MỐI QUAN hệ GIỮA lạm PHÁT và CHI TIÊU CÔNGx

5 805 22
MỐI QUAN hệ GIỮA lạm PHÁT và CHI TIÊU CÔNGx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

lạm phát với chi tiêu công

MỐI QUAN HỆ GIỮA LẠM PHÁT CHI TIÊU CÔNG Trước tiên chúng tôi sẽ nhắc lại lí thuyết của chi tiêu công: Tất cả các khoản chi tiêu của Chính phủ thường được phân loại một cách truyền thống thành chi thường xuyên chi đầu tư. Đôi khi, ở một số nước (như Việt Nam), việc chi trả nợ còn được tách ra làm một khoản mục riêng ngoài chi thường xuyên chi đầu tư. Chi thường xuyên. Là các khoản chi để mua các hàng hóa dịch vụ không lâu bền,thường mang tính chất lặp đi lặp lại thường xuyên qua các năm. Thí dụ về chi thường xuyên là chi trả lương cho cán bộ công chức nhà nước, chi bảo dưỡng duy trì cơ sở hạ tầng. Chi đầu tư. Là khoản chi tiêu về mua đất, thiết bị, tài sản vật chất vô hình khác, trái phiếu Chính phủ, tài sản phi tài chính… có giá trị nhất định được sử dụng hơn một năm trong quá trình sản xuất Lạm phát là một quá trình giá tăng liên tục.Quan điểm các nhà kinh tế học thuộc trường phái trọng tiền luôn cho rằng, lạm phát là hiện tượng tiền tệ. Điển hình là Milton Friendman- nhà kinh tế học được giải thưởng Nobel kinh tế năm 1976, đã đưa ra kết luận: “Lạm phát ở đâu bao giờ cũng là hiện tượng tiền tệ”. Như vậy, phải chăng lạm phát chỉ liên quan đến chính sách tiền tệ, mà không liên quan đến chính sách tài khóa?Nghiên cứu của các nhà kinh tế dựa vào mô hình tổng cung tổng cầu đã chỉ ra, lạm phát có thể xảy ra do tổng cầu tăng ( lạm phát do cầu kéo) hoặc do tổng cung giảm (lạm phát do chi phí đẩy). Tăng đầu tư chi tiêu công để tăng trưởng kinh tế, nhưng đồng thời cũng làm tăng tổng cầu. Do vậy, muốn giảm lạm phát thì Chính phủ cần cắt giảm tổng cầu thông qua giảm chi tiêu công, đặc biệt là đầu tư công, chấp nhận hy sinh mục tiêu tăng trưởng trong ngắn hạn để có được tăng trưởng cao, bền vững trong tương lai. Sau đây ,Chúng tôi sẽ nói về mối quan hệ giữa chi đầu tư phát triển lạm phát 1. Nguồn gốc Một trong những nguyên tắc quan trọng nhất trong quản lý ngân sách nhà nước là đảm bảo cân đối giữa thu chi. Tuy nhiên, do khả năng nguồn thu bị hạn chế tăng chậm mà còn nhu cầu chi lại tăng rất nhanh nên xảy ra tình trạng bội chi không chỉ ở riêng Việt Nam mà còn trên toàn thế giới. Ở Việt Nam, từ năm 2001 Chính phủ thực hiện chính sách tài khóa chính sách tiền tệ mở rộng nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.Nhìn chung, tỷ lệ chi tiêu công luôn được duy trì ở mức khá cao so với GDP trong giai đoạn 2004-2007. Việc duy trì liên tục chi tiêu công ở mức cao, nhưng cũng có tác động làm tăng mức giá, gây ra lạm phát. Trước hết, liên tục tăng chi tiêu công cao gây ra bội chi ngân sách nhà nước tăng dần theo thời gian. Tăng chi ngân sách nhà nước để kích cầu tiêu dùng, kích thích đầu tư tăng đầu tư phát triển sẽ đưa đến tăng trưởng cao. Tuy nhiên, nếu tăng chi quá mức cho phép của nền kinh tế, dẫn đến thâm hụt ngân sách nhà nước quá cao. Do đó, nhà nước đã đề ra những biện pháp để bù đắp thâm hụt này: • Phát hành thêm tiền: việc phát hành thêm tiền có tác dụng phân bổ nguồn tiết kiệm trong nền kinh tế, đặc biệt là phân bổ lại giữa nhà nước các nhà đầu tư tư nhân. Tuy nhiên việc này chỉ có tác dụng nhất thời, cục bộ, còn tác hại của nó lại lâu dài gây thiệt hại cho nền kinh tế. Khi nhà nước phát hành tiền làm cho cầu đầu tư tăng dẫn đến giá trị thực tế của vốn đầu tư giảm đi tương ứng gây rối loạn các hoạt động tài chính tiền tệ  lạm phát (mối quan hệ đồng biến: chi đầu tư phát triển tăng dẫn đến lạm phát tăng) • Vay từ hai nguồn là vay trong nước vay nước ngoài: trực tiếp làm tăng cung tiền vào thị trường trong nước (lượng tiền tệ đổ vào đòi hỏi nhiều Ngân hàng Nhà nước phải phát hành nhiều tiền hơn để nội tệ hóa), góp phần làm giảm lượng tiền thừa trong lưu thông, trong ngắn hạn sẽ không làm bùng nổ lạm phát. Tuy nhiên khi vay ngắn hạn trong nước sẽ phải trả lãi xuất cao dẫn đến lạm phát trong dài hạn.  Như vậy biện pháp sử dụng nguồn vốn vay để bù đắp bội chi ngân sách nhà nước chỉ có tác dụng nhất thời giúp kinh tế phát triển bền vững, đồng thời tỉ lệ lạm phát ở mức vừa phải. Nguồn vốn vay chỉ được sử dụng cho mục đích đầu tư phát triển kinh tế, không được sử dụng để thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng. Tuy nhiên nguồn vốn vay sử dụng cho chi đầu tư phải được sử dụng một cách có hiệu quả, tránh tình trạng đầu tư kéo dài kém hiệu quả dẫn đến tình trạng kinh tế bất ổn, lạm phát tăng cao. 2. Phân tích mối quan hệ giữa chi đầu tư lạm phát Ta có mô hình sau: X = (B + C) - A Trong đó: X: thâm hụt A: thu thường xuyên B: chi thườqng xuyên C: chi đầu tư Ta thấy khi B C tăng thì X tăng Bội chi ngân sách nhà nước ở mức cao đều có nguy cơ gây ra lạm phát. Bởi vì, khi ngân sách bị bội chi có thể được bù đắp bằng phát hành tiền hoặc vay nợ, đều gây nên nguy cơ lạm phát tăng. Thứ nhất, việc phát hành tiền trực tiếp làm tăng cung tiền tệ trên thị trường sẽ gây lạm phát cao, đặc biệt khi việc tài trợ thâm hụt lớn diễn ra liên tục thì nền kinh tế phải trải qua lạm phát cao kéo dài như giai đoạn 1986 - 1990. Sự gia tăng cung tiền có thể không làm tăng lạm phát nếu nền kinh tế đang đà tăng trưởng, mức cầu tiền giao dịch tăng lên phù hợp với mức tăng của cung tiền. Tuy nhiên, trong trường hợp khu vực tư nhân đã thỏa mãn với lượng tiền họ đang nắm giữ (mức cầu tiền tương đối ổn định) thì sự gia tăng của cung tiền làm cho lãi suất thị trường giảm, nhu cầu tiêu dùng về hàng hóa dịch vụ, nhu cầu đầu tư sẽ tăng lên kéo theo sự tăng của tổng cầu nền kinh tế, mặt bằng giá cả sẽ tăng lên gây áp lực lạm phát. Người ta gọi trường hợp khi chính phủ tài trợ thâm hụt ngân sách bằng cách tăng cung tiền là hiện tượng chính phủ đang thu "thuế lạm phát" từ những người đang nắm giữ tiền. Thứ hai, bù đắp thâm hụt bằng nguồn vay nợ trong nước hoặc nước ngoài, việc vay nợ trong nước bằng cách phát hành trái phiếu ra thị trường vốn, nếu việc phát hành diễn ra liên tục thì sẽ làm tăng lượng cầu quỹ cho vay, do dó, làm lãi suất thị trường tăng. Để giảm lãi suất, Ngân hàng Trung ương phải can thiệp bằng cách mua các trái phiếu đó, điều này làm tăng lượng tiền tệ gây lạm phát. Hay vay nợ nước ngoài để bù đắp bội chi ngân sách bằng ngoại tệ, lượng ngoại tệ phải đổi ra nội tệ để chi tiêu bằng cách bán cho Ngân hàng Trung ương, điều này làm tăng lượng tiền nội tệ trên thị trường tạo áp lực lên lạm phát. Theo thống kê của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), khối lượng trái phiếu Chính phủ Trái phiếu Chính phủ bảo lãnh đang lưu hành có giá trị lên tới 336.000 tỷ đồng, tương đương hơn 13% GDP danh nghĩa gần 12% cung tiền M2 năm 2011. Ngoài ra, bên cạnh việc vay nợ trong nước, Việt Nam còn vay nợ nước ngoài để tài trợ thâm hụt, số tiền vay nợ nước ngoài chiếm 1/3 thâm hụt NSNN, tương đương 1,5 – 1,7% GDP. Đây chính là một trong những nguyên nhân gây ra lạm phát cao ở Việt Nam trong những năm 2007 - 2008 2010 - 2011. Ta có thể thấy mối quan hệ này qua biểu đồ sau: Tổng chi Tóm lại chi đầu tư phát triển lạm phátmối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau. Tuy nhiên không phải lúc nào tăng chi đầu tư phát triển dẫn đến lạm phát cũng có hại cho nền kinh tế mà điều quan trọng ở đây là chi đầu tư phát triển hợp lý, chi đầu tư một cách có hiệu quả làm lạm phát tăng vừa phải thì nền kinh tế mới phát triển ổn định. Theo kinh nghiệm thực tiễn kinh tế thế giới cho thấy nếu bội chi ngân sách nhà nước ở mức độ nhất định (dưới 5% so với tổng chi ngân sách nhà nước/năm) là có tác dụng kích thích sản xuất. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để kiềm chế lạm phát tăng cao, ổn định kinh tế vĩ mô. Biện pháp tối ưu nhất là phải tăng cường quản lý ngân sách nhà nước, hạn chế tình trạng thâm hụt ngân sách quá mức như những năm gần đây. . MỐI QUAN HỆ GIỮA LẠM PHÁT VÀ CHI TIÊU CÔNG Trước tiên chúng tôi sẽ nhắc lại lí thuyết của chi tiêu công: Tất cả các khoản chi tiêu của Chính. 2007 - 2008 và 2010 - 2011. Ta có thể thấy mối quan hệ này qua biểu đồ sau: Tổng chi Tóm lại chi đầu tư phát triển và lạm phát có mối quan hệ tác động

Ngày đăng: 05/09/2013, 19:53

Hình ảnh liên quan

Ta có mô hình sau: - MỐI QUAN hệ GIỮA lạm PHÁT và CHI TIÊU CÔNGx

a.

có mô hình sau: Xem tại trang 2 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan