Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại theo quy định của pháp luật Việt Nam

4 1.1K 20
Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với tên  thương mại theo quy định của pháp luật  Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Bùi Thị Huyền Khoa Luật Luận văn ThS. ngành: Luật dân sự; Mã số: 60 38 30 Người hướng dẫn: TS. Trần Lê Hồng

Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại theo quy định của pháp luật Việt Nam Bùi Thị Huyền Khoa Luật Luận văn ThS. ngành: Luật dân sự; Mã số: 60 38 30 Người hướng dẫn: TS. Trần Lê Hồng Năm bảo vệ: 2010 Abstract. Trình bày cơ sở lý luận về bảo hộ tên thương mại. Phân tích, đánh giá thực trạng bảo hộ tên thương mại hiện nay ở Việt Nam. Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả bảo hộ tên thương mạiViệt Nam. Keywords. Luật dân sự; Pháp luật Việt Nam; Quyền sở hữu công nghiệp; Tên thương mại; Bảo hộ Content 1. Tính cấp thiết của đề tài Sở hữu trí tuệ là một trong ba trụ cột của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), cùng với những cam kết về thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, thì việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ là một yêu cầu bắt buộc khi Việt Nam ký kết Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ và đây cũng là điều kiện để gia nhập WTO. Trong những năm gần đây, cùng với xu thế hội nhập và toàn cầu hóa về kinh tế, nhận thức về sở hữu trí tuệ của các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng ở nước ta ngày càng được nâng cao. Hệ thống pháp luật về sở hữu trí tuệ đã và đang được xây dựng, các hoạt động bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cũng nỗ lực triển khai trên diện rộng. Năm 2005 đánh dấu những thành tựu to lớn trong tiến trình đổi mới hệ thống pháp luật của nước ta. Việc thông qua Bộ luật Dân sự và Luật Sở hữu trí tuệ thể hiện thành công của tiến trình hoàn thiện pháp luật sở hữu trí tuệ. Bộ luật Dân sự năm 2005 và Luật Sở hữu trí tuệ đã thể chế hóa được những đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về sở hữu trí tuệ tại Đại hội Đảng lần thứ IX. Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Đại hội Đảng nêu rõ: Chúng ta cần “phát triển các loại thị trường dịch vụ, khoa học công nghệ, sản phẩm trí tuệ…”. Cho nên, cần “thực hiện tốt chính sách bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ…”. Những văn bản pháp luật về sở hữu trí tuệ trên đã đi vào đời sống xã hội được hơn ba năm, các doanh nghiệp trong và ngoài nước đang rất quan tâm đến các quy định bảo hộ của pháp luật, đặc biệt là các vấn đề về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp. Việc bảo hộ chặt chẽ quyền sở hữu công nghiệp nói chung và bảo hộ tên thương mại nói riêng có ý nghĩa quan trọng đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế của quốc gia trong tương lai, nó sẽ thúc đẩy việc mở rộng kinh tế toàn cầu và phát triển công nghệ mới. Bên cạnh những kết quả đã đạt được trong việc bảo hộ tên thương mại, thì vấn đề vi phạm tên thương mại còn xảy ra nhiều nơi trên đất nước ta, gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của doanh nghiệp trên thị trường. Trong công cuộc xây dựng nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay, việc tìm hiểu vấn đề “bảo hộ tên thương mại” có vai trò và ý nghĩa hết sức cần thiết. Với hy vọng góp phần làm rõ hơn vấn đề lý luận và thực tiễn, cũng như đề ra được sáng kiến, giải pháp nâng cao hiệu quả của việc bảo hộ tên thương mại nên tôi lựa chọn đề tài “Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại theo quy định của pháp luật Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Những năm gần đây, vấn đề “bảo hộ tên thương mại” được quan tâm nghiên cứu nhằm tăng cường sự bảo hộ đầy đủ và có hiệu quả quyền sở hữu công nghiệp, đảm bảo hoạt động kinh doanh trung thực, bảo vệ lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng. Đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về vấn đề này dưới nhiều góc độ khác nhau. Chủ yếu là các bài báo như: Bảo hộ tên thương mại, bí mật kinh doanh (Tác giả Hoàng Tố Như), Bảo hộ tên thương mại và một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về bảo hộ tên thương mạiViệt Nam (TS. Nguyễn Thị Quế Anh, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, Số 4/2002); Tìm hiểu vấn đề bảo hộ tên thương mại (Trần Phương Minh); Bảo hộ tên thương mại và nhãn hiệu – Những tình huống có thể phát sinh (Lê Tùng – Chuyên gia Sở hữu trí tuệ)… Nếu so với các đối tượng sở hữu công nghiệp khác thì có rất ít công trình nghiên cứu, đề cập đến vấn đề bảo hộ tên thương mại. Mặc dù vậy, những công trình khoa học đã được công bố là tài liệu tham khảo bước đầu để nghiên cứu, thực hiện luận văn. 3. Mục đích nghiên cứu của đề tài Trên cơ sở tìm hiểu vấn đề lý luận về tên thương mại, bảo hộ tên thương mại; đánh giá thực trạng về bảo hộ tên thương mạiViệt Nam hiện nay, luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện khung pháp luật và nâng cao hiệu quả của việc bảo hộ tên thương mại hiện nay ở Việt Nam. Để thực hiện mục đích trên, trong khuôn khổ luận văn thạc sỹ luật học, tác giả tập trung vào những nhiệm vụ sau: Phân tích cơ sở lý luận về bảo hộ tên thương mại Phân tích, đánh giá thực trạng bảo hộ tên thương mại hiện nay ở ViệtNam ` Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả bảo hộ tên thương mạiViệt Nam. 4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài Luận văn tập trung tìm hiểu vấn đề bảo hộ tên thương mại trong phạm vi quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, cụ thể nghiên cứu những khía cạnh sau: - Một số vấn đề lý luận và thực trạng về bảo hộ tên thương mạiViệt Nam hiện nay. Cụ thể là về khái niệm, nội dung và vai trò của tên thương mại, bảo hộ tên thương mại trong hoạt động của doanh nghiệp, những ưu điểm, tồn tại và nguyên nhân của nó. - Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả của việc bảo hộ tên thương mại. 5. Phương pháp nghiên cứu Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận chủ nghĩa duy vật lịch sử, chủ nghĩa duy vật biện chứng, phép biện chứng của chủ nghĩa Mác-Lênin, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về pháp luật. Ngoài ra, trong quá trình nghiên cứu, luận văn đã áp dụng một số phương pháp cụ thể như sau: Phương pháp phân tích để làm sáng tỏ những nội dung thuộc phạm vi nghiên cứu; phương pháp so sánh được sử dụng để làm rõ mức độ tương quan giữa các quy định, quan điểm để từ đó có những đánh giá, nhận định khách quan về nội dung nghiên cứu; phương pháp tổng hợp được sử dụng để khái quát hóa nội dung nghiên cứu một cách có hệ thống, làm cho vấn đề nghiên cứu trở nên ngắn gọn, xúc tích, dễ hiểu; phương pháp thống kê đem đến một cách nhìn cụ thể hơn thông qua những con số và vụ việc cụ thể… 6. Những kết quả nghiên cứu mới của luận văn Luận văn là chuyên khảo nghiên cứu tương đối toàn diện và có hệ thống về vấn đề tên thương mạibảo hộ tên thương mại theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành. Vì vậy có những đóng góp khoa học mới như sau: Thứ nhất, đưa ra và luận giải được những luận điểm cơ bản về tên thương mại, đặc biệt là: Khái niệm, đặc điểm, nội dung, ý nghĩa của việc bảo hộ tên thương mại đối với doanh nghiệp…. Thứ hai, từ những khó khăn và thực trạng trong việc thi hành pháp luật cũng như hoạt động xử lý hành vi xâm phạm quyền và vi phạm pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại, phân tích nguyên nhân và những vấn đề còn tồn tại. Thứ ba, trên cơ sở luận cứ khoa học và thực tiễn, đưa ra giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện khung pháp luật và nâng cao hiệu quả của hoạt động bảo hộ tên thương mại. 7. Cơ cấu của luận văn: Luận văn bao gồm 3 chương Chương I: Một số vấn đề lý luận cơ bản về bảo hộ tên thương mại Chương II: Thực trạng hoạt động bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mạiViệt Nam hiện nay Chương III: Phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả của hoạt động bảo hộ tên thương mại References 1. Chính Phủ (1996), Nghị định số 63/CP ngày 24/10/1996 quy định chi tiết về sở hữu công nghiệp, Hà Nội. 2. Chính Phủ (2000), Nghị định số 54/2000/NĐ-CP ngày 3/10/2000 về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, tên thương mạibảo hộ quyền chống cạnh tranh không lành mạnh liên quan tới sở hữu công nghiệp, Hà Nội. 3. Chính Phủ (2006), Nghị định số 88/2006/NĐ-CP ngày 29/8/2006 hướng dẫn về đăng ký kinh doanh, Hà Nội. 4. Chính Phủ (2006), Nghị định số 105/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ, Hà Nội. 5. Chính Phủ (2006), Nghị định số 106/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính về sở hữu công nghiệp, Hà Nội. 6. Chính Phủ (2010), Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 về đăng ký doanh nghiệp, Hà Nội. 7. Chính Phủ (2010), Nghị định số 97/2010/NĐ-CP ngày 21/9/2010 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính về sở hữu công nghiệp, Hà Nội. 8. Công ước Paris năm 1883 (sửa đổi, bổ sung năm 1976) 9. Đỗ Thị Mỹ Liên (2008), “Bảo hộ tên thương mại những bất cập từ thực tế”, Tạp chí Doanh nghiệp và Hội nhập, (11). 10. Lê Tùng (2007), “Tên thương mại và nhãn hiệu - từ cách định nghĩa đến tình huống pháp lý có thể phát sinh”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, (7). 11. Lê Văn Kiều (2008), “Hưng Thịnh là của ai?”, Báo Pháp luật thành phố Hồ Chí Minh, (166). 12. Nguyễn Mạnh Hiền (2009), “Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ”, Báo Nhân dân, (28/6). 13. Nguyễn Thị Quế Anh (2000), “Bảo hộ tên thương mạiViệt Nam và một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về bảo hộ tên thương mại”, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, Chuyên san Kinh tế - Luật, (4). 14. Nguyễn Thị Quế Anh (2002), “Một số vấn đề về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại trên thế giới”, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, Chuyên san Kinh tế - Luật, (2). 15. Phạm Duy Nghĩa (1999), Tìm hiểu Luật Thương mại Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 16. Phan Thị Thanh Hà (2000), Báo cáo tại Hội thảo về bảo hộ các đối tượng sở hữu công nghiệp mới ở Việt Nam, Hà Nội. 17. Quốc hội (1995), Bộ luật Dân sự năm 1995, Hà Nội 18. Quốc hội (2005), Bộ luật Dân sự năm 2005, Hà Nội 19. Quốc hội (2005), Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2005, Hà Nội 20. Quốc hội (2005), Luật Doanh nghiệp năm 2005, Hà Nội 21. Quốc hội (2005), Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, Hà Nội 22. Quốc hội (2005), Luật Thương mại năm 2005 , Hà Nội 23. Trần Thanh Lâm (2008), “Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong bối cảnh hội nhập và xây dựng nền kinh tế tri thức”, Tạp chí Cộng sản, (18). 24. Trường Đại học Luật Hà Nội (2008), Giáo trình Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội. 25. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (1999), Pháp lệnh Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 1999, Hà Nội. Trang WEB: 26. www.International Intellectual Property/Alliance 2006/Special Report 301. 27. www.nclp.org.vn. 28. www.luatgiapham.com. 29. www.phapluattp.vn. 30. www.saokim.com.vn. 31. www.sohuutritue.thv.vn. 32. www.thongtinphapluatdansu.wordpress.com. 33. www.vipcohanoi.com. 34. www.wikipedia.com. . các quy định bảo hộ của pháp luật, đặc biệt là các vấn đề về bảo hộ quy n sở hữu công nghiệp. Việc bảo hộ chặt chẽ quy n sở hữu công nghiệp nói chung và bảo. Bảo hộ quy n sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại theo quy định của pháp luật Việt Nam Bùi Thị Huyền Khoa Luật Luận văn ThS. ngành: Luật dân

Ngày đăng: 10/09/2013, 11:39

Hình ảnh liên quan

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài  - Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với tên  thương mại theo quy định của pháp luật  Việt Nam

2..

Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Xem tại trang 2 của tài liệu.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài  - Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với tên  thương mại theo quy định của pháp luật  Việt Nam

2..

Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Xem tại trang 2 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan