tiểu luận kinh tế vĩ mô

10 2K 33
tiểu luận kinh tế vĩ mô

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Tiểu luận hết môn học Kinh tế LỜI MỞ ĐẦU Để thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế mô, bảo đảm an sinh xã hội. Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số : 11/NQ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2011 về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế mô, đảm bảo an sinh xã hội. Nghị quyết tập trung vào các giải pháp như : Thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ - thận trọng, thực hiện chính sách tài khóa thắt chặt, cắt giảm đầu tư công cũng như giảm bội chi ngân sách Nhà nước, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, khuyến khích xuất khẩu, kiềm chế nhập siêu, sử dụng tiết kiệm năng lượng, điều chỉnh giá điện, giá xăng dầu gắn với hỗ trợ người nghèo, tăng cường bảo đảm an sinh xã hội v.v… Bằng những kiến thức có được qua học tập trên lớp, kết hợp với các nguồn thông tin tài liệu cũng như sách báo, internet. Em chọn chuyên đề “Sử dụng các kiến thức kinh tế để phân tích các giải pháp kiềm chế lạm phát được nêu trong Nghị quyết số : 11/NQ-CP ngày 24/02/2011 của Chính phủ” làm bài tập kiểm tra giữa kỳ môn học Kinh tế của mình. Để tiến hành nghiên cứu và phân tích chuyên đề có chiều sâu Em đã áp dụng phương pháp phân tích kinh tế dựa trên các lý thuyết đã học và các nguồn thông tin khác từ internet để chuyên đề được hoàn thiện hơn. Kết cấu của Chuyên đề : Lời mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phần nội dung bao gồm ba chương. Mục đích nghiên cứu của chuyên đề nhằm hệ thống hóa lý luận về lạm phát, phân tích cũng như đánh giá một phần tác động của Nghị quyết số : 11/NQ-CP trong việc kiềm chế lạm phát. Trong phạm vi nghiên cứu chuyên đề đi sâu vào nhận định tình hình biến động nội tại chuỗi gia tăng lạm phát, nhìn nhận lý do khách quan của sự biến động, từ đó có cơ sở để đưa ra những kiến nghị và gợi ý chính sách trong công tác quản lý và kiềm chế lạm phát từ đó thực hiện ổn định kinh tế theo tinh thần Nghị quyết số : 11/NQ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2011 của Chính phủ. PHẦN NỘI DUNG HVTH : Tiêu Chí Thành - 1 - GVHD : TS. Nguyễn Quang Hà Tiểu luận hết môn học Kinh tế CHƯƠNG 1 : ĐÁNH GIÁ LẠM PHÁT VÀ CÁC GIẢI PHÁP KIẾM CHẾ LẠM PHÁT CỦA NGHỊ QUYẾT SỐ : 11/NQ-CP NGÀY 24/02/2012 CỦA CHÍNH PHỦ 1.1. LẠM PHÁT VÀ CÁCH ĐO LƯỜNG LẠM PHÁT 1.1.1. Khái niệm lạm phát Trong kinh tế học, thuật ngữ lạm phát được dùng để chỉ sự tăng lên theo thời gian của mức giá chung hầu hết các hàng hoá và dịch vụ so với thời điểm một năm trước đó. Như vậy tình trạng lạm phát được đánh giá bằng cách so sánh giá cả của một loại hàng hoá vào hai thời điểm khác nhau, với giả thiết chất lượng không thay đổi. Khi giá trị của hàng hoá và dịch vụ tăng lên, đồng nghĩa với sức mua của đồng tiền giảm đi, và với cùng một số tiền nhất định, người ta chỉ có thể mua được số lượng hàng hoá ít hơn so với năm trước. Có nhiều dạng lạm phát khác nhau, như lạm phát một con số, lạm phát hai con số, lạm phát phi mã, siêu lạm phát. 1.1.2. Đo lường lạm phát Lạm phát được đo lường bằng cách theo dõi sự thay đổi trong giá cả của một lượng lớn các hàng hóa và dịch vụ trong một nền kinh tế (thông thường dựa trên dữ liệu được thu thập bởi các tổ chức Nhà nước, mặc dù các liên đoàn lao động và các tạp chí kinh tế cũng làm việc này). Các giá cả của các loại hàng hóa và dịch vụ được tổ hợp với nhau để đưa ra một chỉ số giá cả để đo mức giá cả trung bình, là mức giá trung bình của một tập hợp các sản phẩm. Tỷ lệ lạm phát là tỷ lệ phần trăm mức tăng của chỉ số này. Không tồn tại một phép đo chính xác duy nhất chỉ số lạm phát, giá trị của chỉ số này phụ thuộc vào tỷ trọng mà người ta gán cho mỗi hàng hóa trong chỉ số, cũng như phụ thuộc vào phạm vi khu vực kinh tế mà nó được thực hiện. Tuy nhiên, thước đo lạm phát phổ biến nhất chính là CPI - Chỉ số giá tiêu dùng để đo giá cả của một số lượng lớn các loại hàng hoá và dịch vụ khác nhau, bao gồm thực phẩm, lương thực, chi trả cho các dịch vụ y tế ., được mua bởi "người tiêu dùng thông thường". 1.1.3. Nguyên nhân dẫn đến lạm phát HVTH : Tiêu Chí Thành - 2 - GVHD : TS. Nguyễn Quang Hà Tiểu luận hết môn học Kinh tế Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến lạm phát, tuy nhiên dù cho có sự khác nhau như thế nào đi nữa thì lạm phát đều có những nguyên nhân có những tính chất chung là : Lạm phát do cầu kéo, lạm phát do cầu thay đổi, lạm phát do chi phí đẩy, lạm phát do cơ cấu, lạm phát do xuất khẩu, lạm phát do nhập khẩu, lạm phát tiền tệ và lạm phát để ra lạm phát. 1.1.4. Đánh giá lạm phát Lạm phát vừa phải là mức độ lạm phát mà tỷ lệ tăng giá cả hàng hóa trong khoảng 10% trở lại. Mức độ lạm phát này còn gọi là lạm phát một con số. Lạm phát một con số là loại lạm phát có thể chấp nhận được, nhiều nước trên thế giới coi lạm phát một con số như là một chính sách của nhà nước để phát triển kinh tế. Lạm phát cao là loại lạm phát mà chỉ số tăng của giá cả là tương đối cao. Đây là mức độ lạm phát ở hai con số (dưới 100% năm) còn gọi là lạm phát thực sự. Siêu lạm phát là loại lạm phát với cường độ lớn từ 100% đến vài ba trăm phần trăm mỗi năm, mức độ ảnh hưởng này hầu như gây ảnh hưởng ghê gớm đến đời sống kinh tế - xã hội. 1.2. CÁC GIẢI PHÁP KIỀM CHẾ LẠM PHÁT CỦA NGHỊ QUYẾT SỐ 11/NQ-CP NGÀY 24/02/2011 CỦA CHÍNH PHỦ 1.2.1. Thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ - thận trọng Thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng, phối hợp hài hòa giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa để kiềm chế lạm phát; điều hành và kiểm soát để bảo đảm tốc độ tăng trưởng tín dụng năm. Tập trung ưu tiên vốn tín dụng phục vụ phát triển sản xuất kinh doanh, nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa; giảm tốc độ và tỷ trọng vay vốn tín dụng của khu vực phi sản xuất, nhất là lĩnh vực bất động sản, chứng khoán. Điều hành chủ động, linh hoạt, hiệu quả các công cụ chính sách tiền tệ, nhất là các loại lãi suất và lượng tiền cung ứng. Điều hành tỷ giá và thị trường ngoại hối linh hoạt, phù hợp với diễn biến thị trường. Tăng cường quản lý ngoại hối, bảo đảm thanh khoản ngoại tệ, bình ổn tỷ giá, đáp ứng yêu cầu ổn định, phát triển sản xuất kinh doanh và tăng dự trữ ngoại hối, kiểm soát chặt chẽ hoạt động kinh doanh vàng. HVTH : Tiêu Chí Thành - 3 - GVHD : TS. Nguyễn Quang Hà Tiểu luận hết môn học Kinh tế 1.2.2. Thực hiện chính sách tài khóa thắt chặt, cắt giảm đầu tư công, giảm bội chi ngân sách nhà nước Điều hành chính sách tài khóa theo hướng tiết kiệm chi tiêu thường xuyên, nâng cao hiệu quả vốn đầu tư nguồn ngân sách. Kiểm soát chặt chẽ đầu tư của các tập đoàn và doanh nghiệp Nhà nước, nhất là đầu tư vào các dự án không thuộc lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính của đơn vị. Phấn đấu giảm tỷ lệ thâm hụt ngân sách, tăng thu ngân sách. Thực hiện cắt giảm đầu tư, sắp xếp lại vốn đầu tư xây dựng cơ bản trong kế hoạch từ nguồn ngân sách Nhà nước, trái phiếu Chính phủ, tín dụng đầu tư Nhà nước và đầu tư của các doanh nghiệp Nhà nước. Trước hết là các công trình đầu tư kém hiệu quả, các công trình chưa thật sự cần thiết. Thực hiện chính sách tiết kiệm đồng bộ, chặt chẽ, nghiêm ngặt trong tất cả các cấp các ngành và trong toàn bộ hệ thống chính trị. Cắt giảm những khoản chi mua sắm chưa thật sự cần thiết nhằm giảm chi ngân sách Nhà nước. 1.2.3. Thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, khuyến khích xuất khẩu, kiềm chế nhập siêu, sử dụng tiết kiệm năng lượng - Điều tiết cân đối cung - cầu đối với từng mặt hàng thiết yếu, bảo đảm kết hợp hợp lý, gắn sản xuất trong nước với điều hành xuất nhập khẩu, đẩy mạnh sản xuất hàng hóa, cung ứng dịch vụ. Kiểm soát nhập khẩu hàng hóa, vật tư, thiết bị của các dự án đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước và các nguồn vốn khác. Đảm bảo các biện pháp phù hợp kiểm soát nhập khẩu hàng tiêu dùng, hạn chế nhập siêu. - Đáp ứng nhu cầu phụ tải điện trong mùa khô, bảo đảm điện cho sản xuất, sử dụng điện tiết kiệm, phân bổ hợp lý để bảo đảm đáp ứng cho các nhu cầu thiết yếu của sản xuất và đời sống. - Kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc kê khai, áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt. Ưu đãi hoãn thời gian nộp thuế, hoàn thuế giá trị gia tăng đầu vào cho các hàng hóa phục vụ xuất khẩu. Đảm bảo đủ nguồn cung ngoại tệ để nhập khẩu hàng hóa thiết yếu phục vụ sản xuất mà nguồn cung trong nước chưa đáp ứng. Hạn chế cho vay nhập khẩu hàng hóa thuộc diện không khuyến khích nhập khẩu. HVTH : Tiêu Chí Thành - 4 - GVHD : TS. Nguyễn Quang Hà Tiểu luận hết môn học Kinh tế - Hỗ trợ, khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp, nông thôn, tăng xuất khẩu, tạo việc làm, thu nhập cho người lao động, bảo đảm an ninh lương thực. Chủ động sản xuất, dự trữ, lưu thông, phân phối hàng hóa thông suốt, nhất là các hàng hóa thiết yếu như lương thực, thực phẩm, xăng dầu, v.v… Tăng cường quản lý giá, bình ổn giá. 1.2.4. Ổn định kinh tế đảm bảo an sinh xã hội - Hỗ trợ giảm nghèo tại các địa phương, đặc biệt là các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn. Thực hiện đầy đủ, kịp thời, đúng đối tượng các quy định hỗ trợ đối tượng chính sách, người có công, người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. - Mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng dạy nghề, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động. Xây dựng cơ sở dữ liệu, tăng cường công tác dự báo về cung – cầu lao động. Đẩy mạnh xã hội hóa các dịch vụ y tế. Thực hiện đa dạng hóa các loại hình dịch vụ y tế, khuyến khích phát triển dịch vụ y tế kỹ thuật cao. Huy động các nguồn lực để đầu tư xây dựng hệ thống quản lý và xử lý chất thải y tế. 1.2.5. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền Tuyên truyền thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và nội dung của Nghị quyết số : 11/NQ/CP ngày 24 tháng 02 năm 2011. Thông tin, tuyên truyền đầy đủ, kịp thời, nhất là các nội dung thuộc lĩnh vực tài chính, tiền tệ, giá cả, các chính sách an sinh xã hội, chính sách hỗ trợ hộ nghèo trực tiếp chịu tác động của việc thực hiện điều chỉnh giá điện để nhân dân hiểu, đồng thuận. CHƯƠNG 2 : TÁC ĐỘNG CỦA NGHỊ QUYẾT SỐ : 11/NQ-CP NGÀY 24 THÁNG 02 NĂM 2011 CỦA CHÍNH PHỦ TRONG VIỆC KIỀM CHẾ LẠM PHÁT TRONG NĂM 2011 2.1. DIỄN BIẾN CỦA NGHỊ QUYẾT SỐ : 11/NQ-CP NGÀY 24/02/2011 CỦA CHÍNH PHỦ TRONG VIỆC KIỀM CHẾ LẠM PHÁT TRONG NĂM 2011 Sau khi đưa ra một loạt các quy định về tỷ giá, tăng trưởng tín dụng, trần lãi suất huy động Việt Nam đồng và các lãi suất chủ chốt trong quý 1 năm 2011, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục đưa ra nhiều quy định mới như tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc ngoại tệ 2 lần lên 7% trong quý 2, áp trần lãi suất huy động đô la Mỹ ở mức 2%/năm, HVTH : Tiêu Chí Thành - 5 - GVHD : TS. Nguyễn Quang Hà Tiểu luận hết môn học Kinh tế đồng thời chấm dứt hoạt động huy động, cho vay vốn bằng vàng và thực hiện kết hối. Ngân hàng nhà nước cũng tiếp tục nâng lãi suất chiết khấu lên 13% và lãi suất tái cấp vốn lên 14%, tăng lãi suất 15% sau 2 lần điều chỉnh trong tháng 5. Ngoài việc tăng lãi suất điều hành, các chính sách còn lại trong quý 2 đều nhằm mục đích thắt chặt thị trường ngoại hối và nâng cao vị thế của tiền đồng. Điều chỉnh này xuất phát từ chênh lệch lớn giữa lãi suất cho vay đồng Việt Nam (20-22%) với đô la Mỹ (7-8%) khoảng cách chênh lệch (13-14%), các doanh nghiệp có xu hướng chuyển sang vay ngoại tệ trong đầu năm 2011, khiến tăng trưởng tín dụng đồng Việt Nam thấp hơn hẳn so với tín dụng đô la Mỹ trong 6 tháng đầu năm (2,67% so với 23,4%). Diễn biến này có những điểm tương đồng với tình hình trong nửa đầu năm 2010, với hệ quả là Ngân hàng nhà nước buộc phải điều chỉnh mạnh tỷ giá vào đầu 2011. Do đó, nhằm hạn chế áp lực lên tiền đồng vào thời điểm cuối năm nay, Ngân hàng nhà nước quyết định tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc ngoại tệ từ 4% lên 7%, khiến chi phí huy động ngoại tệ của các ngân hàng tăng lên, từ đó phải đẩy lãi suất cho vay ngoại tệ lên cao và thu hẹp được chênh lệch nói trên. Ngoài ra, việc yêu cầu các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty Nhà nước bán ngoại tệ cho tổ chức tín dụng từ 01/07/2011 sẽ giải quyết được tình trạng các doanh nghiệp không chịu bán lại đô la Mỹ cho ngân hàng, găm giữ đô la Mỹ là một trong những nguyên nhân chính gây ra áp lực lên tỷ giá. Theo ước tính đến cuối tháng 8/2011, tổng huy động ngoại tệ của toàn hệ thống ngân hàng đạt khoảng 23 tỷ đô la Mỹ. Như vậy, khi đầu tư bắt buộc tăng 1%, lượng vốn ngoại tệ cho vay sẽ giảm tương ứng khoảng 230 triệu đô la Mỹ. Điều này cũng hàm ý rằng lượng vốn dự phòng cho rủi ro thanh khoản ngoại tệ cũng tăng lên tương ứng. 2.2. TÁC ĐỘNG CỦA NGHỊ QUYẾT SỐ : 11/NQ-CP NGÀY 24/02/2011 CỦA CHÍNH PHỦ TRONG CÁC CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ VÀ ĐẦU TƯ CÔNG 2.1.1. Tác động của Nghị quyết số : 11/NQ-CP ngày 24/02/2011 của Chính phủ trong chính sách tiền tệ HVTH : Tiêu Chí Thành - 6 - GVHD : TS. Nguyễn Quang Hà Tiểu luận hết môn học Kinh tế Thực hiện Nghị quyết số : 11/NQ-CP của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước đã chủ động điều hành linh hoạt, phù hợp được thể hiện rõ nhất ở các biện pháp xử lý lãi suất, tỷ giá, giá vàng. Với việc kiên quyết giữ trần huy động tiền gửi ở mức 14%/năm, cuộc đua lãi suất đã được ngăn chặn hiệu quả khi triển khai Nghị quyết số : 11/NQ-CP và đã có nhiều tín hiệu cho thấy đang trong xu hướng giảm dần. Tỷ giá đồng đô la Mỹ được Ngân hàng Nhà nước điều điều chỉnh tăng hơn 9% so với Việt Nam đồng thì giá vàng liên tục leo thang, có lúc đã vượt 38,5 triệu đồng/lượng. Tuy nhiên, chỉ ít lâu sau tình hình đã trở lại ổn định, đặc biệt khi chúng ta chủ trương chấm dứt việc kinh doanh vàng miếng trên thị trường tự do. Hoạt động giao dịch đô la Mỹ tự do mặc dù chưa chấm dứt hoàn toàn nhưng không còn có thể thao túng, gây ảnh hưởng đến tỉ giá chung nữa. Thị trường vàng và ngoại tệ đã có những phản ứng tích cực rõ ràng nhất, khẳng định quyết tâm cao của Chính phủ trong kiểm soát tỷ giá. Kiềm chế tín dụng tăng dưới 20% nhưng vẫn đáp ứng nhu cầu vốn để sản xuất kinh doanh hiệu quả, điều chỉnh lại kế hoạch kinh doanh về tăng trưởng tín dụng và tài sản có; đăng ký tăng trưởng tín dụng với Ngân hàng nhà nước trên cơ sở đảm bảo đúng các quy định về tỷ lệ an toàn và tăng trưởng tín dụng. Giảm đến mức tối đa tín dụng cho lĩnh vực phi sản xuất, nhất là lĩnh vực bất động sản, chứng khoán. Điều chỉnh linh hoạt các tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro và các tỷ lệ an toàn khác nhằm hướng các luồng vốn tín dụng phục vụ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh quan trọng và thiết yếu của nền kinh tế. Lãi suất được kiểm soát ở mức hợp lý theo hướng chủ động, tích cực kiềm chế lạm phát, kiềm chế tăng trưởng tín dụng, nâng cao giá trị và mức hấp dẫn của đồng Việt Nam so với ngoại tệ, đồng thời kiểm soát được việc chuyển dịch tín dụng đồng Việt Nam sang ngoại tệ. 2.1.2. Tác động của Nghị quyết số : 11/NQ-CP ngày 24/02/2011 trong chính sách tài khóa, đầu tư công Thực hiện chủ trương chủ động cắt giảm vốn đầu tư của Nhà nước để kiềm chế lạm phát, cùng với việc các doanh nghiệp giảm đầu tư do gặp nhiều khó khăn, hiệu quả kinh doanh thấp, nên vốn đầu tư toàn xã hội năm 2011 giảm nhiều so với HVTH : Tiêu Chí Thành - 7 - GVHD : TS. Nguyễn Quang Hà Tiểu luận hết môn học Kinh tế năm trước. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội cả năm ước đạt khoảng 877,9 nghìn tỷ đồng, bằng 34,6% tổng sản phẩm quốc nội. Mặc dù trong điều kiện cắt giảm chi tiêu công, nhưng Nhà nước vẫn cố gắng đảm bảo thực hiện tốt các chính sách bảo đảm an sinh xã hội đã bố trí trong dự toán như: mua thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi, cấp học bổng cho học sinh dân tộc nội trú, bán trú .; thực hiện hỗ trợ đột xuất đối với người nghèo, người có thu nhập thấp; hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo; hướng dẫn sử dụng nguồn tiết kiệm 10% chi thường xuyên để bổ sung chi đảm bảo an sinh xã hội; sử dụng trên 3.000 tỷ đồng từ dự phòng ngân sách nhà nước để hỗ trợ các địa phương khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh; xuất cấp gần 65.000 tấn gạo để cứu trợ, cứu đói kịp thời cho nhân dân trong vùng bị khó khăn do thiên tai, dịch bệnh. Nhờ vậy, đã góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo tiếp được 2%, giải quyết 1,54 triệu việc làm; thất nghiệp ở thành thị dưới 4%; đảm bảo cung ứng các dịch vụ thiết yếu về y tế, giáo dục cho đại đa số người dân. CHƯƠNG 3 : MỘT SỐ THÀNH TỰU CỦA NGHỊ QUYẾT SỐ : 11/NQ-CP NGÀY 24/02/2011 CỦA CHÍNH PHỦ SAU MỘT NĂM TRIỂN KHAI VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH TRONG THỜI GIAN TỚI 3.1. MỘT SỐ THÀNH TỰU CỦA NGHỊ QUYẾT SỐ : 11/NQ-CP NGÀY 24/02/2011 CỦA CHÍNH PHỦ SAU MỘT NĂM TRIỂN Lạm phát đã dần được kiềm chế bình quân 7 tháng đầu năm 2011 chỉ số giá tiêu dùng tăng 1,9%, thì 5 tháng cuối năm tăng chưa đến 0,61%/tháng. Chỉ số giá tiêu dùng tháng 1/2012 là tháng có Tết Nguyên đán – nhưng chỉ tăng 1%, thuộc loại thấp nhất trong những năm qua. Tính chung 6 tháng cuối năm 2011 Chỉ số giá tiêu dùng tăng bình quân 0,67%/tháng, thấp hơn nhiều so với 7 tháng đầu năm 2011, thấp hơn nhiều so với mức lãi suất tiết kiệm 1,17%/tháng, đưa lãi suất tiết kiệm từ chỗ bị thực âm lớn chuyển sang thực dương. Giá vàng trong nước đã thấp xa so với đỉnh điểm vào tháng 9/2011.Chênh lệch giữa giá vàng trong nước với giá vàng thế giới, tuy vẫn còn cao, vào thời điểm cuối năm 2011 giá vàng trong nước vẫn chênh lệch so với giá vàng thế giới khoảng 1 triệu HVTH : Tiêu Chí Thành - 8 - GVHD : TS. Nguyễn Quang Hà Tiểu luận hết môn học Kinh tế đồng/lượng (so với lúc cao nhất là gần 5 triệu đồng/lượng). Tỷ giá đồng Việt Nam so với đô la Mỹ đã giảm liên tục 4 tháng từ tháng 4 và tăng thấp từ sau đó đến nay (từ tháng 4/2011 đến tháng 1/2012, giá đô la Mỹ giảm 0,13%). Quan trọng hơn, áp lực tâm lý lạm phát đã giảm, lòng tin đối với đồng nội tệ đã tăng trở lại. Kinh tế bước đầu được ổn định và có mặt được cải thiện. Điều quan trọng là cơ cấu tín dụng đã bước đầu tập trung hơn cho nông nghiệp, nông thôn, hàng xuất khẩu công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa. Một nội dung quan trọng khác của nền kinh tế là tỷ lệ bội chi ngân sách nhà nước so với tổng sản phẩm quốc nội đã giảm xuống so với kế hoạch và so với năm 2010 (4,9% so với 5,3% và so với 5,6%). Kết quả trên đạt được do thu ngân sách đã và tăng cao hơn chi ngân sách, cả khi so với dự toán và cả khi so với năm trước. Bảo đảm an sinh xã hội là mục tiêu quan trọng đã đạt kết quả tích cực. Điều này càng có ý nghĩa khi việc thực hiện mục tiêu trên trong điều kiện lạm phát cao, phải áp dụng các biện pháp kiềm chế cùng với những hệ lụy của nó là rất khó khăn. Trong điều kiện doanh nghiệp, làng nghề gặp khó khăn do lãi suất vay cao, tiêu thụ trong nước co lại, tồn kho lớn, số doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất, thậm chí phải ngừng hoạt động, bị phá sản, tăng trưởng kinh tế năm 2011 thấp hơn năm 2010 (5,89% so với 6,78%), số người đến tuổi lao động đông, lực lượng lao động trong tuổi tăng, tạo sức ép về công ăn việc làm, với sự nỗ lực của người lao động, của doanh nghiệp và sự hỗ trợ của Nhà nước, tỷ lệ thất nghiệp của Việt Nam vẫn ở mức thấp so với nhiều nước. Khu vực nông nghiệp, nông thôn đã đóng góp tích cực trong việc giải quyết việc làm làm cho số lao động bị mất hoặc thiếu việc làm ở các doanh nghiệp, làng nghề. 3.2. GỢI Ý CHÍNH SÁCH TRONG THỜI GIAN TỚI - Điều hành chính sách tiền tệ thận trọng, hiệu quả; sử dụng linh hoạt, hiệu quả các công cụ của chính sách tiền tệ; gắn kết chặt chẽ, đồng bộ với chính sách tài khóa nhằm bảo đảm thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, tăng cường ổn định và bảo đảm tăng trưởng. Cơ cấu lại các tổ chức tài chính, tín dụng yếu kém. HVTH : Tiêu Chí Thành - 9 - GVHD : TS. Nguyễn Quang Hà Tiểu luận hết môn học Kinh tế - Quản lý chặt chẽ nợ công và nợ nước ngoài quốc gia, bảo đảm an toàn về nợ và an ninh tài chính quốc gia. Tăng cường công tác giám sát, quản lý rủi ro và cơ cấu lại nợ công, nợ Chính phủ, nợ quốc gia; trích lập dự phòng rủi ro và chủ động bố trí nguồn trả nợ các khoản vay đến hạn, không để xảy ra tình trạng nợ quá hạn. Đẩy mạnh xuất khẩu, kiểm soát chặt chẽ các mặt hàng nhập khẩu không khuyến khích, các mặt hàng trong nước đã sản xuất được. Tăng cường xúc tiến thương mại, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ với các đối tác, mở rộng thị trường xuất khẩu, không để lệ thuộc quá lớn vào một thị trường. Nâng cao hiệu quả công tác dự báo thị trường trong và ngoài nước, phổ biến kịp thời thông tin thị trường. - Để duy trì và phát triển sản xuất kinh doanh, bảo đảm tăng trưởng hợp lý, nên tập trung hơn nữa triển khai đồng loạt các giải pháp tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp. Miễn giảm các loại thuế cho doanh nghiệp cũng như thuế thu nhập cá nhân nhằm thúc đẩy doanh nghiệp sản xuất. KẾT LUẬN Nghị quyết số : 11/NQ-CP ngày 24/02/2011 của Chính phủ về kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế mô, đảm bảo an sinh xã hội có ý nghĩa rất quan trọng trong việc kiểm soát lạm phát. Tiếp tục hoàn thiện mục tiêu chống lạm phát và kìm chế lạm phát là mục tiêu cơ bản để tăng trưởng và phát triển kinh tế ổn định xã hội, thực hiện công nghiệp hoá và hiện đại hoá của nước ta trong thời gia tới. Lạm phát tăng cao tác động tới rất nhiều vấn đề như : Thu nhập thực tế của người dân, lãi suất của thị trường, phân phối thu nhập giữa những người lao động, v.v… vậy hạn chế những tác động của lạm phát được coi là vấn đề quan trọng tiên quyết nói chung của các nước trên thế giới và của nền kinh tế - xã hội Việt Nam nói riêng. Tiếp tục thực hiện tinh thần của Nghị quyết số : 11/NQ-CP ngày 24/02/2011 của Chính phủ về việc kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội là mục tiêu hàng đầu được đặt ra trong giai đoạn hiện nay, việc đẩy lùi lạm phát sẽ đem lại sự ổn định mô, là cơ sở để tăng trưởng và phát triển kinh tế, ổn định xã hội. HVTH : Tiêu Chí Thành - 10 - GVHD : TS. Nguyễn Quang Hà . Tiểu luận hết môn học Kinh tế vĩ mô LỜI MỞ ĐẦU Để thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội. Chính. kinh tế vĩ mô và đảm bảo an sinh xã hội là mục tiêu hàng đầu được đặt ra trong giai đoạn hiện nay, việc đẩy lùi lạm phát sẽ đem lại sự ổn định vĩ mô, là

Ngày đăng: 10/09/2013, 10:44

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan