Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lúa ở xã phong thu, huyện phong điền, tỉnh thừa thiên huếx

51 2K 11
Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lúa ở xã phong thu, huyện phong điền, tỉnh thừa thiên huếx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lúa ở xã phong thu, huyện phong điền, tỉnh thừa thiên huếx

Chun đề tốt nghiệp GVHS: ThS. Nguyễn Văn Lạc Lời Cảm Ơn Lới đầu tiên em xin chân thành cảm ơn quý thầy, cô trong khoa Kinh tế phát triển, Trường Đại Học Kinh Tế Huế, những người đã trực tiếp giảng dạy, truyền đạt những kiến thức bổ ích cho em, đó chính là những nền tảng cơ bản, là những hành trang vô cùng quý giá,là bước đầu tiên cho em bước vào sự nghiệp sau này trong tương lai.Đặc biệt là Thầy Nguyễn Văn Lạc- một người thầy đã cho em rất nhiều kiến thức ,cảm ơn Thầy đã tận tinh, quan tâm, giúp đỡ em trong những tháng qua,giải đáp những thắc mắc trong quá trình thực tập. Nhờ đó, em mới có thể hoàn thành được bài báo cáo chuyên đề này. Bên cạnh đó,em cũng xin chân thành cảm ơn các cô chú, anh chò trong Ủy Ban Nhân Dân Phong Thu, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế đã cho phép và tạo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình thực tập tại đòa phương. Em xin chân thành cảm ơn chú Nguyễn Hữu Nam – trưởng phòng nông nghiệp Phong Thu, dù chú rất bận rộn với công việc nhưng vẫn dành thời gian chỉ bảo, hướng dẫn tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để em có thể tìm hiểu và thu thập thông tin phục vụ cho bài báo cáo này. Trong quá trình thực tập và làm báo cáo, vì chưa có kinh nghiệm thực tế, chỉ dựa vào lý thuyết đã học cùng với thời gian hạn hẹp nên bài báo cáo chắc chắn sẽ không tránh khỏi những sai sót. Kính mong nhận được sự góp ý ,nhận xét từ phía quý Thầy,Cô cũng như các cô, chú, anh chò trong Ủy Ban Nhân Dân để kiến thức của em ngày càng hoàn thiện hơn và rút ra được những kinh nghiệm bổ ích có thể áp dụng vào thực tiễn một cách có hiệu quả trong tương lai. Cuối cùng, em chúc quý Thầy, Cô trường Đại học kinh tế Huế,các cô chú, anh chò đang công tác trong Ủy Ban Nhân Dân Phong Thu, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế dồi dào 1 SVTH: Nguyễn Văn Hàn 1 1 Chun đề tốt nghiệp GVHS: ThS. Nguyễn Văn Lạc sức khỏe và đạt nhiều thành công. Kính chúc các bác nông dân một năm bội thu và gặp nhiều may mắn. Em xin chân thành cảm ơn Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn Hàn MỤC LỤC Lời cảm ơn i Mục lục ii Danh mục các chữ viết tắt và ký hiệu v Danh mục các biểu bảng vi 2 SVTH: Nguyễn Văn Hàn 2 2 Chuyên đề tốt nghiệp GVHS: ThS. Nguyễn Văn Lạc DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÍ HIỆU UBND : Ủy ban nhân dân KHKT : Khoa học kĩ thuật HTX DVNN : Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp BVTV : Bảo vệ thực vật CNH- HĐH : Công nghiệp hóa - hiện đại hóa HQKT : Hiệu quả kinh tế KQKTH : Hiệu quả kỹ thuật HQPB : Hiệu quả phân bổ LĐGĐ : Lao động gia đình 3 SVTH: Nguyễn Văn Hàn 3 3 Chuyên đề tốt nghiệp GVHS: ThS. Nguyễn Văn Lạc DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU 4 SVTH: Nguyễn Văn Hàn 4 4 Chuyên đề tốt nghiệp GVHS: ThS. Nguyễn Văn Lạc 5 SVTH: Nguyễn Văn Hàn Chuyên đề tốt nghiệp GVHS: ThS. Nguyễn Văn Lạc PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Tính cấp thiết của đề tài Lúa là cây trồng có vị trí chiến lược rất quan trọng trong sản xuất nông nghiệp nói chung và trong cơ cấu sản xuất hàng hoá nói riêng, là mặt hàng quan trọng trong việc tăng thu ngoại tệ cho đất nước. Sau hơn 20 năm đổi mới nền kinh tế Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn mà trước hết là trong lĩnh vực nông nghiệp. Nông nghiệp tăng trưởng nhanh và ổn định, bình quân 45%/năm chiếm 30% kim ngạch xuất khẩu và 25% GDP của cả nước, góp phần cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người dân nông thôn, tạo công ăn việc làm cho lực lượng lao động cả nước. Sản xuất nông nghiệp nước ta từ chỗ không đáp ứng được nhu cầu trong nước, phải nhập khẩu từ nước ngoài, đến nay, nước ta đã trở thành một nước xuất khẩu gạo đứng thứ 2 trên thế giới, bình quân hàng năm xuất khẩu hơn bốn triệu tấn. Đây chính là thành tựu đáng khích lệ. Tuy nhiên, dân số ngày càng tăng, diện tích canh tác ngày càng có xu hướng thu hẹp nên nông dân Việt Nam còn phải tiếp tục phấn đấu cao hơn, góp phần đạt mục tiêu dân giàu nước mạnh, hội công bằng, dân chủ văn minh. Dân số tăng nhanh, diện tích canh tác giảm nhưng phải đảm bảo “an toàn lương thực” lại vừa có gạo để đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Vì vậy sản xuất lương thực và vấn đề “an toàn lương thực” là yêu cầu cấp thiết được đặt ra cho toàn hội. Đây là một trong những yếu tố đảm bảo cho nền kinh tế tăng trưởng và bền vững. Do đó, việc đáp ứng được nhu cầu là hết sức cần thiết, đòi hỏi người trồng lúa phải có các biện pháp sản xuấthiệu quả hơn. Thừa Thiên Huế, một tỉnh duyên hải thuộc miền Trung Bộ Việt Nam. Nơi đây điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là canh tác cây lúa nước. Truyền thống canh tác cây lúa nước đã có từ lâu đời. Xã Phong Thu thuộc huyện Phong Điền, nằm về phía Bắc tỉnh Thừa Thiên Huế, ngành nghề chính của dân cư ở đây chủ yếu là canh tác cây lúa nước. Trong nhiều năm qua, sản xuất nông nghiệp địa phương đã đạt được những tiến bộ đáng kể, trong đó cây lúa đóng vai trò chủ đạo. Với lợi thế địa hình bằng phẳng, đắt đai phì nhiêu, đã áp dụng nhiều biện pháp kỹ thuật mới vào sản xuất đã mạnh dạn đưa các giống lúa mới có năng suất cao. Nhờ vậy mà những năm 6 SVTH: Nguyễn Văn Hàn Chuyên đề tốt nghiệp GVHS: ThS. Nguyễn Văn Lạc qua sản lượng lúa được ổn định trong khi diện tích canh tác giảm. Bên cạnh đó vẫn không còn ít hộ nông dân sản xuất kém hiệu quả, mất mùa do chăm sóc, bón phân, phun thốc không đúng kỹ thuật, năng suất không cao do sử dụng giống lúa sẵn có từ vụ thu hoạch trước, giống không thuần. Xuất phát từ thực trạng đó, tôi đã chọn nghiên cứu đề tài " Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lúa Phong Thu, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế". 2. Mục tiêu nghiên cứu - Hệ thống hoá các vấn đề lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế nói chung và hiệu quả kinh tế sản xuất lúa nói riêng. - Đánh giá đúng thực trạng đầu tư sản xuất lúa của các nông hộ trên địa bàn Phong Thu. - Xác định các điều kiện cơ bản, các khó khăn và thuận lợi có ảnh hưởng đến sản xuất lúa. - Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng suất hiệu quả kinh tế sản xuất lúa Phong Thu. 3. Phương pháp nghiên cứu 3.1. Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử Là cơ sở phương pháp luận của đề tài, để xem xét trong mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau, là phương pháp chung để nhận thức bản chất của các sự vật, hiện tượng. 3.2. Điều tra thu thập thông tin - Chọn địa điểm điều tra: Địa điểm được lựa chọn là 8 thôn:, An Thôn, Vân Trạch Hòa, Trạch Hữu, Đông Lái, Tây Lái, Huỳnh Liên, Khúc Lý, Ưu Thượng. Đây là nơi có điều kiện sản xuất lúa thuận lợi, đất đai màu mỡ, giao thông thuỷ lợi khá hoàn chỉnh. - Điều tra chọn mẫu: 40 mẫu tương ứng 40 hộ trên địa bàn được phân thành nhóm tương ứng với 8 thôn. Từ thôn 1 đến thôn 8 - Thu thập tài liệu thứ cấp: Thông qua các nguồn sau:HTX DVNN Phong Thu, sách báo, internet, niên giám thống kê . - Chuyên gia chuyên khảo: Hỏi và tập hợp các ý kiến của các chuyên gia. 7 SVTH: Nguyễn Văn Hàn Chuyên đề tốt nghiệp GVHS: ThS. Nguyễn Văn Lạc 3.3. Phương pháp phân tích thông tin số liệu - Phương pháp thống kê mô tả: Tổng hợp các số liệu thu thập được, xử lý số liệu, vẽ biểu đồ. - Phương pháp phân tổ thống kê: Hiệu quả kinh tế chịu tác động của nhiều yếu tố do đó việc phân tổ thống kê nhằm phân tích ảnh hưởng của các nhân tố đến hiệu quả kinh tế, phải nghiên cứu các nhân tố trong mối quan hệ với nhau và với kết quả, hiệu quả sản xuất. - Phương pháp tổng hợp các phân tích so sánh 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Các hộ nông dân sản xuất lúa. - Nội dung nghiên cứu: Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa. - Phạm vi nghiên cứu: + Không gian: Các thôn Phong Thu, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. + Thời gian: Số liệu điều tra năm 2012. 8 SVTH: Nguyễn Văn Hàn Chuyên đề tốt nghiệp GVHS: ThS. Nguyễn Văn Lạc PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1. Cơ sở lý luận 1.1. Vị trí và tầm quan trọng của cây lúa: Lúa là một trong ba cây lương thực chủ yếu bao gồm lúa mì, ngô và lúa gạo. Trong lúa gạo có đầy đủ các chất dinh dưỡng như các cây lương thực khác, ngoài ra còn có các Vitamin nhóm B và một số thành phần khác. - Về tinh bột: Là nguồn cung cấp chủ yếu Calo. Giá trị nhiệt lượng của lúa là 3594 Calo/g, trong đó hàm lượng amyloza trong hạt quyết định đến độ dẻo của gạo. Hàm lượng amyloza lúa gạo Việt nam thay đổi từ 18 - 45% đặc biệt có giống lên tới 54%. - Prôtêin: Chiếm 6 - 8% thấp hơn so với lúa mỳ và các loại cây khác. Giống lúa có hàm lượng prôtêin cao nhất là 12,84% và thấp nhất là 5,25%. Phần lớn các giống Việt nam nằm vào khoảng 7 -8%. - Lipít: lúa lipít thuộc loại trung bình, phân bố chủ yếu lớp vỏ gạo. - Vitamin: Trong lúa gạo còn có một số vitamin nhóm B như B1, B2, B6…Vitamin B1 là 0,45 mg/100hạt. Từ những đặc điểm của cây lúagiá trị của nó, lúa gạo được coi là nguồn thực phẩm, dược phẩm có giá trị và được tổ chức dinh dưỡng quốc tế gọi là "Hạt gạo là hạt của sự sống". Với giá trị dinh dưỡng của hạt kết hợp với việc chọn tạo giống có năng suất cao, phẩm chất tốt thì lúa gạo ngoài việc sử dụng hàm lượng lương thực là chủ yếu thì các sản phẩm phụ của lúa còn sử dụng rất nhiều trong các lĩnh vực khác nhau. 1.2. Một số đặc điểm của cây lúa 1.2.1. Đặc điểm sinh học Sinh trưởng và phát triển của cây lúa phụ thuộc rất nhiều yếu tố, từ điều kiện tự nhiên, tình hình canh tác, phân bón đất đai, mùa vụ gieo trồng, giống và thời gian sinh trưởng của từng giống lúa.Quá trình sinh trưởng của cây lúa có thể chia ra làm hai thời kỳ: Sinh trưởng dinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực. 9 SVTH: Nguyễn Văn Hàn Chuyên đề tốt nghiệp GVHS: ThS. Nguyễn Văn Lạc - Thời kỳ sinh trưởng dinh dưỡng: thời kỳ này cây lúa chủ yếu hình thành và phát triển các cơ quan dinh dưỡng như ra lá, phát triển rễ, đẻ nhánh… - Thời kỳ sinh trưởng sinh thực: Là thời kỳ phân hoá, hình thành cơ quan sinh sản bắt đầu từ khi làm đòng đến khi thu hoạch. Bao gồm các quá trình làm đòng, trổ bông, hình thành hạt. Quá trình làm đốt tuy là sinh trưởng dinh dưỡng nhưng lại tiến hành song song với quá trình phân hoá đòng nên nó cũng nằm trong quá trình sinh thực. Thời kỳ này có ảnh hưởng trực tiếp đến việc hình thành số bông, tỷ lệ hạt chắc và trọng lượng hạt lúa. + Quá trình nẩy mầm: Hạt hút nước, độ ẩm trong hạt tăng, hoạt động các men hô hấp và phân giải rõ rệt, một loạt các phản ứng sinh hoá xảy ra, phôi được cung cấp glucoza, axitamin, các tế bào phân chia, lớn lên trục phôi phình to, đẩy mầm khi nẩy mầm, đầu tiên xuất hiện lá bao hình vảy, không có diệp lục. Đồng thời trong quá trình nẩy mầm, từ phôi xuất hiện rễ phôi. Rễ này dài, sau này phát triển thành các lông tơ giúp hạt hút nước trong thời kỳ đầu. + Quá trình phát triển của bộ rễ: Sau khi nẩy mầm rễ lúa phát triển từ phôi là rễ mộng, rễ này chủ yếu có một cái. Rễ mộng xuất hiện rồi dài ra, có thể hình thành lông rễ, rễ mộng hoạt động trong một thời gian ngắn rồi chết đi và được thay thế bằng các lớp rễ phụ được hình thành từ mặt các đốt gốc của cây. Những mắc đầu chỉ ra được trên dưới năm rễ, nhưng mắc sau có thể đạt tới 3-20 rễ. Tập hợp các lớp sẽ tạo thành rễ chùm. + Quá trình phát triển lá: Lá được hình thành từ các mầm lá mắc thân, khi hạt nẩy mầm, hình thành các lá đầu tiên là lá bao mầm, lá không hoàn toàn rồi đến lá thật 1,2,3… Các lá phát triển liên tục từ ba lá đầu này, cây lúa đã tự nuôi dưỡng hoàn toàn sống độc lập, lá quang hợp, rễ hút dinh dưỡng. Thông thường trên cây lúa có khoảng 5-6 lá cùng hoạt động, lá già tàn rụi dần để các lá non mới lại tiếp tục. + Quá trình đẻ nhánh: Lúa sau khi bén rễ hồi xanh thì làm đốt, làm đòng. Nhánh lúa hình thành từ các mầm nách gốc thân. Quá trình hình thành một nhánh qua bốn giai đoạn: phân hoá nhánh, hình thành nhánh, nhánh dài trong bọc lá và nhánh xuất hiện. Trong quá trình hình thành nhánh đầu tiên xuất hiện một lá bao hình ống dẹt, rồi xuất hiện các lá của nhánh, nhánh phát triễn 3-4 lá có thể tách ra khỏi cây mẹ và sống tự lập. 10 SVTH: Nguyễn Văn Hàn . hiệu quả kinh tế nói chung và hiệu quả kinh tế sản xuất lúa nói riêng. - Đánh giá đúng thực trạng đầu tư sản xuất lúa của các nông hộ trên địa bàn xã Phong. thuận lợi có ảnh hưởng đến sản xuất lúa. - Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng suất hiệu quả kinh tế sản xuất lúa ở xã Phong Thu. 3. Phương

Ngày đăng: 03/09/2013, 11:16

Hình ảnh liên quan

2.1.2. Tình hình sản xuất lúa ở tỉnh Thừa Thiên Huế - Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lúa ở xã phong thu, huyện phong điền, tỉnh thừa thiên huếx

2.1.2..

Tình hình sản xuất lúa ở tỉnh Thừa Thiên Huế Xem tại trang 18 của tài liệu.
Bảng 1: Diện tích, năng suất, sản lượng lúa nước ta qua 2 năm - Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lúa ở xã phong thu, huyện phong điền, tỉnh thừa thiên huếx

Bảng 1.

Diện tích, năng suất, sản lượng lúa nước ta qua 2 năm Xem tại trang 18 của tài liệu.
Bảng 3: Tình hình dân số lao động của xã năm 2012 - Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lúa ở xã phong thu, huyện phong điền, tỉnh thừa thiên huếx

Bảng 3.

Tình hình dân số lao động của xã năm 2012 Xem tại trang 22 của tài liệu.
Bảng 5: Cơ cấu các ngành kinh tế xã Phong Thu năm 2011, 2012 - Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lúa ở xã phong thu, huyện phong điền, tỉnh thừa thiên huếx

Bảng 5.

Cơ cấu các ngành kinh tế xã Phong Thu năm 2011, 2012 Xem tại trang 24 của tài liệu.
2.2.2.1. Tình hình sử dụng đất đai của các nơng hộ điều tra - Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lúa ở xã phong thu, huyện phong điền, tỉnh thừa thiên huếx

2.2.2.1..

Tình hình sử dụng đất đai của các nơng hộ điều tra Xem tại trang 26 của tài liệu.
2.2.2.2. Tình hình sử dụng lao động của các nơng hộ điều tra - Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lúa ở xã phong thu, huyện phong điền, tỉnh thừa thiên huếx

2.2.2.2..

Tình hình sử dụng lao động của các nơng hộ điều tra Xem tại trang 27 của tài liệu.
2.2.2.3. Tình hình sử dụng tư liệu sản xuất của các nơng hộ điều tra - Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lúa ở xã phong thu, huyện phong điền, tỉnh thừa thiên huếx

2.2.2.3..

Tình hình sử dụng tư liệu sản xuất của các nơng hộ điều tra Xem tại trang 28 của tài liệu.
- Về nhân khẩu: Qua bảng số liệu thì nhân khẩu bình quân/hộ là 4,75 nhân khẩu, chênh lệch về quy mơ nhân khẩu giữa các gia đình là khơng lớn lắm - Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lúa ở xã phong thu, huyện phong điền, tỉnh thừa thiên huếx

nh.

ân khẩu: Qua bảng số liệu thì nhân khẩu bình quân/hộ là 4,75 nhân khẩu, chênh lệch về quy mơ nhân khẩu giữa các gia đình là khơng lớn lắm Xem tại trang 28 của tài liệu.
Bảng 12: Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả và hiệu quả sản xuất lúa của nơng hộ - Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lúa ở xã phong thu, huyện phong điền, tỉnh thừa thiên huếx

Bảng 12.

Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả và hiệu quả sản xuất lúa của nơng hộ Xem tại trang 33 của tài liệu.
Bảng 14: Ảnh hưởng của quy mơ đất đai đến kết quả và hiệu quả sản xuất lúa STTKhoảng cách tổ - Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lúa ở xã phong thu, huyện phong điền, tỉnh thừa thiên huếx

Bảng 14.

Ảnh hưởng của quy mơ đất đai đến kết quả và hiệu quả sản xuất lúa STTKhoảng cách tổ Xem tại trang 38 của tài liệu.
Bảng 16: Ảnh hưởng của cơng lao động gia đình đến VA của các nơng hộ STT - Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lúa ở xã phong thu, huyện phong điền, tỉnh thừa thiên huếx

Bảng 16.

Ảnh hưởng của cơng lao động gia đình đến VA của các nơng hộ STT Xem tại trang 39 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan