ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC MÔN VĂN KHỐI C – NĂM 2012

3 355 1
ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC MÔN VĂN KHỐI C – NĂM 2012

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Tài liệu tham khảo và tuyển tập đề thi thử đại học giúp các bạn ôn thi tốt và đạt kết quả cao trong kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông và tuyển sinh cao đẳng, đại học

ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC MÔN VĂN KHỐI C NĂM 2012 PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5,0 điểm) Câu 1: (2 điểm) Anh/ chị hãy nêu những đặc điểm chính về phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu. Trình bày ngắn gọn những biểu hiện của tính dân tộc trong thơ Tố Hữu về mặt nội dung và hình thức nghệ thuật. Câu 2: (3 điểm): Anh/ chị hãy viết bài văn ngắn( không quá 600 từ) bàn về ý kiến sau: ” Khi công nhận cái yếu của mình, con người trở nên mạnh mẽ” PHẦN RIÊNG (5,0 điểm): Thí sinh chỉ được làm một trong 2 câu (câu 3.a hoặc câu 3.b) Câu 3a:Mau đi thôi ! Mùa chưa ngả chiều hôm. Ta muốn ôm Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn Ta muốn riết mây đưa và gió lượn Ta muốn say cánh bướm với tình yêu Ta muốn thâu trong một cái hôn nhều Và non nước, và cây, và cỏ rạng Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng Cho no nê thanh sắc của thời tươi. (Vội vàng-Xuân Diệu, Ngữ văn 11, tập một, NXB GD, tr.23) Làm sao được tan ra Thành trăm con sóng nhỏ Giữa biển lớn tình yêu Để ngàn năm còn vỗ. (Sóng Xuân Quỳnh, Ngữ văn 12, tập một, NXB GD, tr.156) Trình bày cảm nhận của anh/chị về hai đoạn thơ trên. Câu 3.b(5,0 điểm): Hình ảnh Rừng xà nu được tác giả Nguyễn Trung Thành xây dựng như một ẩn dụ về các thế hệ người dân Tây Nguyên vừa có vẻ đẹp chung, vừa có những nét đẹp riêng khó quên. Anh/ chị hãy phân tích các nhân vật cụ Mết, Tnú, Dít và bé Heng trong tác phẩm Rừng xà nu để làm sáng tỏ điều đó. **************** ĐÁP ÁN- THANG ĐIỂM ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC KHỐI C NĂM 2011- 2012 Môn: Ngữ Văn 1. Anh/ chị hãy nêu những đặc điểm chính về phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu. Trình bày ngắn gọn những biểu hiện của tính dân tộc trong thơ Tố Hữu về mặt nội dung và hình thức nghệ thuật. 2,0đ 1. Những đặc điểm chính về phong cách nghệ thuật của thơ Tố Hữu 1,0đ - Tố Hữu là nhà thơ của lí tưởng cộng sản. Thơ Tố Hữu tiêu biểu cho khuynh hướng trữ tình- chính trị. - Thơ Tố Hữu thiên về khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn. - Thơ Tố Hữu có giọng tâm tình ngọt ngào. - Thơ Tố Hữu giàu tính dân tộc. 2. Những biểu hiện của tính dân tộc trong thơ Tố Hữu về mặt nội dung và hình thức nghệ thuật. 1,0đ - Nội dung: Thơ Tố Hữu phản ánh đậm nét hình ảnh con người Việt Nam và tình cảm Việt Nam trong thời đại mới, tiếp nối với truyền thống tinh thần, tình cảm đạo lí của dân tộc. - Hình thức: + Về thể thơ: Sử dụng, vận hành thành công các thể thơ truyền thống như lục bát, song thất lục bát. + Về ngôn ngữ: Sử dụng nhiều hình thức từ ngữ, lối nói, những hình ảnh ước lệ, so sánh mang tính truyền thống. 2. Anh/ chị hãy viết bài văn ngắn( không quá 600 từ) bàn về ý kiến sau: ” Khi công nhận cái yếu của mình, con người trở nên mạnh mẽ” 3,0đ 1. Giải thích ý kiến “ khi công nhận cái yếu của mình, con người trở nên mạnh mẽ”. 0,75đ Vấn đề Ban- dắc đưa ra thoạt tiên tưởng mâu thuẩn nhưng thực ra rất sâu sắc, thấm thía. Khi công nhận cái yếu của mình tức là con người đã có đủ dũng cảm, trung thực và năng lực nhận thức để kiểm điểm bản than một cách khách quan, toàn diện. Điều ấy giúp con người có nghị lực, trưởng thành, “ trở nên mạnh mẽ”. Nói cách khác một trong những yếu tố tạo nên sức mạnh cho con người trong cuộc sống là biết nhận thức đúng đắn về điểm yếu của bản than và dũng cảm, trung thực để công nhận điều này. 2. Bàn bạc về vấn đề nêu trong ý kiến 1,0đ Vấn đề đặt ra đúng đắn, sâu sắc, có ý nghĩa định hướng cho con người trong nhận thức, lối sống: - Con người sẽ trở nên mạnh mẽ khi nhận thức, kiểm điểm bản than một cách trung thực: trong cuộc sống không có ai hoàn thiện. Vậy khi công nhận cái yếu của mình chính là lúc con người hiểu đúng về bản than, có cơ hội tự rèn luyện, sửa chữa và hoàn thiện. Trong quá trình nhận thứ, rèn luyện con người sẽ tìm thấy nghị lực và sức mạnh. - Vấn đề này đã được chứng minh trong thực tiễn cuộc sống ở nhiều lĩnh vực, trong những hoàn cảnh khác nhau( VD trong các lính vực như: học tập, tu dưỡng đạo đức, hoạt động kinh tế, chính trị…). 3. Mở rộng nâng cao vấn đề: - Khi công nhận cái yếu của bản thân, cá nhâ không tự cao, tự đại, biết ứng xử một cách khiêm tốn, đúng mực, biết nhìn nhận mọi người xung quanh một cách khách quan, đúng đắn, biết học tập, vươn lên. - Đây không chỉ là vấn đề đặt ra với cá nhân mà có ý nghĩa với cả tập thể, quốc gia, dân tộc. 1,0đ 4. Bài học nhận thức và hành động 0,25đ 3.a Trình bày cảm nhận của anh/chị về hai đoạn thơ trên. 5 điểm 1.Giới thiệu khái quát về hai tác giả Xuân Diệu, Xuân Quỳnh và hai bài thơ Vội vàng, Sóng, hai đoạn thơ được yêu cầu cảm nhận. 0,5đ 2. Cảm nhận về hai đoạn thơ 2,5đ a. Đoạn thơ trong bài Vội vàng của Xuân Diệu: - Đoạn thơ thể hiện “cái tôi” ham sống, muốn tận hưởng cuộc đời mãnh liệt. Như một tuyên ngôn của lòng mình, nhà thơ tự xác định một thái độ sống gấp, tận hưởng vì cảm nhận cái hữu hạn của cuộc đời (Mau đi thôi ! Mùa chưa ngả chiều hôm); ý thức chiếm lĩnh, tận hưởng cuộc sống ở mức độ cao nhất (chếnh choáng, đã đầy, no nê ) những gì tươi đẹp nhất (mùi thơm, ánh sáng, thời tươi ). - Các yếu tố nghệ thuật như điệp từ, điệp cấu trúc câu, động từ mạnh góp phần thể hiện cái hối hả, gấp gáp, cuống quýt của tâm trạng, khiến nhịp điệu đoạn thơ sôi nổi, cuồng nhiệt. b. Đoạn thơ trong bài Sóng của Xuân Quỳnh: - Đoạn thơ thể hiện khát vọng lớn lao, cao cả trong tình yêu: ước mong được tan hòa cái tôi nhỏ bé-con sóng cá thể, thành cái ta chung rộng lớn- “trăm con sóng” giữa biển cả mênh mông; Những câu thơ có tính chất tự nhủ mình gợi cách sống, tình yêu mãnh liệt, hết mình: mong muốn được tan hòa vào tình yêu lớn lao của cuộc đời. Đó là cách để tình yêu trở thành bất tử. - Thể thơ năm chữ với hình tượng “sóng”vừa ẩn dụ vừa giàu tính thẩm mĩ khiến đoạn thơ sâu sắc, giàu nữ tính. 3. Đánh giá chung: 2,0đ - Điểm tương đồng: Hai đoạn thơ đều bộc lộ cảm xúc mãnh liệt, những suy ngẫm trước cuộc đời. Đây là hai đoạn thơ có sự kết hợp giữa cảm xúc-triết lí. - Điểm khác biệt không chỉ nằm ở phong cách thơ mà còn trong cách “ứng xử” của mỗi nhà thơ: trước sự “chảy trôi” của thời gian, Xuân Diệu chọn cách sống gấp gáp, tận hưởng, Xuân Quỳnh lại thể hiện khát vọng muốn được tan hòa cái riêng vào cái chung để tình yêu trở thành bất tử … 3.b Hình ảnh Rừng xà nu được tác giả Nguyễn Trung Thành xây dựng như một ẩn dụ về các thế hệ người dân Tây Nguyên vừa có vẻ đẹp chung, vừa có những nét đẹp riêng khó quên. Anh/ chị hãy phân tích các nhân vật cụ Mết, Tnú, Dít và bé Heng trong tác phẩm Rừng xà nu để làm sáng tỏ điều đó. 5,0đ 1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm, nhân vật 0,5đ -Nguyễn Trung Thành (còn có bút danh khác là Nguyên Ngọc) là nhà văn gắn bó chặt chẽ và có nhiều sang tác thành công về vùng đất và con người Tây Nguyên trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống đế quốc Mĩ, trong đó nổi bật là Đất nước đứng lên và Rừng xà nu. Những tác phẩm đó được đánh giá là những bản anh hùng ca mang đậm tính sử thi và cảm hứng lãng mạn về cuộc chiến đấu của nhân dân Tây Nguyên và cả dân tộc ta nói chung. -Trong tác phẩm Rững xà nu ( 1965), hình ảnh rừng cây xà nu được xây dựng như một ẩn dụ về những thế người dân làng XôMan nói riêng, người Tây Nguyên nói chung trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Đó là những người tiêu biểu như cụ Mết, Tnú, Dít và bé Heng. Tất cả họ đều có vẻ đẹp chung là sự kiên cường bất khuất( Cả cánh rừng xà nu) nhưng mỗi người lại có vẻ đẹp riêng thật khó quên( như từng lớp cây, từng thân cây xà nu trong rừng xà nu). 2. Phân tích vẻ đẹp chung của người dân Tây Nguyên qua các nhân vật 1,0đ -Vóc dáng khỏe mạnh, hành động dứt khoát, táo bạo. -Yêu buôn làng, ghét cái xấu, cái ác, căm thù giặc. Quyết tâm đánh giặc để bảo vệ buôn làng, đất nước. -Dũng cảm, kiên cường, bất khuất, đoàn kết gắn bó tạo nên khí thế đồng khởi. 3. Phân tích những nét đẹp riêng của từng nhân vật 2,5đ - Cụ Mết, một già làng mang nét đẹp của truyền thống hào hung: Có than hình quắc thước “ như cây cổ thụ”; là người chỉ huy dân làng vùng lên với chân lí “ chúng nó cầm sung, mình phải cầm giáo”; là linh hồn và niềm tin của dân làng luôn biết tập hợp mọi người và hâm nóng truyền thống tốt đẹp của buôn làng, tạo nên sức mạnh cội rễ bền sâu cho buôn làng như sức mạnh của núi rừng Tây Nguyên. - Tnú, một người con yêu quý tiêu biểu cho sự trưởng thành của người dân Tây Nguyên dưới ánh sang cách mạng: hoàn cảnh rất riêng( là đứa trẻ mồ côi, được dân làng Xô Man nuôi từ nhỏ); tính cách quyết liệt mạnh mẽ( thể hiện qua lòng căm thù giặc như lửa cháy ngùn ngụt, qua việc trả thù dứt khoát, lạnh lung); được cán bộ Quyết dạy dỗ nên đã trưởng thành, được vào “ lực lượng” để đi đánh giặc không chỉ trả thù riêng cho mình, cho buôn làng mình mà cho đất nước. Tnú( cũng như Dít) là thế hệ thứ hai của làng Xô Man, là hình ảnh tiếp nối của nhân vật cụ Mết nhưng được phát triển ở tầm cao hơn. - Dít, mọt sự trưởng thành mới. từ cô gái đã trở thành người lãnh đạo giàu nghị lực và bản lĩnh, trưởng thành giữa núi rừng Tây Nguyên. Cô có nét đẹp riêng ở sự linh hoạt và gan dạ khi còn nhỏ( tiếp tế cho dân làng, kiên gan trước súng giặc) và tinh thần rắn rỏi, kiên quyết nhưng cũng giàu tình cảm trong cương vị người cán bộ của buôn làng( kiểm tra rất kĩ giấy phép của Tnú mặc dù rất quý mến anh). - Bé Heng là hình ảnh của thé hệ người Tây Nguyên trưởng thành trong tương lai. Heng có sự nhanh nhẹn thông minh, tự hào về buôn làng như các thế hệ trước nhưng lại có nét mới ở tầm bao quát sớm( tuy còn rất nhỏ nhưng đã biết rất rõ địa hình phòng bố của làng) và sự hiểu biết về khoa học( biết mình và khuyên người khác không nên uống nước lạnh và tắm nước lạnh lâu). Heng là đại diện thế hệ thứ ba của làng Xô Man. 4 Kết luận 1,0đ - Miêu tả những thế hệ người dân làng Xô Man có vẻ đẹp chung nhưng vẫn mang nét đẹp riêng giống như Rừng xà nu có tư thế hào hùng chung của cánh rừng nhưng lại có dáng vẻ riêng của từng lớp cây, từng thân cây. Đó là một đặc sắc làm nên thành công của tác phẩm. - Bốn nhân vật được khắc họa tính cách ở những mức độ khác nhau nhưng đã để lại ấn tượng sâu sắc, có tính chất điển hình với những vẻ chung và nét riêng, thể hiện sự gắn bó chặt chẽ với con người Tây Nguyên và sự thành công trong nghệ thuật xây dựng nhân vật văn học của tác giả Nguyễn Trung Thành.

Ngày đăng: 29/08/2013, 14:32

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan