dân sự, Nxb Tư pháp, Hà Nội. Trang Webside 19. http://thongtinphapluatdansu.wordpress.com 20. http://www.luatcongminh.com 21. http://www.moj.gov.vn 22. http://www.na.gov.vn 23. http://www.thuvienphapluat.vn

Ngày đăng: 10/09/2013, 11:39

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan