THỰC tập tốt NGHIỆP NGHIỆP VỤ GIAO NHẬN HÀNG HÓA NHẬP KHẨU

92 3.5K 25
THỰC tập tốt NGHIỆP NGHIỆP VỤ GIAO NHẬN HÀNG HÓA NHẬP KHẨU

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

NGHIỆP VỤ GIAO NHẬN HÀNG HÓA NHẬP KHẨU

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN THẾ HÙNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGHIỆP VỤ GIAO NHẬN HÀNG HÓA NHẬP KHẨU 1.1 Khái niệm giao nhận hàng hóa nhập khẩu Giao nhận hàng hóa là hành vi thương mại, theo đó người làm giao nhận hàng hóa nhận hàng từ người gửi, tổ chức việc vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm các thủ tục giấy tờ và các dịch vụ khác có liên quan để giao hàng cho người nhận theo sự ủy thác của chủ hàng, của người vận tải. Giao nhận gắn liền với vận tải, nhưng nó không chỉ đơn thuần là vận tải. Giao nhận mang trong nó một ý nghĩa rộng hơn, đó là tổ chức vận tải, lo liệu cho hàng hoá được vận chuyển, rồi bốc xếp, lưu kho, chuyển tải, đóng gói, thủ tục, chứng từ…Với nội hàm rộng như vậy, nên có rất nhiều định nghĩa về giao nhận. Theo qui tắc mẫu của Liên đoàn các hiệp hội giao nhận quốc tế (FIATA), dịch vụ giao nhận được định nghĩa như là “bất kỳ loại dịch vụ nào liên quan đến vận chuyển, gom hàng, lưu kho, bốc xếp, đóng gói hay phân phối hàng hoá cũng như các dịch vụ tư vấn hay có liên quan đến các dịch vụ trên, kể cả các vấn đề hải quan, tài chính, mua bảo hiểm, thanh toán, thu thập chứng từ liên quan đến hàng hoá”. Theo luật Thương Mại Việt Nam thì “dịch vụ giao nhận hàng hóa là hành vi thương mại, theo đó người làm dịch vụ giao nhận hàng hóa nhận hàng từ người gửi, tổ chức vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm các thủ tục, giấy tờ và các dịch vụ khác có liên quan để giao hàng cho người nhận theo sự uỷ thác của chủ hàng, của người vận tải hoặc của người giao nhận khác”. Như vậy về cơ bản, giao nhận hàng hóatập hợp những công việc có liên quan đến quá trình vận tải nhằm thực hiện việc di chuyển hàng hóa từ nơi gửi hàng (người gửi hàng) đến nơi nhận hàng (người nhận hàng). SVTH: NGUYỄN KHẮC VƯƠNG Trang 1 CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN THẾ HÙNG 1.2 Đặc điểm của giao nhận hàng hóa Nhập Khẩu Đặc điểm nổi bật của mậu dịch quốc tế là người bán và người mua ở những nước khác nhau. Việc di chuyển hàng hóa do người vận tải đảm nhận. Đây là khâu nghiệp vụ rất quan trọng, thiếu nó thì coi như hợp đồng mua bán không thực hiện đươc. Do cũng là một loại hình dịch vụ nên dịch vụ giao nhận vận tải cũng mang những đặc điểm chung của dịch vụ, đó là nó là hàng hóa vô hình nên không có tiêu chuẩn đánh giá chất lượng đồng nhất, không thể cất giữ trong kho, sản xuất và tiêu dùng diễn ra đồng thời, chất lượng của dịch vụ phụ thuộc vào cảm nhận của người được phục vụ. Để cho quá trình vận tải được bắt đầu, tiếp tục, kết thúc tức là hàng hóa đến tay người mua, ta cần phải thực hiện một loạt các công việc khác liên quan đến quá trình vận chuyển như đưa hàng ra khỏi cảng, làm các thủ tục gửi hàng, xếp hàng lên tàu, chuyển tải hàng hóa ở dọc đường, dỡ hàng ra khỏi tàu và giao cho người nhận … tất cả các công việc này gọi chung là “Nghiệp vụ giao nhận – Forwarding”. Trưới kia, giao nhận hàng hóa có thể do người NK tiến hành chuyên chở. Nhưng ngày nay, khi buôn bán quốc tế phát triển, giao nhận hàng hóa được chuyên môn hóa do các tổ chức giao nhận chuyên nghiệp tiến hành. 1.3. Phân loại giao nhận - Căn cứ vào phạm vi hoạt động: có 2 loại : + Giao nhận nội địa + Giao nhận quốc tế - Căn cứ vào phương thức vận tải: + Chủ tàu (trong và ngoài nước). + Tổ chức vận chuyển bằng đường bộ. + Tổ chức vận chuyển bằng đường sắt. + Các hãng vận chuyển bằng hành không. SVTH: NGUYỄN KHẮC VƯƠNG Trang 2 CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN THẾ HÙNG + Các hãng vận chuyển bằng đường thủy. + Vận tải đường ống… 1.4 Vai trò của hoạt động giao nhận Nhập khẩu - Trong xu thế thương mại toàn cầu hóa cùng với sự phát triển nhiều hình thức vận tải nới trong những thập niên qua. Ngày nay, giao nhận hàng hóa giữ vai trò quan trọng trong vận tải và buôn bán quốc tế. - Giao nhận hàng hóa nhập khẩu là một trong các khâu của việc thực hiện hợp đồng XNK nên việc thực hiện đồng XNK là khâu tổng hợp và cũng là khâu cuối cùng của hợp đồng ngoại thương, muốn hoàn thành việc thưc hiện hơp đồng NK thì không thể thiếu khâu nhận hàng. - Nhận hàng hóa NK giữ vai trò quan trọng , nó làm trung gian giữa người cũng như người XK vì mục đích của nhà NK là hàng hóa về để tiêu thụ trong nước hoặc tái chế hoăc sản xuất thành phẩm… mang lại nguồn ngoại tệ nhằm thu về lợi nhuận… 1.5 Vai trò, trách nhiệm, quyền hạn của người giao nhận: 1.5.1 Địa vị pháp lý của người giao nhận Khi người giao nhận là đại lý của người ủy thác (người gửi hàng hay người nhận hàng) thực hiện việc thu xếp vận chuyển hàng hóa cho họ và những quy tắc truyền thống về đại lý như việc thực hiện nhiệm vụ của mình, phải trung thực với người ủy thác, phải tuân theo những chỉ dẫn hợp lý và có khả năng tính toán cho toàn bộ quá trình giao dịch. Tuy nhiên người giao nhận phải được hưởng những quyền bảo vệ và giới hạn trách nhiệm phù hợp với vai trò của mình. Trong trường hợp người giao nhận đảm nhận trách nhiệm của bên chính, tự mình ký hợp đồng sử dụng những người chuyên chở và các đại lý thì người giao nhận không được hưởng quyền bảo vệ và giới hạn trách nhiệm nói trên và cho cả quá trình vận tải hàng hóa kể cả khi hàng hóa nằm trong tay đại lý mà người giao nhận thuê. SVTH: NGUYỄN KHẮC VƯƠNG Trang 3 CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN THẾ HÙNG Tuy nhiên trong thực tế vị trí của người giao nhận khác biệt tùy theo loại dịch vụ mà người giao nhận đảm nhận. Chẳng hạn khi người giao nhận chịu trách nhiệm lo liệu vận tải bộ, tự mình vận chuyển. 1.5.2 Quyền hạn và nghĩa vụ của người giao nhận - Được hưởng thù lao dịch vụ và các chi phí hợp lý khác; - Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu có lý do chính đáng vì lợi ích của khách hàng thì người giao nhận có thể thực hiện khác chỉ dẫn của khách hàng, nhưng phải thông báo ngay cho khách hàng; - Khi xảy ra trường hợp có thể dẫn đến việc không thể thực hiện một phần hoặc tòan bộ những chỉ dẫn của khách hàng thì phải thông báo ngay cho khách hàng để xin chỉ đẫn; - Trường hợp không có chỉ thỏa thuận về thời hạn cụ thể thực hiện nghĩa vụ với khách hàng thì phải thực hiện các nghĩa vụ của mình trong thời gian hợp lý. Lưu ý: Khi thực hiện việc vận chuyển hàng hóa, người giao nhận phải tuân thủ các qui định của pháp luât và tập quán vận tải. 1.5.3 Trách nhiệm của người giao nhận  Khi là đại lý của chủ hàng Tùy theo chức năng của người giao nhận, người giao nhậ phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của mình theo hợp đồng ký kết và chịu trách nhiệm về: • Giao hàng không đúng chỉ dẫn • Thiếu sót trong việc mua bảo hiểm cho hàng hóa mặc dù đã có chỉ dẫn. • Thiếu sót trong khi làm thủ tục hải quan • Chở hàng đến sai nơi qui định SVTH: NGUYỄN KHẮC VƯƠNG Trang 4 CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN THẾ HÙNG • Giao hàng cho người không phải là người nhậnGiao hàng mà không thu tiền từ người nhận hàng • Tái xuất mà không theo những thủ tục cần thiết hoặc không hoàn lại thuế • Những thiệt hại về tài sản và người của người thứ ba mà người giao nhận gây nên. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần chú ý người giao nhận không chịu về hành vi lỗi lầm của người thứ ba như người chuyên chở hoặc người khác… nếu anh ta chứng minh được là đã lựa chọn cần thiết.  Khi người giao nhận là người chuyên chở • Người giao nhận phải chịu trách nhiệm về những hành vi và lỗi lầm của người chuyên chở, của người giao nhận khác mà người giao nhận thuê để thực hiện hợp đồng vận tải như thể là hành vi thiếu sót của mình. • Quyền lợi , nghĩa vụ và trách nhiệm của người giao nhận như thế nào là do luật lệ của các phương thức vận tải qui định. • Người giao nhận đóng vai trò là người chuyên chở không chỉ trong trường hợp người giao nhận tự vận chuyển hàng hóa bằng các phương tiện vận tải của chính mình (perfoming carrier) mà còn trong trường hợp người giao nhận, bằng việc phát hành chứng từ vận tải của mình hay cách khác, cam kết đảm nhiệm trách nhiệm của người chuyên chở (người thầu chuyên chở - contracting carrier) Người giao nhận không chịu trách nhiệm về những mất mát hư hỏng của hàng hóa phát sinh từ những trường hợp sau đây: - Do lỗi của khách hàng hoặc người được khách hàng ủy thác. - Khách hàng đóng gói và ghi mã hiệu không phù hợp (căn cứ vào đặc điểm tập quán của hàng hóa mà chọn hình thức đóng gói phù hợp) - Do nội tỳ hoặc bản chất của hàng hóa (nội tỳ thuộc về hàng hóa, những tỳ vết ở bên trong) SVTH: NGUYỄN KHẮC VƯƠNG Trang 5 CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN THẾ HÙNG - Do chiến tranh, đình công - Do các trường hợp bất khả kháng - Ngoài ra người giao nhận không chịu trách nhiệm về mất khoản lợi đáng lẽ khách hàng được hưởng về sự chậm trễ hoặc giao nhận sai địa chỉ mà không phải do lỗi của mình. 1.5.4 Quyền và nghĩa vụ của khách hàng + Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện hợp đồng; + Cung cấp đầy đủ chỉ dẫn cho người giao nhận; + Thông tin chi tiết, đầy đủ, chính xác và kịp thời về hàng hóa cho người giao nhận; + Đóng gói, ghi mã hiệu hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa trừ trường hợp có thỏa thuận để người giao nhận đảm nhận công việc này; + Bồi thường thiệt hại, trả chi phí hợp lý phát sinh cho người giao nhậnh nếu người giao nhận đã thực hiện đúng chỉ dẫn của mình hoặc trong trường hợp do lỗi của mình gây ra; + Thanh toán cho người giao nhận mọi khoản tiền đã đến hạn thanh toán. SVTH: NGUYỄN KHẮC VƯƠNG Trang 6 CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN THẾ HÙNG 1.6 Nghiệp vụ và quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu 1.6.1 Nhận hàng hóa nhập khẩu 1.6.1.1 Làm thủ tục hải quan 1.6.1.1.1 Nhận thông báo giao hàng Sau khi giao hàng lên tàu, nhà xuất khẩu sẽ gởi cho công ty một bản sao bộ chứng từ và tùy theo điều kiện giao hàng, mặt hàng… mà nhà xuất khẩu gởi cho công ty các chứng từ khác nhau (bộ chứng từ chính sẽ gởi qua Ngân hàng nếu phương thức thanh toán là L/C, D/A, D/P). Tuy nhiên bộ chứng từ cơ bản gồm các chứng từ sau: - Bill of Lading (gọi tắt là B/L) - Invoice - Packing List (gọi tắt là P/L) - Certificate of Origin (C/O) Nhận được các chứng từ trên, nhân viên giao nhận của công ty sẽ tiến hành kiểm tra tính hợp lý của bộ chứng từ. Khi phát hiện trên Bill không đúng tên hàng, tên và địa chỉ của công ty, nhân viên giao nhận sẽ liên hệ với hãng tàu để họ chỉnh Manifest trước khi tàu đến và trước lúc mở tờ khai. Phải thực hiện những bước trên nhằm đỡ bớt những rắc rối có thể gặp trong khâu đăng ký hải quan. Nhân viên giao nhận phải thực hiện bước này trước khi nhận D/O (lệnh giao hàng) từ hãng tàu.Sau kh kiểm tra tính hợp lý của bộ chứng từ thì nhân viên giao nhận bắt đầu lên tờ khai hàng hóa NK và sắp xếp bộ chứng từ trước khi mơt tờ khai. 1.6.1.1.2 Nhận lệnh giao hàng Sau khi tàu cập Cảng công ty sẽ nhận được giấy báo tàu đến từ phía văn phòng đại diện của hàng tàu khi táu cập Cảng. Nhân viên giao nhận mang đủ chứng từ đến hãng tàu nhận và đóng phí D/O (Delivery order- Lệnh giao hàng). Các chứng từ bao gồm: SVTH: NGUYỄN KHẮC VƯƠNG Trang 7 CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN THẾ HÙNG - Vận đơn (B/L) bản chính ( Có ký hậu của Ngân hàng nếu phương thức thanh toán là L/C). - Giấy báo hàng đến. - Giấy giới thiệu của công ty. Nhân viên giao nhận mang đủ chứng từ trên đến hãng tàu đẻ nhận lệnh giao hàng gồm 3 bản là lệnh đề nghị Cảng giao hàng hoặc container cho công ty (lệnh này được đưa vào một phần trong bộ hồ sơ Hải quan). 1.6.1.1.3 Chuẩn bị chứng từ Khi nhận được lệnh giao hàng, nhân viên giao nhận sẽ tiến hành lập bộ chứng từ đăng ký Hải quan và trình cho lãnh đạo công ty ký duyệt. Các chứng từ cần thiết gồm: - Tờ khai hàng hóa nhập khẩu: 02 bản chính - Giấy giới thiệu của công ty: 01 bản chính - Hợp đồng mua bán ngoại thương: 01 bản sao - Bill of Lading: 01 bản sao - Hóa đơn thương mại: 01 bản chính và 01 bản sao - Packing List: 01 bản chính và 01 bản sao Tất cả các chứng từ nào đều là bản sao đều phải đóng dấu sao y bản chính thì chứng từ đó mới được xem là hợp lệ. Bộ chứng từ nhập khẩu được hoàn tất, nhân viên giao nhận sẽ tiến hành đăng ký khai báo Hải quan tại bộ phận đăng ký của Hải quan cửa khẩu Cảng nhận hàng. Nhân viên giao nhận chuẩn bị hồ sơ đăng ký mở tờ khai Hải quan cho lô hàng nhập khẩu. Hồ sơ bao gồm: - Phiếu tiếp nhận hồ sơ: 01 bản - Tờ khai Hải quan hàng nhập khẩu: 02 bản chính - Tờ khai trị giá tính thuế hàng hóa nhập khẩu: 02 bản chính SVTH: NGUYỄN KHẮC VƯƠNG Trang 8 CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN THẾ HÙNG - Phụ lục tờ khai ghi toàn bộ tên, số lượng, đơn giá từng loại hàng (nếu số lượng mặt hàng hơn 03 loại): 02 bản chính. - Giấy giới thiệu của doanh nghiệp: 01 bản - Hợp đồng mua bán ngoại thương: 01 bản sao (trừ hàng hóa XNK để thực hiện hợp đồng gia công với thương nhân nước ngoài; hàng hóa XNK kinh doanh theo loại hình XNK biên giới; hàng hóa XNK nhằm mục đích thương mại của tổ chức nhưng không phải là thương nhân). - Vận tải đơn: 01 bản chính copy của các bản vận tải có ghi chữ copy hoặc 01 bản sao chụp từ bản gốc (trừ hàng hóa XNK biên giới). - Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice): 01 bản chính - Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O): 01 bản chính - Lệnh giao hàng: 01 lệnh hãng tàu đề nghị giao cho công ty. Khi các chứng từ trên được chuẩn bị hoàn tất thì nhân viên giao nhận tiến hành đăng ký tờ khai tại Hải quan các cửa khẩu. Bước đầu tiên truyền dữ liệu lô hàng trên mang cho Hải quan khai báo điện tử tiến hành đăng ký tờ khai tại cửa khẩu là Hải quan tiếp nhận và mở tờ khai sẽ đối chiếu công văn nợ thuế. - Nếu công ty không nợ thuế, Hải quan sẽ kiểm tra chứng từ xem chứng tưg có phù hợp vơi nhau không, Nếu phù hợp thì lúc đó công ty hoàn thành bước đăng ký tờ khai. - Nếu công ty nợ thuế thì vào bảng liệt kê nợ thuế mà nhân viên giao nhận xem mục nợ nào (nợ thuế hay phạt chậm nộp thuế), tờ khai nào, cửa khẩu nào để thanh toán khoản thuế. SVTH: NGUYỄN KHẮC VƯƠNG Trang 9 CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN THẾ HÙNG 1.6.1.1.4 Các bước thanh toán thuế - Bước 1: Nếu công ty đã đóng thuế rồi mà mạng máy tính tại cửa khẩu chưa cập nhật thì nhân viên giao nhận phải photo giấy nộp tiền có chứng thực sao y nộp vào cùng với bộ hồ sơ đăng ký, lúc đó Hải quan đăng ký mới cho mở tờ khai. - Bước 2 : Nếu khoản thuế bị cưỡng chế là khoản nợ chưa đóng thuế mà giá trị nợ cao thì phải nộp khỏan thuế tại kho bạc Nhà nước và đổi biên lai tại cửa khẩu mở tờ khai ( tờ khai bị nợ thuế ) sau đó tiến hành như bước 1 để mở tờ khai. Còn khỏan nợ thuế có giá trị nhỏ thì làm Công Văn cam kết nộp đủ thuế trước khi thông quan quan sau đó trình đó trình cho lãnh đạo Hải Quan xem xét và quyết định có cho mở tờ khai hay không. Nếu được lãnh đạo Hải Quan chấp nhận thì bộ tờ khai Hải Quan được xem như được mở. - Bước 3: Nếu khỏan thuế nợ là khỏan phạt chậm nộp thuế và giá trị phạt không lớn cũng phải làm Công Văn cam kết như trên và trình cho lãnh đạo. Còn nếu tổng trị giá phạt tại cửa khẩu lớn thì phải nộp xong mới được mở tờ khai. Việc đầu tiên trước khi nộp phạt là vào phòng kế toán đội thuế tin quyết định xử phạt. Kế tiếp cầm quyết định phạt đi viết biên lai và đóng phạt sau đó photo biên lai nộp vào hồ sơ để mở tờ khai. Sau khi hoàn thành thủ tục đăng ký, hồ sơ được Hải quan đăng ký nhập dữ liệu vào máy theo mã số doanh nghiệp đã đăng ký và cho số tờ khai (số tờ khai là số được mã hóa để dựa vào đó phân công kiểm hóa, ra các quyết định như quyết định phạt, cấn trừ hay ra thông báo thuế…) nếu lô hàng nhập khẩuhàng thuế ngay thì thông báo thuế sẽ được nhận tại Hải quan đăng ký, còn hàng thuộc loại thuế 30 ngày thì thông báo thuế sẽ được nhận khi tả tờ khai cho chủ hàng. Khi hoàn thành các thủ tục thì Công ty sẽ nhận lại phiếu tiếp nhận hồ sơ dành cho người đếnlàm thủ tục và phiếu tiếp nhận này sẽ được thu hồi lại khi giao tờ khai bản chủ hàng. Trên phiếu tiếp nhận có số tờ khai. Sau khi hoàn tất các bước trên bộ hồ sơ sẽ được chuyển sang đội Hải quan kiểm hóa. Khi đó SVTH: NGUYỄN KHẮC VƯƠNG Trang 10 . ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN THẾ HÙNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGHIỆP VỤ GIAO NHẬN HÀNG HÓA NHẬP KHẨU 1.1 Khái niệm giao nhận hàng hóa nhập khẩu Giao nhận. Trang 6 CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN THẾ HÙNG 1.6 Nghiệp vụ và quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu 1.6.1 Nhận hàng hóa nhập khẩu 1.6.1.1 Làm thủ

Ngày đăng: 08/09/2013, 16:18

Hình ảnh liên quan

Bảng 2: Đánh giá của khách hàng đối với các chỉ tiêu Hoàng Thạnh - THỰC tập tốt NGHIỆP NGHIỆP VỤ GIAO NHẬN HÀNG HÓA NHẬP KHẨU

Bảng 2.

Đánh giá của khách hàng đối với các chỉ tiêu Hoàng Thạnh Xem tại trang 23 của tài liệu.
Bảng 3: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty năm 2009 – 2011. - THỰC tập tốt NGHIỆP NGHIỆP VỤ GIAO NHẬN HÀNG HÓA NHẬP KHẨU

Bảng 3.

Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty năm 2009 – 2011 Xem tại trang 24 của tài liệu.
Qua bảng tổng kết trên, ta thấy có 2 yếu tố có sự biến đông lớn là doanh thu thuần, giá vốn hàng bán và yếu tố lợi nhuận sau thuế là yếu tố hết sức quan trọng vì nó nói lên doanh nghiệp có thể đứng vững và tiếp tục phát triển - THỰC tập tốt NGHIỆP NGHIỆP VỤ GIAO NHẬN HÀNG HÓA NHẬP KHẨU

ua.

bảng tổng kết trên, ta thấy có 2 yếu tố có sự biến đông lớn là doanh thu thuần, giá vốn hàng bán và yếu tố lợi nhuận sau thuế là yếu tố hết sức quan trọng vì nó nói lên doanh nghiệp có thể đứng vững và tiếp tục phát triển Xem tại trang 25 của tài liệu.
Bảng 5: Phân tích cơ cấu lợi nhuận công ty 2009-2010. - THỰC tập tốt NGHIỆP NGHIỆP VỤ GIAO NHẬN HÀNG HÓA NHẬP KHẨU

Bảng 5.

Phân tích cơ cấu lợi nhuận công ty 2009-2010 Xem tại trang 26 của tài liệu.
Bảng 6: Cơ cấu lợi nhuận năm 2010-2011 - THỰC tập tốt NGHIỆP NGHIỆP VỤ GIAO NHẬN HÀNG HÓA NHẬP KHẨU

Bảng 6.

Cơ cấu lợi nhuận năm 2010-2011 Xem tại trang 28 của tài liệu.
• Qua những bảng cơ cấu trên có thể nói lên được kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH TM Hoàng Thạnh khá tốt, nhất là trong hoạt động cung ứng dịch vụ xuất nhập khẩu cũng là hoạt động bán hàng của công ty - THỰC tập tốt NGHIỆP NGHIỆP VỤ GIAO NHẬN HÀNG HÓA NHẬP KHẨU

ua.

những bảng cơ cấu trên có thể nói lên được kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH TM Hoàng Thạnh khá tốt, nhất là trong hoạt động cung ứng dịch vụ xuất nhập khẩu cũng là hoạt động bán hàng của công ty Xem tại trang 30 của tài liệu.
Bảng 8: Cơ cấu mặt hàng kinh doanh xuất khẩu năm 2009-2011 - THỰC tập tốt NGHIỆP NGHIỆP VỤ GIAO NHẬN HÀNG HÓA NHẬP KHẨU

Bảng 8.

Cơ cấu mặt hàng kinh doanh xuất khẩu năm 2009-2011 Xem tại trang 31 của tài liệu.
Bảng 9: Cơ cấu mặt hàng kinh doanh nhập khẩu năm 2009-2011 - THỰC tập tốt NGHIỆP NGHIỆP VỤ GIAO NHẬN HÀNG HÓA NHẬP KHẨU

Bảng 9.

Cơ cấu mặt hàng kinh doanh nhập khẩu năm 2009-2011 Xem tại trang 32 của tài liệu.
Bảng 10: Cơ cấu dịch vụ Xuất nhập khẩu - THỰC tập tốt NGHIỆP NGHIỆP VỤ GIAO NHẬN HÀNG HÓA NHẬP KHẨU

Bảng 10.

Cơ cấu dịch vụ Xuất nhập khẩu Xem tại trang 33 của tài liệu.
Nhìn trên bảng tổng kết có thể thấy tỷ trọng hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển chiếm khá lớn và tăng nhanh chóng - THỰC tập tốt NGHIỆP NGHIỆP VỤ GIAO NHẬN HÀNG HÓA NHẬP KHẨU

h.

ìn trên bảng tổng kết có thể thấy tỷ trọng hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển chiếm khá lớn và tăng nhanh chóng Xem tại trang 34 của tài liệu.
Bảng 11: Hợp đồng thị trường hàng xuất nhập khẩu - THỰC tập tốt NGHIỆP NGHIỆP VỤ GIAO NHẬN HÀNG HÓA NHẬP KHẨU

Bảng 11.

Hợp đồng thị trường hàng xuất nhập khẩu Xem tại trang 36 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan