Ý chí và nghị lực của con người

11 3.2K 18
Ý chí và nghị lực của con người

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Cuốn sách đánh thức tôi, có thể, cả bạn nữa… Tôi muốn bắt đầu bài giới thiệu về cuốn sách đã có ý nghĩa đặc biệt với tôi bằng câu chuyện nhỏ trong phim hoạt hình “Trò chuyện với chú chó trắng” của Nhật. Chuyện kể rằng khi chú chó bông rủ bạn đứng lên tảng đá để ngắm sao, chú đã nói với bạn: “Chỉ cao thêm một chút nhưng đã gần hơn với bầu trời”. Câu chuyện nhỏ ấy làm tôi suy nghĩ thật nhiều về những “tảng đá” là những khó khăn, thách thức… mà mỗi cuộc đời đều gặp. Thật nhiều khi, cần thêm dũng cảm để vượt qua lo sợ, thêm tự tin để mạnh dạn đi về phía ước mơ, thêm yêu thương để nghe lòng mình bớt chật chội, thêm ý chí để đối mặt với những thử thách vẫn luôn ở đâu đó trong cuộc đời… Tôi đã tìm được những lời động viên ấy từ cuốn sách “Nơi nào có ý chí, nơi đó có con đường”. Cuốn sách đánh thức tôi niềm tin vào chính những khả năng bản thân mình, về những giới hạn mà đã có những con người dũng cảm vượt qua bằng ý chí như một kỳ tích. Cuốn sách đã đánh thức tôi. nếu có thể đến với cuốn sách ấy, tôi tin, bạn cũng sẽ đón nhận món quà tinh thần to lớn từ cuốn sách như tôi đã nhận. Cuốn sách làm tôi thay đổi nếp nghĩ Tôi yêu thích những cuốn tiểu thuyết đầy mê hoặc của Haruki Murakami khi “phẫu thuật cuộc đời”, tình yêu bất diệt trong những trang viết của Marc Levy, hay những hành trình hồi hộp muốn đứng tim của Shidney Sheldon… Nhưng để kể tên một cuốn sách tạo nên trong tôi những cách nghĩ khác, tích cực hơn về bản thân cuộc sống, tôi sẽ nhắc đến “Nơi nào có ý chí, nơi đó có con đường”. Cuốn sách là món quà sinh nhật thứ 22 của tôi, do một người bạn rất thân trao tặng. Tôi thích được tặng sách. càng thích những cuốn sách tặng có kèm lời đề tặng. Người bạn của tôi có lẽ đã rất cố gắng nắn nót viết ở trang đầu cuốn sách: “Với tất cả yêu thương, mong Uyên có đủ ý chí trước bất kỳ khó khăn nào”. Tôi đã đọc rất nhanh cuốn sách ấy. Đó là những câu chuyện về những con người có thật đã vượt qua những nghịch cảnh của cuộc đời làm nên những câu chuyện cổ tích có thật về sức mạnh ý chí tuyệt vời con người. Sức cuốn hút của mỗi trang sách không chỉ nằm ở bản thân mỗi nhân vật mà còn ở cả giọng văn ngắn gọn, trong sáng nhưng không kém nhiệt tình như những người bạn đang say sưa kể chuyện nhau nghe. Đó là nhà soạn nhạc thiên tài Ludwig Van Beethoven, người đã truyền đi niềm đam mê bất diệt với âm nhạc khi vượt qua nỗi đau mất thính giác để tạo nên những kiệt tác. Đó là anh em nhà Wright: Wilbur Orvilee - những con người đánh cược cả cuộc sống của mình, đã cống hiến trọn vẹn sức lực, trí tuệ cho ước mơ bay lên của nhân loại từ 100 năm năm trước. Điều đó còný nghĩa nâng nhân loại lên tầm cao mới để bay đến những chân trời mới. Đó là chàng trai trẻ Terry Fox – với một chiếc chân giả đã thực hiện cuộc hành trình kỳ diệu gây quỹ nghiên cứu điều trị cho những bệnh nhung ung thư. Là Helen Keller - cô gái người Mỹ đã vượt qua những cú sốc tinh thần để trở thành người vừa mù vừa điếc đầu tiên ở Mỹ lấy bằng tốt nghiệp đại học. Cô còn trở thành một diễn giả được yêu thích, thậm chí, cô còn viết xuất bản sách. Hay đó còn là câu chuyện của tay đua xe đạp Lance Amstrong - người trở thành huyền thoại khi chiến thắng căn bệnh ung thư, 7 lần vô địch giải Tour De France. Mỗi câu chuyện, một cung bậc, đứng cạnh bên nhau để tạo nên giai điệu mạnh mẽ của ý chí. Nếu có những lời ngợi ca nào ở các trang sách, đó nhất định là những lời ngợi ca rất chân thành ngắn gọn Nhưng có lẽ, điều quý giá nhất từ “Nơi nào có ý chí, nơi đó có con đường” là những lời động viên độc giả ẩn một cách tinh tế bên dưới mỗi trang sách. Mà tôi tin, cả bạn cũng sẽ cảm nhận được. Rằng những nhân vật trong cuốn sách “hoàn toàn không là siêu nhân hay thần thánh gì cả. Họ chỉ là những con người bình thường. Họ cũng từng nếm trải những đau buồn thất vọng đời thường. Nhưng ngay chính trong những khoảnh khắc ấy, họ bộc lộ những phẩm chất khác biệt, những phẩm chất đã giúp họ luôn tiến về phía trước trong khi những người khác chấp nhận đầu hàng, bỏ cuộc”. Như một hội ngộ tình cờ, quyển sách đến với tôi trong những lúc tôi đang quay quắt với những hoài nghi về khả năng của bản thân mình những lo toan đối với một sinh viên đang cố gắng sống tự lập tại TP.HCM. Dù hiểu không có sự trưởng thành nào không đau đớn, nhưng tôi vẫn không tránh khỏi những thời khắc yếu đuối khi đối diện với chính mình. Khá nhiều lần tôi tự dằn vặt bản thân bằng những câu hỏi tôi có đủ năng lực, đủ đam mê để đi theo nghề báo, rằng lựa chọn nghề nghiệp của tôi liệu có bốc đồng, sai lầm? Nên chấm dứt, làm lại từ đầu hay tiếp tục đeo đuổi con đường ấy? Ghét bỏ, trách móc chính bản thân mình có lẽ là điều tệ nhất với mỗi người. Càng tệ hơn khi tôi giữ suy nghĩ rằng dường như những điều tồi tệ đều dành cho mình, từ việc gia đình quá khó khăn, buộc tôi phải tự lập sớm đến những việc tôi cho là thất bại, là sai lầm không thể tha thứ, sửa chữa trong nghề nghiệp. những trang sách “Nơi nào có ý chí, nơi đó có con đường” mở ra trong tôi cái nhìn lạc quan trước cuộc sống. tôi hiểu đã từng chắc chắn là đang có những con người đang đối diện với những khó khăn tưởng như phải đầu hàng số phận nhưng họ vẫn vượt lên không mệt mỏi. Những suy nghĩ tiêu cực về những hạn chế về bản thân, về cuộc sống tan dần trong tôi. Thay vào đó là suy nghĩ rằng khó khăn, thử thách là một phần tất yếu của cuộc sống. Điều quan trọng là giải quyết những khó khăn, vượt qua những thử thách ấy chứ không phải chỉ luôn mong chờ những điều tốt đẹp đến. Cùng với những người bạn tuyệt vời, cuốn sách giúp tôi vượt qua cuộc đấu tranh tâm lý đó. Thay đổi nếp nghĩ giúp tôi sống lạc quan, mạnh mẽ hơn, nhiệt tình hơn, sẵn sàng cháy hết mình trong công việc. cũng có thể làm thức dậy cảm xúc trong bạn… Công việc làm báo cho tôi nhiều cơ hội tiếp xúc với nhiều con người nghị lực, dám dũng cảm vượt qua nghịch cảnh. Mỗi lần gặp gỡ nhưng con người như vậy, tôi lại nhớ đến những trang sách “Nơi nào có ý chí, nơi đó có con đường”. Đó là cô gái Bỉ Sofie Vanhoutte. 34 tuổi, 32 lần Sofie nằm lên bàn phẫu thuật. Sofie bây giờ di chuyển bằng xe lăn vì liệt người, tiêu tiểu không tự chủ, não bị úng thủy mất khả năng làm mẹ. Nhưng đó không là lý do ngăn cản cô đi nhiều nơi trên thế giới với mong muốn chia sẻ thông điệp tin yêu cuộc sống, các kỹ năng sống tốt hơn đến những người khuyết tật. Tuyệt vời hơn, Sofie còn đang là người điều hành mạng lưới nữ doanh nhân Bỉ được Liên đoàn quốc tế về gai cột sống não úng thủy chọn là biểu tượng của tinh thần, nghị lực. (có thể xem bài viết tại link: Hay là quái kiệt Nguyễn Thế Vinh – chàng trai chỉ còn cánh tay trái nhưng nỗ lực không mệt mỏi để có thể vừa chơi đàn guitar vừa thổi harmonica. Anh còn đang miệt mài vận động các nhà tài trợ để xây dựng ngôi trường cho trẻ em mồ côi. Tiếng đàn của Nguyễn Thế Vinh không chỉ mang vẻ đẹp của nghệ thuật mà còn có cả câu chuyện cổ tích có thật vẫn chưa kết thúc về nghị lực một con người. (có thể nghe Nguyễn Thế Vinh trò chuyện về chuyện đời, chuyện nghề tại link Những chân dung đời thường mà tôi có dịp gặp, có dịp trò chuyện viết bài về họ càng giúp tôi hiểu hơn rằng những con người minh chứng cho “Nơi nào có ý chí, nơi đó có con đường” vẫn đang ở xung quanh chúng ta. Với chính giá trị tinh thần của mình, “Nơi nào có ý chí – nơi đó có con đường” là cuốn sách không chỉ đọc một lần. Bạn có thể đọc khi đang trong khó khăn cần một điểm tựa tinh thần. Có thể đọc khi gặt hái thành công, khi thấy mình yếu lòng, khi người thân của bạn cần một lời động viên… Cuốn sách đánh thức tôi, có thể cũng sẽ thức dậy nhiều cảm xúc trong bạn. Chưa dám khẳng định rằng một cuốn sách có thể thay đổi cuộc đời. Nhưng tôi tin rằng, ở một lúc nào đó trong cuộc đời, rất có thể có một cuộc sách có giá trị tinh thần đặc biệt với bạn. Đó cũng là một trong những sứ mạng cao quý của những “người bạn sách” đích thực. “Nơi nào có ý chí, nơi đó có con đường” là một trong rất nhiều cuốn sách như thế… ------************------ Khi ai bảo ông X có nghị lực, ta hiểu ngay là ông ấy có một chí hướng đủ năng lực thắng mọi trở ngại để đạt chí hướng ấy. Nhưng ta thường nghĩ lầm rằng nghị lực là một năng lực tinh thần, sự thực nó gồm ba năng lực đều quan trọng cả: - Suy nghĩ. - Quyết định. - thực hành. Tôi xin lấy một thí dụ: tôi muốn lựa một nghề tôi nghĩ đến nghề y sĩ hoặc giáo sư. Trước hết tôi phải xét mỗi nghề đó cần đến những khả năng nào tôi có những khả năng ấy không; lại xét nghề nào có tương lai hơn, hợp với gia cảnh của tôi hơn… Khi đã so sánh kỹ lưỡng, tôi quyết định lựa một nghề, rồi ghi tên vào ban đại học dạy nghề đó. Sau cùng, tôi phải kiên nhẫn học tập cho tới khi thành tài. Nếu thiếu công việc thứ nhất là suy nghĩ, lựa chọn – mà hễ thiếu công việc đó thì cũng thiếu luôn công việc thứ nhì là quyết định - chẳng hạn, nếu tôi vâng lời song thân tôi mà học nghề y sĩ, chứ trong lòng tôi chẳng thích gì nghề đó cả, rồi ngoan ngoãn cắp sách tới trường học đủ bài để thi, thì bạn chỉ có thể bảo tôi là một người con hiếu thuận chứ chưa thể cho tôi là có nghị lực được. 2. Xét về phương diện sinh lý Vì nghị lực gồm ba năng lực tinh thần nên khó mà định được phần nào trong cơ thể ta điều khiển nghị lực. Ông Ferrier kể trường hợp những người có bệnh ở phần óc phía trán mà sinh ra mất nghị lực rồi ông kết luận rằng chính phần óc đó là cơ quan của nghị lực. Các nhà bác học hiện nay không công nhận thuyết ấy vì phần óc đó thực ra chỉ điều khiển những vận động tự ý của ta thôi, mà những vận động này, như tôi đã nói trong đoạn trên, chỉ là giai đoạn thứ ba của nghị lực. Khoa học chưa tìm được cơ quan nào điều khiển sự suy nghĩ quyết định: người ta chỉ biết là ở óc, nhưng phần nào ở óc óc hoạt động ra sao để suy nghĩ, quyết định thì chưa ai rõ. Chúng ta nên biết thêm rằng có những hạch ảnh hưởng lớn tới bộ thần kinh. Bác sĩ Lepold Lévi nhận xét một em nhỏ dưới mười một tuổi học giỏi nhất lớp. Vì muốn cắt một cái bướu, ông phải cắt luôn hạch ở trước cổ (thyroide) từ đó, những cơ năng tinh thần của em lần lần suy giảm: em nói rất chậm chạp, cử động uể oải, ký tính kém sút. Ba năm sau, em hoàn toàn quên hẳn chữ, không viết cũng không đọc được nữa, em tỏ ra nóng tính, quạu cọ. Ông lấy nước hạch đó của loài cừu chích cho em thì cơ năng tinh thần của em lần lần phục hồi, chỉ một tháng sau, em viết được thư; hễ ngưng chích ít lâu thì bệnh trở lại như cũ. Ông kể thêm nhiều trường hợp như vậy kết luận rằng những người ít hăng hái, hoạt động, là do hạch trước cổ suy nhược. Một đời sống hợp vệ sinh, những thức ăn lành, bổ, cách thâm hô hấp cũng ảnh hưởng tốt đến nghị lực; trái lại bệnh nghiện rượu, nghiện thuốc phiện làm cho con người bạc nhược di hại đến đời sau. Ở cuối sách, chúng tôi sẽ chỉ những phép vệ sinh phải theo để tăng cường nghị lực; dưới đây hãy xin xem xét kỹ về phương diện tâm lý của nghị lực. 3. Về phương diện tâm lý Ngườinghị lực có đủ ba đức tính: có sáng kiến, biết quyết định hành động đắc lực. Có sáng kiến là biết tự vạch con đường để đi, không theo ý chí của ai. Óc sáng kiến đó không cần phải nẩy nở lắm như óc các nhà bác học: miễn là biết tự kiếm lấy giải pháp cho những công việc thường ngày là được. Như vậy, hạng người trung bình nào cũng có đủ sáng kiến để có nghị lực: nhưng thiếu sáng kiến thì quyết nhiên không được, ta sẽ chỉ như người bù nhìn để người khác giật dây mà bù nhìn thì làm gì cònnghị lực, cần dùng gì tới nghị lực? Quyết định phải nhanh để hoạt động cho kịp thời, không do dự mà bỏ lỡ cơ hội; phải sáng suốt để sau khỏi thường hay đổi ý kiến. Đức quyết đoán quan trọng lắm, nên người ta hay dùng nó để xét một ngườinghị lực hay không. Song giai đoạn quan trọng nhất vẫn là giai đoạn thực hành muốn thực hành phải bền chí hoạt động, gặp trở ngại gì cũng ráng san phẳng cho được. Phải tự chủ được mình, thắng các cám dỗ ở ngoài bản tính thích an nhàn, dật lạc của loài người. Tuy nhiên ba đức ấy nên vừa phải, nếu quá mức thì lại có hại cho nghị lực. Óc sáng kiến mà mạnh quá, không được hợp lý thì ta hoá gàn dở, mơ mộng, ngược đời. Tinh thần quyết định mà thiếu quân bình thì có thể thành tật nông nổi, nhẹ dạ, hoặc quá cẩn thận đến nhút nhát. Bền gan mà không sáng suốt, biết tuỳ thời thì thành bướng bỉnh, xuẩn động. một người tự chủ quá có thể thiếu tình cảm mà hoá ra lãnh đạm. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến nghị lực. Thói quen mới đầu giúp ta dễ hành động nhưng có thể giảm nghị lực vì nó làm cho ta thành cái máy, không cần suy nghĩ, gắng sức nữa. Chẳng hạn bạn muốn bỏ tật hút thuốc lá, mấy ngày đầu thấy khó, sau nhờ thói quen mà thấy dễ, lần lần bạn không phải dùng nghị lực nữa mà không dùng tới nó lâu thì nó có thể suy. Sự hiểu rộng biết nhiều giúp ta suy nghĩ sáng suốt, nhưng chính tình cảm mãnh liệt mới giúp ta quyết định mau lẹ bền chí thực hành. Học rộng mà thiếu đức tin thường chỉ là hạng người nói hay mà làm dở. Hoàn cảnh xã hội có thể tăng hay giảm nghị lực của ta. Được người khác khuyến khích, ta hăng hái theo đuổi mục đích; bị thiên hạ thờ ơ, ta chán nản mà bỏ dở công việc. Những luật sinh lý tâm lý ấy có những áp dụng vào sự rèn nghị lực mà tôi sẽ chỉ trong phần II. 4. Có ai thiếu hẳn nghị lực không? Trước khi qua chương, tôi cần phải đánh đổ một niềm tin tưởng sai lầm rất hại cho sự rèn luyện của ta. Nhiều người nghĩ rằng nghị lực là một năng lực kỳ diệu trời cho mới được giúp ta làm những việc phi thường. Tôi xin nhắc lại, nghị lực gồm ba năng lực chứ không phải là một năng lực; ba năng lực ấy ai cũng có, chỉ trừ những kẻ bệnh tật nặng, mà đầu chương sau, tôi sẽ xét tới. Ai là người mỗi ngày hoặc mỗi tuần không suy nghĩ, quyết định rồi thực hành một việc gì đó nhỏ hay lớn? Sáng chủ nhật trước, bạn thức dậy, do dự không biết nên đi thăm một người quen hay đi xem hát bóng , sau bạn nhất định đi thăm người đó điểm tâm xong, bạn thay quần áo đi liền. Như vậy là bạn có nghị lực rồi đấy. Làm việc đó, bạn không cần có nghị lực lớn, tuy chưa được hân hạnh biết bạn, tôi cũng có thể nói chắc mà không sợ lầm rằng đã có ít nhất là vài lần bạn tỏ ra có nghị lực khá mạnh. Bạn nhớ lại, từ trước tới nay, đã làm được việc gì khó khăn chưa? Hồi còn đi học, gần tới kỳ thi ra trường, bạn đã thức khuya dậy sớm, nhịn dạo phố, coi hát để ôn bài chứ? Rồi lúc tản cư, bạn đã có lần nào chân mỏi rã rời mà cũng ráng quẩy đồ trên vai, lết từng bước hàng mấy cây số nữa để tới chỗ nghỉ không? Có ư? Vậy thì vấn đề: “bạn quả có thiếu hẳn nghị lực không?” mà chúng ta đã nêu ra ở cuối chương trước, khỏi cần phải bàn nữa, phải chăng bạn? Một thi sĩ thấy tôi soạn cuốn này, mỉm cười bảo: - Không có nghị lực mới cần rèn nghị lực, mà muốn rèn nghị lực thì phải có nghị lực đã: đã thiếu nó rồi thì làm sao rèn nó được? Vấn đề rèn nghị lực quả là một vấn đề lẩn quẩn. Lời đó, mới nghe thì chí lý, nhưng hoàn toàn sai chính vì thi sĩ đó, cũng như bạn, nghĩ rằng có những người thiếu nghị lực. Quan niệm sai lầm làm hại biết bao thanh niên! Họ tin rằng không có nghị lực nên tự học không được, tu thân không được, không thành công được, rồi chán nản, sầu tủi nghĩ đến tương lai mờ ám, đến kiếp sống thừa của mình. Họ có thiện chí lắm, thấy điều phải rất muốn theo, thấy cái đẹp rất muốn làm, mà rút cục chẳng làm được gì cả vì không hiểu rõ bản thể của nghị lực. Không! Không một người nào bẩm sinh ra thiếu hẳn nghị lực, chỉ có những ngườinghị lực suy kém hoặc không quân bình thôi. Trong chương sau, chúng ta sẽ xét qua những bệnh đó của nghị lực. TÓM TẮT 1. Nghị lực không phải là một năng lực độc nhất mà gồm ba năng lực: suy nghĩ, quyết định, thực hành. Người nào cũng có 3 năng lực ấy, nên ta không thể bảo: “Tôi thiếu nghị lực” mà chỉ có thể nói: “Tôi có bệnh về nghị lực”. 2. Về phương diện sinh lý, các nhà bác học chưa định được phần nào trong cơ thể ta điều khiển nghị lực. Chúng ta chỉ mới biết rằng một đời sống hợp vệ sinh, nhiều hạch như hạch trước cổ ảnh hưởng đến hoạt động tinh thần, đến nghị lực của ta. 3. Về phương diện tâm lý, người nghị lực có những đức sau này: - Óc sáng kiến. - Tinh thần quyết đoán. - Bền chí, tự chủ. Những đức ấy phải trung hoà, nếu thái quá sẽ thành những tật, hại cho nghị lực. 4. Nhiều yếu tố ảnh hưởng đến nghị lực như: - Thói quen mới đầu giúp cho nghị lực, lâu có thể làm hại nghị lực. - Sự hiểu rộng biết nhiều giúp ta suy nghĩ, nhưng chính tình cảm nồng nhiệt mới giúp ta quyết định mau bền chí thực hành. - Hoàn cảnh xã hội, như những lời khen, chê của người khác, làm tăng hoặc giảm nghị lực của ta. -----------***----------- Ý nghĩa cuộc sống - Albert Einstein Cuộc đời của mỗi con người trên trần thế chỉ là tạm thời, người ta sống vì cái gì không ai có thể biết được, mặc dù thỉnh thoảng ta vẫn tự cho là mình có cảm thấy được ý nghĩa đó. Nếu nhìn nhận từ cuộc sống hằng ngày mà không đi sâu hơn, ta có thể cho rằng ta sống vì những người xung quanh ta, vì đồng loại mà trước tiên là những người mà nụ cười cuộc sống đầy đủ của người ấy là niềm hạnh phúc của ta, tiếp đến là những người mà ta không biết cụ thể nhưng số mệnh của ta gắn với họ bằng niềm cảm thông. Hằng ngày tôi thường tự nhủ cả trăm lần rằng cuộc sống nội tâm ngoại tâm của tôi là nhờ vào thành quả lao động của biết bao người, những người đang sống cả những người đã chết, rằng tôi phải nỗ lực để cho đi một cách thỏa đáng với những gì tôi đã được hưởng vẫn đang được hưởng. Tôi thực sự muốn sống một cuộc sống đơn giản, hay bị dằn vặt bởi suy nghĩ mình đang được hưởng quá nhiều từ đồng loại. Tôi coi sự phân biệt giai cấp là trái với lẽ công bằng, mà suy cho cùng là do sức mạnh quyền lực tạo ra. Tôi cũng cho rằng một cuộc sống giản dị là một cuộc sống tốt đẹp cho tất cả mọi người cả về thể chất lẫn tinh thần. Xét theo bình diện triết học thì tôi là một người hoàn toàn hoài nghi về Tự do của con người. Mọi người chúng ta hành động không chỉ do những yêu cầu từ bên ngoài mà còn do những đòi hỏi của nhu cầu bên trong. Câu nói của Sopenhauer rằng "một người có thể làm được nếu anh ta muốn. không thể làm được nếu anh ta muốn thế", đã là nguồn cảm hứng cho mọi hành động của tôi từ thời thanh niên, động viên tôi, cho tôi lòng kiên trì bền bỉ đối mặt với những khó khăn trong cuộc sống của bản thân của những người khác Suy nghĩ đó một cách khoan hòa đã làm nhẹ đi áp lực của ý thức trách nhiệm vốn dễ khiến chúng ta mất tính năng động. Nó cũng khuyên ta không nên gò ép lúc nào cũng bắt mình phải nghiêm tức quá mức can thiết, khi mà trong cuộc sống những phút nhìn đời bằng con mắt hài hước cũng có vị trí quan trọng không kém. Tìm hiểu ý nghĩa hay mục đích tồn tại của một thực thể nói chung theo ý kiến chủ quan rủa tôi dường như là một câu hỏi vô lý với tôi. Thế nhưng mỗi người có một lý tưởng riêng soi đường đi cho những nỗ lực lẽ phải của riêng người đó. Xét theo phương diện này tôi hoàn toàn không coi sự nhàn hạ hay niềm hạnh phúc là cái đích cuối cùng của mình, thậm chí tôi cho những chuẩn mực cơ bản ấy chỉ phù họp với bay heo mà thôi. Lý tưởng soi sáng của tôi luôn cho tôi nguồn sức mạnh để sống vui vẻ trước nhũng khó khăn của cuộc đời là cái Chân, Thiện, Mỹ. Nếu không có tình bằng hữu với những người đồng chí hướng, những trăn trở nhằm thực hiện những mục tiêu đề ra, những khao khát vươn tới nghệ thuật nghiên cứu khoa học, thì cuộc sống với tôi quả là vô nghĩa. Uớc vọng của tôi về công băng xã hội ý thức trách nhiệm xã hội luôn đối lập với việc tự do vùi dập nhu cầu giao tiếp trực tiếp với người khác, với cộng đồng người khác Tôi tự đi trên lối của riêng mình, trái tim tôi chưa bao giờ hoàn toàn thuộc về đất nước tôi, quê hương tôi, bạn bè tôi, ngay cả cái gia đình nhỏ của riêng tôi, trong tất cả những mối quan hệ gắn bó ấy tôi chưa bao giờ từ bỏ ý định ngoan cố sống tách rời, muốn được sống cô độc - những ý nghĩ cứ lớn dần theo năm tháng. Một người luôn tỉnh táo sắc sảo nhận ra hạn chế của khả năng hiểu thông cảm lẫn nhau mà không bao giờ ân hận. Một người như vậy chắc chắn có đánh mất lòng tốt sự ngây thơ theo một cách nào đó, nhưng mặt khác con người ấy không bị ảnh hưởng bởi quan điểm, thói quen những phán xét của người khác, tránh được sự cám dỗ phải xoay theo những cơ sở không có gì là chắc chắn ấy. Lý tưởng chính trị của tôi là nền Dân chủ. Hãy tôn trọng tất cả mọi người, không nên có việc người này được tôn sùng còn người kia lại bị hạ thấp. Chớ trêu thay, chính tôi là người nhận được một lời tán dương kính trọng quá đáng từ những người xung quanh không phải cho những lỗi lầm hay công lao của tôi. Nguyên nhân Của vấn đề hẳn là ở mong muốn (mong muốn này khó thực hiện đối với nhiều người) có thể hiểu được một. hoặc hai điều trong các công trình của tôi mà sức mạnh không cụ thể của những điều ấy tôi có được từ những cuộc đấu tranh không ngừng nghỉ. Tôi hoàn toàn nhận thức được rằng, điều cần thiết đối với bất kỳ thành công của một công việc phức tạp nào là chủ nhân của nó phải thực hiện được những ý tưởng đã đề ra, định hướng chịu trách nhiệm chung về nó. Nhưng không được ép buộc những người đi theo, mà phải để họ có quyền chọn cho mình người cầm lái. Mọi người phải có quyền bầu ra người lãnh đạo cho mình. Một thể chế chuyên chế để áp bức, theo tôi sẽ sớm bị thoái hoá trong một thời gian ngắn, tôi tin chắc như vậy. Bởi bạo lực luôn hấp dẫn những kẻ thấp kém về đạo đức, tôi tin rằng đã thành quy luật: nối nghiệp những tên bạo chúa thiên tài luôn là những tên khốn kiếp. Vì lý do đó, tôi luôn là người quyết liệt chống lại những hệ thống như vậy, những hệ thống mà chúng ta đang thấy ở Ý Nga hiện nay. Cái làm cho nền dân chủ ở châu Âu hôm nay rơi vào bê bối không phải là bản thân lý tưởng dân chủ, mà là sự thiếu ổn định của một bộ phận lãnh đạo của các chính phủ tính nhân cách của thể chế bầu cử *) . Về mặt này, tôi cho rằng nước Mỹ đã có lựa chọn đúng: họ có một Tổng thổng có trách nhiệm, được bầy cho một thời gian đủ dài có đủ quyền lực để thực sự đảm nhận được trọng trách. Mặt khác, tôi lại đánh giá cao hoạt động nhà nước của chúng ta về mặt phúc lợi rộng rãi cho cá nhân trong trường hợp đau ốm hay khó khăn. Cái mà tôi cho là dù có giá trị đích thực trong các hoạt động của con người không phải là nhà nước, mà là cá thể sáng tạo cá thể cảm nhận, là cá nhân: Chỉ cá nhân mới vượt lên, tạo dựng được những giá trị chân quý cao cả, trong khi bầy đàn, xét như bầy băm vằm làm muôn mảnh còn hơn là dự phần vào cái trò khốn nạn đó! Dù sao tôi vẫn luôn nghĩ tốt về nhân loại tôi tin rằng, lẽ ra bóng ma này đã có thể biến đi từ lâu nếu lý trí lành mạnh của dân chúng không bị những tham vọng về kinh tế chính trị, thông qua trường học báo chí, làm cho bại hoại. Hạnh phúc lớn lao nhất của đời người là gì vẫn còn là một bí ẩn. Đó hẳn là cảm xúc mạnh mẽ của con người lớn lên từ cái nôi của nghệ thuật chân chính khoa học chân chính. Một người không biết đến cảm giác ấy không còn thấy băn khoăn, hay kinh ngạc trong cuộc đời có khác nào đã chết hay chỉ như ngọn nến đã tắt mà thôi. Trải nghiệm cái bí ẩn - dù có pha trộn cảm giác sợ hãi - cũng chính là trải nghiệm mà tôn giáo đã tạo ra. Hiểu biết về sự tồn tại của một thực thể là điều khó nắm bắt, từ sự hiện hữu của yếu tố tâm linh sâu thẳm đến vẻ đẹp rực rỡ nhất. Tất cả những cái đó chúng ta chỉ có thể giải thích đàn, cứ mãi vẫn là trì độn trong tư duy trì độn trong cảm xúc. Nhân đây tôi muốn đề cập đến cái quái thai kinh tởm nhất của bản tính bầy đàn: hệ thống quân đội mà tôi căm ghét. Chỉ cần kẻ nào cảm thấy thích thú khi đứng vào đoàn duyệt binh trong tiếng quân nhạc, tôi đã coi thường rồi, anh ta được trời phú nhầm cho bộ não lớn hơn, bởi với anh ta, chỉ cần cột xương sống thôi là đã quá đủ. Vết nhục này của nền văn minh cần bị loại bỏ càng sớm càng tốt. Chủ nghĩa anh hùng phục tùng mệnh lệnh, bạo lực mù quáng, trò hề ái quốc tởm lợm, tôi căm ghét chúng làm sao. Tôi thà bị được trạng thái nguyên thủy nhất của chúng - tri thức cảm xúc về thế giới như vậy chính là nguồn gốc sâu xa của tin ngưỡng. Ở góc độ này, tôi là một tín đồ của tôn giáo. Tôi không có năng lực để hình dung ra đức Chúa Trời, người có quyền phép ban thưởng hay trách phạt những con chiên của Ngài như thế nào, ngườiý chí như chúng ta đang có hay không. Liệu linh hồn còn tồn tại khi mà thể xác đã mất hay không, điều này tôi không thể giải thích nổi, mà tôi cũng không mong muốn điều ngược lại. Những ý niệm về linh hồn là nhằm giải thích cho những nỗi sợ hãi hay thuyết vị kỷ vô lý của những người yếu bóng vía. Bí mật về sự vĩnh hằng của cuộc sống, sự mơ hồ về kiến trúc kỳ diệu của tạo hóa. cùng với những nỗ lực để có thể hiểu được một phần dù chỉ là rất nhỏ lý lẽ của sự tồn tại hiển nhiên của mình trong tự nhiên, đối với tôi như vậy là quá đủ. Về ý nghĩa cuộc sống Đâu là ý nghĩa cuộc sống chúng ta, đâu là ý nghĩa cuộc sống của mọi sinh vật nói chung? Biết câu trả lời cho câu hỏi này, nghĩa là có đức tin tôn giáo. Bạn lại hỏi: Có nghĩa gì không khi đặt ra câu hỏi ấy? Tôi trả lời: Kẻ nào thấy cuộc sống của mình của đồng loại là vô nghĩa, kẻ đó không những chỉ bất hạnh mà còn hầu như không thể sống được. Giá trị đích thực của một con người Giá trị đích thực của một con người trước hết được xác định bởi: anh ta đã đạt đến chỗ giải phóng khỏi cái Tôi đến mức độ nào theo nghĩa gì. Về của cải Tôi nghiệm thấy chắc chắn rằng, không của cải nào trên đời này có thể đưa nhân loại tiến lên được, ngay cả khi nó được trao vào tay những người tận tâm nhất. Chỉ có tấm gương của những nhân cách lớn trong sạch mới dẫn đến những tư tưởng hành động cao quý. Đồng tiền chỉ kích thích tư lợi luôn mê hoặc sự lạm dụng. Ai có thể tưởng tượng ra Moses, Jesus hay Gandhi được trang bị bằng tải tiền của Carnegie hay không? Cộng đồng cá thể Nếu chúng ta ngẫm nghĩ về cuộc đời nỗ lực của mình, chúng ta sẽ sớm nhận ra rằng, hầu hết những hoạt động mong muốn của chúng ta đều có quan hệ với sự tồn tại của người khác. Chúng ta nhận ra rằng, về bản chất giống loài, chúng ta cũng giống như những động vật sống theo bầy. Chúng ta ăn thức ăn người khác trồng, mặc quần áo người khác may, sống trong nhà người khác xây. Hầu hết những gì ta hiểu biết tin tưởng đều do người khác bày cho ta thông qua một ngôn ngữ, mà ngôn ngữ cũng do những người khác tạo ra. Nếu không có ngôn ngữ, khả năng tư duy của chúng ta sẽ rất hạn chế - chỉ tương đương với những động vật cao cấp; vì thế chúng ta phải thừa nhận rằng, để chúng ta hơn được động vật, trước hết chúng ta phải mang ơn vì được sống trong cộng đồng loài người. Một cá thể bị bỏ rời một mình từ khi sinh ra sẽ có suy nghĩ cảm nhận hoang dã như động vật, đến mức chúng ta khó mà tưởng tượng được. Vậy nên, căn cước ý nghĩa tồn tại của một cá thể nằm ở chỗ, anh ta không hẳn là một sinh thể đơn lẻ mà là thành viên của một cộng đồng lớn của con người, cộng đồng dẫn dắt đời sống vật chất tinh thần của anh ta từ khi sinh ra tới khi chết. Cái làm nên giá trị của một con người trong cộng đồng phụ thuộc trước hết vào việc những tình cảm, suy nghĩ hành động của anh ta giúp ích được bao nhiêu cho sự tồn tại của người khác. Tuỳ theo thái độ của anh ta trong mối quan hệ này mà chúng ta đánh giá anh ta thuộc loại tốt hay xấu. Thoạt nhìn thì có vẻ là, chỉ duy những phẩm chất xã hội của một con người mới là chuẩn mực cho những đánh giá về anh ta. Nhưng một quan niệm như vậy thật ra là không đúng. Dễ nhận thấy rằng, trải qua bao thế hệ, tất cả tài sản vật chất, tinh thần đạo đức mà chúng ta nhận được từ cộng đồng đã được tạo dựng bởi những cá thể sáng tạo đơn lẻ: người tìm ra cách dùng lửa, người tìm ra cách trồng trọt, người phát minh ra đầu máy hơi nước. Chỉ cá thể đơn lẻ mới có thể tư duy qua đó, tạo ra những giá trị mới cho xã hội, vâng, thậm chí đề ra những quy phạm đạo đức mới để đời sống cộng đồng hướng theo. Nếu không có những cá thể sáng tạo, suy nghĩ phán xét độc lập, thì sự phát triển lên cao của xã hội là khó tưởng tượng; cũng như vậy, một cá thể đơn lẻ sẽ không thể phát triển nếu thiếu mảnh đất dinh dưỡng của cộng đồng. Vâng, một cộng đồng lành mạnh là một cộng đồng gắn liền với tính độc lập của những cá thể cũng như với sự liên kết bên trong của xã hội. Có nhiều điểm đúng khi nói rằng, nền văn hoá Hy-Âu-Mỹ nói chung, đặc biệt là cao trào văn hoá thời Phục hưng ở Ý – thời chấm dứt đêm trường trung cổ ở châu Âu – đã đặt nền tảng trên sự giải phóng cá nhân sự tách bạch một cách tương đối giữa cá nhân với cộng đồng. Bây giờ, hãy nhìn vào thời đại chúng ta đang sống! Cộng đồng được nhìn nhận ra sao, còn cá thể thì thế nào? So với thời trước, mật độ dân số ở các nước văn minh hiện quá cao; châu Âu hôm nay chứa một lượng người lớn gấp ba lần cách đây một trăm năm. Nhưng tỉ lệ những người có tư chất thủ lĩnh lại giảm sút. Chỉ có một số ít người, nhờ thành tựu của mình, nổi lên trước đám đông như một nhân cách. Ở một chừng mực nhất định, tổ chức đã thay thế thủ lĩnh, nhất là trong lĩnh vực kỹ thuật, song cũng đã có thể cảm thấy điều tương tự trong khoa học. Đặc biệt nhạy cảm, sự thiếu hụt cá tính trong lĩnh vực nghệ thuật đang lộ rõ. Hội hoạ âm nhạc xuống cấp trông thấy đang đánh mất ghê gớm sự cộng hưởng trong công chúng. Trong chính trị, không chỉ thiếu người cầm lái mà sự độc lập tinh thần cũng như ý thức về lẽ phải của dân chúng cũng giảm sút khủng khiếp. Chế độ dân chủ nghị trường, chế độ vốn lấy sự độc lập nói trên làm điều kiện tiên quyết, đang bị chao đảo ở nhiều nơi; các chế độ độc tài xuất hiện được dung dưỡng, bởi ý thức về danh dự quyền cá nhân không còn đủ mạnh nữa. Chỉ trong hai tuần, vì báo chí, đám đông mù quáng ở một quốc gia nào đó có thể bị làm cho giận dữ kích động đến nỗi những người đàn ông sẵn sàng khoác áo lính để đi giết người bị giết vì những mục đích chẳng lấy gì làm cao quý của những thế lực nào đó. Nghĩa vụ quân sự với tôi là dấu hiệu nhục nhã nhất về sự thiếu hụt phẩm giá cá nhân, sự thiếu hụt mà vì nó, nhân loại văn minh của chúng ta đang quằn quại. Chẳng thế mà không thiếu những nhà tiên tri, những kẻ dự báo ngày tàn của nền văn minh chúng ta đang đến gần. Tôi không thuộc số những kẻ bi quan này; tôi tin vào một tương lai tốt đẹp hơn. Ở đây tôi muốn biện giải cho lòng tin ấy một cách ngắn gọn: Theo ý kiến của tôi, những biểu hiện suy tàn hiện nay bắt nguồn từ chỗ: sự phát triển về kinh tế kỹ thuật đã khiến cho cuộc đấu tranh sinh tồn của con người càng thêm gay gắt, vì thế, sự phát triển tự do của cá nhân bị tổn hại nặng nề. Nhưng mặt khác, kỹ thuật phát triển lại giúp cá nhân ngày càng phải lao động ít hơn mà vẫn thoả mãn được các nhu cầu chung. Việc phân công lao động có kế hoạch đang ngày càng trở nên một đòi hỏi cấp thiết, việc phân công này sẽ mang lại sự bảo đảm về vật chất cho từng cá thể. Sự bảo đảm này, cũng như sức lực thời gian dư ra của các cá thể, sẽ là một lợi thế cho sự phát triển nhân cách. Cộng đồng nhờ thế sẽ khoẻ mạnh trở lại, chúng ta hãy hy vọng rằng, các sử gia tương lai sẽ nhìn những biểu hiện bệnh tật của thời đại chúng ta như chứng cảm cúm của trẻ con, chứng cảm cúm của một nhân loại đang vươn mình lên cao – mà tất cả chẳng qua cũng do tốc độ chuyển đổi quá nhanh mà ra. *) Khi nói đến tính phi nhân cách của thể thức bầu ở châu Âu, theo chúng tôi, Einstein muốn phê phán thể thức bầu cử mà ở đó, các đảng phái chính trị có vai trò chính yếu phần nào che lấp cá nhân người ra ứng cử (Khác với các thể thức bầu cử Tổng thống trực tiếp kiểu Mỹ: ứng cử viên Tổng thống cần chứng minh được nhân cách bản lĩnh cá nhân của mình trước cử tri nhiều hơn) Albert Einstein (Nguyễn Định Alpha books dịch) Tạp chí Tia Sáng -- Một Người Việt Nam Thầm Lặng (Câu chuyện khác thường về một điệp viên đã thách thức nước Mỹ) Tác giả: Jean – Claude Pomonti Lời giới thiệu Jean – Claude Pomonti là phóng viên thường trú của báo Pháp Le Monde (Thế giới), tờ báo bán chính thức của chính phủ Pháp, trong những năm cuối của cuộc chiến tranh Việt Nam. Các bài viết của Jean – Claude Pomonti phản ánh quan điểm của chính phủ Pháp trong thời gian này là không tán thành Mỹ mở rộng kéo dài chiến tranh Việt Nam. Hai lần, năm 1973 cuối năm 1974, do đưa tin viết bài không có lợi cho chính quyền Sài Gòn, nên Jean – Claude Pomonti bị trục xuất khỏi miền Nam Việt Nam. Từ năm 1975 đến nay, Jean – Claude Pomonti có dịp trở lại Việt Nam nhiều lần. Nói chung, các bài viết của Jean Claude Pomonti là khách quan, có thiện cảm với công cuộc đổi mới của Việt Nam. Jean – Claude Pomonti còn viết hai cuốn sách về chiến tranh Việt Nam: La Rage d’être vietnamien (Cuồng nhiệt trở thành người Việt Nam) xuất bản năm 1974 cuốn Vietnam, communiste et dragons (Việt Nam, cộng sản những con rồng) xuất bản năm 1994, ông còn viết chú thích cho cuốn sách ảnh của nhà nhiếp ảnh Pháp Philippe Picquier nhan đề Vietnam quand l’aube se lève (Việt Nam lúc rạng đông) xuất bản năm 1997. Cuốn “Một người Việt Nam thầm lặng” nói về nhà báo Phạm Xuân Ẩn, Thiếu tướng tình báo, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân (từ năm 1976). Từ những năm chiến tranh Jean – Claude Pomonti đã quen biết Phạm Xuân Ẩn, đánh giá cao tài năng nhân cách của Phạm Xuân Ẩn, nhưng không hề nghĩ là tình báo của Việt cộng. Sau chiến tranh, nhiều nhà báo quốc tế bạn bè cũ như Jean – Claude Pomonti đã trở lại Sài Gòn trò chuyện, phỏng vấn Phạm Xuân Ẩn nhiều lần đã viết nhiều sách bài báo về Phạm Xuân Ẩn như Morley Safer viết bài Spying for Hanoi (Làm tình báo cho Hà Nội) đăng trên báo Mỹ The New York Times Magazine năm 1990, Robert McFađen viết bài At Hanoi’s Insistence the Spy Skips a Reunion (Theo đòi hỏi của Hà Nội, điệp viên bỏ cuộc họp) đăng trên báo The Internationl Herald Tribune năm 1997, David Usborrne viết bài The spy who loved both sides (Người tình báo yêu quý cả hai phía) đăng trên báo The Independent, năm 1997, hay Thomas A.Bass viết bài The spy who loved us (Người tình báo yêu quý chúng tôi) đăng trên báo The New Yorker năm 2005, hoặc Rober Saplen viết sách Reporting Vietnam, American Journalism 1959 – 1975 (Báo chí Mỹ làm phóng sự ở Việt Nam 1959 – 1975), xuất bản năm 1998, tái bản năm 2000. Tất cả là những nhà báo Mỹ. Còn ở Pháp thì có cuốn Continetal Saigon (Khách sạn Continental ở Sài Gòn) của Philippe Franchini, xuất bản năm 1976, tái bản năm 1995. Jean – Claude Pomonti đã dựa vào các sách, báo nói trên những cuộc trò chuyện với Phạm Xuân Ẩn để dựng lại câu chuyện về cuộc đời của ông. Tác giả có tham khảo cuốn sách của Nguyễn Thị Ngọc Hải: Phạm Xuân Ẩn, tên người như cuộc đời để bổ sung nguồn tư liệu về phía Việt Nam. Về đại thể, sách của Jean – Claude Pomoti tuy ra muộn (2006, ba mươi năm sau chiến tranh!) nhưng đầy đủ tư liệu hơn, dựng lên khá trung thực về cuộc đời nhân cách của Phạm Xuân Ẩn, nên có tác dụng giới thiệu rộng rãi cho độc giả nước ngoài biết về cuộc đời đầy bí ẩn của nhà tình báo hoạt động trong lòng địch dưới vỏ bọc một nhà báo suốt hơn 20 năm, cho đến khi chiến tranh kết thúc mà không hề bị lộ. Tuy nhiên khi viết về giai đoạn sau năm 1975 tác giả đưa ra một số chi tiết khiến ta ngờ vực tính xác thực như: 6 năm sau chiến tranh, năm 1981, Phạm Xuân Ẩn mới được gặp Đại tướng Võ Nguyên Giáp, hai người chỉ bắt tay không nói chuyện gì hơn, lúc Đại tướng Giáp mời chụp ảnh, Phạm Xuân Ẩn đã xin lỗi khước từ. Thật ra Phạm Xuân Ẩn đã đi dự Đại hội Đảng lần thứ IV năm 1976, năm 1981 lại ra Hà Nội dự Đại hội Đảng toàn quân Đại hội Đảng lần thứ V trong Đại hội Đảng đã chụp ảnh cùng với Đại tướng một số đại biểu quân đội khác (ảnh này có đăng trong cuốn sách Phạm Xuân Ẩn, tên người như cuộc đời của Nguyễn Thị Ngọc Hải). Chương cuối cùng khi nói về những nỗi trăn trở của Phạm Xuân Ẩn, tác giả dùng từ “désenchantements” “deception” có nghĩa là “vỡ mộng” “”thất vọng” là không đúng với tâm trạng Phạm Xuân Ẩn trước thực trạng khó khăn của đất nước những năm sau chiến tranh. Do đó trong quá trình dịch biên tập cuốn sách của Jean Claude Pomonti viết về Phạm Xuân Ẩn chúng tôi phải rất thận trọng, vừa tôn trọng quan điểm khách quan của tác giả vừa phải lược bớt đi những chi tiết không đảm bảo tính xác thực. Mặc dù còn có một vài khiếm khuyết hạn chế trong cách đánh giá nhìn nhận dưới góc độ của một nhà báo phương Tây, cuốn sách “Một người Việt Nam thầm lặng” của tác giả Jean – Claude Pomoti đã góp phần giúp cho bạn đọc Việt Nam cũng như đông đảo bạn bè quốc tế hiểu thêm về những chiến công thầm lặng đầy quả cảm của nhà báo, nhà tình báo vĩ đại Phạm Xuân Ẩn. Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc -- Gevork Vartanian: Người anh hùng thầm lặng của tình báo Xôviết Tháng 2/2009, điệp viên kỳ cựu từng được phong danh hiệu Anh hùng Liên Xô Gevork Andreevich Vartanian vừa chính thức bước sang tuổi 85. Trong lịch sử tình báo Xôviết, hiếm có những điệp viên nào như vợ chồng nhà Gevork lại được giữ bí mật về hoạt động tình báo trong quá khứ của họ lâu đến như vậy. Mãi tới những ngày cuối cùng của thế kỷ XX - ngày 20/12/2000, cũng là dịp kỷ niệm 80 năm ngày truyền thống - Cơ quan Tình báo đối ngoại Nga (SVR) mới chính thức tiết lộ hồ sơ về gia đình điệp viên lão thành này. Nhờ đó, người dân Nga mới biết được, Gevork cùng nhóm tình báo có mật danh "Đội kị binh nhẹ" của ông đã đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn thành công âm mưu ám sát Stalin, Churchill Roosevelt trong Hội nghị của quân Đồng minh tại Tehran vào năm 1943 . Cha truyền con nối Gevork sinh ngày 17/2/1924 tại thành phố Rostov trong gia đình có cha là Andrey Vartanian, một công dân Armenia gốc Iran, giám đốc một nhà máy ép dầu. Khi cả gia đình Vartanian chuyển tới sống tại Iran vào năm 1930, Gevork mới tròn 6 tuổi. Trên thực tế, cha của Gevork là một điệp viên của tình báo đối ngoại Xôviết, chuyển tới sống tại Iran theo yêu cầu của cấp trên. Ông nhanh chóng trở thành một thương gia thành đạt nổi tiếng (chủ nhân một nhà máy sản xuất bánh kẹo) tại Iran. Tận dụng vỏ bọc rất tốt này, Andrey đã triển khai các hoạt động tình báo hết sức tích cực: tự mình tuyển mộ, duy trì liên lạc với các nguồn tin để thu thập từ họ những tài liệu mật quan trọng. Ông gần như không bao giờ sử dụng nguồn tài chính do cấp trên cung cấp mà chỉ sử dụng tiền mình kiếm được từ kinh doanh để hoạt động tình báo. Thậm chí trong những năm tháng khó khăn nhất của cuộc chiến tranh giữ nước vĩ đại, Andrey còn thu thập một khoản tiền không nhỏ gửi về trung tâm để chi phí chế tạo thêm xe tăng. Năm 1953, Andrey Vartanian rời Tehran quay trở lại Erevan, sau khi hoạt động cho tình báo Xôviết trong suốt 23 năm tại Iran. Cả cuộc đời của ông có thể coi là một điệp viên xuất sắc, một tấm gương yêu nước thực sự. Andrey đã giáo dục tất cả những người con của mình theo tinh thần đó. Gevork đã trở thành một điệp viên thực thụ dưới những ảnh hưởng như vậy từ người cha của mình. Cuộc chiến vì bàn đạp chiến lược Trên thực tế, Gevork Vartanian đã gắn kết số phận của mình với tình báo Xôviết ngay từ năm 16 tuổi, khi cậu tình nguyện tham gia vào các hoạt động liên lạc trong bộ phận tình báo tại Tehran từ tháng 2/1940. Ngoài người cha đáng kính của mình, điệp viên tài năng đầy kinh nghiệm Ivan Agaians cũng là người có vai trò quan trọng trong việc dìu dắt Gevork trở thành một chiến sĩ tình báo thực thụ. Gevork chính thức bước vào sự nghiệp của một điệp viên vào đúng thời điểm tại Iran đang trong bối cảnh hết sức phức tạp. Ngay trước Chiến tranh thế giới thứ hai, quốc gia này đóng một vai trò rất quan trọng trong các kế hoạch của Hitler. Ngoài đặc điểm là nguồn cung cấp dầu mỏ vô tận, Iran còn là một nút giao thông chiến lược - nằm trên lộ trình tới Afghanistan sau đó là Ấn Độ, là nơi Hitler dự định sẽ xua quân đánh chiếm sau khi "thanh toán" xong Liên Xô. Càng gần sát tới thời điểm bùng nổ Chiến tranh thế giới thứ hai, nhà vua Iran Reza Shah Pahlavi càng tỏ rõ xu hướng xích lại gần hơn với nước Đức phát xít, đặc biệt là trong lĩnh vực quân sự. Ngay thời điểm bắt đầu chiến tranh, tại Iran đã có gần 20 ngàn công dân Đức: từ các chuyên gia quân sự, điệp viên công khai lẫn bí mật, thương gia, kỹ sư, . Thông qua mạng lưới điệp viên sâu rộng của mình, Hitler đã có được một ảnh hưởng rất lớn lên các quan chức chính trị, quân đội cảnh sát nước này. Dù vậy, sau khi Đức chính thức yêu cầu Iran phải gia nhập liên minh phát xít, Hội đồng quân sự tối cao của nước này vẫn kiên quyết từ chối với lý do theo đuổi chính sách trung lập, bất chấp sự do dự của Vua Pahlavi. Trong bối cảnh như vậy, chỉ huy Cơ quan Tình báo quân sự Đức phát xít - đô đốc Canaris - đã bí mật tới Iran để trực tiếp chuẩn bị một vụ đảo chính. Cần nói thêm là bản thân Iran cũng có một vị trí địa lý hết sức quan trọng đối với Liên Xô. Việc phát xít Đức chiếm được Nauy quần đảo Spitzbergen đã phong tỏa đáng kể mọi tuyến đường biển tới các cảng phía bắc Liên Xô. Iran với vị thế cánh cửa mở ra vịnh Pecxich cùng với hệ thống đường sắt rộng khắp sẽ là tuyến đường chiến lược để cung cấp hàng hóa tiếp tế phục vụ cho chiến tranh đối với Liên Xô. Moskva tất nhiên không thể ngồi yên nhìn Iran rơi vào tay phát xít Đức. Đến tháng 9/1941, Liên Xô Anh đã phối hợp đưa quân vào quốc gia này. Chiến dịch quân sự của quân Đồng minh không gây tổn hại đáng kể nào cho mạng lưới gián điệp của Đức tại Iran. Chúng thậm chí còn tiếp tục lợi dụng lãnh thổ nước này để làm bàn đạp cho các hoạt động phá hoại ngay trên đất Liên Xô. Bộ phận tình báo Xôviết tại Iran - đứng đầu chính là điệp viên Ivan Agaians - đã được lệnh tập trung cho nhiệm vụ ưu tiên là xây dựng một mạng lưới tình báo đủ mạnh để có thể phát hiện làm rõ điệp viên của các cơ quan tình báo nước ngoài, các tổ chức thù địch với Liên Xô, ngăn ngừa những hành động phá hoại nhằm vào các hoạt động của Liên Xô tại Iran. Bắt đầu sự nghiệp tình báo Nhiệm vụ chính thức đầu tiên được giao phó cho Gevork (có mật danh là Amir) là chọn lọc xây dựng một nhóm bạn đồng lứa tin cậy để giúp đỡ các đồng nghiệp trong hoạt động tình báo, cũng như theo dõi tay chân của phát xít Đức tại Iran. Ban đầu, cậu đã tuyển mộ được 7 người bạn trẻ trong quá khứ cũng xuất thân từ Liên Xô, có tinh thần yêu nước, sẵn sàng đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít. Nhóm điệp viên trẻ của Amir được thành lập mà hầu như không được qua đào tạo một chút nào về nghiệp vụ, tất cả chỉ được tự học hỏi rút kinh nghiệm dần trong quá trình hoạt động. Trong giai đoạn đầu, nhóm được các điệp viên Xôviết kỳ cựu tại Iran gọi đùa là "Kị binh nhẹ", cái tên về sau đã gắn liền với họ trong suốt nhiều năm hoạt động sau đó. Khó có thể kể hết những chiến công mà nhóm "Kị binh nhẹ" đã đóng góp cho tình báo Xôviết tại Iran. Đáng chú ý có vụ điều tra về một gián điệp của Đức được mệnh danh là "Dược sĩ". Theo các nguồn tin tình báo, tên này thường xuyên có nhiều cuộc gặp quan trọng với các đại diện quan chức quân sự cao cấp của Iran để thu thập nhiều thông tin quan trọng. Việc theo dõi ban đầu không thể giúp tìm ra bất cứ bằng chứng nào - tên này hàng giờ chỉ lang thang khắp Tehran, nếu không dạo chơi ngoài chợ thì lại ngồi uống trà một mình. Trọng trách điều tra được giao cho nhóm của Amir với nhiệm vụ không được rời mắt khỏi "Dược sĩ". Hai vợ chồng điệp viên Goar Gevork (ảnh chụp những năm 40) Theo nhận định của Amir, nhóm cần tập trung vào việc làm rõ, tên gián điệp của Đức thường làm gì tại nhà, đặc biệt vào các buổi sáng, trước khi rời khỏi nhà đi lang thang khắp thành phố. Một lần tình cờ từ gác mái của ngôi nhà bên cạnh, các điệp viên trẻ quan sát thấy hai nhân vật giống nhau như hai giọt nước cùng ngồi uống trà bên chiếc bàn trong nhà. Hóa ra bọn Đức đã sử dụng hai anh em sinh đôi để che giấu hoạt động của mình - một tên công khai đi ra ngoài trước để thu hút sự theo dõi, trong khi tên thứ hai chính là "Dược sĩ" có thể bình thản ra ngoài gặp gỡ với các nguồn tin của hắn. Mọi chuyện còn lại tiếp sau chỉ là vấn đề kỹ thuật, giúp cho nhóm "Kị binh nhẹ" nhanh chóng lần ra toàn bộ đường dây của hắn. Có thể thấy tính hiệu quả của nhóm tình báo do Amir đứng đầu nếu biết rằng, chỉ trong 2 năm đầu tiên hoạt động, nhóm đã giúp xác định rõ không dưới 400 người có quan hệ với các cơ quan mật vụ phát xít hay không. Học viên trường tình báo của Anh Vào năm 1942, Amir lại được giao một nhiệm vụ tình báo đặc biệt khác. Vấn đề là ngay trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Anh dù là đồng minh của Liên Xô nhưng vẫn không từ bỏ mọi cơ hội hoạt động tình báo phá hoại đối với Moskva. Bộ phận của tình báo Xôviết tại Iran biết được, người Anh đã bí mật xây dựng tại Tehran một trường đào tạo tình báo, tuyển mộ những thanh niên trẻ biết tiếng Nga, sau đó tung sang hoạt động tại các nước cộng hòa vùng Trung Á Zakavkaz thuộc Liên Xô. Theo chỉ thị của trên, Amir cùng nhiều thành viên nhóm "Kị binh nhẹ" đã tìm cách được tuyển mộ làm học viên của trường này, thu thập mọi thông tin chi tiết về nó cũng như tất cả các học viên tại đây. Nhờ đó, hầu hết những học viên của trường này sau khi được tung vào Liên Xô đều bị vô hiệu hóa hay tuyển mộ lại để hoạt động dưới sự chỉ đạo của Cơ quan Phản gián Xôviết. Một thời gian sau, ngôi trường trên bị giải thể do phía Liên Xô phản đối trò chơi không đẹp của Anh. Cần nói thêm là trong vòng nửa năm là học viên của người Anh, Amir đã được đào tạo khá căn bản về các kỹ năng hoạt động tình báo: hoạt động tuyển mộ, tổ chức hộp thư mật, mật mã, cách duy trì liên lạc, cách phòng tránh phát hiện theo dõi, . - tất cả đều hết sức có ích cho quãng đời hoạt động tình báo sau này của ông. Người bạn đời - Người đồng chí Một trong những thành viên tích cực của nhóm Amir ngay từ những ngày đầu hoạt động chính là Oganes, cũng là người bạn thân của ông. Thông qua Oganes, Amir đã quen biết yêu cô em gái Goar của bạn mình. Đến năm 1942, Amir chính thức tuyển mộ Goar vào hoạt động cho nhóm "Kị binh nhẹ". Thực tế cho thấy, ông đã không nhìn nhầm người. Sự nhạy cảm, sáng suốt, thông minh nhiều năng khiếu bẩm sinh đã giúp cho cô gái trở thành một cố vấn thực sự đối với các chiến sĩ tình báo trẻ về các vấn đề an ninh những biện pháp phòng ngừa. Có lần, Amir bị cảnh sát mật Iran bắt giữ vì có liên quan tới hoạt động của một vài đồng đội trong nhóm. Goar chính là người đã thường xuyên vào tù thăm nom, động viên cung cấp cho ông nhiều thông tin quan trọng để giúp ông có thể đối phó hiệu quả với những đòn tra của cảnh sát. Cũng nhờ sự vận động đặc biệt của cha mình (đã trở thành một thương gia nổi tiếng tại Iran), Amir đã được trả tự do sau 3 tháng bị giam giữ. Với tình yêu được nảy nở thử thách qua những tháng năm hoạt động, Goar Gevork chính thức tổ chức hôn lễ vào ngày 30/6/1946 tại Tehran, còn cùng nhau hoạt động tại Iran thêm 6 năm nữa. Vai trò trong chiến dịch "cú nhảy dài" Công chúng giờ đây đều đã biết về âm mưu của Hitler nhằm tiêu diệt ba nguyên thủ của phe đồng minh tại Hội nghị Thượng đỉnh Tehran năm 1943 trong khuôn khổ chiến dịch có tên "Cú nhảy dài". Hitler đã trực tiếp giao nhiệm vụ này cho tay chân thân tín Otto Scorceni. Theo kế hoạch, một nhóm tiên phong gồm 6 biệt kích sẽ nhảy dù xuống thành phố Kum (cách Tehran 70 km), trước khi xâm nhập vào Tehran, chuẩn bị các điều kiện cho nhóm biệt kích chính sẽ do chính Scorceni dẫn đầu đổ bộ xuống. Trong suốt 2 tuần, nhóm biệt kích này đã vận chuyển được một số lượng lớn vũ khí đạn dược tới Tehran, giấu trong một biệt thự bí mật của tình báo Đức. "Kị binh nhẹ" chính là bộ phận đầu tiên đã khai thác được thông tin về vụ nhảy dù xác định được nơi ẩn náu của nhóm biệt kích trên, nhờ đó cả 6 tên đã nhanh chóng bị bắt. Khi biết được thất bại của nhóm tiền trạm, Berlin đã quyết định từ bỏ ngay lập tức kế hoạch "Cú nhảy xa". Theo bà Goar sau này kể lại, cả [...]... tháng 4/1949 Năm 1951, vợ chồng Gevork đề nghị trung tâm tạo điều kiện học tập nâng cao trình độ Cả hai tu nghiệp tại khoa ngoại ngữ Trường đại học Tổng hợp Erevan Sau thời điểm này, hai vợ chồng Gevork lại tiếp tục sát cánh trong những chuyến công tác nước ngoài liên tục hơn 30 năm nữa Họ quay trở về quê hương sau chuyến công tác cuối cùng vào mùa thu năm 1986 Vài tháng sau, Goar nghỉ hưu, còn Gevork... năm 1986 Vài tháng sau, Goar nghỉ hưu, còn Gevork tiếp tục phục vụ cho đến năm 1992 Ngay cả khi đã nghỉ hưu, Gevork vẫn tích cực hợp tác với SVR - gặp gỡ tham gia đào tạo các nhân viên tình báo trẻ tuổi để truyền đạt cho họ những kinh nghiệm quý báu của mình Gevork Vartanian còn là điệp viên Xôviết đầu tiên được phong danh hiệu Anh hùng Liên Xô vì những hoạt động trong thời bình . theo để tăng cường nghị lực; dưới đây hãy xin xem xét kỹ về phương diện tâm lý của nghị lực. 3. Về phương diện tâm lý Người có nghị lực có đủ ba đức tính:. Không có nghị lực mới cần rèn nghị lực, mà muốn rèn nghị lực thì phải có nghị lực đã: đã thiếu nó rồi thì làm sao rèn nó được? Vấn đề rèn nghị lực quả là

Ngày đăng: 04/09/2013, 20:10

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan