kỹ thuật làm bài nhận biết các chất vô cơ

24 3.2K 25
kỹ thuật làm bài nhận biết các chất vô cơ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

kỹ thuật xử lý các bài lý thuyết về nhận biết a. Nguyên tắc chung khi làm bài tập nhận biết Các em học sinh lưu ý để làm được các bài toán về nhận biết một cách thành thạo các em phải dựa vào các phản ứng hoá học đặc trưng để nhận biết nghĩa là phản ứng mà các em dùng để nhận biết phải là những phản ứng gây ra các hiện tượng bên ngoài mà giác quan ta thể cảm nhận và cảm thụ được Cụ thể là dùng mắt để nhận biết hiện tượng hoà tan; kết tủa; mất màu; tạo màu hay đổi màu. Dùng mũi để nhận biết các mùi vị đặc trưng như NH 3 mùi khai; SO 2 : sốc; H 2 S mùi trứng thối. Tuyệt đối không bao giờ được dùng các phản ứng không đặc trưng để nhận biết. Ví dụ: Dùng NaOH để nhận biết HCl và ngược lại. Tại sao lại không được? Chúng ta cùng nhau phân tích nguyên nhân nhé: Xét phản ứng: NaOH + HCl → NaCl + H 2 O Các em thử quan sát phản ứng trên xem hiện tượng gì mà giác quan thể cảm nhận được không? Hai lọ không màu trộn vào với nhau không xuất hiện kết tủa, tạo màu, tạo khí mà chỉ tạo thành một dung dịch trong suốt. Vậy giác quan của ta sẽ không cảm nhận được. Phản ứng trên được gọi là phản ứng hoá học không đặc trưng. Chú ý: Khi làm các bài toán về dạng này ta cần đọc kỹ đề bài xem đề bài yêu cầu nhận biết hay là phân biệt các hoá chất. Để phân biệt các chất A; B; C; D ta chỉ việc nhận biết các chất A; B; C. Chất này còn lại đương nhiên phải là chất D. Trái lại để nhận biết A; B; C, D cần phải xác định tất cả các chất không bỏ qua chất nào cả. Tất cả các chất được lựa chọn dùng để nhận biết các hoá chất theo yêu cầu của đề đều được coi là thuốc thử. Các em cần phân biệt thật kỹ thuốc thử và chất xúc tác, chất xúc tác không tính là thuốc thử.Nhớ đừng lầm lẫn chỗ này nhé . B. Phương pháp trình bày một lời giải về nhận biết * Bước 1: Lấy mẫu thử. * Bước 2: Chọn thuốc thử (tuỳ thuộc yêu cầu đề bài yêu cầu: Thuốc thử tuỳ chọn, hay hạn chế, hay không dùng thuốc thử bên ngoài, .). * Bước 3: Cho thuốc thử vào mẫu, trình bày hiện tượng quan sát được (mô tả hiện tượng) rút ra kết luận đã nhận được hoá chất nào. * Bước 4: Viết phương trình phản ứng minh hoạ. C. Các dạng câu hỏi về nhận biết a) Nhận biết riêng lẻ và nhận biết hỗn hợp - Nhận biết riêng lẻ: mỗi mẫu thử chỉ một chất. Nhận biết hỗn hợp: mỗi mẩu thử hơn 2 chất hoặc nhận biết sự mặt của từng chất (hoặc ion) trong cùng một hỗn hợp. - Khi các mẫu thử ở dạng: • Dung dịch (axit, baz, muối) → ta nhận biết qua ion (cation hoặc anion) tạo ra chất đó. • Rắn (kim loại, oxit kim loại, muối) → dùng dung môi thích hợp để hoà tan. • Khí : _ Oxit axit (dùng dung dịch bazo) _Oxit tính khử (dùng chất oxi hóa và ngược lại, N 2 thường được nhận biết sau cùng) - Nhận biết hỗn hợp cần lưu ý các chất khác cùng phản ứng đặc trưng hoặc gây phản ứng khác làm "nhiễu" phản ứng đặc trưng của chất ta cần nhận biết. Nếu cần phải tách chúng ra trước. b) Nhận biết với số lượng thuốc thử hạn chế - Dùng đúng số lượng thuốc thử đã cho sẽ nhận biết được một hoặc vài mẫu thử, sau đó lợi dụng những mẫu hoá chất đã tìm thấy để nhận biết các mẫu khác, c) Nhận biết mà không dùng thêm thuốc thử ngoài - Để ý đến màu sắc của dung dịch hoặc đun nóng mẫu thử hiện tượng gì không? - Cho các mẫu thử tác dụng lẫn nhau, thống kê các hiện tượng vào 1 bảng tổng kết. So sánh các kết quả này để rút ra kết luận (chất tạo ra 3, 2, 1 . kết tủa, chất tạo ra khí .) d) Nhận biết với hiện tượng cho trước khi trộn từng cặp mẫu thử với nhau. - Phải lập bảng thống kê lại các hiện tượng đã cho rồi lập luận. - Chú ý thứ tự thêm thuốc thử: hiện tượng thể khác nhau (cho từ từ KOH vào AlCl 3 hoặc ngược lại). D. kỹ thuật xử lý D.1. Nhận biết ion Các em lưu ý: Việc nhận biết các ion là sở cho việc nhận biết tất cả các loại hoá chất trong chương trình phổ thông. Chỉ cần quan sát xem chất cần nhận biết chứa những ion nào. Nhận biết được ion (âm hoặc dương) là sẽ nhận được hoá chất chứa ion đó. Ví dụ: Để nhận biết Na 2 CO 3 ta nghĩ như sau: + Hợp chất Na 2 CO 3 được cấu thành từ hai ion Na + và . Vậy ta hai cách nhận biết Na 2 CO 3 . - Cách 1: Do Na + khi đốt trên ngọn lửa đèn cồn màu vàng rực. Vậy dùng đũa Pt nhúng vào dung dịch Na 2 CO 3 sau đó hơ trên ngọn lửa đèn cồn thấy xuất hiện ngọn lửa màu vàng rực. - Cách 2: Do ion khi gặp H + sẽ tương tác phản ứng để giải phóng khí CO 2 vì vậy lấy một ít dung dịch Na 2 CO 3 rồi nhỏ vào đó vài giọt dung dịch HCl thấy sẽ giải phóng khí CO 2 . VD: Na 2 CO 3 + 2HCl →2NaCl+ CO 2 + H 2 O Qua ví dụ trên, thầy muốn phân tích để các em hiểu rõ chỉ cần nhận biết được một số ion trọng điểm là thể nhận biết được tất cả các chất (bởi nếu làm phép tổ hợp thì với các ion ở dưới mà thầy sắp tổng kết sẽ hình thành nên hàng vạn chất khác nhau) hãy nhớ lấy. CATION: Chia làm 6 nhóm: Nhóm 1: Na+ Ngọn lửa màu vàng rực K+ Ngọn lửa màu đỏ tươi Li+ Ngọn lửa màu tím hồng Nhóm 2: NH 4 + Với NaOH (nhiệt độ) giải phóng ra khí NH 3 (mùi khai) Nhóm 3: Cu 2+ Dung dịch có màu xanh dương, tao kết tủa Cu(OH) 2 Khi tác dụng với bazo mạnh Ag + Với Cl - → AgCl ↓trắng Nhóm 4: Al 3+ Al(OH) 3 ↓ Zn 2+ Zn(OH) 2 ↓ Nhóm 5: Mg 2+ Cho kết tủa với NaOH Ca 2+ Cho kết tủa với NaOH Nhóm 6: Fe 2+ ↓NaOH →Fe(OH) 2 ↓trắng xanh Fe 3+ Fe(OH) 3 ↓ Anion: Chia làm 2 nhóm Nhóm 1: Gốc axit yếu: - CO 3 2- • - HCO 3 - • - SO 3 2- Phương pháp chung là dùng axit mạnh VD: Na 2 CO 3 + 2HCl →2NaCl + CO 2 ↑ + H 2 O Nhóm 2: Gốc axit mạnh: chia ra làm 2 loai: - Có Oxi : _ SO 4 2- _ NO 3 - - Không có Oxi: Cl- + AgNO 3 →AgCl ↓ kết tủa trắng, từ từ hoá đen ngoài ánh sáng Br - + AgNO 3 →AgBr ↓ kết tủa vàng nhạt - hoá đen nhanh ngoài ánh sáng Chú ý: Nếu 2 ion dùng chung 1 phản ứng xác định ta sẽ tìm 1 phản ứng thích hợp để xác định một ion (đồng thời loại ion này) sau đó xác định ion thứ nhì. Ví dụ: Nếu phải xác định đồng thời hai ion khi cho Ba 2+ vào thì đều tạo vậy ta nhận trước rồi nhận sau. Chú ý:Tất cả các kiến thức trên nếu các em không nhớ kỹ được một cách chi tiết thì thầy sẽ hướng dẫn các em một cách nhớ "mẹo" như sau: - Nếu cation (ion dương) xuất phát từ Bazơ yếu (phần lớn ít tan) ta đều dùng bazơ mạnh để tạo kết tủa hoặc khí. VD: Cu 2+ ; Al 3+ ; . - Nếu anion (ion âm) xuất phát từ axit yếu ta luôn dùng axit mạnh để tạo kết tủa hoặc khí. D.2. Nhận biết các muối + Muối gồm cation và anion vì vậy việc nhận biết các muối thể đưa về trường hợp xác định các cation và anion chứa trong các muối ấy. + Nếu 2 ion A; B cùng cho phản ứng với 1 thuốc thử thì ta thể tìm A và loại A trước; sau đó xác định B bằng phản ứng thông thường của B. + Nếu đề bài không cho phép dùng 1 hoá chất nào khác để xác định các muối thì ta cho các muối này tác dụng lẫn nhau; lập bảng tổng kết các kết quả. So sánh các kết quả này sẽ rút ra kết luận. Ngoài ra khi ta nhận biết được một chất nào đó thì ta lại dùng chính chất đó làm thuốc thử để nhận biết các chất còn lại. + Nếu đề yêu cầu chỉ dùng một thuốc thử duy nhất để nhận biết, đầu tiên các em hãy suy nghĩ thuốc thử đó là Ba(OH) 2 . Nếu Ba(OH) 2 mà các em không ra được thì mới nghĩ đến chất khác. Nhưng các em nhớ cho: Hầu hết các bài thi về nhận biết mà chỉ dùng một thuốc thử thông thường chỉ dùng là Ba(OH) 2 thể nhận biết được. D.3. Kỹ thuật nhận biết các ion cho trước tồn tại trong cùng 1 dung dịch Nhận biết các ion cho trước tồn tại trong cùng một dung dịch. Đây là loại bài tập tương đối khó vì vậy các em phải tuân theo theo nguyên tắc sau đây: - Muốn nhận biết một cation M n+ trong dung dịch ta phải dùng thuốc thử là anion đối kháng A n- nhưng khi đưa anion A n- vào dung dịch phải kèm theo một cation M' n+ nào đó thì M' n+ phải là cation lạ không trong dung dịch. Tương tự như trên, muốn nhận biết một anion A n- trong dung dịch ta phải đưa vào cation đối kháng M n+ nhưng khi đưa M n+ vào dung dịch phải kèm theo anion A' n- thì A' n- phải là ion lạ không trong dung dịch E. Các dạng bài tập mẫu Bài giảng 1: 3 lọ đựng ba hỗn hợp bột: (Al + Al 2 O 3 ); (Fe +Fe 2 O 3 ); (FeO + Fe 2 O 3 ). Dùng phương pháp hoá học để nhận biết chúng. Viết các phương trình phản ứng xảy ra. Hướng dẫn giải: Dùng phương pháp hoá học để phân biệt 3 hỗn hợp: - Dùng kiềm dư cho vào 3 hỗn hợp, hỗn hợp nào tan hết và cho khí bay ra là (Al + Al 2 O 3 ). Các phương trình phản ứng: - Cho axit HCl vào 2 hỗn hợp còn lại, ở hỗn hợp nào khí thoát ra là (Fe+Fe 2 O 3 ), hỗn hợp không khí thoát ra là (FeO + Fe 2 O 3 ). Các phương trình phản ứng: Bài giảng 2: Chỉ dùng một thuốc thử hãy nhận biết ba chất sau đây đựng trong ba bình mất nhãn: Al, Al 2 O 3 , Mg. Hướng dẫn giải: thể dùng dung dịch kiềm bất kỳ, ví dụ NaOH: Nhận biết Al qua bọt khí H 2 thoát ra: Nhận biết được Al 2 O 3 ; Mg + NaOH: không phản ứng ; Nhận biết được Mg. Bài giảng 3: Trình bày phương pháp hoá học để phân biệt các cặp chất sau đây: a) Dung dịch MgCl 2 và FeCl 2 b) Khí CO 2 và khí SO 2 Trong mỗi trường hợp chỉ được dùng một thuốc thử thích hợp. Viết các phương trình phản ứng. Hướng dẫn giải: b) Dùng dd Br 2 : Chất nào làm mất màu dần dd Br 2 là SO 2 ; Còn lại là CO 2 : SO 2 + Br 2 + 2H 2 O = H 2 SO 4 + 2HBr. Bài giảng 4: 5 loại quặng sắt quan trọng trong tự nhiên là manhetit, hêmatit đỏ, hêmatit nâu, xiđêrit và pirit. a) Hãy cho biết trong các quặng đó, sắt tồn tại ở dạng hợp chất nào. b) Lấy 2 quặng không thuộc loại oxit trong số 5 loại quặng trên đem đốt trong oxi ở nhiệt độ cao thì thu được 2 khí X, Y tương ứng.Hãy viết các phương trình phản ứng và nêu cách phân biệt 2 khí X, Y bằng phương pháp hoá học. Hướng dẫn giải: a) Trong các loại quặng sắt đã nêu trong đề, thì trong mỗi loại quặng sắt tồn tại ở nhiều dạng hợp chất khác, nhưng trong: Quặng manhetit: sắt tồn tại chủ yếu trong hợp chất Fe 3 O 4 Quặng manhetit đỏ:sắt tồn tại chủ yếu trong hợp chất Fe 2 O 3 Quặng hematit nâu (hay limoxit): sắt tồn tại chủ yếu trong hợp chất Fe 2 O 3 .nH 2 O Quặng xiđerit: sắt tồn tại chủ yếu trong hợp chất FeCO 3 Khoáng vật pirit (không phải là quặng sắt) FeS 2 . b) Từ quặng xiđerit và khoáng vật pirit: Phân biệt CO 2 và SO 2. Cho qua dung dịch nước brom, chất nào làm mất màu là SO 2 , còn lại là CO 2 : SO 2 + Br 2 + 2H 2 O = 2HBr + H 2 SO 4 Bài giảng 5: 1. 5 lọ mất nhãn đựng 5 dung dịch NaOH, KCl, MgCl 2 , CuCl 2 , AlCl 3 . Hãy nhận biết từng dung dịch trên mà không được dùng thêm hoá chất khác. Viết các phương trình phản ứng xảy ra. 2. Cho rất từ từ dung dịch A chứa x mol HCl vào dung dịch B chứa y mol Na 2 CO 3 . Hãy biện luận các trường hợp xảy ra theo x và y. Hướng dẫn giải: 1. *Dung dịch nào màu xanh lam là CuCl 2 * Lấy dd CuCl 2 cho tác dụng với 4 dd còn lại, dd nào tạo ra kết tủa xanh lam là NaOH: CuCl 2 + 2NaOH = Cu(OH) 2↓ + 2NaCl * Lấy dd NaOH, cho vào 3 dd còn lại: Dung dịch nào không kết tủa là KCl; Dung dịch nào kết tủa trắng là MgCl 2 : MgCl 2 + 2NaOH = Mg(OH) 2↓ + 2NaCl - Dung dịch nào kết tủa trắng, kết tủa tan trong NaOH dư là AlCl 3 AlCl 3 + 3NaOH = Al(OH) 3 + 3NaCl ; Al(OH) 3 + NaOH = NaAlO 2 + 2H 2 O 2. HCl + Na 2 CO 3 = NaHCO 3 + NaCl (1) mol x y Khi x ≤ y: chỉ tạo ra NaHCO 3 , không khí thoát ra. 2HCl + Na 2 CO 3 = 2NaCl + CO 2↑ + H 2 O Khi x ≥ 2y : chỉ tạo ra NaCl, khí CO 2 thoát ra. Ghi chú: các em tự biện luận thêm giúp thầy khi y < x < 2y nhé Bài giảng 6: Cho ba bình dung dịch mất nhãn là A gồm KHCO 3 và K 2 CO 3 B gồm KHCO 3 và K 2 SO 4 , D gồm K 2 CO 3 và K 2 SO 4 . Chỉ dùng dung dịch BaCl 2 và dung dịch HCl nêu cách nhận biết mỗi bình dung dịch mất nhãn trên và viết các phương trình phản ứng kèm theo. Hướng dẫn giải: Cho BaCl 2 (đến dư) vào cả ba dd A, B, D. Lọc tách kết tủa, thu được kết tủa A 1 , B 1 , D 1 và ba dung dịch nước lọc A 2 , B 2 , D 2 . Cho HCl lần lượt tác dụng với mỗi kết tủa và mỗi dung dịch nước lọc: + Nếu từ kết tủa khí thoát ra và từ nước lọc cũng khí thoát ra thì ban đầu là dung dịch A: + Nếu từ kết tủa không khí thoát ra nhưng từ nước lọc lại khí thoát ra thì ban đầu là dung dịch B: Nếu từ kết tủa khí thoát ra, nhưng một phần kết tủa không tan trong HCl dư; từ nước lọc không khí thoát thì ban đầu là dd D: Bài giảng 7: 6 lọ không nhãn đựng riêng biệt từng dung dịch sau: K 2 CO 3 , (NH 4 ) 2 SO 4 , MgSO 4 , Al 2 (SO 4 ) 3, FeSO 4 và Fe 2 (SO 4 ) 3 . Dùng dung dịch xút hãy cho biết lọ nào đựng dung dịch gì? Hướng dẫn giải: Nhận biết : Cho NaOH vào cả 6 dung dịch: • Chất nào không hiện tượng gì là K 2 CO 3 : K 2 CO 3 + NaOH không. • Chất nào mùi khai thoát ra là (NH 4 ) 2 SO 4 : (NH 4 ) 2 SO 4 + 2NaOH = Na 2 SO 4 + 2NH 3 ↑ + 2H 2 O • Chất nào kết tủa trắng không tan trong NaOH dư là MgSO 4 : MgSO 4 + 2NaOH = Mg(OH) 2↓ + Na 2 SO 4 • Chất nào kết tủa trắng tan trong NaOH dư là Al 2 (SO 4 ) 3 : Al 2 (SO 4 ) 3 + 6NaOH = 2Al(OH) 3 ↓+ 3Na 2 SO 4 ; Al(OH) 3 + NaOH = NaAlO 2 + 2H 2 O • Chất nào kết tủa trắng hơi xanh là FeSO 4 : FeSO 4 + 2NaOH = Fe(OH) 2↓ + Na 2 SO 4 • Chất nào kết tủa nâu là Fe 2 (SO 4 ) 3 : Fe 2 (SO 4 ) 3 + 6NaOH = 2Fe(OH) 3 ↓+ 3Na 2 SO 4 Bài giảng 8: Nhận biết các gói hoá chất mất nhãn sau: Al, Al 2 O 3 , Fe, Fe 2 O 3 . Hướng dẫn giải: Nhận biết: • Gói nào màu nâu là Fe 2 O 3 . • Cho HCl tác dụng với 3 gói còn lại: - Gói nào tạo ra dd không màu khí thoát ra là gói bột Al 2Al + 6HCl = 2AlCl 3 + 3H 2↑ - Gói nào tạo ra dd màu lục nhạt là gói bột Fe: Fe + 2HCl = FeCl 2 + H 2↑ - Còn lại là gói bột Al 2 O 3 : Al 2 O 3 + 6HCl = 2AlCl 3 + 3H 2 O (Các em thể dùng NaOH để nhận biết các chất trên). Bài giảng 9: a) Cho bột Fe vào dung dịch CuSO 4 thì màu xanh trong dung dịch nhạt dần, ngược lại khi cho bột Cu vào dung dịch Fe 2 (SO 4 ) 3 không màu trở thành màu xanh đậm. Giải thích các hiện tượng xảy ra. b) 5 mẫu kim loại: Ba, Mg, Fe, Al, Ag. Nếu chỉ dung dịch H 2 SO 4 loãng (không được dùng bất cứ 1hoá chất nào khác kể cả quỳ tím và nước nguyên chất) thể nhận biết được những kim loại nào bằng các phản ứng cụ thể? Hướng dẫn giải: • Fe + CuSO 4 = Cu + FeSO 4 Màu xanh nhạt dần, do nồng độ của CuSO 4 giảm dần • Cu + Fe 2 (SO 4 ) 3 = 2FeSO 4 + CuSO 4 Màu xanh tăng dần, do nồng độ của CuSO 4 tăng dần. b) Cho H 2 SO 4 loãng tác dụng với cả 5 kim loại: • Kim loại nào không tan là Ag. Ag + H 2 SO 4 → không 2Al + 3H 2 SO 4 = Al 2 (SO 4 ) 3 + 3H 2↑ Fe + H 2 SO 4 = FeSO 4 + H 2↑ Mg + H 2 SO 4 = MgSO 4 + H 2↑ Ba + H 2 SO 4 = BaSO 4↓ + H 2↑ Trường hợp nào kết tủa là Ba. Lọc tách kết tủa. Dung dịch nước lọc chứa Ba(OH) 2 (sau khi Ba phản ứng hết với H 2 SO 4 , cho thêm Ba vào, Ba sẽ phản ứng với H 2 O): Ba + 2H 2 O + Ba(OH) 2 + H 2↑ Cho dd Ba(OH) 2 vào ba dd còn lại: Trường hợp nào kết tủa trắng, không tan trong Ba(OH) 2 dư thì kim loại ban đầu là Mg: MgSO 4 + Ba(OH) 2 = BaSO 4↓ + Mg(OH) 2 ↓ Trường hợp nào kết tủa màu hơi xanh, để trong không khí dần dần hoá nâu thì kim loại ban đầu là Fe: FeSO 4 + Na(OH) 2 = BaSO 4↓ + Fe(OH) 2↓ 4Fe(OH) 2 + O 2 + 2H 2 O = 4Fe(OH) 3 ↓nâu Trường hợp nào kết tủa tan dần trong Ba(OH) 2 dư đến khi hoàn toàn không tan, kim loại ban đầu là Al: [...]... phân biệt 2 chất còn lại như trên Bài giảng 11: 4 chất bột màu trắng tương tự nhau là: NaCl, AlCl3, MgCO3, BaCO3.Chỉ được dùng nước cùng các thiết bị cần thiết (lò nung, bình điện phân ) Hãy trình bày cách nhận biết từng chất trên Hướng dẫn giải: Hoà tan cả 4 chất vào nước: Hai chất tan là NaCl và AlCl3; Hai chất không tan là MgCO3 và BaCO3 Nung MgCO3 và BaCO3: Hoà tan sản phẩm vào nước, chất nào dễ... trắng ánh kim, khí mầu nâu Þ Hg(NO3)2: Bài giảng 20: Không dùng thêm hoá chất khác, dựa vào tính chất hoá học hãy phân biệt các dung dịch: K2SO4, Al(NO3)3; (NH4)2SO4; Ba(NO3)2; NaOH Hướng dẫn giải: Phân biệt các dung dịch Do không dùng thêm hoá chất khác để phân biệt, nên ta cho 5 chất trên lần lượt tác dụng với nhau để nhận xem chất nào cho phản ứng tạo kết tủa hoặc chất khí K2SO4 Al(NO3)3 (NH4)2SO4 Ba(NO3)2... Al3+ + 3Cl- ; FeCl3 = Fe3+ + 3Cl- Dùng dung dịch AgNO3 để nhận biết ion : Dùng dung dịch NaOH để nhận biết Cho dung dịch NaOH dư vào, thấy kết tủa màu nâu: Kết tủa nâu là Nhận biết được ion Lọc bỏ kết tủa, sục khí CO2 vào phần nước lọc, thấy kết tủa keo trắng: Kết tủa keo trắng là Nhận biết ion (Từ các phương trình phản ứng trên, các em viết nốt thành phương trình ion giúp thầy nhé Thầy... Bài giảng 17: a) Hãy tự chọn một hoá chất thích hợp để phân biệt các muối: Al(NO3)3 NH4Cl, (NH4)2SO4, NaNO3, MgCl2, FeCl2, FeCl3, b) Chỉ nước và CO2 thể phân biệt được 5 chất bột trắng sau đây không: NaCl, Na2CO3, Na2SO4, BaCO3, BaSO4? Nếu được, hãy trình bày cách phân biệt c) 2 dung dịch Ba(HCO3)2, C6H5-ONa và 2 chất lỏng C6H6; C6H5NH2 Nếu chỉ dùng H2SO4 loãng thể nhận biết được chất. .. lục Bài giảng 19: Không dùng thêm hoá chất khác, hãy trình bày cách phân biệt mỗi hoá chất đựng trong các lọ riêng biệt, viết phương trình phản ứng: a) NH4NO3, Al(NO3)3, Pb(NO3)2, FeCl3, KOH, HCl (các dung dịch) b) NH4NO3, Al(NO3)3, Pb(NO3)2, FeCl3, HCl, KOH (các dung dịch) c) Ba(HCO3)2, Mg(HCO3)2, KHCO3, NaHSO4, Na2SO3 (các dung dịch) d) NH4Cl, NH4NO3, NaNO3, Al(NO3)3, Fe(NO3)3, Cu(NO3)2, Hg(NO3)2 (các. .. hơn là BaO, suy ra chất ban đầu là BaCO3: BaO + H2O = Ba(OH)2 Lấy dung dịch Ba(OH)2 cho tác dụng với hai dung dịch NaCl và AlCl3 Chất nàocó kết tủa là AlCl3: 2AlCl3 + 3Ba(OH)2 = 2 Al(OH)3↓ + 3BACl2 Bài giảng 12: 5 lọ mất nhãn chứa riêng biệt 5 dung dịch sau: KNO3, Na2SO4, Na2CO3, CaCl2 và CH3COONa Chỉ được dùng quỳ tìm và các hoá chất trên hãy nhận biết các dung dịch chứa trong các lọ đó Hướng dẫn... phần - Nhận biết 2 cốc của nhóm I: Cho Na2CO3 vào mỗi cốc, cốc nào kết tủa là cốc chứa nước cứng vĩnh cửu, cốc kia là nước nguyên chất - Nhận biết 2 cốc của nhóm II: Cho Na2CO3 vào phần nước lọc của 2 cốc, sau khi đun nóng, nếu kết tủa thì cốc đó chứa nước cứng toàn phần, cốc kia chứa nước cứng tạm thời Bài giảng 23: Hãy dùng phương pháp hoá học để phân biệt các hoá chất trong mỗi cặp chất sau... AlCl3: c) Dung dịch CaCl2 và dung dịch : Dùng dung dịch Na2SO4 loãng làm thuốc thử Dung dịch nào cho kết tủa trắng, đó là Ba(NO3)2 Dung dịch kia là CaCl2: d) và rắn: Dùng axetic làm thuốc thử Nhỏ dung dịch vào 2 chất rắn trên, ở chất nào phản ứng xảy ra, cho khí bay lên Đó là Na2CO3 ( không phản ứng): Bài giảng 24: Hãy tìm cách nhận biết các ion trong dung dịch chứa AlCl3 và FeCl3 Viết phương trình phản... dịch Ca(OH)2: - Mẫu làm phai màu dung dịch Br2 đồng thời tạo kết tủa trắng với dung dịch Ca(OH)2 là (CO2 + SO2): - Mẫu chỉ làm phai màu dung dịch Br2 là (CH4 + SO2) - Còn lại sau cùng là (H2 + CO2) Bài giảng 16: Nhận biết từng chất trong hỗn hợp gồm: a) Các kim loại: Al, Zn, Fe, Cu b) 3 axit: HCl, HNO3, H2SO4 trong cùng một dung dịch loãng c) Các khí : CO; CO2; SO2; SO3 và H2 d) Các ion trong dung dịch:... Na2SiO3: - kết tủa keo trắng tan trong HCl dư là NaAlO2: Bài giảng 18: a) Phân biệt các lọ hoá chất bị mất nhãn đựng các dung dịch loãng: HCl, HNO3, H2SO4, H3PO4 chỉ được dùng thêm Cu và một muối tuỳ ý b) Cho 5 mẫu kim loại Ba, Mg, Fe, Ag, Al Nếu chỉ dung dịch H2SO4 (không được dùng thêm chất nào khác, kể cả quỳ tím, nước nguyên chất) , thể nhận biết được kim loại nào? c) 6 gói bột màu tương tự . kỹ thuật xử lý các bài lý thuyết về nhận biết vô cơ a. Nguyên tắc chung khi làm bài tập nhận biết Các em học sinh lưu ý để làm được các bài toán về nhận. ngược lại). D. kỹ thuật xử lý D.1. Nhận biết ion Các em lưu ý: Việc nhận biết các ion là cơ sở cho việc nhận biết tất cả các loại hoá chất trong chương

Ngày đăng: 28/08/2013, 19:10

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan