Kế hoạch phòng chống tham nhũng

4 1.2K 1
Kế hoạch phòng chống tham nhũng

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

PHÒNG GD VÀ ĐT TÂN HỒNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG THCS PHƯỚC TIÊN Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Số: /KH-THCS PT Thông Bình, ngày 30 tháng 9 năm 2008 KẾ HOẠCH Về việc thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm học 2008-2009 Căn cứ công văn số 96/SGD ĐT-TTr ngày 29 tháng 12 năm 2008 của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đồng Tháp về việc hướng dẫn thanh tra, tự kiểm tra phòng chống tham nhũng từ năm học 2008-2009. Trên cơ sở đó, trường THCS Phước Tiên xây dựng kế hoạch về việc thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm học 2008-2009 tại đơn vò với nội dung như sau: I. Mục đích yêu cầu: -Tiếp tục nâng cao ý thức, trách nhiệm, quyết tâm của CB-GV-NV trong đơn vò đối với việc phòng, chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. -Giám sát, kòp thời ngăn chặn, xử lý kiên quyết các tệ nạn tham nhũng và lãng phí trong đơn vò. -Thông qua việc thực hiện kế hoạch, xây dựng đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ CB-GV-NV trong đơn vò. Nhằm tạo uy tín và lòng tin của đội ngũ CB- GV-NV đối với xã hội và quần chúng nhân dân đòa phương, để trường học thật sự là môi trường sư phạm, đơn vò văn hóa, trường Tiên tiến, hướng đến trường đạt chuẩn Quốc gia, là nơi tin cậy của phụ huynh HS, quần chúng nhân dân, các ngành và các cấp lãnh đạo. -Thực hiện tốt chủ đề năm học 2008-2009 trong đó có nội dung “Đổi mới quản lý về tài chính”. Xem đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của công tác phòng, chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí ở đơn vò. II. Nội dung thực hiện: 1-Phòng, chống tham nhũng: -Thực hiện nghiêm, công khai, minh bạch việc thu chi, quản lý tài chính, quản lý công sản theo quy đònh. Sử dụng, chi xuất kinh phí đúng nguyên tắc tài chính (công khai tài chính kể cả quỹ tự có của Nhà trường vào cuối tháng, cuối 1 quý, cuối năm dưới 2 hình thức: công khai trong họp hội đồng và dán ở phòng giáo viên Nhà trường), tăng cường đổi mới quản lý tài chính, bố trí cán bộ, nhân viên phụ trách có đạo đức, năng lực và đáp ứng về trình độ chuyên môn. -Không lập quỹ ngoài, thu, giữ nguồn kinh phí không thuộc phạm vi phụ trách, tùy tiện đặt ra những mục thu khác trái với quy đònh so với hướng dẫn hiện hành tại đơn vò trường học (quỹ Hội CMHS thì Ban đại diện CMHS các lớp và Ban đại diện CMHS của trường vận động thu và quản lý việc thu chi, công khai việc thu chi trong Đại hội CMHS ở đầu năm học mới). -Không lợi dụng đặc thù công việc để nhũng nhiễu vụ lợi, cụ thể như: +Công khai, minh bạch trong tuyển dụng cán bộ, giáo viên theo yêu cầu, đảm bảo tính công bằng, hợp lý theo các hướng dẫn về tuyển dụng, xét tuyển, thi tuyển của trên. +Đề bạt, quy hoạch, phân công CB-GV-CNV phải phù hợp với nhu cầu thực tế, đúng năng lực chuyên môn và nguyên tắc công khai dân chủ. +Đánh giá, xét thi đua khen thưởng CB-GV-NV phải đúng thực chất, công khai trước tập thể, tuyệt đối không o ép, thỏa hiệp, đánh giá không trung thực. -Quản lý chặt chẽ những quy đònh về chuyên môn như: xét tuyển sinh lớp 6, kiểm tra, đánh giá HS, xét lên lớp, xét tốt nghiệp đối với HS lớp 9. Ngăn chận và xử lý nghiêm việc nâng điểm, rò rỉ đề kiểm tra, dạy thêm, học thêm vì mục đích vụ lợi cá nhân. Đồng thời khắc phục kòp thời những biểu hiện vi phạm như: thực hiện sai quy chế chuyên môn, coi và chấm kiểm tra không nghiêm túc, vi phạm quy chế thi. 2-Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí: -Sử dụng, phân công giáo viên hợp lý với điều kiện tối ưu, đảm bảo giờ chuẩn theo quy đònh, hạn chế tối đa việc bố trí dư giờ để hưởng thêm giờ buổi khi không cần thiết. Phát huy hiệu quả của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong báo cáo để giảm thiểu kinh phí giấy đi đường. -Xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ hợp lý, công khai các loại quỹ hàng tháng, thông qua tập thể đơn vò cùng thống nhất thực hiện và báo cáo về cấp trên theo dõi. -Sử dụng đúng yêu cầu và có hiệu quả các trang thiết bò và tài sản hiện có, có kế hoạch sử dụng, phân công người quản lý cụ thể, có biện pháp bảo quản và tu sửa tốt, tránh hư hỏng do tác động của người. Hàng năm tiến hành kiểm và thanh lý tài sản hết niên hạn sử dụng phải đúng nguyên tắc tài 2 chính, thông qua tập thể và có thành lập hội đồng kiểm kê, thanh lý theo quy đònh. -Kiên quyết ngăn chận và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm làm thất thoát tài sản, sử dụng tài sản vào mục đích riêng tư. Thực hiện nghiêm chế độ bồi thường thiệt hại và đề nghò cấp có thẩm quyền xử lý hành chánh theo luật đònh với các trường hợp trên. -Xây dựng quy chế làm việc hợp lý, hiệu quả theo hướng cải cách hành chính. Làm việc 40 giờ/tuần. Sử dụng triệt để thời gian biểu trong công tác, không làm việc riêng trong cơ quan. BGH Nhà trường, sắp xếp lòch công tác phù hợp theo đúng chức năng, nhiệm vụ đã được quy đònh trong Điều lệ nhà trường, công khai thời gian làm việc ở trường của BGH, Tổng phụ trách Đội, chuyên trách Thư viện và nhân viên tổ Văn phòng, không có tình trạng BGH phân công thay phiên nhau trực lãnh đạo, dành thời gian còn lại để làm việc riêng. III. Biện pháp tổ chức thực hiện: 1.Công tác tư tưởng: -Tổ chức học tập, quán triệt Luật Phòng chống tham nhũng, Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, các văn bản có liên quan của Bộ, Ngành, UBND tỉnh, huyện rộng rãi và có chiều sâu cho toàn thể CBGVCNV trong đơn vò. -Gắn kết cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và cuộc vận động “Hai không”, việc thực hiện “Đổi mới quản lý tài chính”. -Phối hợp tốt với CĐCS thực hiện nghiêm túc Quy chế dân chủ ở cơ sở, kiện toàn và nâng cao trách nhiệm, chất lượng hoạt động của Ban TTND. 2.Công tác xây dựng kế hoạch: -Căn cứ công văn số 96/SGD ĐT-TTr ngày 29 tháng 12 năm 2008 của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đồng Tháp về việc hướng dẫn thanh tra, tự kiểm tra phòng chống tham nhũng từ năm học 2008-2009. Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch về việc thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí tại đơn vò. Triển khai kế hoạch trong Hội đồng nhà trường (thông qua tập thể, lấy ý kiến đóng góp) để thực hiện, có sơ tổng kết cuối HKI và cuối năm học. 3.Công tác kiểm tra đánh giá: -Công tác kiểm tra tại đơn vò sẽ đưa vào nội dung kiểm tra chuyên đề, kiểm tra toàn diện GV, các tổ chuyên môn, từng tháng có rút kinh nghiệm trong họp hội đồng để kòp thời khắc phục hạn chế. Trên cơ sở kết quả thực hiện của CB-GV-NV, các tổ chuyên môn, nhằm làm thước đo để xem xét đánh giá công 3 chức, xét thi đua cuối năm, đề nghò khen thưởng, kỷ luật cá nhân tập thể có thành tích hoặc vi phạm. 4.Công tác báo cáo: -Thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo, báo cáo kết quả thực hiện về PGD&ĐT trong báo cáo đònh kỳ hàng tháng, báo cáo sơ tổng kết cuối HKI và cuối năm học. -Các trường hợp vi phạm nghiêm trọng ngoài khả năng xử lý, Nhà trường sẽ báo cáo nhanh bằng văn bản về Phòng Giáo dục và Đào Tạo để Phòng Giáo dục và Đào Tạo xem xét, kòp thời xử lý. Trên đây là kế hoạch thực hiện công văn số 96/SGD ĐT-TTr ngày 29 tháng 12 năm 2008 của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đồng Tháp về việc hướng dẫn thanh tra, tự kiểm tra phòng chống tham nhũng từ năm học 2008-2009 của trường THCS Phước Tiên. Trong quá trình thực hiện kế hoạch, từng lúc có điều chỉnh bổ sung cho phù hợp với thực tế và sự chỉ đạo của ngành. Nơi nhận: HIỆU TRƯỞNG -PGD-ĐT Tân Hồng; -Đảng ủy, UBND xã Thông Bình; -CB-GV-CNV trường; -Lưu: VT. 4 . phòng chống tham nhũng từ năm học 2008-2009. Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch về việc thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm, chống. tra phòng chống tham nhũng từ năm học 2008-2009. Trên cơ sở đó, trường THCS Phước Tiên xây dựng kế hoạch về việc thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng

Ngày đăng: 05/09/2013, 13:10

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan