cơ cấu, tổ chức của tòa án nhân dân huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình

25 7.1K 30
cơ cấu, tổ chức của tòa án nhân dân huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

cơ cấu, tổ chức của tòa án nhân dân huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình

PHẦN 1 NỘI DUNG TRONG CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP 1.1. Tóm tắt cấu, tổ chức của Tòa án nhân dân huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình Tòa án nhân dân huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình gồm 11 cán bộ, trong đó gồm 5 thẩm phán, 1 chánh án cũng đồng thời là thẩm phán, 2 phó chánh án cũng đồng thời là thẩm phán. 6 thư ký Tòa án, 1 kế toán Tòa án,. Trong đó 4 thẩm phán trình độ Đại học, 1 Thẩm phán trình độ Cao học. Về trình độ chính trị: 9 trung cấp chính trị, 1 cao cấp chính trị và 1 cán bộ đang theo học cao học tại Hà Nội, 100% các Thẩm phán là đảng viên. Ngoài ra Tòa án nhân dân huyện Lệ Thủy còn 15 Hội thẩm nhân dân tham gia Hội đồng xét xử theo quy định của pháp luật. Tòa án nhân dân huyện Lệ Thủy hoạt động theo nguyên tắc không phân công chuyên nghiệp trong giải quyết và xét xử các loại án. Với số lượng 5 Thẩm phán, năm 2011 Tòa án nhân dân huyện Lệ Thủy đã giải quyết 170 vụ. Như vậy, cấu tổ chức của Tòa án nhân dân huyện Lệ thủy là khá chặt chẽ nên đã hoàn thành nhiệm vụ trong việc giải quyết án mà đặt biệt là loại án hôn nhân và gia đình. Để đáp ứng yêu cầu giải quyết số lượng án tăng hằng năm, trong những năm vừa qua Tòa án nhân dân huyện Lệ Thủy đã chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ để tạo nguồn bổ nhiệm Thẩm phán. Hằng năm Tòa án nhân dân huyện Lệ Thủy cử từ 01 đến 02 cán bộ năng lực, phẩm chất đạo đức tốt để học lớp đào tạo nghiệp vụ xét xử tại Học viện Tư pháp và cử đi học trung cấp chính trị. Hiện nay ở Tòa án nhân dân huyện Lệ Thủy đang 01 cán bộ đang theo học cao học tại Hà Nội và 01 cán bộ đang đị học Trung cấp chính trị. Trong những năm qua tuy điều kiện còn nhiều khó khăn về đội ngũ cán bộ, kinh phí đào tạo cũng như sở vật chất còn thiếu thốn chưa đáp ứng cho hoạt động của ngành Tòa án, nhưng Tòa án nhân dân huyện Lệ Thủy đã khắc 1 phục mọi khó khăn, dần dần từng bước xây dựng được một đội ngũ Thẩm phán làm công tác giải quyết án hoàn thành nhiệm vụ được giao. Làm tốt công tác áp dụng pháp luật trong hoạt động giải quyết án nói chung và án hôn nhân gia đình nói riêng sẽ góp phần làm lành mạnh các quan hệ xã hội, làm ổn định tình hình trật tự chính trị ở địa phương. 1.2. Nhận xét về việc áp dụng pháp luật qua thực tiễn giải quyết án hôn nhân và gia đình tại Tòa án nhân dân huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình từ năm 2008 đến quý II năm 2012 1.2.1. Những ưu điểm đạt được của việc áp dụng pháp luật trong hoạt động giải quyết án hôn nhân và gia đình Trong hoạt động tư pháp thì hoạt động của Tòa án là trung tâm vai trò quan trọng trong hệ thống quan tư pháp và Tòa án quan duy nhất nhân danh Nhà nước tiến hành hoạt động xét xử các loại án nói chung và án hôn nhân và gia đình nói riêng. Áp dụng pháp luật trong giải quyết án hôn nhân và gia đình là một hoạt động mang tính khoa học và sáng tạo do Thẩm phán và các Hội thẩm nhân dân thực hiện. Chỉ Thẩm phán và Hội thẩm trực tiếp giải quyết vụ án hôn nhân và gia đình mới được áp dụng các quy phạm pháp luật sao cho phù hợp và khoa học để giải quyết án hôn nhân và gia đình trong khuôn khổ của pháp luật.Trong những năm qua, việc áp dụng pháp luật trong giải quyết án hôn nhân và gia đình đã giải quyết được những mâu thuẫn bất hòa trong gia đình, đã bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các thành viên trong gia đình, bên cạnh những mặt đã đạt được trong quá trình áp dụng pháp luật giải quyết án hôn nhân và gia đình vẫn còn những thiếu sót, như vụ án trong quá trình giải quyết còn để tồn động dây dưa kéo dài, vụ còn bị sửa, hủy gây ảnh hưởng đến quyền lợi của các bên đương sự. Ở Tòa án nhân dân huyện Lệ Thủy trong những năm qua, số lượng án hôn nhân và gia đình phần tăng. Đối với loại án này mỗi vụ án nội dung đa dạng và tính phức tạp cũng khác nhau, nên việc áp dụng pháp luật để giải quyết loại án này gặp không ít khó khăn, trong nhận thức vận dụng pháp luật cũng như những khó khăn từ khách quan mang lại. Tuy vậy, quá trình giải 2 quyết án hôn nhân và gia đình tại Tòa án Lệ Thủy trong những năm qua đã đạt được những kết quả nhất định, cụ thể như sau: năm 2008 thụ lý 85 vụ và giải quyết 72 vụ; năm 2009 thụ lý 94 vụ và giải quyết 94 vụ ; năm 2010 thụ lý 94 vụ và giải quyết 80 vụ ; năm 2011 thụ lý 99 vụ và giải quyết 85 vụ ; tính đế quý II năm 2012 đã thụ lý 67 vụ và giải quyết 58 vụ. •Đối với áp dụng pháp luật trong hòa giải thành: Năm 2008 hòa giải thành 3 vụ/ 85 vụ; năm 2009 hòa giải thành 7 vụ / 94 vụ; năm 2010 hòa giải thành 3 vụ/ 94 vụ; đến quý II năm 2012 hòa giải thành 8 vụ/ 67 vụ. •Áp dụng pháp luật trong trường hợp tạm đình chỉ, đình chỉ vụ án Hôn nhân và gia đình Theo số liệu thống kê của Tòa án nhân dân huyện Lệ Thủy, năm 2008 tạm đình chỉ 0 vụ, đình chỉ 10 vụ; năm 2009 tạm đình chỉ 01 vụ, đình chỉ 09 vụ; năm 2010 tạm đình chỉ 0 vụ, đình chỉ 06 vụ; năm 2011 tạm đình chỉ 0 vụ, đình chỉ 05 vụ; tính đến quý II năm 2012 tạm đình chỉ 02 vụ, đình chỉ 0 vụ. •Áp dụng pháp luật trong trường hợp ra quyết định công nhận sự thuận tình ly hôn Trong quá trình giải quyết vụ án các đương sự đã tự nguyện thỏa thuận với nhau về các tranh chấp trong vụ án Hôn nhân và gia đình. Tòa án xem xét nếu thỏa thuận đó phù hợp với pháp luật thì sẽ lựa chọ quy phạm pháp luật và ra quyết định công nhận sự thuận tình ly hôn của các đương sự. Việc áp dụng pháp luật trong trường hợp ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn chiếm số lượng lớn trong giải quyết các vụ án Hôn nhân và gia đình tại Tòa án nhân dân huyện Lệ Thủy, cụ thể như sau: Năn 2008 là 37 vụ/ 85 vụ; năm 2009 là 57 vụ / 94 vụ; năm 2010 là 63 vụ/ 94 vụ; năm 2011 là 69 vụ/ 99 vụ; tính đến quý II năm 2012 là 40 vụ/ 67 vụ. Qua số liệu trên ta thể thấy số lượng án Hôn nhân và gia đình năm sau luôn cao hơn năm trước năm 2008 là 85 vụ nhưng đến năm 2009 là 94 vụ tăng 9 vụ, đến năm 2011 tăng lên 99 vụ và chỉ mới đến quý II năm 2012 mà 3 số lượng án Hôn nhân và gia đình đã là 67 vụ. Đồng thời ta cũng thấy được rằng số lượng án bị tạm đình chỉ và đình chỉ cũng giảm theo hằng năm. Số lượng án thụ lý và giải quyết ít bị tồn động chiếm tỷ lệ lớn, năm 2008 thụ lý 85 vụ và giải quyết 72 vụ (chiếm 84,7%), năm 2009 thụ lý 94 vụ và giải quyết 94 vụ (chiếm 100%); năm 2010 thụ lý 94 vụ và giải quyết 80 vụ (chiếm 85,1%); năm 2011 thụ lý 99 vụ và giải quyết 85 vụ (chiếm 85,8%). Thông qua việc áp dụng pháp luật trong giải quyết án Hôn nhân và gia đình, Tòa án nhân dân huyện Lệ Thủy đã ra nhiều bản án, quyết định Tòa án bác đơn xin ly hôn một cách đúng đắn đã tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho việc hàn gắn những rạn nứt không đáng trong tình cảm và cuộc sống chung của vợ chồng. Ngược lại nhiều bản án và quyết định của Tòa án cho ly hôn kịp thời, đúng lúc khi cuộc sống chung không thể kéo dài được đã giúp cho đôi bên vợ chồng điều kiện tái lập hạnh phúc khác, làm ổn định quan hệ hôn nhân, giữ gìn kỷ cương pháp luật, ổn định chính trị , trật tự an toàn xã hội, trên địa bàn tỉnh Quảng Bình nói chung và huyện Lệ Thủy nói riêng. Đồng thời, hoạt động áp dụng pháp luật trong giải quyết án Hôn nhân và gia đình, ngoài việc đấu tranh với các hành vi trái pháp luật nảy sinh trong lĩnh vực về hôn nhân, còn làm ổn định quan hệ trong hôn nhân, giữ gìn kỷ cương pháp luật, giữ ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, trên địa bàn tỉnh Quảng Bình nói chung và hyện Lệ Thủy nói riêng và phổ biến tuyên truyền giáo dục ý thức pháp luật cho nhân dân, từ sự hiểu biết pháp luật, nhân dân sẽ tham gia thực hiện pháp luật, bảo vệ pháp luật, tố giác những hành vi vi phạm pháp luật trong quan hệ hôn nhân, hơn thế qua thực tiễn áp dụng pháp luật trong giải quyết án Hôn nhân và gia đình sẽ phát hiện ra những thiếu sót trong pháp luật để những đề xuất sửa đổi các điều khoản của pháp luật cho phù hợp với đòi hỏi của thực tiễn trong từng giai đoạn cụ thể. Trong quá trình giải quyết áp dụng pháp luật phân ra loại vụ án hôn nhân và gia đình ở huyện Lệ Thủy như sau: - Ly hôn: + Mâu thuẫn gia đình, đánh đạp, ngược đãi 4 +Tính tình không hợp nhau + Bệnh tật, không con + Do nghiện rượu chè, cờ bạc + Một bên mất tích + Một bên ở nước ngoài +Một bên đi cải tạo + Mâu thuẫn về kinh tế + Các nguyên nhân khác - Hủy bỏ kết hôn trái pháp luật - Chia tài sản chung trong thời ký hộ nhân - Tăng trợ cấp nuôi con - Thay đổi nuôi con Từ thực tiễn cho thấy , áp dụng pháp luật trong xét xử những loại việc về hôn nhân và gia đình cũng rất đa dạng và phức tạp, các đương sự tham gia khởi kiện, tính cách, trình độ, sự nhận thức xã hội, nghề nghiệp khác nhau nên dẫn đến cách thức, phương pháp làm việc đối với từng vụ án phải cần sự chuẩn bị khác nhau, nhưng cũng cần hướng tới mục đích cuối cùng là áp dụng pháp luật xét xử để kết quả vụ án đạt được chất lượng giải quyết cao nhất. 1.2.2. Những hạn chế của việc áp dụng pháp luật trong hoạt động giải quyết án Hôn nhân và gia đình Bên cạnh những mặt đã đạt được, qua quá trình xét xử phúc thẩm của Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Bình đã phát hiện ra những thiếu sót của việc áp dụng pháp luật trong quá trình giải quyết, nên dẫn đến một số vụ án bị sửa, hủy; một số ít vụ án còn bị dây dưa kéo dài, làm ảnh hưởng đến quyền lợi các đương sự. Trong hoạt động xét xử, Tòa án nhân dân huyện Lệ Thủy cũng đã bộc lộ một số tồn tại, như xét xử oan sai, án tồn đọng còn nhiều, còn vụ án vi phạm thời hạn tố tụng. Đặc biệt, một số vụ án do áp dụng pháp luật không chuẩn xác, nên còn bị sửa, hủy nhiều lần, kéo dài nhiều năm, gây ảnh hưởng đến đời sống, quyền lợi và lợi ích hợp pháp của công dân. 5 Đối với áp dụng pháp luật trong trường hợp đình chỉ và tạm đình chỉ vụ án đôi khi còn nhiều thiếu sót, như những căn cứ đình chỉ chưa chính xác, không căn cứ như trường: sau 2 lần báo gọi nguyên đơn nhưng nguyên đơn vẫn không mặt tại Tòa án nhưng tuy nhiên trường hợp này Tòa án không tiến hành xác minh mà ra ngay quyết định đình chỉ vụ án là không chính xác. Mặc dù trong các trường hợp hòa giải thành và công nhận sự thuận tình ly hôn các đương sự đều thiện chí hướng đến giải quyết các tranh chấp với nhau, nhưng trong trường hợp này cũng ảnh hưởng 1 phần từ kết quả của hoạt động điều tra, thu thập chứng cứ còn nhiều thiếu sót. một số vụ án kết quả điều tra đôi khi chưa đáp ứng yêu cầu như nội dung, chất lượng biên bản lấy lời khai còn ghi sơ sài chưa phản ánh hết những tình tiết khách quan cua nội dung vụ án cần điều tra. Việc thu thập chứng cứ, tài liệu liên quan đến vụ án còn chưa đầy đủ, những tình tiết cần làm rõ nhưng không được xác minh. Về phần tài sản trong vụ án Hôn nhân và gia đình còn chưa điều tra hết cũng như các khoản nợ chung và nợ riêng của vợ chồng. Với kết quả điều tra vụ án không đầy đủ ảnh hưởng đến quá trình hòa giải thành, thuận tình ly hôn cũng như ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của các đương sự trong vụ án. Ngoài việc chịu những ảnh hưởng hạn chế từ quá trình điều tra vụ án, còn những thiếu sót như việc nghiên cứu hồ sơ chưa kỹ, không hiểu đúng quy định của pháp luật về giải quyết vụ án, việc xác định tư cách tố tụng chưa đúng, triệu tập những người tham gia tố tụng chưa đầy đủ, những vụ án đưa ra xét xử còn vi phạm thời gian tố tụng , việc lựa chọn quy phạm pháp luật khi còn chưa chính xác, chưa phản ánh đầy đủ những diễn biến tại phiên tòa…Những vấn đề hạn chế nêu trên là nguyên nhân dẫn đến các vụ án cấp sơ thẩm bị sửa, hủy hoặc bị dây dưa, kéo dài. Một ví dụ điển hình để chứng minh cho vấn đề vừa nói trên đây đó là vụ án tranh chấp hôn nhân và gia đình thụ lý số 01/2012/TLST-HN&GĐ ngày 11/01/2012 và quyết định đưa vụ án ra xét xử số 07/2012/QĐST-HN&GĐ ngày 03/7/2012 giữa nguyên đơn là anh Mai Văn Thiên, sinh năm 1962 và bị đơn là chị Võ Thị Bằng , sinh 6 năm 1968 đều trú tại Đội 1, Lộc Hạ, An Thủy, Lệ Thủy, Quảng Bình. Anh chị 3 con chung là anh Mai Đức An, sinh năm 1989; chị Mai Thị Bé, sinh năm 1991; và Mai Thị Tuyết Nhung, sinh năm 1998. trong quá trình giải quyết vụ án mặc dù chị Bằng xin được nuôi con và cháu Mai Thị Tuyết Nhung cũng đơn và nguyện vọng xin được sống với mẹ là chị Bằng nhưng Hội đồng xét xử lại xử cho anh Thiên được quyền trực tiếp nuôi con trong khi đó vẫn áp dụng điều 92 luật hôn nhân và gia đình năm 2000 sửa đổi bổ sung năm 2010. Sau khi xét xử sơ thẩm chị Bằng đã đơn kháng cáo và Viện kiểm sát nhân dân huyện Lệ Thủy cũng đơn kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm. Tại phiên Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Bình chấp nhận đơn kháng cáo , kháng nghị sửa lại bản án sơ thẩm giao cho chị Bằng được trực tiếp chăm sóc nuôi dưỡng con là Mai Thị Tuyết Nhung và yêu cầu anh Thiên phải nghĩa vụ cấp dưỡng 1 triệu đồng/ tháng. Hơn thế qua số liệu thống kê hằng năm của Tòa án nhân dân huyện Lệ Thủy ta sẽ thấy phần nào những tồn tại trong quá trình áp dụng pháp luật để giải quyết án hôn nhân và gia đình. Cụ thể như sau: Năm 2008 số vụ án hôn nhân gia đình bị kháng cáo là 07, bị hủy 01 vụ Năn 2009 số vụ án hôn nhân gia đình bị kháng cáo là 05 vụ, bị sửa 02 vụ, bị hủy 0 vụ Năn 2010 số vụ án hôn nhân gia đình bị kháng cáo là 0 vụ, bị sửa 0 vụ, bị hủy 0 vụ Năn 2011 số vụ án hôn nhân gia đình bị kháng cáo là 04 vụ, bị sửa 01 vụ, bị hủy 01 vụ Như vậy hoạt động áp dụng pháp luật trong giải quyết án Hôn nhân và gia đình ở Tòa án nhân dân huyện Lệ Thủy vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định. 1.2.3. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế Từ những tồn tại, hạn chế cũng như những vướng mắc của hoạt động áp dụng pháp luật trong giải quyết vụ án hôn nhân và gia đình do nhiều nguyên nhân, nhưng những nguyên nhân bản như sau: 7 * Nguyên nhân khách quan: Nghiên cứu hoạt động áp dụng pháp luật trong giải quyết án Hôn nhân và gia đình ở Tòa án nhân dân huyện Lệ Thủy những hạn chế do những nguyên nhân khách quan sau: - Hệ thống pháp luật để giải quyết án hôn nhân và gia đình chưa đồng bộ, các văn bản áp dụng pháp luật còn chậm, thiếu. Trong quá trình áp dụng pháp luật đã phát sinh nhiều bất cập, những trường hợp lúng túng vì phải tìm văn bản áp dụng pháp luật để áp dụng, việc trả lời thỉnh thị của Tòa án cấp trên đối với Tòa án cấp dưới còn chậm, nên ảnh hưởng tới thời hạn tố tụng, quy phạm trong các văn bản pháp luật không phù hợp với thực tiễn, tính khả thi thấp, nên ít được áp dụng. những quy định pháp luật chỉ dừng lại ở mức độ chung chung chưa cụ thể, rõ ràng, nên dẫn đến nhận thức khác nhau của các Tòa án. Qua đây cũng thấy rằng, hoạt động xây dựng pháp luật nói chung phải đảm bảo tính thống nhất, phù hợp giữa luật hình thức và luật nội dung để điều chỉnh một cách linh hoạt các quan hệ pháp luật đa dạng trong thực tế cuộc sống. - Sự phối kết hợp giữa Tòa án và các quan liên quan như Tài chính, phòng Tài nguyên môi trường, … khi điều tra vụ án còn gặp nhiều khó khăn, chẳng hạn việc điều tra xác minh về tình trạng đất ở. đất rừng trong vụ án ly hôn khi các bên đương sự tranh chấp phụ thuộc vào Phòng Tài nguyên môi trường, nhưng trong thực tế việc lưu trữ các tài liệu này chưa đầy đủ, chưa hệ thống. Đối với cấp xã, công tác địa chính còn quá sơ sài, các tài liệu hồ sơ liên quan tới quản lý đất còn nhiều thiếu sót, một mặt là do nghiệp vụ quản lý, một mặt là do mất mát do nhiều lần bàn giao công tác cho cán bộ khác mà không quy ra trách nhiệm thuộc về ai. - Định giái tài sản cũng là một công việc rất phức tạp và khó khăn, đòi hỏi cùng một lúc phải nhiều người tham gia. Ngoài việc lúng túng về chi phí định giá khi chưa văn bản hướng dẫn chi tiết. phương tiện đi lại khó khăn, thậm chí nơi định giá phải đi bộ xa, đường lầy lội, nên ảnh hưởng 8 đến tiến độ giải quyết vụ án theo tố tụng. Việc Tòa án ủy thác điều tra, trưng cầu giám định thường chờ kết quả trả lời rất lâu, thậm chí phải nhiều lần gửi công văn đôn đốc, phải chờ hằng năm thì mới kết quả trả lời. - Công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật cho nhân dân chưa được chú trọng, mặt khác nhận thức pháp luật của người dân còn hạn chế. Hệ thống quy phạm pháp luật số lượng lớn được ban hành trong nhiều giai đoạn khác nhau và liên tục bị sửa đổi, các văn bản hướng dẫn áp dụng pháp luật còn chậm, còn thiếu, không đáp ứng được nhu cầu áp dụng pháp luật trong thực tiễn. * Nguyên nhân chủ quan: Từ kết quả các vụ án bị sửa, bị hủy theo thủ tục phúc thẩm hằng năm cho thấy, áp dụng pháp luật trong giải quyết án hôn nhân và gia đình tại Tòa án nhân dân huyện Lệ Thủy vẫn còn nhiều thiếu sót, do những nguyên nhân chủ quan sau đây: - Do trình độ chuyên môn của Thẩm phán, Hội thẩm và các chức danh khác như Thư ký, trong quá trình áp dụng pháp luật để giải quyết án hôn nhân và gia đình chưa đáp ứng được yêu cầu của công việc. Thẩm phán ở Tòa án huyện đều phải giải quyết và xét xử hầu hết tất cả các loại án, nên khả năng chuyên sâu và cập nhật thông tin chưa đáp ứng nhu cầu công việc. Một số Thẩm phán thì chủ quan, làm việc đơn thuần theo kinh nghiệm, một số khác chưa nêu cao tinh thần trách nhiệm, thiếu thận trọng, thậm chí là cẩu thả đó cũng là nguyên nhân dẫn đến sai sót trong quá trình áp dụng pháp luật. Vì vậy ngoài kiến thức được đào tạo bản trong chương trình Đại học Luật, chương trình đào tạo Thẩm phán thì đòi hỏi cán bộ Thẩm phán nghành Tòa án không ngừng học hỏi, cập nhật thông tin thường xuyên, như các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ của ngành và các thông tin khác cần thiết trong cuộc sống để tạo ra cho mình sự hiểu biết sâu rộng thì mới đáp ứng được yêu cầu thực tiễn đặt ra trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế. - Khi áp dụng pháp luật đối với việc giải quyết vụ án hôn nhân gia đình ở cấp sơ thẩm, Hội thẩm nhân nhân là chủ thể không thể thiếu được nhằm đảm 9 bảo cho việc xét xử khách quan, đúng pháp luật. Hội thẩm nhân dân khi tham gia xét xử quyền ngành với Thẩm phán, khi nghị án biểu quyết theo đa số. Tuy quyền được pháp luật giao cho các Hội thẩm như vậy, nhưng thực tế kiến thức pháp lý của Hội thẩm còn hạn chế, chỉ một số ít Hội thẩm được đào tạo qua Đại học Luật, còn hầu hết là trình đôn chuyên môn ở những lĩnh vực khác nhau. Khi tham gia xét xử một số Hội thẩm không đầu tư nhiều thời gian để nghiên cứu kỹ hồ sơ, không hiều hết mọi tình tiết vụ việc nên khi tham gia giải quyết vụ án các Hội thẩm thường phó mặc cho Thẩm phán quyết định. Như vậy chưa tập trung cáo trí tuệ của cả Hội đồng xét xử để áp dụng pháp luật giải quyết vụ án. Do chất lượng áp dụng pháp luật không cao nên kết quả của việc áp dụng pháp luật tại phiên Tòa xét xử án hôn nhân và gia đình cũng bị ảnh hưởng nhất định. - Ngoài những nguyên nhân như đã nêu ở trên, còn nguên nhân khác ảnh hưởng đến hiệu quả áp dụng pháp luật đó là việc hoạch định chính sách và phát triển ngành Tòa án nhân dân, công tác quản lý, sử dụng cán bộ chưa tốt, chưa kịp thời kiểm tra thường xuyên và uốn nắn những sai sót trong nghiệp vụ, cần thường xuyên tập huấn nghiệp vụ và tạo điều kiện nắm bắt đầy đủ, kịp thời các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo công tác nghiệp vụ cho cán bộ, Thẩm phán. Để hạn chế đến mức thấp nhất những sai sót về áp dụng pháp luật trong giải quyết án hôn nhân và gia đình thì ta cần phải khắc phục triệt để những nguyên nhân bản như đã nêu ở trên. 1.3. Những vấn đề học tập được trong quá trình thực tập tại Tòa án nhân dân huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình Như chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng dạy : “ Học đi đôi với hành”. Đúng như vậy, với gần hai tháng thực tập, 2 tháng để sinh viên thể áp dụng những kiến thức đã học ở trong sách vở ra đối chiếu và tập làm quen với những công việc ở ngoài thực tế, nó đã giúp tất cả những bạn sinh viên không chỉ riêng Khoa luật chúng ta mà tất cả những trường Đại học trên cả nước đã trải nghiệm và những cảm xúc vô cùng mới mẻ. 10 . 1.1. Tóm tắt cơ cấu, tổ chức của Tòa án nhân dân huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình Tòa án nhân dân huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình gồm có 11 cán bộ, trong. phán là đảng viên. Ngoài ra Tòa án nhân dân huyện Lệ Thủy còn có 15 Hội thẩm nhân dân tham gia Hội đồng xét xử theo quy định của pháp luật. Tòa án nhân dân

Ngày đăng: 03/09/2013, 11:24

Hình ảnh liên quan

HOĂ SÔ VÚ AÙN HÌNH SÖÏ TOÔI COÂ YÙ GAĐY THÖÔNG  - cơ cấu, tổ chức của tòa án nhân dân huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình
HOĂ SÔ VÚ AÙN HÌNH SÖÏ TOÔI COÂ YÙ GAĐY THÖÔNG Xem tại trang 20 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan