BÁO CÁO TÀI CHÍNH TRONG NỀN KINH TẾ SIÊU LẠM PHÁT

12 652 2
BÁO CÁO TÀI CHÍNH TRONG NỀN KINH TẾ SIÊU LẠM PHÁT

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BÁO CÁO TÀI CHÍNH TRONG NỀN KINH TẾ SIÊU LẠM PHÁT IPSAS 10 226 IPSAS 10 – BÁO CÁO TÀI CHÍNH TRONG NỀN KINH TẾ SIÊU LẠM PHÁT Lời nói đầu Chuẩn mực kế toán công quốc tế này được soạn thảo dựa trên chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS) số 29 (sửa lại năm 1994), “Báo cáo tài chính trong nền kinh tế siêu lạm phát”, do Uỷ ban chuẩn mực kế toán quốc tế (IASC) ban hành. Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB) và Liên đoàn kế toán quốc tế (IASCF) ban hành năm 2001 để thay thế IASC. Các chuẩn mực kế toán quốc tế (IASs) do IASC ban hành vẫn còn hiệu lực cho đến khi nó được sửa đổi hoặc huỷ bỏ bởi IASB. Các đoạn trích từ IAS 29 được sao chép lại trong ấn phẩm này của Uỷ ban lĩnh vực công thuộc Liên đoàn kế toán quốc tế với sự cho phép của IASB. Tài liệu về IASs được IASB xuất bản bằng tiếng Anh và các bản copy có thể nhận được trực tiếp từ bộ phận xuất bản của IASB theo địa chỉ: tầng 7, 166 Fleet Street, London EC4A2DY, Anh quốc. Địa chỉ email: publications@iasb.org Trang website: http://www.iasb.org IASs, các bản thảo và những ấn phẩm khác của IASC và IASB thuộc bản quyền của IASCF. “IAS”, “IASB”, “IASC”, “IASCF” và “Chuẩn mực kế toán quốc tế” là những thương hiệu của IASCF và không được phép sử dụng nếu không được sự nhất trí của IASCF. BÁO CÁO TÀI CHÍNH TRONG NỀN KINH TẾ SIÊU LẠM PHÁT Tháng 7 năm 2001 IPSAS 10: BÁO CÁO TÀI CHÍNH TRONG NỀN KINH TẾ SIÊU LẠM PHÁT NỘI DUNG Đoạn Phạm vi 1-6 Các khái niệm……… 7 Trình bày lại báo cáo tài chính 8-36 Báo cáo tình hình tài chính . 14-28 Báo cáo kết quả tài chính .…………………………………. 29 Thặng dư hoặc thâm hụt thuần bằng tiền .……………… . 30-31 Báo cáo lưu chuyển tiền mặt 32 Các số liệu tương ứng………………………… . 33 Báo cáo tài chính hợp nhất…………………………………. 34-35 Lựa chọn và sử dụng chỉ số giá chung .………………… 36 Các nền kinh tế chấm dứt tình trạng siêu lạm phát ………………… 37 Giải trình……………………………… ……… 38-39 Ngày hiệu lực . 40-41 Phụ lục – Trình bày lại báo cáo tài chính So sánh với IAS 29 IPSAS 10 227 BÁO CÁO TÀI CHÍNH TRONG NỀN KINH TẾ SIÊU LẠM PHÁT Những chuẩn mực viết bằng kiểu chữ in đậm, phải được đọc trong ngữ cảnh của các đoạn dẫn giải viết bằng chữ thường trong Chuẩn mực này, và trong ngữ cảnh của “Lời tựa cho chuẩn mực kế toán công quốc tế”. Các chuẩn mực kế toán công quốc tế không áp dụng cho những khoản mục không trọng yếu. Phạm vi 1. Một đơn vị lập và trình bày báo cáo tài chính trên cơ sở kế toán dồn tích phải áp dụng chuẩn mực này đối với các báo cáo tài chính ban đầu, bao gồm cả các báo cáo tài chính tổng hợp, theo đồng tiền hiện hành trong một nền kinh tế siêu lạm phát. 2. Chuẩn mực này áp dụng cho tất cả các đơn vị thuộc khu vực công ngoại trừ các đơn vị kinh doanh bằng vốn Nhà nước. 3. Trong một nền kinh tế siêu lạm phát, báo cáo kết quả hoạt động và báo cáo kết quả tài chính bằng đồng tiền hiện hành mà không có điều chỉnh gì thì không hữu ích gì. Đồng tiền đã bị mất giá theo một tỷ lệ nhất định so với cùng một l- ượng tiền ấy trong các nghiệp vụ hay sự kiện phát sinh tại thời điểm khác, thậm chí ngay trong cùng một kỳ báo cáo, do vậy đem lại những thông tin sai lệch. 4. Chuẩn mực này không thiết lập một tỷ lệ chắc chắn cho hiện tượng siêu lạm phát sẽ xảy ra trong nền kinh tế. Mà chỉ thực hiện các điều chỉnh cần thiết cho các báo cáo tài chính trong điều kiện siêu lạm phát. Hiện tượng siêu lạm phát trong một nền kinh tế có thể được nhận biết qua các đặc tính sau đây ( tuy nhiên đây cũng không phải là toàn bộ các đặc tính có thể của siêu lạm phát). (a) Phần đa dân số thích nắm giữ tài sản của mình dưới các hình thức tài sản khác tiền hoặc dưới hình thức một đồng ngoại tệ ổn định nhất định. Số lượng đồng nội tệ nắm giữ chỉ để duy trì nhu cầu của đời sống; (b) Phần đa dân số nắm giữ tiền không dưới hình thức đồng nội tệ mà bằng đồng ngoại tệ ổn định. Giá cả có thể được báo bằng đồng ngoại tệ đó; (c) Việc mua và bán chịu theo giá có thể đền bù những mất mát do mất giá đồng tiền dù trong một giai đoạn ngắn; (d) Lãi suất, tiền lương và giá cả các hàng hoá luôn được tính theo chỉ số giá; và (e) Tỷ lệ lạm phát tích luỹ trong ba năm có thể đạt tới hoặc vượt trội 100%. 5. Các đơn vị thực hiện các báo cáo theo đồng tiền tại thời điểm siêu lạm phát ứng dụng chuẩn mực này kể từ ngày báo cáo thì có thể thích hợp hơn. Do vậy, chuẩn mực này áp dụng trong báo cáo tài chính của các đơn vị kể từ khi bắt đầu kỳ báo cáo trong điều kiện siêu lạm phát. 6. Các đơn vị kinh doanh bằng vốn Nhà nước tuân thủ chuẩn mực kế toán quốc tế (IASs) do Uỷ ban chuẩn mực kế toán quốc tế (IASC) ban hành. Trong hướng dẫn của Uỷ ban khu vực công (PSC) số 1, Báo cáo tài chính của các đơn vị kinh doanh bằng vốn Nhà nước đã chỉ rõ: IASs tương thích với các doanh IPSAS 10 228 BÁO CÁO TÀI CHÍNH TRONG NỀN KINH TẾ SIÊU LẠM PHÁT nghiệp không phân biệt của khu vực công hay khu vực tư. Như vậy, hướng dẫn này gợi ý rằng: các đơn vị kinh doanh bằng vốn Nhà nước nên lập và trình bày báo cáo tài chính tuân theo IASs. Các khái niệm: 7. Các thuật ngữ sử dụng trong chuẩn mực này được hiểu như sau: Giá trị còn lại của tài sản là giá trị tài sản được ghi nhận trong báo cáo kết quả tài chính sau khi trừ hao mòn luỹ kế và các khoản lỗ tổn thất luỹ kế. Giá trị ghi sổ của nợ phải trả là giá trị của khoản nợ phải trả được ghi nhận trong báo cáo kết quả tài chính. Tiền mặt bao gồm tiền tại quỹ và các khoản tiền gửi không kỳ hạn. Khoản mục tiền tệ là tiền, các khoản phảit hum hoặc nợ phải trả bằng một lượng tiền cố định hoặc có thể xác định được. Khoản mục phi tiền tệ là các khoản mục không phải là khoản mục tiền tệ. Các thuật ngữ được định nghĩa trong các chuẩn mực kế toán công quốc tế khác được sử dụng trong chuẩn mực này với nghĩa tương tự, và cũng đ- ược trình bày thêm trong phần Chú giải cho các Định nghĩa về Thuật ngữ, xuất bản riêng. Trình bày lại báo cáo tài chính 8. Giá cả thay đổi là kết quả của hàng loạt các yếu tố chính trị, kinh tế, xã hội. Các yếu tố cụ thể như sự thay đổi cung và cầu và những thay đổi về công nghệ có thể dẫn đến giá riêng biệt tăng hay giảm một cách mạnh mẽ và độc lập với nhau. Thêm vào đó các yếu tố tổng hợp có thể dẫn đến sự thay đổi mức giá chung và do vậy làm thay đổi sức mua của đồng tiền. 9. Trong một nền kinh tế siêu lạm phát, các báo cáo tài chính chỉ là hữu ích khi chúng được biểu hiện dưới dạng đơn vị tiền tệ tại thời điểm báo cáo. vì vậy, chuẩn mực này áp dụng cho những báo cáo tài chính lập ban đầu của đơn vị theo đồng tiền của một nền kinh tế siêu lạm phát. Không được phép trình bày các thông tin theo yêu cầu của chuẩn mực này như một phần bổ sung cho các báo cáo tài chính không được điều chỉnh lại. Hơn nữa cũng không khuyến khích việc trình bày riêng các báo cáo tài chính trước khi điều chỉnh lại chúng. 10. Thông tin trong báo cáo tài chính của rất nhiều đơn vị thuộc khu vực công liên quan đến những thông tin về ngân sách, tạo điều kiện thuận lợi cho việc so sánh với ngân sách. Vì vậy các thông tin này trong ngân sách cũng được khẳng định lại phù hợp với chuẩn mực này. 11. Báo cáo tài chính của một đơn vị theo đồng tiền của một nền kinh tế siêu lạm phát phải được báo cáo theo đơn vị tiền tệ tại thời điểm báo cáo. Các số liệu tương ứng trong giai đoạn trước đã lập theo yêu cầu của chuẩn mực kế toán công quốc tế (IPSAS) 1 “Trình bày báo cáo tài chính,” và bất kỳ một thông tin gì trong giai đoạn trước đó, cũng phải được báo cáo theo đơn vị tiền tệ tại thời điểm báo cáo. IPSAS 10 229 BÁO CÁO TÀI CHÍNH TRONG NỀN KINH TẾ SIÊU LẠM PHÁT 12. Thặng dư hay thâm hụt rong bằng tiền phải được giải trình riêng trong báo cáo hoạt động tài chính. 13. Việc điều chỉnh lại báo cáo tài chính phù hợp với chuẩn mực này đòi hỏi phải áp dụng các phương pháp điều chỉnh hiện hành. Việc áp dụng nhất quán phương pháp điều chỉnh qua các thời kỳ quan trọng hơn sự chính xác tỉ mỉ tính toán các số liệu được khẳng định lại trong báo cáo tài chính. Báo cáo tình hình tài chính 14. Số liệu trong báo cáo kết quả tài chính đã được lập không theo đơn vị tiền tệ tại thời điểm báo cáo được khẳng định lại bằng cách áp dụng chỉ số giá chung. 15. Các khoản mục tiền tệ không được khẳng định lại vì chúng luôn được báo cáo theo đơn vị tiền tệ tại thời điểm báo cáo. Khoản mục tiền tệ là số tiền đang nắm giữ, tài sản và công nợ nhận được hoặc phải trả theo một lượng tiền có thể xác định trước hoặc cố định. 16. Các tài sản và công nợ có liên quan đến sự thay đổi của giá theo thoả thuận, như trái phiếu hay các khoản nợ, phải được điều chỉnh phù hợp với các thoả thuận nhằm phản ánh chính xác giá trị tại thời điểm báo cáo. Các khoản mục này được ghi sổ theo giá trị đã điều chỉnh trong báo cáo kết quả tài chính đã đánh giá lại. 17. Tất cả các tài sản và công nợ khác không thuộc khoản mục phi tiền tệ. Một số khoản mục phi tiền tệ được ghi sổ theo số tiền tại thời điểm báo cáo, như giá trị khả dụng ròng, giá trị thị trường, vì vậy không cần khẳng định lại. Còn các tài sản và công nợ không phải là tiền khác phải được đánh giá lại. 18. Phần lớn các khoản mục phi tiền tệ được ghi sổ theo giá phí hoặc giá gốc hoặc vốn trừ hao mòn; nghĩa là chúng được ghi sổ theo số tiền tại thời điểm xuất hiện ở đơn vị. Giá gốc hoặc giá vốn trừ hao mòn được khẳng định lại bằng cách áp dụng sự thay đổi trong chỉ số giá chung vào giá trị ghi sổ ban đầu hay hao mòn luỹ kế từ khi xuất hiện tài sản cho đến ngày báo cáo. Vì vậy, nhà xưởng, máy móc thiết bị, các khoản đầu tư đã ghi theo giá gốc, nguyên nhiên vật liệu và hàng hoá tồn kho, lợi thế thương mại, bằng phát minh sáng chế, nhãn hiệu thương mại và các tài sản tương tự khác được khẳng định lại kể từ ngày mua tài sản. Bán thành phẩm, thành phẩm tồn kho được đánh giá lại kể từ ngày phát sinh chi phí mua và chi phí sản xuất. 19. Báo cáo chi tiết về thời điểm xuất hiện các tài sản nhà xưởng, máy móc thiết bị có thể không có hoặc có rhể chỉ là ước tính. Trong trường hợp như vậy, trong kỳ đầu tiên áp dụng chuẩn mực này cần phải sử dụng một sự đánh giá chuyên nghiệp thực hiện một cách độc lập nhằm xác đinh cụ thể giá trị của các loại tài sản kể trên làm cơ sở cho việc điều chỉnh lại báo cáo tài chính. 20. Chỉ số giá chung có thể không tồn tại trong kỳ thực hiện việc khẳng định lại báo cáo tài chính đối với các khoản mục tài sản kể trên theo chuẩn mực này. Trường hợp này cũng chỉ là rất hãn hữu và khi đó, cần thiết sử dụng cơ sở ước tính, ví dụ khi có sự thay đổi trong tỷ giá hối đoái giữa đồng tiền báo cáo và đồng ngoại tệ ổn định. IPSAS 10 230 BÁO CÁO TÀI CHÍNH TRONG NỀN KINH TẾ SIÊU LẠM PHÁT 21. Một số khoản mục phi tiền tệ được ghi sổ theo đồng tiền tại thời điểm không phải khi nhận được mà cũng không phải khi lập báo cáo kết quả tài chính, chẳng hạn như các tài sản nhà xưởng, máy móc thiết bị được đánh giá lại tại một thời điểm gần nhất. Trong trường hợp này, giá trị ghi sổ sẽ được khẳng định lại theo giá trị đã đánh giá lại và kể từ ngày thực hiện đánh giá lại tài sản đó. 22. Nhằm mục đích xác định giá trị đánh giá lại của các khoản mục phi tiền tệ có trở thành một khoản tổn thất và có phải ghi giảm hay không, đơn vị cần áp dụng các phép kiểm định tổn thất trong các chuẩn mực kế toán quốc tế hay chuẩn mực kế toán quốc gia. Như vậy, trong các trường hợp này, giá trị đánh giá lại của các tài sản, nhà xưởng, máy móc, thiết bị, lợi thế thương mại, bằng sáng chế sẽ được ghi giảm theo số có thể thu hồi, giá trị đánh giá lại của hàng tồn kho được giảm trừ theo giá trị khả dụng ròng và giá trị đánh giá lại của khoản đầu tư bằng tiền sẽ được ghi giảm theo giá trị thị trường. 23. Một đơn vị nhận vốn đầu tư thực hiện kế toán theo phương pháp vốn chủ sở hữu có thể báo cáo theo đơn vị tiền tệ của một nền kinh tế siêu lạm phát. Báo cáo kết quả tài chínhbáo cáo hoạt động tài chính của đơn vị được khẳng định lại phù hợp với chuẩn mực này nhằm tính toán phần chia cho các nhà đầu tư theo cổ phần của họ và kết quả hoạt động của đơn vị. Khi khẳng định lại báo cáo tài chính đơn vị phải sử dụng một đồng ngoại tệ và qui đổi theo tỷ giá đóng cửa. 24. Tác động của lạm phát thường được phản ánh trong chi phí đi vay. Việc khẳng định lại chi phí vốn do vay nợ và vốn hoá một phần chi phí vay mà phần chi phí vay được vốn hoá này đã bù đắp lạm phát trong kỳ là không thích hợp. Phần chi phí vay đã vốn hoá được ghi nhận như một khoản chi phí trong kỳ. 25. Một đơn vị có thể mua lại các tài sản theo các thoả thuận cho phép đơn vị trì hoãn việc thanh toán mà không phải trả một khoản lãi trả chậm nào. Khi không thể tính được số lãi đó thì tài sản sẽ được đánh giá lại từ ngày đơn vị trả tiền chứ không phải là ngày mua. 26. Chuẩn mực kế toán công quốc tế IPSAS 4, “Ảnh hưởng của sự thay đổi tỷ giá hối đoái”, cho phép đơn vị bao gồm các chênh lệch về trao đổi ngoại tệ trong khoản vay vào giá trị ghi sổ của các tài sản theo một sự giảm giá gay gắt gần nhất. Một thực tế là một đơn vị báo cáo theo đồng tiền của một nền kinh tế siêu lạm phát khi giá trị ghi sổ của các tài sản được khẳng định lại từ ngày mua lại là không chính xác. 27. Tại ngày bắt đầu của kỳ đầu tiên áp dụng chuẩn mực này, các yếu tố tài sản ròng (vốn chủ sở hữu), trừ lãi hay lỗ luỹ kế và bất kỳ một khoản dự phòng đánh giá lại tài sản nào, đều được khẳng định lại bằng cách áp dụng chỉ số giá chung từ ngày các yếu tố đó được đóng góp hoặc được phát sinh khác. Bất kỳ một khoản dự phòng đánh giá lại tài sản nào phát sinh trong kỳ trước đó đều được loại ra. Việc khẳng định lại lãi hoặc lỗ luỹ kế có thể nhận được từ việc khẳng định lại các khoản mục khác trong báo cáo kết quả tài chính. IPSAS 10 231 BÁO CÁO TÀI CHÍNH TRONG NỀN KINH TẾ SIÊU LẠM PHÁT 28. Vào thời điểm cuối kỳ đầu tiên áp dụng chuẩn mực này và các kỳ kế tiếp sau, lãi hay lỗ ròng đều được khẳng định lại bằng cách áp dụng chỉ số giá chung tính từ ngày đầu tiên của kỳ báo cáo hoặc ngày phát sinh (nếu sau ngày đầu tiên của kỳ báo cáo). Những thay đổi trong kỳ về lãi hay lỗ ròng đều phải được giải trình theo IPSAS 1. Báo cáo kết quả tài chính 29. Chuẩn mực này yêu cầu tất cả các khoản mục trong báo cáo hoạt động tài chính đều phải được thể hiện theo đơn vị tiền tệ tại thời điểm báo cáo. Vì vậy, tất cả các số liệu đều phải được khẳng định lại bằng cách áp dụng sự thay đổi trong chỉ số giá chung kể từ khi khoản mục thu nhập và chi phí được ghi nhận đầu tiên. Lãi hoặc lỗ ròng bằng tiền 30. Trong thời kỳ lạm phát, một đơn vị nắm giữ quá mức các tài sản bằng tiền so với công nợ bằng tiền sẽ bị lỗ do đồng tiền mất giá và ngược lại nếu đơn vị nắm giữ các khoản công nợ bằng tiền vượt quá các tài sản bằng tiền lại có lãi do các tài sản và công nợ không phải bằng tiền mang lại. Lãi hoặc lỗ ròng bằng tiền này có được là do có sự chênh lệch trong khẳng định lại các tài sản phi tiền tệ, lãi hoặc lỗ luỹ kế và các khoản mục trong báo cáo hoạt động tài chính và được điều chỉnh theo chỉ số gắn với tài sản và công nợ. Số lãi hoặc lỗ có thể tính toán bằng cách áp dụng sự thay đổi trong chỉ số giá chung bình quân trong kỳ phát sinh chênh lệch giữa các tài sản bằng tiền và công nợ bằng tiền đó. 31. Lãi hoặc lỗ bằng tiền được phản ánh trên báo cáo hoạt động tài chính. Sự điều chỉnh cho những tài sản và công nợ gắn với những thay đổi về giá theo thoả thuận đã trình bày trong đoạn 16 bù đắp lãi hoặc lỗ bằng tiền này. Các khoản mục khác trong báo cáo hoạt động tài chính, như thu nhập và chi phí, sự chênh lệch về tỷ giá hối đoái liên quan đến khoản đầu tư hoặc vay nợ, cũng gắn với lãi hoặc lỗ ròng bằng tiền. Cho dù các khoản mục đó được giải trình một cách riêng biệt, thì cũng nên thể hiện chúng gắn với thặng dư hoặc thâm hụt thuần bằng tiền trên báo cáo hoạt động tài chính. Báo cáo về luồng tiền 32. Chuẩn mực này yêu cầu tất cả các khoản mục trong báo cáo về luồng tiền đều phải được thể hiện theo đơn vị tiền tệ tại thời điểm báo cáo. Các số liệu tương ứng 33. Các số liệu tương ứng trong các kỳ báo cáo trước, dù đã được thể hiện trên cơ sở giá vốn hoặc trên cơ sở chi phí hiện hành, cũng được khẳng định lại bằng cách áp dụng chỉ số giá chung nhằm để so sánh các báo cáo tài chính theo đơn vị tiền tệ hiện hành tại cuối kỳ báo cáo. Những thông tin được giải trình đặc biệt trong kỳ gần nhất cũng được thể hiện theo đơn vị tiền tệ hiện hành tại cuối kỳ báo cáo. Báo cáo tài chính hợp nhất 34. Một đơn vị kiểm soát thực hiện các báo cáo theo đơn vị tiền tệ của một nền kinh tế siêu lạm phát có thể có các đơn vị chịu kiểm soát cũng thực hiện báo IPSAS 10 232 BÁO CÁO TÀI CHÍNH TRONG NỀN KINH TẾ SIÊU LẠM PHÁT cáo theo đơn vị tiền tệ của một nền kinh tế siêu lạm phát. Báo cáo tài chính của các đơn vị chịu kiểm soát cần phải được điều chỉnh lại theo chỉ số giá chung của quốc gia mà đơn vị đó đã thực hiện báo cáo theo đồng tiền của quốc gia đó trước khi hợp nhất trong báo cáo tài chính tổng hợp của đơn vị kiểm soát. Nếu đơn vị chịu kiểm soát sử dụng ngoại tệ đối với đơn vị kiểm soát thì báo cáo tài chính đã được khẳng định lại phải được chuyển sang đồng tiền đơn vị kiểm soát sử dụng theo tỷ giá đóng cửa. Báo cáo tài chính của các đơn vị chịu kiểm soát không trong các nền kinh tế siêu lạm phát đã được giải quyết trong chuẩn mực kế toán công quốc tế IPSAS 4. 35. Nếu thời điểm báo cáo của các báo cáo tài chính các đơn vị chịu kiểm soát lại khác thời điểm của báo cáo tài chính tổng hợp, thì tất cả các khoản mục trong báo cáo dù là khoản mục bằng tiền hay khoản mục phi tiền tệ, cũng cần được khẳng định lại theo đơn vị tiền tệ tại thời điểm lập báo cáo tài chính tổng hợp. Lựa chọn và sử dụng chỉ số giá chung 36. Việc điều chỉnh lại báo cáo tài chính theo yêu cầu của chuẩn mực này đòi hỏi sử dụng chỉ số giá chung thể hiện tổng hợp sự thay đổi trong sức mua của đồng tiền. Các đơn vị thực hiện báo cáo theo đơn vị tiền tệ của cùng một quốc gia thì nên sử dụng cùng một chỉ số giá trong khẳng định lại báo cáo tài chính. Các nền kinh tế chấm dứt tình trạng siêu lạm phát 37. Khi một nền kinh tế chấm dứt tình trạng siêu lạm phát và một đơn vị không tiếp tục lập và trình bày báo cáo tài chính theo chuẩn mực này, thì phải xử lý số liệu trên báo cáo tài chính đã thể hiện theo đơn vị tiền tệ tại cuối kỳ trước đó làm cơ sở cho việc lập báo cáo tài chính kỳ tiếp theo. Giải trình 38. Các đơn vị phải giải trình các nội dung sau: (a) Thực tế rằng các báo cáo tài chính và số liệu tương ứng trong các kỳ trước đó đã được điều chỉnh lại theo những thay đổi trong chỉ số giá chung của đồng tiền báo cáo và như vậy các báo cáo đã được thể hiện theo đơn vị tiền tệ taị thời điểm báo cáo; và (b) Việc xác định và mức chỉ số giá tại thời điểm báo cáo và sự thay đổi chỉ số trong suốt kỳ báo cáo cũng như kỳ báo cáo trước đó. 39. Những thông tin cần được giải trình theo chuẩn mực này cần phải thể hiện rõ ràng cơ sở giải quyết các ảnh hưởng của siêu lạm phát đối với báo cáo tài chính và cũng phải nhằm vào mục đích cung cấp các thông tin cần thiết khác cho việc hiểu được số liệu trước và sau khi điều chỉnh lại báo cáo tài chính. Ngày hiệu lực 40. Chuẩn mực kế toán công quốc tế này có hiệu lực đối với các báo cáo tài chính năm cho các thời kỳ bắt đầu hoặc sau ngày 01 tháng 7 năm 2002. Những áp dụng sớm hơn đều được khuyến khích. 41. Khi một đơn vị áp dụng kế toán dồn tích theo khái niệm của chuẩn mực kế toán công quốc tế sau ngày hiệu lực kể trên của chuẩn mực, thì chuẩn mực này IPSAS 10 233 BÁO CÁO TÀI CHÍNH TRONG NỀN KINH TẾ SIÊU LẠM PHÁT được áp dụng đối với báo cáo tài chính hàng năm của đơn vị kể từ ngày thực hiện kế toán dồn tích. IPSAS 10 234 BÁO CÁO TÀI CHÍNH TRONG NỀN KINH TẾ SIÊU LẠM PHÁT Phụ lục Trình bày lại báo cáo tài chính Phụ lục chỉ nhằm minh hoạ mà không tạo thành một phần của chuẩn mực. Mục đích của phụ lục đưa ra một số trường hợp áp dụng chuẩn mực nhằm làm sáng tỏ ý nghĩa của các chuẩn mực kế toán. Chuẩn mực trình bày các yêu cầu đối với việc trình bày lại báo cáo tài chính, bao gồm cả báo cáo tài chính tổng hợp, của các đơn vị thực hiện báo cáo theo đơn vị tiền tệ của một nền kinh tế siêu lạm phát. Ví dụ dưới đây nhằm minh hoạ cho việc trình bày lại báo cáo tài chính. Những giả định trong ví dụ minh hoạ: • Lãi bằng tiền do chênh lệch phát sinh trong đánh giá lại các khoản mục tài sản và công nợ phi tiền tệ, lãi hoặc lỗ luỹ kế, và các khoản mục khác trong báo cáo hoạt động tài chính. (xem đoạn 30) • Hàng tồn kho tính đến cuối kỳ báo cáo được giả định được mua vào trong kỳ báo cáo khi chỉ số lạm phát chung là 170. • Chỉ số giá chung là 120 tại thời điểm bắt đầu kỳ báo cáo, và là 180 tại thời điểm cuối kỳ báo cáo , như vậy chỉ số giá chung bình quân kỳ báo cáo là 150. • Doanh thu và chi phí, trừ khoản hao mòn luỹ kế tài sản, giả định được luỹ kế trong kỳ báo cáo. • Các tài sản có nguyên giá là 7500 đã khấu hao và đã sử dụng hết; giá trị còn lại bằng không. PHỤ LỤC IPSAS 10 235 . IPSAS 10 235 BÁO CÁO TÀI CHÍNH TRONG NỀN KINH TẾ SIÊU LẠM PHÁT Báo cáo tài chính trong nền kinh tế siêu lạm phát Ví dụ Báo cáo tình hình tài chính 1.1 X0. thực hiện báo IPSAS 10 232 BÁO CÁO TÀI CHÍNH TRONG NỀN KINH TẾ SIÊU LẠM PHÁT cáo theo đơn vị tiền tệ của một nền kinh tế siêu lạm phát. Báo cáo tài chính

Ngày đăng: 09/09/2013, 08:31

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan