Đắk Lắk - Lịch sử, danh nhân, địa danh, di tích

15 990 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Đắk Lắk - Lịch sử, danh nhân, địa danh, di tích

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Năm 1899, thực hiện chính sách bình định Cao Nguyên, Tổng thống Pháp cử viên cai Bu-rơ-goa (Bourgeois) từ phía bắc theo sông Mê-công rẽ vào sông Sêrêpôk đến vùng đất Buôn Đôn, chọn nơi này làm đại lý, với mục đích làm thí điểm trong cuộc bình định Cao Nguyên Trung phần. Tại đây, Bu-rơ-goa chọn một số tù trưởng sơn cước làm cố vấn, đó là Phét Lasa và Y Thu Knul (Khun Zu Nốp) người M’nông-Lào, coi họ là những cộng sự trung thành của các viên khâm sứ ở Dak Lak. Tuy vậy, việc chọn Buôn Đôn làm đại lý của người Pháp đã gặp phải sự kháng cự quyết liệt của đồng bào nơi đây. Bu-rơ- goa không tài nào mở rộng được vùng đất cai trị của mình mà còn bị mất uy tín với nhân dân bản địa. Ngày 22/12/1904, thực dân Pháp chuyển đại lý từ Buôn Đôn về Buôn Ma Thuột và chọn nơi này làm thủ phủ của Cao nguyên Dak Dak (thuộc tỉnh Kon Tum), đồng thời giao cho triều đình Việt Nam phối hợp với người Pháp để cai quản. Ngày 02/7/1923, toàn quyền Đông Dương ban hành nghị định tách phần đất Dak Lak ra khỏi KonTum và thành lập tỉnh riêng. Lúc mới thành lập, dak lak chưa có huyện, tổng mà chỉ có đơn vị làng dựa theo các buôn có sẵn của các dân tộc bản địa, như Ê đê có 151 làng, M’nông có 117 làng, Gia rai có 11 làng, Bih có 24 làng, M’dhur có 120 làng… Năm 1931, Pháp làm cuộc cải cách hành chính toàn Đông Dương, địa bàn tỉnh Dak Lak được chia làm 5 quận là Buôn Ma Thuột, Buôn Hồ, Dak Song, Lak và M’drăk, gồm 440 làng. Tỉnh lỵ đóng tại Buôn Ma Thuột. Từ đó cho đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 và suốt 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp, về mặt hành chính trên địa bàn tỉnh Dak Lak không có gì thay đổi lớn. Ngày 15/10/1950, Bảo Đại ban hành Dụ số 6, đặt các tỉnh Cao nguyên, trong đó có Dak Lak làm Hoàng triều Cương thổ, có quy chế cai trị riêng. Sau Hiệp định Genève, chính quyền Ngô Đình Diệm huỷ bỏ quy chế Hoàng triều Cương thổ và đặt tỉnh Dak Lak cũng như các tỉnh khác thuộc Cao nguyên Trung phần của “Việt Nam Cộng hoà”. Nghị định số 158 BNV/NĐ ngày 08/8/1957 chuyển đổi thị trấn Buôn Ma Thuột thành xã Lạc Giao thuộc quận Buôn Ma Thuột. Nghị định số 356 BNV/NĐ ngày 2/7/1958 ấn định các đơn vị hành chính của tỉnh Dak Lak gồm 5 quận, 21 tổng, 77 xã. Riêng Buôn Ma Thuột có các tổng Ea Tam (10 xã), Cư Keh (4 xã), Cư Ewi (6 xã), Drai Sáp (5 xã). Ngày 20/12/1963, chính quyền Sài Gòn ban hành nghị định số 262 BNV/HC/NĐ thành lập thêm một quận mới của tỉnh Dak Lak, lấy tên là quận Phước An. Lúc bấy giờ Dak Lak gồm có 4 quận: Buôn Ma Thuột, Buôn Hồ, Lạc Thiện, Phước An. Quận Buôn Ma Thuột không còn tổng nữa, có các xã: Cư Ebu Math, Cư Edru Math, Cư Kphong Math, Cư M’gar Math, Cư Ming Math, Cuôr Dang Math, Chi Lăng, Đạt Lý, Ea Ana Math, Ea Emaih Math, Ea Hbong Math, Ea Hding Maath, Ea Net Math, Ea Kwang Math, Ea Madong Math, Ea Mdhar Math, Ea Kmat Math, Ea Knir Maath, Ea Ktur Math, Ea Pac Math, Ea Bour Math, Kmrong Prông Math, Lạc Giao, Quảng Nhiêu, Tân Điền, Thọ Thành. Sau ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam (30/4/1975), chính quyền Cách mạng đã sắp xếp lại địa bàn hành chính của Dak Lak gồm 5 huyện và 1 thị xã: Krông Buk, Krông Pawc, Dak Mil, Dak Nông, Lak, thị xã Buôn Ma Thuột. Ngày 21/1/1995, Chính phủ ban hành Nghị định số 08-NĐ/CP, chuyển thị xã Buôn Ma Thuột thành thành phố trực thuộc tỉnh Dak Lak, lập thêm hai phường mới, chuyển 3 xã qua huyện Ea Súp, 3 xã khác qua huyện Cư Jút, 1 xã về huyện Krông Păc, Nghị định số 71/CP ngày 18/11/1996 của Chính phủ cho phép việc thành lập thêm 4 phường mới thuộc thành phố Buôn Ma Thuột. Như thế, trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột tính từ thời điểm này có 18 phường, xã. Đến nay, tỉnh Dak Lak có diện tích tự nhiên 19.599km 2 , dân số gần 2 triệu người, 44 dân tộc anh em, được phân bố trên 18 huyện, 1 thành phố, đó là: Buôn Ma Thuột, Huyện M’drăc, Ea Kar, Krông Păc, Krông Bông, Lak, Ea H’leo, Krông Năng, Krông Buk, Cư M’gar, Buôn Đôn, Ea Súp, Krông Ana, Cư Jút, Krông Nô, Dak Mil, Dak Song, Dak Nông, Dak R’lấp. FHuyền thoại về Hồ Lak: Đã từ lâu lắm rồi, thanh niên và dân làng đi săn, săn được nhiều thú rừng họ cùng nhau ăn uống, nghỉ ngơi và chia thuốc hút, nhưng không có ai có lửa. Y Biên là một chàng trai nhanh nhẹn, khoẻ mạnh đã tìm cách làm ra lửa để hút thuốc. Thấy vậy, mọi người thách nhau: Y Biên làm ra lửa, vậy đố ai làm cháy được nước? Mọi người ồ lên: Làm sao mà cháy được nước?… Dân làng nói như vậy, nhưng hai thanh niên Y Lắc và Y Liêng đã làm cho nước cháy được. Dân làng bắt đầu lo sợ vì không còn nước để uống như ngày xưa nữa. Từ đó họ phải uống nước sương, và bắt Y Lắc, Y Liêng phải làm nô lệ cho dân làng. Vì không quen làm nô lệ cho dân làng nên hai người bàn việc trốn đi. Đang lúc nằm ngủ trên tảng đá to, Lắc và Liêng đã được Giàng đến mách bảo: -Ơ các con “Nếu các con biết chặt cây m’ô thì có nước trong đó để uống các con ạ!” Được Giàng mách bảo, hai chàng thức dậy vội vã đi tìm cây m’ô. Chặt một cây, chặt hai cây đã có nước, chặt ba cây thấy bên trong có một chú lươn. Y Lắc và Y Liêng mừng lắm bèn đem nước và lươn về nuôi, và họ không còn muốn bỏ buôn làng đi nữa. Ơ một ngày, một đêm, tới chiều con lươn đã lớn. Lươn ở nồi đất, nồi đất chật, ở nồi đồng, nồi đồng cũng không chứa nổi. Cuối cùng Lắc và Liêng phải đào sâu dưới đất làm chỗ ở cho lươn. Con lươn ngày càng to, nước trong nhà mỗi ngày một nhiều. Sợ nước tràn ra ngoài, Y Lắc và Y Liêng càng đào rộng và sâu mãi. Khi đã được nhiều nước, hai chàng không nói cho ai hay, dân làng cũng không ai hay. Một lần do mải chơi với con lươn nên có con chó đến ăn vụng cơm của hai chàng. Nhờ vậy, dân làng mới biết rõ Lắc và Liêng đã có nhiều nước, nấu được nhiều cơm, nên họ mừng lắm. Để có được nước, dân làng đổi hết nồi đồng, nồi đất, đổi hết chiêng ché cho Lắc và Liêng nên hai chàng bỗng trở nên giàu có. Họ được trả tự do, và hồ nước đã trở thành của chung, không ai còn phải đổi chác gì nữa. Con lươn của Lắc và Liêng mỗi ngày một lớn nên chỗ ở của nó ngày càng trở nên chật chội. Một hôm lươn bảo với hai chàng trai: “Hãy làm cho tôi hai cái sừng sắt cắm vào đầu tôi”. Hai chàng trai cùng họp với dân làng nhưng chẳng ai làm ra vật bằng sắt được, chỉ có Y Biên, kẻ làm ra lửa nên nung được sắt. Con lươn nhờ có sừng nên làm cho chỗ ở ngày càng rộng hơn. Chỗ ấy ngày nay là hồ Lak xinh đẹp và giàu có, trong xanh như chiếc gường soi xinh xắn cho mọi người đến du ngoạn và nghỉ ngơi. FDray H’Linh: (Thác nước mang tên nàng H’linh) Chuyện xưa kể lại rằng: tại một buôn làng Ê đê có đôi trai gái yêu nhau say đắm. Chàng trai tên là Dam Yông, tuy nghèo khó nhưng siêng năng, dũng cảm. Nàng H’Linh xinh đẹp có bờ tóc dài chấm gót như dòng suối chảy, tính tình nết na, hiền hậu. Nhưng tình yêu của họ đã không vượt qua được phong tục có tự ngàn đời do cả hai đều nghèo, không đủ trâu bò để mời làng, không có nhiều ché rượu để cúng làng xin làm đám cưới. Thế rồi, dưới bóng cây Kơnia đầu làng, Dam Yông đã chia tay H’Linh để quyết chí ra đi tìm cách làm lụng ra nhiều của cải để trở vể cưới nàng H’Linh. Nàng H’Linh đã chảy không biết bao nhiêu dòng nước mắt trong ngày tiễn biệt. Một, hai, ba mùa làm rẫy, họ vẫn biệt tin nhau. Bao nhiều lần bồ câu núi bay đi bay về, mà tin chàng Dam Yông vẫn mãi biệt tăm. H’Linh vẫn ngóng trông với nỗi nhớ khắc khoải và thất vọng. Nàng cất bước ra đi để tìm chàng nơi xa. Hết núi cao, sông sâu, buôn xa, vượt qua hàng ngàn con suối nhưng vẫn không thấy bóng Dam Yông. Bóng ông mặt trời, tiếng vọng của rừng in bóng, vọng lời gọi của H’Linh. Khi đến một dòng sông lớn, nàng cất tiếng gọi tên chàng trong thất vọng, và đã gieo mình xuống dòng sông ấy. Chàng Dam Yông, sau bao lần đi khắp buôn này, làng nọ, bao lần nương rẫy bị thất bại, bao mùa rẫy đi qua mà của cải cải cũng chẳng có là bao. Chàng trở về buôn cũ thì được tin nàng đã đi tìm chàng. Chàng chạy đi khắp nơi rừng sâu, núi cao, nhưng vẫn không gặp được nàng. Cuối cùng, chàng cũng đến được bờ sông, nơi nàng đã gieo mình. Tiếng gọi của chàng vọng trong lòng sông, lời suối, nhưng dòng sông vẫn ào ào tuôn trôi. Chạng đã gieo mình xuống dòng sông ấy. Họ đã tron nghĩa thuỷ chung, kết nên một tình yêu đẹp làm rung động lòng người. Chỗ ấy ngày nay gọi là thác Dray H’Linh, trên dòng sông Sêrêpôk. Một công trình thuỷ điện mang tên mối tình chung thuỷ, một tình yêu bất tử đã được xây dựng tại đây, tạo nên dòng điện thắp sáng cho mọi buôn làng. FDray-Sáp (Thác Khói): Là một ngon thác cao vút, nước từ trên cao đỏ xuống tạo nên làn sương khói kỳ ảo giữa những làn nước. Truyền thuyết về Dray Sáp được kể như sau: Có một cô gái tên là Hơ Mi vẫn ngày ngày đi làm rẫy. Nàng và một chàng trai của buôn làng hàng ngày bên nhau. Một hôm, trong lúc họ đang ngồi nghỉ trên một hòn đá, bỗng thấy một con quái vật đầu to như quả núi, mắt lớn tựa nồi đồng, râu dài, răng nhọn, toàn thân có vảy lấp lánh như bạc hiện ra trên bầu trời rồi bất ngờ nó sà xuống đất. Chiếc vòi của con quái vật cắm sâu vào đất. Bỗng một cột nước lớn từ dưới đất phun lên. Con quái vật xòe đôi cánh lớn lượn mấy vòng, rồi phun nước tạo thành những đám mưa dữ dội và bay đi mất. Cô gái sau giây phút khiếp đảm, giờ đã tan biến trong lớp mây mù. Chàng trai thì đã biến thành một gốc cây lớn, cắm sâu vào ghềnh đá. Chỗ ấy ngày nay là một dòng thác lớn cách thành phố Buôn Ma Thuột 30 cây số, gọi là thác Khói, tiếng Ê đê là Dray Sáp. FKrông Buk-Dòng sông mái tóc Krông nghĩa là sông, Buk là tóc. Ngày nay, nó trở thành tên gọi của một huyện lỵ ở Dak Lak. Chuyện kể rằng: ngày xưa có H’Rinh và H’Rao là hai cô gái xinh đẹp nổi tiếng trong vùng. Thân thể của H'Rinh đúc bằng vàng, thân thể của H'Rao đúc bằng bạc. Mọi người đứng trước hai cô gái như đứng trước bông hoa pơ lang, ngắm nhìn mãi không chán. Nhìn đằng trước thấy dễ nhớ, nhìn đằng sau thấy dễ thương. Các chàng trai dềi mơ ước, được cùng ăn chung mâm, được ở cùng nhà, được cùng chung chăn gối với họ. Chiều chiều, hai nàng rủ nhau ra bến nước, ra bờ suối hái rau, bắt cá, hát múa, vui đùa. Một hôm H'Rinh và H'Rao tưởng thấy mắt mình như mờ đi, bởi ngay trên mặt nước một chàng trai như đúc từ ánh trăng đã hiện lên ở đó, rồi lên bờ ngồi câu cá. Chung quanh chàng hoa nở thơm ngát, chim hót vang lừng. Trong giây phút đó, cả đôi bên đều sững sờ. Chàng trai đã cùng hai cô gái ngồi nói chuyện với nhau. Họ đã làm quen nhau như vậy. Trời tối lúc nào họ cũng không hay. Những câu chuyện thơm như hoa trái, nhiều như suối nguồn cứ tuôn mãi như không bao giờ dứt được. Họ thấy có tình yêu rạo rực trong người. Qua nhiều tháng, nhiều ngày, khi hai nàng H'Rinh, H'Rao mới biết tên chàng trai là Y Krông, con của thần nước. Hai thế giới khác biệt như chim trời, cá nước. Họ buồn lắm, Thần bến nước cũng không cho họ thấy nhau. Sau bảy lần thương, chín lần nhớ, nước mắt chảy tràn, họ đành phải chia tay nhau. Chàng trai Y Krông được hai cô gái cắt nửa mái tóc của mình để làm kỉ niệm. Y Krông nắm lấy lọn tóc nhảy xuống dòng nước xiết để về với quê hương thần nước. Hai nàng H'Rinh, H'Rao về nhà, ăn hạt cơm không vô bụng, nước mắt cứ như từ trong hang đá tuôn trào. Bảy đêm không ngủ, bảy ngày không ăn, H'Rinh chết hoá thành hoa sen trắng, H'Rao chết hoá thành rau dezamea-tang mọc dọc bờ suối để mong có ngày gặp lại chàng trai Y Krông. Đến nay vùng đất đó mang tên Krông Buk. FBuôn Ma Thuột-Vùng đất được phát hiện từ công cụ Người ta kể rằng: xưa kia vùng đất này còn hoang sơ lắm, chỉ có dăm ba ngôi làng của đồng bào Ê đê sinh sống. Nhưng họ cũng chẳng được yên bởi những cuộc xâm lược chinh plục lẫn nhau giữa các nước láng giềng. Ngày đó, ở một làng Ê đê Kpă có một gia đình ngày ngày lên nương. Những lúc rảnh rỗi, chú bé tên là Thuột thường men theo bờ suối nhỏ dạo chơi. Một lần, chú phát hiện được một con dao cạnh bờ suối. Chuyện tìm được con dao quý, làm được nông cụ tốt, khiến cho mọi người tụ tập đến sinh sống tại vùng đất này ngày càng nhiều. Năm 1904 Buôn Ma Thuột được Pháp đặt làm Đại lý hành chính. Ama là cha, Thuột là tên con. FKrông Nô (Krông là sông, Nô-đực) Đó là địa danh của một vùng đất mà nay cũng đã trở thành một huyện của tỉnh Dak Lak. Đó cũng là tên một con sông. Có lẽ xuất phát từ câu chuyện cổ tích được lưu truyền lại ở vùng này: Chuyện 7 anh em nhà Krông Pha kể rằng: xưa kia có một cô gái Ê đê khoẻ mạnh và xinh đẹp. Cô gái đi rừng khát nước, liền cầm dao chặt bảy ống nứa, trong đó mỗi ống chỉ có một ngụm nước uống. Về nhà cô gái có mang và sinh được 7 chàng trai kì lạ. Mới lọt lòng họ đã to lớn như những chàng dũng sĩ. Bảy người nhảy qua 7 ngọn núi, 7 con sông xong mới chịu về để mẹ cắt rốn. Sau đó các chàng trai dùng chân đạp xuống đất cho phun nước lên để uống, dùng đôi bàn tay của mình để rung cho quả rụng xuống để ăn. Bảy anh em Krông Pha đã lập được nhiều chiến công to lớn, trừ được hạn hán, dẹp được lũ lụt, diệt trừ lũ mtao độc ác để cứu sống các cô gái xinh đẹp và bảo vệ cuộc sống của cộng đồng. Câu chuyện trên phản ánh mơ ước về việc đấu tranh chinh phục thiên nhiên, cải tạo xã hội, chống lại các thế lực ác độc, xây dựng và phát triển buôn làng cộng đồng. Tên gọi trên còn phản ánh sức sống mãnh liệt của một vùng đất. FThác nước la Ly (Thác nước nàng Ly) Thuở xa xưa có nàng Ly cùng đem lòng yêu thương hai chàng trai Rook và Seek (là hai anh em). Nàng Ly lại không thể bắt cung lúc hai người làm chồng mình nên đêm đêm Ly nằm bên đống lửa thổi đinh yơng. Tiếng đing yơng cùng làm cho hai chàng trai ngơ ngẩn. Rook và Seek hai anh em rất thương nhau nên cái gì họ cũng nhường nhau, cũng lo cho nhau. Họ thương nhau nhiều hơn đá núi, cùng nhau lên rừng bắt cọp, xuống thác bắt con cá chình, cùng nhau bắn gãy cánh con chồn bay, bắt con rắn độc… Vậy nhưng tình yêu với nàng Ly thì không ai nhường cho ai cả. Nàng Ly nói: “Anh Rook, em ưng chặn dòng nước Sê San lại quá!”, lập tức chàng Rook vươn sức vai trẻ lên tận núi nhà trời. Rầm một cái, đỉnh núi chuyển mình nơi chàng ghé vai vào. Núi lở lấp dòng Sê San… Nàng Ly lại nói: “Ơ anh Seek, em ưng khơi lại dòng Sê San cho nước chảy về hướng tây quá!”, thế là chàng Seek oằn lưng, vươn sức vai trẻ lên tận đất nhà trời. Một lằn chớp xé ngang chân núi, tiếng nứt đá lở ầm ầm, rồi dòng Sê San bị lấp giờ uốn mình vươn lên hướng tây, chảy ào ào dưới chân dãy núi lớn bao đời khô khát. Nhưng tình yêu như tấu lên điệu nhạc của âm thanh đinh yơng và họ chẳng thể tranh giành với nhau. Hai chàng trai Rook và Seek dường như cùng một lúc hoá thành hai hòn núi lớn đứng sừng sững bên dòng Sê San, bên này là hòn núi Rook, bên kia là hòn núi Seek. Còn nàng Ly thì ngã giữa hai đỉnh non cao ấy, thành ra con thác với tên gọi la Ly. FDựng lại thời tiền sử từ lòng đất Tây Nguyên Với mục đích giải phóng lòng hồ phục vụ tích nước cho nhà máy thuỷ điện Yaly, thu thập di tíchdi vật khảo cổ, góp phần dựng lại bức tranh toàn cảnh về quá khứ xa xưa của các cộng đồng cư dân cổ đã cư trú ở khu vưc xã Sa Bình, huyện Sa Thầy; được sự đồng ý của Bộ Văn hoá-Thông tin, từ đầu tháng 6-2001, Phó Giáo sư-Tiến sĩ Nguyễn Khắc Sử, Trưởng phòng nghiên cứu Thời đại đá(Viện khảo cổ học) làm trưởng đoàn cùng hầu hết chuyên gia hàng đầu của ngành khảo cổ học Việt Nam đã có mặt tại Lung Leng. Chỉ riêng Viện khảo cổ học Việt Nam đã cử tới đây hơn 40 người, với 2 phó giáo sư, 12 tiến sĩ, còn lại đều là thạc sĩ chuyên ngành. Vào thời điểm này tại Lung Leng cũng có hơn 600 lao động làm việc thường xuyên trên công trường cùng với nhiều trang thiết bị hiện đại. Trên một diện tích khai quật hơn 10.000m 2 ,các nhà khảo cổ học đã mở được gần 100 hố, mỗi hố có diện tích 100m 2 . Qua hai đợt khai quật, các nhà khoa học đã thu được gần 30 tấn hiện vật, gồm 8000 tiêu bản đá, hàng triệu mảnh gốm, trên 100 mộ nồi vò, gần 40 khu bếp, lò nung, cùng với các hiện vật như chuỗi đã, rìu, chận đèn, bát… Trong tầng văn hoá, các nhà khoa học còn tìm thấy một số đồ gốm sứ có niên đại từ thế kỳ 14 trở lại, trong đó có cả gốm sứ Việt Nam. Đó là kết quả các nhà khảo cổ học thu được ở di chỉ khảo cổ Lung Leng (thuộc xã Sa Bình, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum). Đây là vết tích văn hoá từ thời đại đá cũ, đến hậu kỳ đá mới và sơ kỳ kim khí. Căn cứ vào những gì đã khai quật và xác định niên đại, các nhà khoa học đã dựng lại một bức tranh toàn cảnh về người tiền sử Việt Nam thuộc nhiều giai đoạn khác nhau. Sớm nhất là dấu ấn văn hoá của người tiền sử hậu kỳ đá cũ. Đó là những cư dân chế tác và sử dụng đá cuội ghè đẽo. Tiếp đến là lớp cư dân tiền sử hậu kỳ đá mới, sơ kì kim khí với những công cụ đá mài rất sắc nét, hoàn thiện như rìu, bàn mài, chân đèn. Đặc biệt các nhà khảo cổ đã tìm thấy những viên đá cuội tròn dẹt, được đục lỗ và chế tác đến độ tinh xảo thời đó. Các chuyên gia cũng nhận định, qua nghiên cứu những di vật thu lượm được thì cư dân tiền sử vùng Lung Leng này không chỉ đạt trình độ cao về kỹ thuật mài đá, chế tác công cụ, mà họ còn là những người thợ chế tác gốm rất giỏi. Từ thời sơ khai đó, họ đã biết pha chế một tỉ lệ đất sét thích hợp với cát, bã thực vật và hiểu rõ kỹ thuật đắp lò nung gốm để chế tác từng loại vật dụng sinh hoạt như chén, bát, chân đèn, đồ trang sức với nhiều nghệ thuật, kích thước khác nhau., Phó Giáo sư-Tiến sĩ Nguyễn Khắc Sử cho biết đây là một trong những di tích khảo cổ học có tầng văn hoá dày, có quy mô lớn và chứa đựng vết tích văn hoá nhiều thời đại. Chính toàn bộ những tư liệu khai quật của đợt này sẽ góp phần nghiên cứu thời kỳ quá khứ xa xưa của Tây Nguyên, để minh chứng Tây Nguyên trong quá khứ là một vùng năng động và có sự giao lưu rộng mở. Ơ đây đã chứa đựng vết tích văn hoá của những cư dân từ xa xưa cho đến giai đoạn bước vào văn minh. Khai quật di chỉ lần này chính là giải phóng khỏi lòng hồ của thuỷ điện Yaly một di tích quan trọng để các nhà làm điện ở Việt Nam có thể yên tâm trữ nước, chủ động các vấn đề phát điện và cung cấp điện cho đồng bào các dân tộc bản địa biết được di tích văn hoá lịch sử của mình và càng thêm yêu quý mảnh đất quê hương của chính mình. Cho đến cuối tháng 8, công việc khai quật di chỉ khảo cổ học Lung Leng đã gần hoàn tất. Ngày 16-8 vừa qua,, Phó Giáo sư-Tiến sĩ Nguyễn Khắc Sử, Trưởng đoàn khai quật cho biết, các chuyên gia Viện khảo cổ học và Bảo tàng tổng hợp tỉnh Kon Tum còn phát hiện thêm 9 điểm có khả năng là di chỉ, trong đó một điểm đã được kiểm tra và xác nhận là có tính chất khảo cổ giống Lung Leng, với tên gọi mới là Lung Leng 2. Với kết quả này cho thấy di chỉ Lung Leng là một trong những phát hiện bất ngờ nhất của ngành Khảo cổ học Việt Nam trong những năm gần đây. Di tích lịch sử cách mạng: Ngã ba Tuy Đức, thuộc địa bàn 2 xã: Quảng Trực và Dak Bul So, huyện Dak R'Lấp. Đây là chứng tích của cuộc khởi nghĩa của Nơ Trang Lơng-thủ lĩnh của nghĩa quân M’nông-Stiêng hồi đầu thế kỉ XX. [...]... trong trận này Hộp thư giao liên (hành lang Dak Mil )- iểm liên lạc thông đường từ Khu 5 đến miền Đông nam bộ Đồi Trung Đoàn, nơi di n ra trận đánh mở đầu để giải phóng Đức Lập, xuân 1975 tại thị trấn Dak Mil, huyện Dak Mil Hang Ba tầng, xã Krông Nô, huyện Lak, là căn cứ địa cách mạng của tỉnh từ 195 8-1 963 Di tích lịch sử văn hoá: Buôn 1 và 2 xã Ea Súp-làng văn hoá Chùa Hoà Khai, thôn Quảng Hoà, xã Đạo... Phan Bội Châu-Buôn Ma Thuột, nơi gặp gỡ đầu tiên giữa người Kinh và người Thượng Nơi ra mắt Uỷ ban quân quản đầu tiên sau giải phóng 1975 Nhà đày Buôn Ma Thuột, số 18 Tán Thuật, Buôn Ma Thuột-nơi đày ải giam giữ các chiến sĩ cách mạng thời kì 193 0-1 045 Nơi gieo hạt mầm cách mạng đầu tiên cho tỉnh Dak Lak Đèo Phượng Hoàng, km 11 4-1 18, quốc lộ 26, xã Ea Trang, M’drak-nơi di n ra trận đánh lịch sử giữa... Lào, Krông Ana, Buôn Đôn Di tích khảo cổ: Di chỉ khảo cổ học Kiến Đức, Dak R’lấp Khu mộ táng Ea Knuếch, xã Eea Ktuôr, Krông Ana Mộ Chăm cổ, thôn 2, xã Hoà Sơn, Krông Bông Phế tích Chăm, thôn 3, xã Hoà Thành, Krông Bông Đồi ông Hoàng, thôn Quảng Trụ, xã Buôn Triết, Lak Vườn nhà ông Nam thôn 13, xã Ea Riêng, M’drak-nơi phát hiện trống đồng Vườn nhà ông hoá thôn 13, xã Ea Bal, Ea Kar-nơi phát hiện trống đồng... Di tích lịch sử văn hoá: Buôn 1 và 2 xã Ea Súp-làng văn hoá Chùa Hoà Khai, thôn Quảng Hoà, xã Đạo Nghĩa, Dak R’lấp, nơi sinh hoạt văn hoá cộng đồng của bà con khu vực dinh điền Đạo Nghĩa từ năm 1960 đến nay Di tích kiến trúc nghệ thuật-kiến trúc tôn giáo: Tượng đài thành quả, thị trấn Ea Knốp, Ea Kar Đài tưởng niệm Ea Phê, xã Ea Phê, Krông Pắc Tượng đài Bác Hồ, thị trân Buôn Hồ, Krông Buk Tượng đài... nơi hình thành và ra đời giai cấp công nhân, chi bộ Đảng, lực lượng vũ trang đầu tiên ở Dak Lak Hang đá Khuê Ngọc Điền, thôn 2, xã Khuê Ngọc Điền, huyện Krông Bông-cơ quan đầu não của tỉnh trong kháng chiến chống Mỹ Hang đá Buôn Lung, thôn 2, xã Hoà Sơn, huyện Krông Bông-căn cứ cách mạng của Thành uỷ thành phố Buôn Ma Thuột Buôn Trinh, xã Ea Bang, huyện Krông Buk-căn cứ cách mạng của tỉnh qua hai cuộc... di t 2 đại đội Bảo an, bắn rơi máy bay chở chuẩn tướng Lê Trung Lương, tư lệnh F23 nguỵ Tượng đài Mậu Thân, km5, ngã ba Hoà Bình, phường Tân Hoà, Buôn Ma Thuột-tưởng nhớ những bà mẹ anh hùng quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh Căn cứ kháng chiến Nam Nung, xã Nam Nung, huyện Krông Nô Đồi Mậu Thân (cao điểm 722) thôn Thọ Hoàng, xã Dak Sắc, Dak Mil có trên 300 chiến sĩ giải phóng hy sinh Đặc biệt là nơi di n... Phượng Hoàng, km 11 4-1 18, quốc lộ 26, xã Ea Trang, M’drak-nơi di n ra trận đánh lịch sử giữa ta và địch mở ra cục di n mới cho cách mạng miền Nam Hang đá buôn Dak Tuôr, xã Cư Pui, huyện Krông Bông-căn cứ cách mạng của tỉnh trong kháng chiến chống Mỹ Buôn Dliê Ya, xã Dliê Ya, huyện Krông Năng-căn cứ cách mạng của tỉnh thời chống Pháp Căn cứ H3 và H7, buôn Dliê Ya, xã Dliê Ya, huyện Krông Năng, căn cứ cách...Ngục Dak Mil, thị trấn Dak Mil Nơi giam giữ, đày ải các chiến sĩ cách mạng giai đoạn 193 6-1 943, có mối liên hệ với Nhà đày Buôn Ma Thuột Buôn Cháy, thuộc xã EEEa Mró, huyện Cư M’gả Buôn căn cứ cách mạng của tỉnh trong kháng chiến chống Mỹ Nhà số 57, Lý Thường Kiệt, Buôn Ma Thuột-nơi tổ chức hội nghị khẩn cấp của Ban lãnh đạo lâm thời tỉnh Dak Lak trong cách mạng tháng Tám năm 1945 Nhà... Nam thôn 13, xã Ea Riêng, M’drak-nơi phát hiện trống đồng Vườn nhà ông hoá thôn 13, xã Ea Bal, Ea Kar-nơi phát hiện trống đồng Bãi đá Kang Giang, suối Eea Kmốc, xã Ea H’leo, huyện Ea H’leo Danh lam thắng cảnh: Thác Di u Thanh, xã Nhơn Cơ, Dak R’lấp Thác Ba tầng, lâm trường Nghĩa Tín, Dak Nông Thác Gia Long, xã Ea Na, Krông Ana Thác Khói (Dray Sáp), xã Dak Sô, Krông Nô Thác Trinh Nữ, Thị Trấn Ea T’linh, . bản địa biết được di tích văn hoá lịch sử của mình và càng thêm yêu quý mảnh đất quê hương của chính mình. Cho đến cuối tháng 8, công việc khai quật di. M’drak-nơi di n ra trận đánh lịch sử giữa ta và địch mở ra cục di n mới cho cách mạng miền Nam. Hang đá buôn Dak Tuôr, xã Cư Pui, huyện Krông Bông-căn cứ

Ngày đăng: 31/08/2013, 10:10

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan