Tư tưởng hồ chí minh về chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau

10 3K 10
Tư tưởng hồ chí minh về chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

sàasfasfasfa

tưởng Hồ Chí Minh về chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau 7:38' 25/6/2011 Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành sự quan tâm, chăm lo đến việc bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau - Thế hệ trẻ. Trong Di chúc, Người căn dặn “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là việc làm rất quan trọng và cần thiết”(1). Nghiên cứu, học tập và vận dụng quan điểm của Người về chăm lo bồi dưỡng thế hệ trẻ hiện nay là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, nhằm đào tạo, bồi dưỡng lớp người kế tục vừa “hồng” vừa “chuyên” cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN. Sinh thời, Hồ Chí Minh luôn coi trọng và đánh giá cao vai trò của thanh niên đối với vận mệnh đất nước. Người nói: “Thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà. Thật vậy nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần lớn là do các thanh niên”(2). Vì vậy, Người yêu cầu Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị-xã hội, các thế hệ đi trước phải quán triệt sâu sắc về vai trò và tầm quan trọng của công tác giáo dục, bồi dưỡng thế hệ trẻ. Đồng thời, Ngư- ời cũng chỉ ra nhiệm vụ của thế hệ trẻ là noi gương những người đi trước, thường xuyên rèn luyện, phấn đấu để đáp ứng tốt hơn những yêu cầu của cách mạng. Người chỉ rõ: “Thanh niên muốn làm chủ cho xứng đáng thì ngay hiện tại phải rèn luyện tinh thần và lực lượng của mình, phải làm việc để chuẩn bị cho tương lai đó”(3). Theo Hồ Chí Minh, “Muốn xây dựng CNXH trước hết cần phải có con người XHCN”, tức là xây dựng thế hệ tương lai, chủ thể của đất nước phải là một nhiệm vụ chiến lược, đi trước một bước so với xây dựng cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Mục đích của việc chăm lo bồi dưỡng thế hệ trẻ là đào tạo ra những con người mới, những cán bộ mới cho cách mạng, những chiến sỹ cách mạng kiên cường đấu tranh vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta. Chủ tịch Hồ Chí Minh với thiếu niên (Ảnh internet) Trước những điều kiện, hoàn cảnh mới trên thế giới và ở nước ta hiện nay, giáo dục, bồi dưỡng thế hệ trẻ theo tưởng Hồ Chí Minh, cần tập trung vào những nội dung cơ bản sau: Giáo dục, bồi dưỡng toàn diện cho thế hệ trẻ để thành người cán bộ vừa “hồng” vừa “chuyên”. Theo Hồ Chí Minh, chăm lo bồi dưỡng thế hệ trẻ phải toàn diện: “Trong việc giáo dục và học tập, phải chú trọng đủ các mặt: đạo đức cách mạng, giác ngộ XHCN, văn hoá, kỹ thuật, lao động và sản xuất”(4). Trước hết và quan trọng nhất là giáo dục, bồi dưỡngtưởng cách mạng cho thanh niên. Thực tiễn cách mạng Việt Nam đã chứng minh, không có giáo dục Chủ nghĩa Mác - Lênin cho lớp thanh niên yêu nước ở Quảng Châu (Trung Quốc), ở Liên-xô (cũ) và trong phong trào đấu tranh cách mạng của quần chúng, thì không có thắng lợi của cách mạng tháng Tám và những thắng lợi sau này. Do vậy, trước hết và phải thường xuyên coi trọng giáo dục, bồi dưỡngtưởng cách mạng cho thanh niên, mà hạt nhân là giáo dục Chủ nghĩa Mác - Lênin, tưởng Hồ Chí Minh. Khi thanh niên sống có lý tưởng cao đẹp, có bản lĩnh chính trị vững vàng, thì dù khó khăn gian khổ thế nào, họ vẫn nguyện suốt đời phấn đấu hy sinh cho sự nghiệp của Đảng, không từ bỏ con đường đã chọn, con đường đem lại độc lập, tự do cho Tổ quốc, hạnh phúc cho nhân dân. Coi trọng giáo dục, bồi dưỡng về học vấn và năng lực hoạt động thực tiễn. Bồi dưỡng, nâng cao tri thức toàn diện, sâu sắc cho thế hệ trẻ là nội dung rất quan trọng. Không có trình độ học vấn thì không có khả năng tiếp thu những kiến thức khoa học, kỹ thuật và do đó không đáp ứng tốt yêu cầu của cách mạng, không làm chủ xã hội mới. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhắc nhở: “Mọi người Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi của mình, bổn phận của mình, phải có kiến thức mới có thể tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà”(5). Quan tâm chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho thế hệ trẻ. Thế hệ trẻ là người chủ tương lai của nước nhà, chúng ta không chỉ đòi hỏi ở họ cống hiến mà phải có trách nhiệm chăm lo đời sống vật chất, tinh thần và sự tiến bộ của họ. Những nhu cầu, lợi ích chính đáng được thoả mãn là một động lực trực tiếp thúc đẩy họ hoạt động tích cực và hiệu quả. Chủ tịch Hồ Chí Minh dạy: “Đoàn phải liên hệ rộng rãi và chặt chẽ với thanh niên. Phải quan tâm đến đời sống, công tác, học tập của thanh niên, phải tránh thành kiến, hẹp hòi, cô độc”(6). Nắm chắc phương châm giáo dục, bồi dưỡng thế hệ trẻ. Theo Hồ Chí Minh là: “Học phải đi đôi với hành. Học mà không hành thì học vô ích. Hành mà không học thì hành không trôi chảy”(7). Giáo dục, bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau phải xuất phát từ yêu cầu cách mạng mỗi giai đoạn, từ thực tiễn xã hội. Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Một người học xong đại học, có thể gọi là trí thức. Song Y không biết cày ruộng, không biết làm công, không biết đánh giặc, không biết làm nhiều việc khác. Nói tóm lại: công việc thực tế, y không biết gì cả. Thế là trí thức chỉ có một nửa. Trí thức của Y là trí thức sách vở, chưa phải trí thức hoàn toàn”(8). Quán triệt tưởng Hồ Chí Minh về chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau trong sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay cần phải tuyên truyền sâu rộng về vai trò của thanh niên, cũng như tầm quan trọng của việc chăm lo bồi dưỡng thế hệ trẻ. Không ngừng đổi mới, hoàn thiện nội dung, phương pháp bồi dưỡng, giáo dục thế hệ trẻ. Trước hết, cần tập trung đổi mới nâng cao chất lượng giáo dục Chủ nghĩa Mác - Lênin, tưởng Hồ Chí Minh, làm cho chủ nghĩa Mác - Lênin, tưởng Hồ Chí Minh thực sự trở thành nền tảng tưởng và định hướng tình cảm trong thế hệ trẻ Việt Nam. Giáo dục cho thế hệ trẻ truyền thống dân tộc, truyền thống cách mạng của Đảng, đạo đức cách mạng, sống và làm việc theo pháp luật. Không ngừng nâng cao trình độ văn hoá, nắm bắt những tri thức khoa học hiện đại, làm cho thế hệ trẻ biết kết hợp chặt chẽ giữa yêu nước và yêu chế độ XHCN trong hành động, thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. ……… 1. Hồ Chí Minh, toàn tập, tập 12, Nxb CTQG, Hà Nội, 2000, tr.498. 2,3. Hồ Chí Minh, Sđd, tập 5, tr 185. 4. Hồ Chí Minh, Sđd, tập 10, tr 190. 5. Hồ Chí Minh, Sđd, tập 4, tr 36. 6. Hồ Chí Minh, Sđd, tập 8, tr 235. 7. Hồ Chí Minh, Sđd, tập 6, tr 50. 8. Hồ Chí Minh, Sđd, tập 5, tr 235. Từ năm 1925, trong tác phẩm Đường Kách mệnh, Hồ Chí Minh đặt vấn đề phải xây dựng một tổ chức thanh niên cộng sản ở Việt Nam. Sau một thời gian do Người trực tiếp chuẩn bị và đề nghị với Trung ương Đảng, ngày 26- 3-1931, Thanh niên Cộng sản Đoàn ra đời. Đó là thời điểm mang nhiều ý nghĩa đặc biệt trong phong trào thanh niên yêu nước theo xu hướng tiến bộ ở nước ta. Đối với Hồ Chí Minh, tổ chức, đoàn kết, tập hợp thanh niên là vấn đề chiến lược của cách mạng Việt Nam. Muốn phát huy sức mạnh của thanh niên thì phải thông qua tổ chức, không có tổ chức thì Đảng không nắm được thanh niên. Trong thư gửi thanh niên Việt Nam năm 1925, Hồ Chí Minh vạch rõ ở Đông Dương có đủ cơ sở vật chất (hầm mỏ, hải cảng, đồng ruộng…) chỉ “thiếu tổ chức và người tổ chức” (19). Đây là một nhận định hết sức sáng suốt. Vì lẽ đó, Hồ Chí Minh coi công tác vận động thanh niên là nhiệm vụ trọng tâm của mình, và sau khi dự Đại hội Quốc tế cộng sản lần thứ V và Đại hội Quốc tế thanh niên cộng sản lần thứ IV (1924), Người dốc sức tiến hành công tác tổ chức, lập ra Việt Nam Thanh niên cách mệnh Đồng chí hội. Chính Hồ Chí Minh là người trực tiếp tuyển chọn, bồi dưỡng đồng chí hội. Chính Hồ Chí Minh là người trực tiếp tuyển chọn, bồi dưỡng những hạt giống đầu tiên của Đoàn Thanh niên Cộng sản ở nước ta. Năm 1944, Đảng và Bác Hồ thành lập tổ chức Đội Thiếu niên tiền phong. Sau ngày Cách mạng tháng Tám thành công, Hồ Chí Minh chỉ thị trực tiếp cho các xứ ủy, tỉnh ủy, thành ủy tổ chức các Đại hội Đoàn Thanh niên Cứu quốc và thống nhất hệ thống Đoàn từ cơ sở lên đến Trung ương. Tháng 6- 1946, Người chủ trương lập Mặt trận thanh niên rộng rãi (do Đoàn Thanh niên Cứu quốc làm nòng cốt), lấy tên là Liên đoàn Thanh niên Việt Nam và trực tiếp dự Đại hội lần thứ nhất của Liên đoàn tại chiến khu Việt Bắc. Hồ Chí Minh là người sáng lập các tổ chức thanh niên Việt Nam trực tiếp cho ý kiến cụ thể về dự thảo Điều lệ Đoàn (trình Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ III năm 1961). Người khẳng định vai trò, vị trí của Đoàn trong hệ thống chính trị của đất nước; khẳng định những chức năng cơ bản của Đoàn Thanh niên Cộng sản. Việc lập Mặt trận thanh niên, “đoàn kết và tổ chức thanh niên một cách rộng rãi và vững chắc” do Đảng lãnh đạo và Đoàn Thanh niên Cộng sản làm nòng cốt, tạo ra những loại hình tập hợp thích hợp với yêu cầu của nhiệm vụ cách mạng, với từng trình độ, đặc điểm và tâm lý thanh niên là một sáng tạo lớn, một tưởng lớn của Hồ Chí Minh về thanh niên và công tác thanh niên. Xin nêu mấy điểm chính trong tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đoàn Thanh niên Cộng sản, trong đó có những điểm xin trích nguyên văn lời của Người. Về chức năng, nhiệm vụ của Đoàn, Hồ Chí Minh chỉ rõ Đoàn Thanh niên là tổ chức thanh niên cộng sản, là đội dự bị tin cậy của Đảng, là người đại diện của thanh niên, là hạt nhân đoàn kết, giáo dục và phát huy vai trò xung kích của thanh niên trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; là người phụ trách, dìu dắt thiếu niên, nhi đồng. Tất cả những điều đó được thể hiện ở huy hiệu Đoàn. Hồ Chí Minh kết luận: “Huy hiệu của thanh niên ta là: “Tay cầm cờ đỏ sao vàng tiến lên”. Ý nghĩa của nó là thanh niên phải xung phong làm gương mẫu trong công tác, trong học hỏi, trong tiến bộ, trong đạo đức cách mạng. Thanh niên phải thành một lực lượng to lớn và vững chắc trong công cuộc kháng chiến và kiến quốc, đồng thời phải vui vẻ và hoạt bát. (20) Trong mối quan hệ giữa Đoàn với Đảng và Nhà nước, Hồ Chí Minh chỉ rõ rằng về đường lối chính trị thì thanh niên theo Đảng chỉ huy, nhưng việc làm thì thanh niên độc lập; trong mọi công việc, đảng viên và đoàn viên thanh niên phải gương mẫu để lôi cuốn nhân dân cùng tiến bộ; mọi công việc đều vì lợi ích của nhân dân mà làm. Khắp nơi có đoàn thể nhân dân, đó là những tổ chức của dân, “phấn đấu cho dân, bênh vực quyền của dân, liên lạc mật thiết nhân dân với Chính phủ”. (21) Về mối quan hệ giữa Đoàn với thanh niên, Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Đoàn phải liên hệ rộng rãi và chặt chẽ với các tầng lớp thanh niên. Phải quan tâm đến đời sống, công tác và học tập của thanh niên, phải tránh thành kiến, hẹp hòi, cô độc. Phải thật thà, đoàn kết với anh chị em thanh niên trong Hội liên hiệp Thanh niên Việt Nam. (22). Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng củng cố, phát triển Đoàn và tổ chức phong trào thanh niên. Người chỉ rõ: “Phải củng cố tổ chức của Đoàn. Phải đoàn kết nội bộ chặt chẽ, và phải đoàn kết rộng rãi với các tầng lớp thanh niên”. “Cần phát triển Đoàn hơn nữa, nhưng phải chọn lọc cẩn thận, trọng chất lượng hơn số lượng”. “Muốn củng cố và phát triển Đoàn thì tất cả đoàn viên phải làm gương mẫu: Phải giữ vững đạo đức cách mạng; phải khiêm tốn, cần cù, hăng hái, dũng cảm. Phải tránh tưởng kiêu ngạo, công thuần, tự tự lợi. Phải xung phong trong mọi công tác; xung phong là đi trước, làm trước để lôi cuốn quần chúng chứ không phải là xa rời quần chúng. Phải cố gắng học tập chính trị, văn hóa, nghề nghiệp để tiến bộ mãi, để sẵn sàng trở thành cán bộ tốt, đảng viên tốt. Phải rèn luyện thân thể cho khỏe mạnh”. Về phương pháp công tác, phương pháp vận động thanh niên của Đoàn, Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Thi đua là một cách rất tốt, rất thiết thực để làm cho mọi người tiến bộ. Thi đua giúp cho đoàn kết chặt chẽ thêm. Và đoàn kết chặt chẽ để thi đua mãi”. “Thi đua phải lâu dài và rộng khắp”. “Phong trào cần phải liên tục và có nội dung thiết thực. Không nên chỉ có hình thức, càng không nên “đầu voi đuôi chuột”. “Việc gì cũng cần phải thiết thực: nói được, làm được. Việc gì cũng phải từ chỗ nhỏ dần dần đến to, từ thấp dần dần đến cao. Một chương trình nhỏ mà thực hiện được hẳn hoi là một trăm chương trình to tát mà làm không được”. Đối với cán bộ Đoàn, Hồ Chí Minh đòi hỏi: “Cán bộ lãnh đạo cần phải chống bệnh quan liêu, chống cách lãnh đạo chung chung. Cần phải đi sâu đi sát điều tra nghiên cứu. Cần phải khuyến khích, thu góp, bổ sung và phổ biến rộng rãi những sáng kiến hay, những kinh nghiệm tốt của quần chúng”. “Cần phải đi sâu vào đời sống, hiểu rõ tâm lý của các lớp thanh niên và giúp đỡ họ giải quyết các vấn đề một cách thiết thực”. Đoàn thanh niên với nhiệm vụ giáo dục tưởng Hồ Chí Minh cho thế hệ trẻ Căn cứ vào nhiều kết luận của các đại hội Đảng và một số thành tựu nghiên cứu về tưởng Hồ Chí Minh, bước đầu có thể nêu lên một số nội dung cơ bản của tưởng Hồ Chí Minh. Đó là: tưởng giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng con người; tưởng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, “không có gì quý hơn độc lập tự do”. tưởng về phương pháp cách mạng, nghệ thuật chỉ đạo chiến lược và sách lược; tưởng về xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước kiểu mới, xây dựng quân đội nhân dân; về đại đoàn kết và về dân vận (trong đó có vận động thanh niên). tưởng về đạo đức cách mạng . Một mặt, cần nghiên cứu để hiểu sâu hơn, có hệ thống hơn những di sản quý báu mà Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại. Mặt khác, rất quan trọng là làm sao đưa được tưởng Hồ Chí Minh, phong cách Hồ Chí Minh, đạo đức Hồ Chí Minh đến từng cán bộ đảng viên, đoàn viên và nhân dân để tạo ra động lực tinh thần và soi sáng cho duy, hành động của mỗi người trong thời kỳ mới. Xin vắn tắt nêu một số suy nghĩ về Đoàn Thanh niên với việc giáo dục tưởng Hồ Chí Minh cho thanh niên trong thời gian tới. Một là , thông qua sinh hoạt Đoàn, Hội thanh niên và các phương tiện thông tin đại chúng, Đoàn cần phổ biến, truyền đạt tưởng Hồ Chí Minh, đặc biệt là những lời chỉ bảo của Bác Hồ đối với thanh niên một cách thường xuyên, liên tục. Hai là, các cấp bộ Đoàn, Hội cần tổ chức cho cán bộ học tập, nghiên cứu tưởng Hồ Chí Minh về thanh niên và công tác thanh niên; quán triệt sâu sắc và vận dụng sáng tạo tưởng Hồ Chí Minh vào thực tiễn của công tác Đoàn và phong trào thanh niên trong thời kỳ đổi mới. Có thể nói, mọi đối tượng thanh niên (công nhân, nông dân, bộ đội, cán bộ KHKT, học sinh, sinh viên…) đều tìm thấy trong những lời chỉ dẫn ân cần của Bác Hồ các giá trị định hướng cho suy nghĩ và hành động của mình trong tình hình hiện nay. Ba là, hiện nay đang phát triển mạnh phong trào Thanh niên lập nghiệp, Tuổi trẻ giữ nước, thanh niên tình nguyện, 4 đồng hành và 5 xung kích, các chương trình hành động của Đoàn . Những điển hình tiên tiến cá nhân và tập thể xuất hiện ngày càng nhiều. Đây chính là những tấm gương Người tốt việc tốt mà sinh thời Hồ Chí Minh luôn cổ vũ và khen ngợi. Các tỉnh, thành Đoàn cần mở rộng các hình thức cổ vũ phong trào người tốt, việc tốt, tuyên truyền, giáo dục thanh niên rèn luyện và cống hiến qua việc giới thiệu thường xuyên những điển hình tiên tiến. Bốn là, cần hình thành bộ môn tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh về thanh niên và công tác thanh niên trong hệ thống trường Đoàn từ Trung ương đến địa phương. Muốn làm việc này phải chuẩn bị đồng thời cả hai mặt: đào tạo đội ngũ cán bộ và chuẩn bị giáo trình. Cuối cùng, chúng tôi cho rằng tưởng Hồ Chí Minh về thanh niên và công tác thanh niên đã được Đảng ta quán triệt trong nhiều nghị quyết của Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên, trong nhiều văn bản của Nhà nước ta đã ban hành. Vì vậy, quá trình nghiên cứu, học tập và thực hiện tưởng Hồ Chí Minh cần kết hợp chặt chẽ với việc thực hiện có kết quả các chủ trương của Đảng về đổi mới công tác thanh niên. Các ngành, các cấp xây dựng được chương trình, kế hoạch hành động để thực hiện nghị quyết của Đảng cũng là quán triệt và thực hiện những tưởng, chỉ dẫn của Bác đối với sự nghiệp đào tạo, bồi dưỡng thế hệ trẻ. Đoàn Thanh niên phải tích cực, chủ động hơn trong việc phối hợp với các ngành, đoàn thể nhằm giáo dục tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cho thế trẻ, đề xuất với Đảng và Nhà nước ban hành các thể chế, chính sách cụ thể theo tưởng Hồ Chí Minh (như đổi mới sự nghiệp giáo dục và đào tạo, chính sách giải quyết việc làm và các vấn đề xã hội của thanh niên, bồi dưỡng tài năng trẻ . nhằm tạo ra những điều kiện và môi trường thuận lợi cho quá trình giáo dục và thực hiện tưởng Hồ Chí Minh trong thanh thiếu niên. (19) Hồ Chí Minh về giáo dục thanh niên, Sđd, tr.30 (20) Hồ Chí Minh về giáo dục thanh niên , Sđd, tr.100, 166 (21) (22) Hồ Chí Minh tuyển tập, t.5, NXB Sự thật, Hà Nội 1985, tr. 393 Số 1/ 2011 Trên cơ sở khẳng định con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của cách mạng, Hồ Chí Minh rất quan tâm đến sự nghiệp giáo dục, đào tạo, rèn luyện con người, đặc biệt là việc bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau. Theo Người, muốn có chủ nghĩa xã hội, trước hết cần có những con người xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau nằm trong chiến lược “trồng người” - một bộ phận hợp thành của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Trước lúc đi xa, trong Di chúc, phần viết về đoàn viên và thanh niên ta, Người căn dặn: “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và cần thiết”. tưởng Hồ Chí Minh về chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là kết quả của sự kế thừa,vận dụng quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tổng kết lịch sử, tổng kết cách mạng thế giới và cách mạng Việt Nam. Theo C.Mác: Bộ phận giác ngộ nhất trong giai cấp công nhân nhận thức rõ ràng tương lai của giai cấp họ và do đó, tương lai của cả loài người, hoàn toàn phụ thuộc vào việc giáo dục thế hệ công nhân đang lớn lên”[1]. Lênin đã khẳng định: “Theo một nghĩa nào đó, có thể nói rằng nhiệm vụ thật sự xây dựng xã hội cộng sản chủ nghĩa chính là của thanh niên”… “Chỉ có thể cải tổ triệt để việc tổ chức và giáo dục thanh niên chúng ta mới có thể, bằng những cố gắng của thế hệ trẻ, đạt được kết quả là xây dựng nên một xã hội không giống xã hội cũ, tức là xã hội cộng sản ”[2]. Trong suốt cuộc đời hoạt động của mình, Hồ Chí Minh là người sớm nhận ra và đề cao vai trò, vị trí của thanh niên, xác đinh thanh niên là lực lượng xung kích của cách mạng và khi có tổ chức Đoàn, Đoàn thanh niên là đội dự bị đáng tin cậy của Đảng, công tác thanh niên là vấn đề sống còn của dân tộc. Tổng kết thực tiễn cách mạng Việt Nam, từ rất sớm, Hồ Chí Minh đã cho rằng: muốn thức tỉnh dân tộc, trước hết phải thức tỉnh thanh niên. Trong thư Gửi thanh niên Việt Nam, Người đã chỉ rõ, thanh niên Việt nam có khả năng cách mạng to lớn, là lực lượng cứu nguy dân tộc, và Người cảnh báo: “Hỡi Đông Dương đáng thương hại! Người sẽ chết mất nếu đám thanh niên già cỗi của Người không sớm hồi sinh!”[3]. Nhận thức được điều đó, nên Hồ Chí Minh, hơn ai hết đã tin cậy, giao phó sứ mệnh truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin cho thanh niên yêu nước Việt Nam. Dựa vào Tâm tâm xã, một tổ chức của thanh niên yêu nước đang có mặt tại Quảng Châu nhưng chưa có phương hướng hoạt động đúng, Người lựa chọn ra những hạt nhân tích cực và mở các lớp huấn luyện về chính trị, trên cơ sở đó tổ chức ra Hội Việt Nam cách mạng thanh niên - tổ chức tiền thân của Đảng ta. Điều đó có nghĩa là: “đã có một giai đoạn trong đó thanh niên nắm vai trò là người châm ngòi lửa đầu tiên cho phong trào cách mạng ở nước ta”[4]. Ngay sau khi giành được độc lập, trong Thư gửi học sinh cả nước nhân ngày khai trường, Hồ Chí Minh đã viết: “Sau 80 năm giời làm nô lệ làm cho nước nhà bị yếu hèn, ngày nay chúng ta cần phải xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại cho chúng ta, làm sao cho chúng ta theo kịp các nước trên hoàn cầu. Trong công cuộc kiến thiết đó, nước nhà trong mong chờ đợi ở các em rất nhiều. Non song Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu hay hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”[5]. Với tầm nhìn chiến lược và nhãn quan chính trị sâu sắc, năm 1947, trong Thư gửi các bạn thanh niên, Người khẳng định: “Thanh niên là người chủ tương lại của nước nhà, nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh, một phần lớn là do thanh niên”[6]. Từ việc nhận thức đúng vị trí, vai trò cũng như khẳ năng to lớn của thanh niên Việt Nam trong sự nghiệp cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi trọng việc chăm lo bồi dưỡng thế hệ trẻ, trong đó Người xác định giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên là công việc gốc của Đảng và của toàn xã hội. Bác cho rằng: “Theo quy luật của tự nhiên, già thì phải yếu, yếu thì phải chết. Nếu không có cán bộ mới vào thì ai gánh vác công việc của Đảng?”. Chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau đối với Bác là một việc vô cùng quan trọng, cần thiết và một trong những nội dung Người đặt lên hàng đầu là giáo dục lý tưởng và đạo đức cách mạng, để thanh niên - những người kế tục sự nghiệp cách mạng to lớn của Đảng và nhân dân ta có đầy đủ phẩm chất đức và tài, hồng và chuyên. Lý tưởng là điểm hội tụ của những tưởng lớn của một Đảng, một dân tộc. Đối với nhân dân Việt nam đó là lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Một khi lý tưởng này phai nhạt thì không thể nói đến thắng lợi của sự nghiệp cách mạng. Chính vì vậy, lý tưởngHồ Chí Minh quan tâm giáo dục cho thanh niên là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, làm cho thanh niên Việt Nam ai cũng có lý tưởng tự chủ, độc lập, tự do, ai cũng có tinh thần vì nước quên mình, vì lợi ích chung và quên lợi ích riêng. Vấn đề là xác định được lý tưởng rồi thì việc phải kiên định lý tưởng cũng không kém phần quan trọng. Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là phải làm cho họ kế thừa được ý chí lớn của các thế hệ cha anh, biến lý tưởng cách mạng thành ý chí cách mạng, thành động lực tinh thần mạnh mẽ để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Lý tưởng và ý chí cách mạng chỉthể duy trì và phát triển trên nền tảng đạo đức cách mạng. Cũng như đối với cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân khác, đối với thế hệ trẻ nhất là với tầng lớp sinh viên, thanh niên trí thức, Hồ Chí Minh đã sớm xác định những phẩm chất đạo đức cần thiết để họ có phương hướng phấn đấu rèn luyện. Trong bài nói chuyện tại Đại hội sinh viên Việt Nam lần thứ hai (7-5-1958), những phẩm chất đó được Người tóm tắt trong “sáu cái yêu”: yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, yêu chủ nghĩa xã hội, yêu lao động, yêu khoa học và kỷ luật. Để có được những phẩm chất như vậy, theo Người, phải rèn luyện những đức tính như: trung thành, tận tụy, thật thà và chính trực. Phải xác định rõ nhiệm vụ của mình, “không phải là hỏi nước nhà đã làm cho mình những gì. Mà phải tự hỏi mình đã làm gì cho nước nhà? Mình phải làm gì cho lợi ích nước nhà nhiều hơn? Mình đã vì lợi ích nước nhà mà hy sinh phấn đấu chừng nào”[7]. Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là trách nhiệm của toàn Đảng, Nhà nước các tổ chức đoàn thể và toàn xã hội. Điều hết sức quan trong là phải có phương pháp, biện pháp bồi dưỡng đúng đắn, sáng tạo. Hồ Chí Minh luôn nhấn mạnh phải biết kết hợp tốt giữa gia đình, nhà trường và toàn xã hội để giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên. Phương pháp giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên có hiệu quả là kết hợp chặt chẽ việc giáo dục với rèn luyện thông qua hành động, gắn liền với nội dung yêu cầu của sự nghiệp cách mạng trong mỗi giai đoạn lịch sử cụ thể. Người coi quá trình giáo dục đạo đức cho thanh niên là quá trình tổ chức hướng dẫn họ hoạt động trong thực tiễn. Người cho rằng: “Giáo dục thanh niên không thể tách rời mà phải liên hệ chặt chẽ với những cuộc đấu tranh xã hội” và “đối với các dân tộc phương Đông thì một tấm gương sống có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền”. Vì thế, các thế hệ đi trước phải nêu gương mẫu mực cho thanh niên, việc nêu gương người tốt, việc tốt là một biện pháp rất sinh động và có sức thuyết phục lớn đối với thanh niên. Người yêu cầu: “Bố mẹ, thầy giáo và người lớn phải cùng nhau phụ trách, trước hết là phải làm gương mẫu cho các em trước mọi việc”[8]. Đồng thời, Người cũng luôn đề cao quá trình tự giáo dục, tự rèn luyện của thanh niên, và chính Người là một tấm gương sáng về tự giáo dục, tự rèn luyện. Bên cạch việc đòi hỏi cống hiến lớn lao của thanh niên đối với sự nghiệp cách mạng của đất nước, Hồ Chí Minh cũng đề nghị Đảng và Chính phủ cần quan tâm đến lợi ích và nguyện vọng chính đáng của họ. Phải xuất phát từ đặc điểm, tâm lý, tính cách của thanh niên để có phương pháp bồi dưỡng cho phù hợp. Cần tạo ra những điều kiện thuận lợi nhất, tạo dựng các phong trào hành động cách mạng để thanh niên có điều kiện phát huy được năng lực, sở trường của mình, thông qua đó mà trưởng thành. Đối với thanh niên đã có những cống hiến cho đất nước, cần phải có chính sách đãi ngộ xứng đáng: “Đối với những người đã dũng cảm hy sinh một phần xương máu của mình (cán bộ binh sĩ, dân quân du kích, thanh niên xung phong) Đảng, Chính phủ, đồng bào phải tìm mọi cách làm cho họ có nơi ăn, chốn ở yên ổn, đồng thời phải mở những lớp dạy nghề thích hợp với mỗi người để họthể dần dần tự lực cách sinh”. Thực hiện tưởng của Người về chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau, trong quá trình lãnh đạo, Đảng ta luôn khơi dậy, phát huy vai trò, năng lực to lớn của thanh niên, đã đào tao, bồi dưỡng được lớp lớp thanh niên vượt qua mọi khó khăn thử thách, giữ vững niềm tin vào lý tưởng cách mạng, vào con đường xã hội chủ nghĩa, trở thành lực lượng xung kích của cách mạng, góp phần làm nên những thắng lợi vẻ vang của dân tộc. Sau 25 năm thực hiện công cuộc đổi mới, nước ta đã đạt được những thành tựu quan trọng có ý nghĩa lich sử, thế và lực của đất nước không ngừng được nâng cao, thành tựu ấy có phần đóng góp to lớn của thanh niên. Bước sang thời kỳ đẩy mạnh hội nhập quốc tế, cùng với sự biến đổi nhanh chóng của tình hình thanh niên, hơn bao giờ hết cần phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên nhằm chăm lo, bồi dưỡng và phát huy cao nhất vai trò và sức mạnh của thanh niên. Hội nghị BCHTW lần thứ 7 (khóa X) đã khẳng định: “Thanh niên là lực lượng xã hội to lớn, một trong những nhân tố quan trọng quyết định tương lai, vận mệnh dân tộc, là lực lượng chủ yếu trên nhiều lĩnh vực, đảm nhận những công việc đòi hỏi sự hy sinh gian khổ, sức khỏe và sáng tạo. Thanh niên là độ tuổi sung sức nhất về thể chất và phát triển trí tuệ, luôn năng động, sáng tạo, muốn tự khẳng định mình. Song, do còn trẻ, thiếu kinh nghiệm, nên thanh niên cần được sự giúp đỡ, chăm lo của thế hệ đi trước và toàn xã hội[9]./. . Tư tưởng Hồ Chí Minh về chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau 7:38' 25/6/2011 Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành sự quan tâm, chăm lo đến. chăm lo đến việc bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau - Thế hệ trẻ. Trong Di chúc, Người căn dặn Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là việc làm rất

Ngày đăng: 10/09/2013, 00:53

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan