KỲ THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN 1 NĂM HỌC 2012 – 2013 Môn thi: SINH HỌC- Mã đề 357

8 481 3
KỲ THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN 1 NĂM HỌC 2012 – 2013 Môn thi: SINH HỌC- Mã đề 357

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Tài liệu tham khảo và tuyển tập đề thi thử đại học, cao đẳng các môn giúp các bạn ôn thi tốt và đạt kết quả cao trong kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông và tuyển sinh cao đẳng, đại học . Chúc các bạn thi tốt!

WWW.VNMATH.COM Trang 1/8 - đ ề th i 357 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG THÁP TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN QUANG DIÊU KỲ THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN 1 NĂM HỌC 2012 2013 Môn thi: SINH HỌC- đề 357 THỜI GIAN: 90 PHÚT I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH ( 40 câu, từ câu 1 đến câu 40) Câu 1: Tính trạng màu hoa do 2 cặp gen nằm trên hai cặp NST khác nhau tương tác theo kiểu bổ trợ, kiểu gen có mặt cả 2 alen A và B quy định hoa đỏ , kiểu gen thiếu một trong 2 alen A hoặc B quy định hoa vàng, kiểu gen aabb quy định hoa trắng. Ở một quần thể đang cân bằng về di truyền, trong đó alen A có tần số 0,4 và alen B có tần số 0,3. Kiểu hình hoa đỏ chiếm tỉ lệ là bao nhiêu % ? A. 1,44% B. 56,25% C. 32,64% D. 12% Câu 2: Giả sử một đoạn mARN có trình tự các ribonucleotit như sau: 3’ AUG XXX- XGX- GGG - GAU AAA- UAG GUA - XGA 5’. Khi dịch thì chuỗi polipeptit hình thành bao nhiêu axit amin (tính cả axit amin mở đầu). A. 3 B. 4 C. 5 D. 6 Câu 3: Một phân tử mARN dài 2040 A 0 được tách ra từ vi khuẩn E. coli có tỉ lệ các loại nuclêôtit A, G, U và X lần lượt là 20%, 15%, 40% và 25%. Người ta sử dụng phân tử mARN này làm khuôn để tổng hợp nhân tạo một đoạn ADN có chiều dài bằng chiều dài phân tử mARN. Tính theo lí thuyết, số lượng nuclêôtit mỗi loại cần phải cung cấp cho quá trình tổng hợp một đoạn ADN trên là: A. G = X = 280, A = T = 320. B. G = X = 360, A = T = 240. C. G = X = 320, A = T = 280. D. G = X = 240, A = T = 360. Câu 4: Ở một loài thực vật, xét cặp gen Bb nằm trên nhiễm sắc thể thường, mỗi alen đều có 1200 nuclêôtit. Alen B có 301 nuclêôtit loại ađênin, alen b có số lượng 4 loại nuclêôtit bằng nhau. Cho hai cây đề có kiểu gen Bb giao phấn với nhau, trong số các hợp tử thu được, có một loại hợp tử chứa tổng số nuclêôtit loại guanin của các alen nói trên bằng 1199. Kiểu gen của loại hợp tử này là: A.Bbbb B. BBbb C.Bbb D. BBb Câu 5: Ở một loài thực vật, G: hoa tím trội hoàn toàn so với g : hoa trắng. Cho 2 cây tứ bội dị hợp tử kép (GGgg) lai với nhau và có trao đổi chéo xảy ra ở 1 giới nên thu được kiểu hình ở F 1 như sau: 540 hoa tím : 20 hoa trắng. Hãy xác định tỉ lệ kiểu gen của F 1 : A. 3GGGG: 20GGGg: 38GGgg: 20Gggg: 3gggg. B. 20GGGG: 3GGGg: 38GGgg: 20Gggg: 3gggg. C. 3GGGG: 38GGGg: 20GGgg: 20Gggg: 3gggg. D. 3GGGG: 20GGGg: 20GGgg: 38Gggg: 3gggg. Câu 6: Trong cơ chế điều hoà hoạt động của opêron Lac, sự kiện nào sau đây diễn ra cả khi môi trường có lactôzơ và khi môi trường không có lactôzơ? A. Một số phân tử lactôzơ liên kết với prôtêin ức chế. B. Gen điều hoà R tổng hợp prôtêin ức chế. C. Các gen cấu trúc Z, Y, A phiên tạo ra các phân tử mARN tương ứng. D. ARN pôlimeraza liên kết với vùng khởi động của opêron Lac và tiến hành phiên mã. Câu 7: Gen S đột biến thành gen s. Khi gen S và gen s cùng tự nhân đôi liên tiếp 3 lần thì số nuclêôtit tự do môi trường nội bào cung cấp cho gen s ít hơn so với cho gen S là 28 nuclêôtit. Dạng đột biến xảy ra với gen S là: A. mất 1 cặp nuclêôtit. B. mất 2 cặp nuclêôtit. C. đảo vị trí 2 cặp nuclêôtit. D. thay thế 1 cặp nuclêôtit. WWW.VNMATH.COM Trang 2/8 - đ ề th i 357 Câu 8: Trong một lần nguyên phân của một tế bào ở thể lưỡng bội, một nhiễm sắc thể của cặp số 3 và một nhiễm sắc thể của cặp số 6 không phân li, các nhiễm sắc thể khác phân li bình thường. Kết quả của quá trình này có thể tạo ra các tế bào con có bộ nhiễm sắc thể là: A. 2n + 2 và 2n - 2 hoặc 2n + 2 + 1 và 2n - 2 - 1 B. 2n + 1 + 1 và 2n - 1 - 1 hoặc 2n + 1 - 1 và 2n - 1 + 1 C. 2n + 1 - 1 và 2n - 2 - 1 hoặc 2n + 2 + 1 và 2n - 1 + 1 D. 2n + 1 + 1 và 2n - 2 hoặc 2n + 2 và 2n - 1 1. Câu 9: Ở một loài thực vật, alen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng.Dùng cônsixin xử lí các hạt của cây lưỡng bội (P), sau đó đem gieo các hạt này thu được các cây F 1 . Chọn ngẫu nhiên hai cây F 1 cho giao phấn với nhau, thu được F 2 gồm 1190 cây quả đỏ và 108 cây quả vàng. Cho biết quá trình giảm phân không xảy ra đột biến, các cây tứ bội đều tạo giao tử 2n có khả năng thụ tinh. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu gen của F 2 là: A. 1 AAA : 5 AAa : 5 Aaa : 1 aaa. B. 5 AAA : 1 AAa : 5 Aaa : 1 aaa. C. 5 AAA : 1 AAa : 1 Aaa : 5 aaa. D. 1 AAA : 5 AAa : 1 Aaa : 5 aaa. Câu 10: Trong một tế bào sinh tinh, xét hai cặp nhiễm sắc thể được kí hiệu là Aa và Bb. Khi tế bào này giảm phân, cặp Aa phân li bình thường, cặp Bb không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường. Các loại giao tử có thể được tạo ra từ quá trình giảm phân của tế bào trên là A. ABb và A hoặc aBb và a B. ABb và a hoặc aBb và A C. Abb và B hoặc ABB và b D. ABB và abb hoặc AAB và aab Câu 11: Cho biết không xảy ra đột biến, tính theo lí thuyết, xác suất sinh một người con có 2 alen trội của một cặp vợ chồng đều có kiểu gen AaBbDd là: A. 5/16 B. 3/32 C. 27/64 D.15/64 Câu 12: Giao phấn giữa hai cây (P) đều có hoa màu trắng thuần chủng, thu được F1 gồm 100% cây có hoa màu đỏ. Cho F1 tự thụ phấn, thu được F2 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 9 cây hoa màu đỏ : 7 cây hoa màu trắng. Chọn ngẫu nhiên hai cây có hoa màu đỏ ở F2 cho giao phấn với nhau. Cho biết không có đột biến xảy ra, tính theo lí thuyết, xác suất để xuất hiện cây hoa màu trắng có kiểu gen đồng hợp lặn ở F3 là A. 1/16. B. 81/256. C. 1/81. D. 16/81. Câu 13: Trong trường hợp giảm phân và thụ tinh bình thường, một gen quy định một tính trạng và gen trội là trội hoàn toàn. Tính theo lí thuyết, phép lai AB ab DdHh x AB ab DdHh liên kết hoàn toàn sẽ cho kiểu hình mang 2 tính trạng trội và 2 tính trạng lặn ở đời con chiếm tỉ lệ là: A. 256 27 B. 64 9 C. 16 9 D. 16 3 Câu 14: Trong quá trình phát triển phôi sớm của người phụ nữ là thể mang đối với bệnh mù màu, alen bình thường bị bất hoạt ngẫu nhiên chừng một nửa số tế bào. Vậy tại sao không phải là 50% số phụ nữ thể mang bị bệnh mù màu? A. Vì không có ½ số tế bào mắt trưởng thành có gen bình thường được biểu hiện là đủ đểthị giác bình thường. B. Vì có tế bào mắt trưởng thành có gen bình thường được biểu hiện là đủ đểthị giác bình thường. C. Vì có ½ số tế bào mắt trưởng thành có gen bình thường được biểu hiện là đủ đểthị giác bình thường. D. Vì không có số tế bào mắt trưởng thành có gen bình thường được biểu hiện là đủ đểthị giác bình thường. Câu 15: Các gen ty thể là rất quan trọng đối với sự chuyển hóa năng lượng của tế bào, tuy nhiên các rối loạn gây nên bởi các đột biến trong những gen này lại hiếm gây chết.Tại sao? WWW.VNMATH.COM Trang 3/8 - đ ề th i 357 A. Mỗi tế bào có nhiều ty thể có cả bình thường và đột biến. Các ty thể đột biến đủ khả năng hô hấp tế bào cho sự sống sót của cơ thể. B. Mỗi tế bào có nhiều ty thể có cả bình thường và đột biến. Các ty thể bình thường đủ khả năng hô hấp tế bào cho sự sống sót của cơ thể. C. Mỗi tế bào có nhiều ty thể có đột biến. Các ty thể đột biến đủ khả năng hô hấp tế bào cho sự sống sót của cơ thể. D. Mỗi tế bào có nhiều ty thể . Các ty thể đột biến đủ khả năng hô hấp tế bào cho sự sống sót của cơ thể. Câu 16: Quần thể ruồi giấm đang ở trạng thái cân bằng di truyền. Xét một gen có hai alen là A và a nằm trên đoạn không tương đồng giữa nhiễm sắc thể giới tính X. Nếu tần số alen lặn a bằng 0,5 thì tỉ lệ giữa con đực có kiểu hình do alen lặn quy định với con cái cũng có kiểu hình do alen lặn quy định là: A. 1: 1 B. 1,5 : 1 C. 2 : 1 D. 3: 1 Câu 17: Hóa chất 5BU thấm vào tế bào vi khuẩn đã gây đột biến thay thế cặp A- T bằng cặp G-X ở một gen cấu trúc nhưng cấu trúc của phân tử protein do gen này tổng hợp vẫn không bị thay đổi so với ban đầu. Nguyên nhân là do: A. di truyền có tính thoái hóa. B. di truyền có tính đặc hiệu. C. gen có các đoạn intron D. gen có các đoạn exon. Câu 18: Ở bí, khi các cây dị hợp tử hai cặp gen được lai với nhau cho cây con có tỉ lệ như sau: 12 cây quả trắng : 3 cây quả vàng : 1 cây quả xanh. Kết quả kiểu hình sẽ như thế nào khi lai bí quả trắng có kiểu gen WwGg với bí quả trắng có kiểu gen là Wwgg? A. 3/4 số quả trắng:1/4 số quả vàng B. 2/4 số quả trắng: 1/4 số quả vàng : 1/4 số quả xanh C. 3/4 số quả trắng: 1/8 số quả vàng : 1/8 số quả xanh D. 1/4 số quả trắng: 2/4 số quả vàng : 1/4 số quả xanh Câu 19: Có một đột biến xảy ra trong gen quy định một chuỗi polipeptit chuyển bộ ba 5’-UGG-3’ hoá cho axit amin triptophan thành bộ ba 5’-UGA-3’ ở giữa vùng hoá của phân tử mARN. Tuy vậy, trong tế bào lại còn có một đột biến thứ hai thay thế nucleotit trong gen hoá tARN tạo ra các tARN có thể “sửa sai” đột biến thứ nhất. Nghĩa là đột biến thứ hai “át chế” được sự biểu hiện của đột biến thứ nhất, nhờ tARN lúc này vẫn đọc được 5’-UGA-3’ như là bộ ba hoá cho triptophan. Nếu như phân tử tARN bị đột biến này tham gia vào quá trình dịch của gen bình thường khác quy định chuỗi polipeptit thì sẽ dẫn đến hậu quả: A. Chuỗi polipeptit được tạo ra sẽ có chiều dài, dài hơn bình thường. B. Chuỗi polipeptit được tạo ra sẽ có chiều dài, ngắn hơn bình thường. C. Chuỗi polipeptit được tạo ra sẽ có chiều dài, bằng với bình thường. D. Chuỗi polipeptit được tạo ra sẽ có chiều dài, khác hơn bình thường. Câu 20: Các nhà khoa học nhận thấy các đột biến dị bội do thừa một nhiễm sắc thể khác nhau ở người thường gây chết ở các giai đoạn khác nhau trong quá trình phát triển của cá thể bị đột biến vì: A. trên mỗi NST có số lượng gen khác nhau, mỗi gen lại có vai trò khác nhau trong đời sống của sinh vật. B. nếu thừa nhiễm sắc thể Y thì ảnh hưởng nhiều vì nhiễm sắc thể Y ngoài gen quy định nam tính nó chứa rất nhiều gen. C. hiệu quả gây chết của đột biến ba nhiễm đối với các nhiễm sắc thể thường không phụ thuộc vào kích thước nhiễm sắc thể và loại gen trên chúng. D. nhiễm sắc thể càng nhỏ thì càng chứa nhiều gen nên sự dư thừa của chúng càng dễ làm mất cân bằng gen dẫn đến dễ gây chết hơn. Câu 21: Các thể đột biến chuyển đoạn giữa các nhiễm sắc thể có những đặc điểm gì khác biệt với các loại thể đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể khác? WWW.VNMATH.COM Trang 4/8 - đ ề th i 357 A. Thay đổi số lượng nhiễm sắc thể nếu đó là chuyển đoạn Robertson. B. Không làm thay đổi nhóm gen liên kết C. Trong giảm phân, ở cá thể chuyển đoạn đồng hợp tử, các nhiễm sắc thể tham gia vào chuyển đoạn có sự tiếp hợp thành hình chữ thập. D. Không tạo nên sự đa dạng di truyền có thể góp phần hình thành loài mới. Câu 22: Từ một quần thể thực vật ban đầu (P), sau 3 thế hệ tự thụ phấn thì thành phần kiểu gen củaquần thể là 0,525AA : 0,050Aa : 0,425aa. Cho rằng quần thể không chịu tác động của các nhân tốtiến hoá khác, tính theo lí thuyết, thành phần kiểu gen của (P) là A. 0,250AA : 0,400Aa : 0,350aa. B. 0,350AA : 0,400Aa : 0,250aa. C. 0,400AA : 0,400Aa : 0,200aa. D. 0,375AA : 0,400Aa : 0,225aa. Câu 23: Nuôi cấy hạt phấn có ý nghĩa chủ yếu là gì? A. Tạo các dòng thuần B. Nhân giống nhanh C. Tạo cây sạch bệnh D. Đạt kết quả cao Câu 24: Những bộ ba trên mARN có vai trò quy định tín hiệu kết thúc quá trình dịch là: A. 3’UAG5’; 3’UAA5’; 3’UGA5’. B. 3’GAU5’; 3’AAU5’; 3’AGU5’. C. 3’UAG5’; 3’UAA5’; 3’AGU5’. D. 3’GAU5’; 3’AAU5’; 3’AUG5’ Câu 25: Khi có trao đổi chéo không cân giữa hai crômatit khác nguồn trong cặp nhiễm sắc thể kép tương đồng xảy ra ở kì đầu của giảm phân I có thể làm phát sinh các loại đột biến nào sau đây? A. Mất đoạn và đảo đoạn nhiễm sắc thể. B. Lặp đoạn và chuyển đoạn nhiễm sắc thể. C. Mất đoạn và lặp đoạn nhiễm sắc thể. D. Lặp đoạn và đảo đoạn nhiễm sắc thể. Câu 26: Khi nhân đôi ADN, một trong những vai trò của enzim ADN pôlimeraza là A. trong tổng hợp bẻ gãy các liên kết hiđrô giữa hai mạch của phân tử ADN. B. thực hiện nhiệm vụ nối các đoạn Okazaki để tạo thành mạch liên tục. C. tổng hợp mạch mới theo nguyên tắc bổ sung với mạch khuôn của ADN. D. chức năng chính là tháo xoắn và làm tách hai mạch của phân tử ADN. Câu 27: Nếu nói về vai trò của thể truyền plasmit trong kĩ thuật chuyển gen vào tế bào vi khuẩn, phát biểu nào sau đây là đúng? A. Nếu không có thể truyền plasmit thì gen cần chuyển sẽ tạo ra quá nhiều sản phẩm trong tế bào nhận. B. Nhờ có thể truyền plasmit gen cần chuyển được nhân lên trong tế bào nhận. C. Nếu không có thể truyền plasmit thì tế bào nhận không phân chia được. D. Nhờ có thể truyền plasmit gen cần chuyển gắn được vào ADN vùng nhân của tế bào nhận. Câu 28: Mỗi gen qui định 1 tính trạng , trội hoàn toàn. Cho cây có kiểu gen ABd AbD Tshv 40% tự thụ. Hỏi cây mang 3 tính trạng trội ở đời con chiếm tỉ lệ là bao nhiêu? A.51%. B. 54%. C. 66%. D. 70%. Câu 29: Có 400 tế bào sinh tinh giảm phân tạo giao tử, tần số hoán vị gen là 40%. Hỏi số tế bào giảm phân không có hoán vị gen là bao nhiêu? A.40Tb. B. 240Tb. C. 160Tb. D. 80Tb . Câu 30: Cho cây dị hợp về 3 căp gen PLĐL, nằm trên NST thường , không xảy ra đột biến tự thụ. Theo lý thuyết , ở đời con số cá thể có kiểu gen đồng hợp về 3 cặp gen , 2 cặp gen, 1 cặp gen lần lượt là: A.12,5%, 12,5%, 12,5% . B. 12,5%, 37,5%, 37,5% . C. 12,5%, 25% , 50% D. 12,5%, 25% , 37,5%. Câu 31: Trong một quần thể người, khả năng nhận biết mùi vị của chất hóa học phenyltiocarbamide là do alen trội A nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định; không có khả năng này là do alen a quy định. Giả sử trong số nhiều cặp vợ chồng cả vợ và chồng đều là dị hợp tử về cặp alen nói trên (Aa) và đều có 4 con, thì tỉ lệ phần trăm số cặp vợ chồng như vậy có đúng ba người con có khả năng nhận biết mùi vị của chất này và một người con không có khả năng này là bao nhiêu? WWW.VNMATH.COM Trang 5/8 - đ ề th i 357 A. 34,2%. B. 75,2% C. 42,2%. D. 37,2%. Câu 32: Giả sử một quần thể động vật ngẫu phối có tỉ lệ các kiểu gen: - Ở giới cái: 0,36 AA : 0,48 Aa : 0,16 aa - Ở giới đực: 0,64 AA : 0,32 Aa : 0,04 aa Hãy xác định cấu trúc di truyền của quần thể ở trạng thái cân bằng A. 0,81 AA : 0,18 Aa : 0,01 aa B. 0,01 AA : 0,18 Aa : 0,81 aa C. 0,09 AA : 0,42 Aa : 0,49 aa D. 0,49 AA : 0,42 Aa : 0,09 aa Câu 33: Giả sử có 6 locut gen phân li độc lập ở một loài thực vật, gồm có: R/r lần lượt quy định cuống lá đen/đỏ; D/d: thân cao/thấp; C/c : vỏ trơn/nhăn; O/o : quả tròn/oval; H/h: lá không có lông/lá có lông; W/w: hoa tím/hoa trắng. Số kiểu tổ hợp giao tử (THGT) và xác suất kiểu hình (XSKH) cuống lá đen, thân thấp, vỏ nhăn, quả oval, lá có lông, hoa màu tím ở thế con của phép lai RrDdccOoHhWw x RrddCcooHhww lần lượt là bao nhiêu? A. THGT là 128 và XSKH là 3/256 B. THGT là 256 và XSKH là 3/256 C.THGT là 256 và XSKH là 1/256 D. THGT là 128 và XSKH là 1/256 Câu 34: Ở 1 loài côn trùng có giới đực (XX), gen A: trứng sẫm, gen a: trứng sáng, cặp gen này nằm trên vùng không tương đồng của NST X không có alen tương ứng trên Y. Cho con đực nở từ trứng sáng lai với con cái nở từ trứng sẫm được F 1 . KG của bố, mẹ và của F 1 là: A. con cái X a X a x con đực X A Y; con cái X A X a : con đực X a Y B. con đực X a X a x con cái X A Y; con đực X A X a : con cái X a Y C. con đực X a Y x con cái X A X A ; con đực X A Y : con cái X A X a D. con cái X a Y x con đực X A X a ; con cái X A Y : con cái X a Y : con đực X A X a : con đực X a X a Câu 35:Ở ruồi giấm, alen A qui định thân xám trội hoàn toàn so với alen a quy định thân đen; alen B qui định cánh dài trội hoàn toàn so với alen b qui định cánh ngắn. Cho lai hai dòng ruồi giấm thuần chủng: ♀ thân đen, cánh dài x ♂ thân xám, cánh ngắn. Ở thế hệ F 1 thu được 100% ruồi thân xám, cánh dài. Cho F 1 tạp giao thì F 2 thu được tỉ lệ kiểu hình như thế nào? Biết rằng hoán vị gen xảy ra trong quá trình phát sinh giao tử với tần số 18%. A. 0,705 : 0,205 : 0,045 : 0,045 B. 0.41 : 0,41 : 0,09 : 0,09 C. 2:1:1 D. 0,415 : 0,415 : 0,085 : 0,085. Câu 36: Với mỗi gen qui định 1 tính trạng và các tính trội đều là trội hoàn toàn, không xảy ra trao đổi chéo NST trong quá trình giảm phân. Phép lai sau đây không tạo ra 8 tổ hợp giao tử ở thế hệ lai là: A. Aa bD Bd x AA bD Bd B. AaBBdd x AABbDd C. Aa bD BD x Aa bD Bd D. ab AB Dd x aB Ab dd Câu 37: ở ruồi giấm, bộ NST 2n = 8. Cho một cặp ruồi lai với nhau được F 1 , cho F 1 lai với nhau được F 2 . Ở một cá thể F 2 , trong quá trình giảm phân của các tế bào sinh dục đã có một số tế bào bị rối loạn phân li cặp NST giới tính. Tất cả các giao tử đột biến về NST giới tính sinh ra từ cá thể này đã thụ tinh với các giao tử bình thường tạo ra 4 hợp tử XXX, 4 hợp tử XYY và 8 hợp tử OX; 50% số giao tử bình thường thụ tinh với các giao tử tạo ra 148 hợp tử XX và 148 hợp tử XY. Tính tần số đột biến khi giảm phân. A. 1,6316% B. 3,6316% C. 2,6316% D. 4,6316% Câu 38: Giả sử ở cây ngô cao 10cm (aabbccdd) và cây ngô cao 26 cm (AABBCCDD). Cho P dị hợp 4 cặp gen lai với nhau. F 1 thu được tỉ lệ các loại cây có chiều cao 18cm là: WWW.VNMATH.COM Trang 6/8 - đ ề th i 357 A. 0,3427 B. 0,7234 C. 0,2734 D. 0,4372 Câu 39: Ở một loài thực vật, alen A qui định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B qui định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b qui định hoa vàng. Hai cặp gen này nằm trên cặp nhiễm sắc thể tương đồng số 1. Alen D qui định quả tròn trội hoàn toàn so với alen d quả dài, cặp gen Dd nằm trên cặp nhiễm sắc thể tương đồng số 2. Cho giao phấn giữa hai cây (P) đều thuần chủng được F 1 dị hợp tử đều về 3 cặp gen trên. Cho F 1 giao phấn với nhau thu được F 2 . Biết rằng hoán vị gen xảy ra cả trong quá trình phát sinh giao tử đực và giao tử cái với tần số 20%. Tính theo lí thuyết cây có kiểu hình ba tính trạng trội và ba tính trạng lặn lần lượt ở F 2 chiếm tỉ lệ là: A. 54,0% ; 8% B. 49,5%; 4% C. 16,5%; 4% D. 66,0%; 16% Câu 40: Ở sinh vật nhân thực điều nào sau đây là đúng với quá trình dịch là: A. Quá trình dịch xảy ra trong nhân tế bào B. liên kết peptit được hình thành C.Axit amin mở đầu (glixin) bị cắt bỏ D. khi gặp tín hiệu kết thúc UXX thì dừng dịch II. PHẦN RIÊNG (10 câu) Thí sinh chỉ được làm một trong hai phần của phần riêng (phần A hoặc B) A. Theo chương trình Chuẩn (10 câu, từ câu 41 đến câu 50) Câu 41 :Ở một loài thực vật alen trội quy định lá có màu xanh. Đột biến làm xuất hiện alen lặn quy định lá có màu vàng lưu huỳnh. Màu lá do 1 gen chi phối và những lá có màu vàng lưu huỳnh chết ngay sau khi nẩy mầm. Cho P dị hợp tự thụ phấn → F 1 thu được 411 cây sống sót .Xác định số lượng cây của mỗi kiểu gen ở F 1 A. AA = 137, Aa =174, aa =100 B. AA = 137, Aa =274, aa =00 C. AA = 274, Aa =137, aa =00 D. AA = 37, Aa =274, aa =100 Câu 42: Một mARN sơ khai được phiên từ 1 gen cấu trúc ở sinh vật nhân chuẩn có các vùng và số ribônuclêôtit tương ứng như sau (Exon 1 = 75, Intron 1 = 55, Exon 2 = 60, Intron 2 = 45 và Exon 3 = 65). Số ribônuclêôtit của mARN trưởng thành sau khi tinh chế từ mARN sơ khai là: A. 300 B. 200 C. 160 D. 297 Câu 43: Trườnghợp nào sau đây không đuợc xem là sinh vật bị biến đổi gen? A. Chuối nhà 3n có nguồn gốc từ chuối rừng 2n B. Bò tạo ra nhiều hoocmon sinh trưởng nên lớn nhanh, năng suất thịt và sữa đều tăng C. Cây đậu tương có mang gen kháng thuốc diệt cỏ từ cây thuốc lá cảnh Petunia D. Cà chua bị bất họat gen gây chín sớm Câu 44: Câu nào dưới đây giải thích về ưu thế lai là đúng? A. Lai hai dòng thuần chủng với nhau sẽ luôn cho ra con lai có ưu thế lai cao B. Lai các dòng thuần chủng khác xa nhau về khu vực địa lí luôn cho ưu thế lai cao C. Chỉ có một số tổ hợp lai giữa các cặp bố mẹ nhất định mới có thể cho ưu thế lai D. Người ta không sử dụng con lai có ưu thế lai cao làm giống vì con lai thường không đồng nhất về kiểu hình Câu 45: Khi chiếu xạ với cường độ thích hợp lên túi phấn, bầu nõan hay nụ hoa, người ta mong muốn tạo ra lọai biến dị nào sau đây? A. Đột biến đa bội B. Đột biến xôma C. Đột biến tiền phôi D. Đột biến giao tử Câu 46: Các giống cây trồng thuần chủng A. có thể được tạo ra bằng phương pháp tự thụ phấn qua nhiều đời B. có tất cả các cặp gen đều ở trạng thái dị hợp tử. C. có năng suất cao nhưng kém ổn định D. có thể được tạo ra bằng phương pháp lai khác thứ qua vài thế hệ WWW.VNMATH.COM Trang 7/8 - đ ề th i 357 Câu 47: Biến dị tổ hợp A. không làm xuất hiện kiểu hình mới B. không phải là nguyên liệu của tiến hoá C. phát sinh do sự tổ hợp lại vật chất di truyền của bố và mẹ D. chỉ xuất hiện trong quần thể tự phối Câu 48: Trong trường hợp gen trội có lợi, phép lai có thể tạo ra F1 có ưu thế lai cao nhất là : A. aabbdd x AAbbDD B. aaBBdd x aabbDD C. AABbdd x AAbbdd D.aabbDD x AABBdd Câu 49: Phát biểu nào dưới đây là đúng khi nói về hệ số di truyền ? A. Hệ số di truyền càng cao thì hiệu quả chọn lọc càng thấp B. Đối với những tính trạng có hệ số di truyền thấp thì chỉ cần chọn lọc một lần đã có hiệu quả C. Hệ số di truyền cao nói lên rằng tính trạng phụ thuộc chủ yếu vào kiểu gen D. Hệ số di truyền thấp chứng tỏ tính trạng ít chịu ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh. Câu 50: Có hai quần thể của một loài côn trùng ở trạng thái cân bằng di truyền. Trong quần thể thứ nhất, một locut có tần số các alen là M = 0,7 và m = 0,3; một locut khác có tần số các alen là N = 0,4 và n = 0,6. Trong quần thể thứ hai, tần số của các alen M, m, N và n tương ứng là 0,4; 0,6; 0,8 và 0,2. Hai locut này nằm trên nhiễm sắc thể thường và phân li độc lập với nhau. Người ta thu một số cá thể tương đương (đủ lớn) gồm các con đực (♂) của quần thể thứ nhất và các con cái (♀) của quần thể thứ hai, rồi chuyển đến một vùng vốn không có loài côn trùng này và cho giao phối ngẫu nhiên. Tần số các giao tử Mn của quần thể F 1 được mong đợi là bao nhiêu? A. 0,2200 B.0,2632 C. 0,2232 D. 0,2426 B. Theo chương trình Nâng cao (10 câu, từ câu 51 đến câu 60) Câu 51: Để xác định vai trò của gen và môi trường trong việc hình thành một tính trạng nào đó ở người, có thể tiến hành phương pháp nghiên cứu A. phả hệ. B. người đồng sinh. C. di truyền phân tử. D. di truyền tế bào. Câu 52: Từ 4 loại đơn phân A,T, G, X tạo ra 64 bộ ba. Xác định có bao nhiêu bộ ba có chứa G ? A. 37 B. 34 C. 27 D. 26 Câu 53: Loại đột biến nào sau đây có thể xảy ra trong nhân và ngoài nhân: A. đột biến cấu trúc NST B. đột biến số lượng NST C. đột biến dị bội thể D. đột biến gen Câu 54: Ở ruồi giấm, một đột biến gen lặn nằm trên NST thứ 4 gây ra tính trạng không mắt (e). Một ruồi đực có kiểu gen EEe giao phối với ruồi cái có kiểu gen ee. Xác định kiểu hình ở đời con. A. 6 5 có mắt : 6 1 không mắt B. 6 1 có mắt : 6 5 không mắt C. 6 2 có mắt : 6 4 không mắt D. 6 4 có mắt : 6 2 không mắt Câu 55: Ở một loài thực vật, có ba kiểu hình cánh hoa khác nhau: Cánh hoa trắng chấm đỏ (TĐ), cánh hoa đỏ sẫm (ĐS) và cánh hoa đỏ nhạt (ĐN). Có hai dòng thuần TĐ khác nhau (kí hiệu là TĐ1 và TĐ2) khi tiến hành đem lai với hai dòng thuần ĐS và ĐN thu được kết quả như sau: Kiểu hình F 2 Số thứ tự phép lai Cặp bố, mẹ đem lai (P) Kiểu hình F 1 TĐ ĐN ĐS 1 TĐ1 × ĐN 100% TĐ 480 40 119 2 TĐ1 × ĐS 100% TĐ 99 0 32 3 ĐS × ĐN 100% ĐS 0 43 132 4 TĐ2 × ĐN 100% TĐ 193 64 0 5 TĐ2 × ĐS 100% TĐ 286 24 74 WWW.VNMATH.COM Trang 8/8 - đ ề th i 357 Quy luật di truyền chi phối kiểu hình cánh hoa ở loài thực vật này là gì? A. Tương tác át chế lặn B. Tương tác bổ sung C. Tương tác át chế trội D. Tương tác cộng gộp Câu 56: Bệnh mù màu đỏ - lục và bệnh máu khó đông do 2 gen lặn nằm trên NST X quy định, cách nhau 12 cM. Theo dõi sơ đồ phả hệ dưới đây hãy cho biết xác suất đôi vợ chồng II sinh một bé trai bình thường là bao nhiêu? A. 22% B. 12,5% C. 44% D.25% Câu 57: Một nhiễm sắc thể ban đầu có trình tự sắp xếp các gen như sau: ABCDEFGH.Đột biến làm cho các gen trên NST đó có trình tự thay đổi là: ABCDEFEFGH. Đột biến trên gây: A. gây chết cho sinh vật B. làm tăng hay giảm cường độ biểu hiện của tính trạng C. làm tăng kích thước của tế bào, làm cơ thể có kích thước lớn hơn D. không ảnh hưởng đến kiểu hình do không mất vật chất di truyền Câu 58: Trong một quần thể thực vật giao phấn, xét một lôcut có hai alen, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp. Quần thể ban đầu (P) có kiểu hình thân thấp chiếm tỉ lệ 25%. Sau một thế hệ ngẫu phối và không chịu tác động của các nhân tố tiến hoá, kiểu hình thân thấp ở thế hệ con chiếm tỉ lệ 16%. Tính theo lí thuyết, thành phần kiểu gen của quần thể (P) là A. 0,30AA : 0,45Aa : 0,25aa. B. 0,45AA : 0,30Aa : 0,25aa. C. 0,25AA : 0,50Aa : 0,25aa. D. 0,10AA : 0,65Aa : 0,25aa. Câu 59: Loại bỏ hoặc bất hoạt 1 gen không mong muốn trong hệ gen là ứng dụng quan trọng của: A.công nghệ gen B. công nghệ tế bào C. công nghệ vi sinh D. công nghê sinh học Câu 60: Trong chọn giống vật nuôi, phương pháp thường được dùng để tạo ra các biến dị tổ hợp là A. gây đột biến bằng sốc nhiệt. B. chiếu xạ bằng tia X. C. lai hữu tính. D. gây đột biến bằng cônsixin. --------------HẾT-------------- Máu khó đông Mù màu . I II III

Ngày đăng: 04/09/2013, 09:50

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan