Ngân hàng trung ương - Người cho vay cuối cùng

16 8.1K 23
Ngân hàng trung ương - Người cho vay cuối cùng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Ngân hàng trung ương - Người cho vay cuối cùng

GVHD: Ths Nguyễn Quốc Anh [NGHIỆP VỤ NHTW] LỜI MỞ ĐẦU Trong giai đoạn nền kinh tế gặp rất nhiều khó khăn hiện nay cùng hàng loạt vấn đề của hệ thống ngân hàng. Hơn lúc nào hết vai trò của Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam cần phải được thể hiện rõ rệt như người chèo lái hệ thống ngân hàng và tài chính quốc gia. Đa số các ngân hàng trung ương trên thế giới có hai chức năng chính: điều hành chính sách tiền tệ và đảm bảo sự ổn định và an toàn cho hệ thống ngân hàng thương mại nói riêng và một phần nào đó là hệ thống tài chính quốc gia nói chung. Chức năng thứ hai được thực thi qua hệ thống giám sát tính cẩn trọng (prudential supervision) của các NHTM song song với việc thực thi nghĩa vụ “người cho vay cuối cùng” (lender of last resort – LOLR) cho các NHTM có khó khăn về thanh khoản. LOLR còn có vai trò rất quan trọng trong việc giúp NHTW điều hành chính sách tiền tệ thông qua việc thay đổi lãi suất tái chiết khấu và lãi suất tái cấp vốn. Nếu NHTW không cam kết thực hiện nghĩa vụ LOLR hoặc các NHTM không tin tưởng vào lời cam kết này thì lãi suất trên thị trường liên ngân hàng có khả năng trệch khỏi lãi suất mục tiêu mà chính sách tiền tệ muốn hướng tới. Tuy nhiên, mục đích chính của LOLR đối với tất cả các NHTW đã và vẫn là đảm bảo sự ổn định và an toàn của hệ thống NHTM. Cạnh tranh và giẫm đạp lẫn nhau là một điều thường thấy trong kinh doanh,tuy nhiên với ngân hàng lại là một điều hoàn toàn khác.Hệ thống ngân hàng có một sợi dây kết nối với nhau,liên quan mật thiết với nhau thành một mô hình domino,có nghĩa là khi một ngân hàng trong hệ thồng sụp đổ,nó sẽ kéo theo hệ lụy làm cho rất nhiều ngân hàng khác sụp đổ theo.vậy cho nên,khi một trong số ngân hàng này có nguy cơ phá sản,sự đoàn kết giúp đỡ luôn là ưu tiên được đặt ra. Và ở đây,ngân hàng trung ương như là vị cứu tinh cuối cùng và sức mạnh nhất trong hoàn cảnh khốn khó của hệ thống ngân hàng này. 1 GVHD: Ths Nguyễn Quốc Anh [NGHIỆP VỤ NHTW] Thấy được tầm quan trọng cũng như cần thiết của chức năng này,cho nên Trong phạm vi bài tiểu luận nhóm sẽ đi sâu làm rõ chức năng người cho vay cuối cùng (LOLR) của ngân hàng trung ương. Bài tiểu luận bao gồm 3 phần: Phần 1: Giới thiệu Ngân hàng trung ương Việt Nam. Phần 2: Chức năng người cho vay cuối cùng Phần 3: Kinh nghiệm của FED và bài học cho Việt Nam. PHẦN 1: GIỚI THIỆU NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG VIỆT NAM. I. Tổng quan về ngân hàng trung ương 1. Sự ra đời Ngân hàng trung ương Ngân hàng trung ương ra đời chính thức đầu tiên ở Châu Âu, vào thế kỷ 17. Khi ấy, tiền mặt lưu hành vẫn chủ yếu dưới dạng vàng và bạc, tuy rằng, các tờ cam kết thanh toán (promises to pay) đã được sử dụng rộng rãi như là những biểu hiện của giá trị ở cả Châu Âu và Châu Á. Ngược lại 500 năm trước đấy, Tổ chức Hiệp sĩ dòng Đền (Knight Templar) thời Trung Cổ sử dụng một cơ chế có thể nói là hình mẫu đầu tiên của Ngân hàng trung ương. Các giấy tờ cam kết thanh toán của họ được chấp nhận rộng rãi, và nhiều người cho rằng các hoạt động này đặt nền tảng cơ bản cho hệ thống ngân hàng hiện đại. Cùng thời gian đó, Thành Cát Tư Hãn phát hành tiền giấy ở Trung Hoa, và áp đặt sử dụng loại tiền này bằng bạo lực nhằm thu giữ vàng bạc. Ngân hàng trung ương đầu tiên là Ngân hàng Thụy Điển (Bank of Sweden) năm 1668 với sự giúp đỡ của các doanh nhân Hà Lan. Ngân hàng Anh (Bank of England) ra đời tiếp sau đó năm 1694 bởi doanh nhân người Scotland là William Paterson tại London theo yêu cầu của chính phủ Anh với mục đích tài trợ cuộc nội chiến lúc đó. Cục Dự trữ Liên bang của Mỹ được thành lập theo yêu cầu của Quốc hội tại đạo luật mang tên hai nghị sĩ đệ trình là Glass và Owen (Glass-Owen Bill). Tổng thống Woodrow Wilson ký đạo luật ngày 23 tháng 12 năm 1913. 2 GVHD: Ths Nguyễn Quốc Anh [NGHIỆP VỤ NHTW] Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (Tiếng Anh là People’s Bank of China – Ngân hàng Nhân dân Trung Hoa) bắt đầu các chức năng ngân hàng trung ương năm 1979 cùng với chính sách cải cách kinh tế. Vai trò ngân hàng trung ương của nó được đẩy mạnh năm 1989 khi đất nước này chuyển đổi sâu sắc hơn sang nền kinh tế hướng xuất khẩu. Tới năm 2000, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đã là một ngân hàng trung ương về mọi mặt, với cơ cấu và hoạt động có tham khảo Ngân hàng Trương ương Châu Âu vốn là mô hình ngân hàng trung ương mới nhất, chi phối ngân hàng trung ương của các quốc gia thành viên mà vẫn để quyền quản lý kinh tế quốc gia cho các ngân hàng đó. 2. Ngân hàng Trung ương Việt Nam Sự ra đời của Ngân hàng Quốc gia Việt Nam là một bước ngoặt lịch sử, là kết quả nối tiếp của quá trình đấu tranh xây dựng hệ thống tiền tệ, tín dụng độc lập, tự chủ, đánh dấu bước phát triển mới, thay đổi về chất trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng ở nước ta. Từ đó đến nay, gắn liền với sự phát triển của từng thời kỳ cách mạng, Ngân hàng Quốc gia Việt Nam ( từ tháng 1/1960 đến nay là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) đã từng bước lớn mạnh và phát triển, góp phần quan trọng vào việc xây dựng, củng cố, hoàn thiện thể chế tiền tệ, tín dụng và hệ thống Ngân hàng Việt Nam, phục vụ tích cực sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Quá trình phát triển của hệ thống Ngân hàng Việt Nam kể từ khi Ngân hàng Quốc gia Việt nam ra đời đến nay có thể chia thành 4 thời kỳ như sau: 1. Thời kỳ 1951-1954: Ngân hàng Quốc gia Việt Nam được thành lập và hoạt động độc lập tương đối trong hệ thống tài chính, thực hiện trọng trách đầu tiên: Phát hành giấy bạc Ngân hàng, thu hồi giấy bạc Tài chính; Thực hiện quản lý Kho bạc Nhà nước góp phần tăng thu, tiết kiệm chi, thống nhất quản lý thu chi ngân sách; Phát triển tín dụng ngân hàng phục vụ sản xuất, lưu thông hàng hóa, tăng cường lực lượng kinh tế quốc doanh và đấu tranh tiền tệ với địch. 2. Thời kỳ 1955-1975: Đây là thời kỳ cả nước kháng chiến chống Mỹ, miền Bắc vừa xây dựng, chiến đấu, vừa chi viện cho cách mạng giải phóng miền 3 GVHD: Ths Nguyễn Quốc Anh [NGHIỆP VỤ NHTW] Nam. Trong thời kỳ này, Ngân hàng Quốc gia thực hiện những nhiệm vụ cơ bản sau: - Củng cố thị trường tiền tệ, giữ cho tiền tệ ổn định, góp phần bình ổn vật giá, tạo điều kiện thuận lợi cho công cuộc khôi phục kinh tế trong chiến tranh phá hoại bằng không quân của Mỹ ở miền Bắc. - Phát triển công tác tín dụng nhằm phát triển sản xuất lương thực, đẩy mạnh khôi phục và phát triển nông, công, thương nghiệp, góp phần thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và giải phóng miền Nam. 3. Thời kỳ 1975-1985: Là giai đoạn khôi phục kinh tế sau chiến tranh giải phóng và thống nhất nước nhà. Nhiệm vụ cụ thể của ngành Ngân hàng là tiến hành thiết lập hệ thống Ngân hàng thống nhất trong cả nước và thanh lý hệ thống Ngân hàng của chế độ cũ ở miền Nam. Theo đó, Ngân hàng Quốc gia của chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã được quốc hữu hóa và sáp nhập vào hệ thống Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, cùng thực hiện nhiệm vụ thống nhất tiền tệ trong cả nước, phát hành các loại tiền mới của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, thu hồi các loại tiền cũ ở cả hai miền Nam- Bắc vào năm 1978. Trong giai đoạn này, hệ thống Ngân hàng Nhà nước về cơ bản vẫn hoạt động như là một công cụ ngân sách, chưa thực hiện các hoạt động kinh doanh tiền tệ theo nguyên tắc thị trường. 4. Thời kỳ 1986 đến nay: Là quá trình đổi mới căn bản và toàn diện hệ thống Ngân hàng Việt Nam Trải qua gần 60 năm xây dựng và trưởng thành, hệ thống Ngân hàng đã góp phần xứng đáng vào những thành tựu của cách mạng Việt Nam, góp phần củng cố nền độc lập, tự chủ, phục vụ sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Hệ thống ngân hàng được chia thành ngân hàng trung ương và các tổ chức tín dụng, bao gồm: ngân hàng thương mại nhà nước, ngân hàng thương mại cổ phần (nông thôn và đô thị), ngân hàng chính sách, ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, đại diện ngân hàng nước ngoài, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính, quĩ tín dụng, và bảo hiểm tiền gửi. Theo lộ trình tự do hóa hệ thống tài chính-ngân hàng, năm 2011 chúng ta có thêm loại hình ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam. 4 GVHD: Ths Nguyễn Quốc Anh [NGHIỆP VỤ NHTW] II. Chức năng của ngân hàng trung ương Ngân hàng trung ương liên quan đến bốn chức năng cơ bản, đó là phát hành tiền tệ, ngân hàng của các tổ chức tín dụng, ngân hàng của chính phủ,quản lí nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng. Tuy nhiên, không phải ngân hàng trung ương nào cũng mang đầy đủ ba chức năng này. 1. Phát hành tiền tệ Ở phần lớn các nước, ngân hàng trung ương là cơ quan duy nhất có quyền phát hành tiền tệ. Ở một số nước khác, ngân hàng trung ương là cơ quan duy nhất phát hành tiền giấy, còn tiền kim loại với tư cách là tiền bổ trợ thì do chính phủ phát hành. Cục Dự trữ Liên bang- ngân hàng trung ương của Mỹ- không có chức năng phát hành tiền, thay vào đó là Bộ Tài chính đảm nhiệm chức năng này. Cũng có thông tin cho rằng Chính phủ Mỹ không có quyền phát hành đồng Đô-la, mà là do Cục Dự Trữ Liên Bang phát hành.Nhưng hiện nay đã có rất nhiều cuộc nghiên cứu, và họ đã phát hiện ra thực chất Cục Dự Trữ Liên Bang Mỹ mới có quyền phát hành tiền tệ, Chính phủ Mỹ không có quyền này. Điều đó đồng nghĩa với việc họ nắm toàn quyền trong việc xây dựng và thực hiện cách chính sách tiền tệ, từ đó thao túng nền tài chính toàn cầu. Tệ hại hơn đó lại là ngân hàng của tư nhân vì cổ phần của họ chiếm đại đa số, thành viên Hội Đồng Quản Trị được Quốc Hội và Chính phủ bổ nhiệm cũng dưới quyền của Ban cố vấn ( do Hội đồng cổ đông bổ nhiệm). 2. Ngân hàng của các tổ chức tín dụng Ngân hàng trung ương thực hiện công việc tái chiết khấu các hối phiếu đối với các tổ chức tín dụng, cấp vốn thông qua cho vay đối với các tổ chức này (đồng thời qua đây kiểm soát lãi suất). Ngân hàng trung ương còn mua và bán các giấy tờ có giá, qua đó điều tiết lượng vốn trên thị trường. Ngân hàng trung ương có quyền yêu cầu các ngân hàng thương mại mở tài khoản tại chỗ mình và các ngân hàng phải gửi vào tài khoản của họ một lượng tiền nhất định. Thông thường lượng tiền này được quy định tương đương với một tỷ lệ nào đó tiền gửi vào ngân hàng thương mại, gọi là tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Trong trường hợp có tổ chức tín dụng gặp nguy cơ đổ vỡ làm ảnh hưởng đến cả hệ thống tài chính của quốc gia, ngân hàng trung ương sẽ tái cấp vốn cho tổ 5 GVHD: Ths Nguyễn Quốc Anh [NGHIỆP VỤ NHTW] chức tín dụng đó để cứu nó. Vì thế, ngân hàng trung ương được gọi là người cho vay cuối cùng (hay người cho vay cứu cánh). 3. Ngân hàng của Chính phủ Ở nhiều nước, ngân hàng trung ươngngười quản lý tiền nong cho chính phủ. Chính phủ sẽ mở tài khoản giao dịch không lãi suất tại ngân hàng trung ương. Tuy nhiên, ở một số nước, chẳng hạn như ở Việt Nam, chức năng này do kho bạc đảm nhiệm. Ngân hàng trung ương còn làm đại diện cho chính phủ khi can thiệp vào thị trường ngoại hối PHẦN 2. CHỨC NĂNG NGƯỜI CHO VAY CUỐI CÙNG (LOLR) I. Khi nào NHTW thực hiện chức năng LOLR? Không có ngân hàng trung gian nào hoặc tổ chức tín dụng nào dám khẳng định rằng trong lịch sử hoạt động của mình chưa hề có lúc kẹt tiền mặt. Những đợt rút tiền ồ ạt của nhân dân ( vì lãi suất thấp, vì lạm phát cao cho nên lãi suất trở thành âm, vì có thể những loại đầu tư khác có lợi cao hơn hoặc vì không đủ tin tưởng vào ngân hàng…) sẽ rất dễ làm cho ngân hàng trung gian vỡ nợ vì không đủ tiền mặt chi trả cho nhân dân. Trong trường hợp như thế khi ngân hàng trung gian không còn chỗ vay mượn nào khác, không thu hồi về kịp những khoản vay về kịp thì nó phải đến ngân hàng trung ương vay tiền như cứu cánh cuối cùng. Đây là một phần trong chức năng của ngân hàng trung ương ương,khi các ngân hàng thương mại lâm vào tình trạng khó khăn về thanh khoản,mất khả năng chi trả. Tuy nhiên vai trò người cho vay cuối cùng không được thực hiện liên tục, NHTW không sẵn lòng và thường xuyên thực hiện vai trò người cho vay cuối cùng. Lý do? 6 GVHD: Ths Nguyễn Quốc Anh [NGHIỆP VỤ NHTW] Một vài lý do: - Do NHTW không trực tiếp tham gia các hoạt động kinh doanh tài chính mà là thực hiện vai trò điều tiết KT vĩ mô của một quốc gia, vì vậy, chỉ khi sự bất ổn tài chính của các tổ chức tín dụng (TCTD) làm ảnh hưởng tới tài chính cũng như kinh tế quốc gia thì NHTW mới can thiệp. Điều này giải thích: TCTD gặp vấn đề và sụp đổ tạo nên hiện tượng DOMINO giống như các NHTM Châu Âu sau thế chiến thứ nhất hoặc rủi ro thanh toán tạm thời của NHTMCP ACB gặp phải năm 2003 . - Khi NHTW thực hiện vai trò cho vay đối với các TCTD sẽ làm tăng lượng tiền cung ứng vào nền kinh tế, có thể gây ra các hiện tượng kinh tế tiêu cực như: lạm phát, bất ổn lãi suất . cho nên NHTW không thường xuyên cho vay đối với các TCTD. - Đôi khi sự mất khả năng thanh toán tạm thời (ảo) do điểm giao dịch chưa thể huy động vốn từ các chi nhánh khác trong thời gian ngắn mà khách hàng lại đồng loạt đi rút tiền nên NHTW không thực sự sẵn lòng thực hiện vai trò người cho vay cuối cùng. - NHTW thường xuyên thực hiện vai trò người cho vay cuối cùng có thể làm rối các chính sách điều tiết vĩ mô của mình. (Giả dụ trong thời điểm hiện tại nền kinh tế đang ở thời kỳ bất ổn lạm phát có chiều hướng tăng cao, NHTW phải sử dụng các công cụ tài chính về lãi suất để kìm phát, tuy nhiên NHTW lại thường xuyên thực hiện vai trò người cho vay cuối cùng và gián tiếp cung ứng tiền vào lưu thông làm tăng phát và không những vô hiệu hóa các công cụ tài chính mà còn đẩy mức lạm phát lên cao). - Việc NHTW dễ dãi cho vay sẽ gây nên sức ỳ cho các TCTD, từ đó các tổ chức này không cố gắng tự mình vượt qua khó khăn tài chính. - Quan hệ tín dụng giữa các ngân hàng thương mại chính là góp phần đóng góp vào quá trình tạo tiền cho nền kinh tế, quan hệ này càng phát triển thì dòng vốn lưu thông càng nhanh càng tạo hiệu quả sử dụng vốn cao làm cho hệ thống tài chính trở nên năng động, và vững chắc. NHTW tham gia sẽ làm giảm đi hiệu quả này, và làm ảnh hưởng tới quan hệ liên ngân hàng. - Các NHTM vay vốn lẫn nhau làm phát triển hệ thống công nghệ liên ngân hàng đặc biệt hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng. - Nền kinh tế hiện nay là nền kinh tế thị trường. NHTW can thiệp quá sâu làm ảnh hưởng sự phát triển tự nhiên của nó. 7 GVHD: Ths Nguyễn Quốc Anh [NGHIỆP VỤ NHTW] II. Cách thức thực hiện chức năng LOLR của NHTW Ngân hàng trung ương tiếp vốn (cấp vốn) cho ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng: tín dụng mà ngân hàng trung ương cung cấp cho ngân hàng thương mại nhằm bảo đảm cung ứng cho nền kinh tế quốc dân có đủ phương tiện thanh toán cần thiết. Trong trường hợp này, ngân hàng trung ương luôn đứng ở cai trò là người chủ nợ và là người cho vay cuối cùng, và vì là người cho vay cuối cùng nên nghiệp vụ cấp tín dụng cho ngân hàng thương mại của ngân hàng trung ương có ý nghĩa quyết định đối với hoạt động tín dụng trong toàn bộ nền kinh tế. Ngân hàng trung ương cấp tín dụng cho các ngân hàng thương mại bằng nhiều phương pháp khác nhau: +Tái chiết khấu: ngân hàng trung ương mua lại những phiếu nợ chưa đến hạn mà ngân hàng thương mại đã chiết khấu cho khách hàng trước đấy, thông qua nghiệp vụ này ngân hàng trung ương có thể giúp các ngân hàng thõa mãn được nhu cầu thanh toán, đồng thời ngân hàng trung ương cũng thực hiện việc cung ứng tiền tệ cho nền kinh tế theo yêu cầu của chính sách tiền tệ. Vì vậy trong nghiệp vụ tái chiết khấu, lãi suất tái chiết khấu cũng là công cụ quan trọng hàng đầu để có thể tác động đến việc mở rộng hoặc thu hẹp khối lượng tín dụng cho nền kinh tế. Nghĩa là, ngân hàng trung ương không là người tác nghiệp, không phải là người rực tiếp cho vay đối với nền kinh tế nhưng hoàn toàn có khả năng chi phối đến khối lượng tín dụng mà hệ thống ngân hàng trong nước cung ứng cho nền kinh tế. +Cho vay bổ sung nguồn vốn ngắn hạn cho các ngân hàng thương mại. Với việc nhận tiền gửi vàn tín dụng cho ngân hàng thương mại, ngân hàng trung ương trở thành trung tâm tín dụng của nền kinh tế. 1. Tái chiết khấu: Tái chiết khấu: tái chiết khấu nói riêng và tái cấp vốn nói chung là việc ngân hàng trung ương tiếp vốn cho các ngân hàng thương mại nhằm khai thông năng lực thanh toán cho các ngân hàng thương mại hoặc khuyến khích họ mở rộng tín dụng cho nền kinh tế trên cơ sở các hệ số tín dụng hoặc chứng từ được ngân hàng thương mại chiết khấu trước đây. Tái chiết khấu là nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng trung ương tất yếu sẽ làm tăng lượng tiền cung ứng, vì vậy phải đòi hỏi tiến hành một cách thận trọng dựa trên tiêu chuẩn định lượng và định tính. Thông qua lãi suất tái chiêt khấu, ngân hàng trung ương có thể khuyến khích giảm hay tăng mức cung ứng tín dụng của ngân hàng thương mại đối với nền kinh tế, đồng thời giảm hay tăng mức cung tiền. Khi thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ, ngân hàng trung ương sẽ nâng lãi suất cho vay hoặc hạn chế cơ hội cho vay. Ngược lại, nếu ngân hàng trung ương hạ thấp lãi suất chiết khấu ngân hàng thương mại trong trường hợp này sẽ đi vay rẻ hơn nên có khuynh hướng giảm lãi suất cho vay dẫn đến nhu cầu vay tăng. Ngoài ra chính sách chiết khấu, tái chiết khấu còn là 8 GVHD: Ths Nguyễn Quốc Anh [NGHIỆP VỤ NHTW] công cụ đăc lực trong ảnh hưởng phát triển kinh tế xã hội. Đối với chính sách kích thích xuất khẩu ngân hàng tủng ương sẽ ưu tiên tái chiết khấu các thương phiếu xuất khẩu hoặc nâng hạn mức tái chiết khấu đối với các thương phiếu đó. Tuy nhiên, khi chấp nhận tái chiết khấu là ngân hàng trung ương đã tăng khối lượng tiền cung ứng. Vì vậy, ngân hàng trung ương chỉ có thể chấp nhận tái chiết khấu theo ba điều kện: • Ngân hàng thương mại đó phải còn hạn mức tín dụng chưa sử dụng hết. • Khối lượng tiền cung ứng bằng con đường tín dụng, tức là chi tiêu tín dụng cho nền kinh tế còn được phép cung ứng thêm. • Bản thân các ngân hàng thương mại đem hối phiếu để tái chiết khấu phải là những hối phiếu tốt. Mỗi công cụ đều có ưu nhược điểm riêng, tái chiết khấu có ưu và nhược điểm sau: Ưu điểm: Các khoản cho vay của ngân hàng trung ương đều được đảm bảo bằng các giáy tờ có giá do nó có khả năng tự thanh toán. Công cụ này có tính chất tích cực hơn các biện pháp hạn mức tín dụng do chịu sự tac động của quy luật cung cầu. Nhược điểm:Ngân hàng trung ương bị thụ động do yếu tố chủ động vay hay không nằm ở ngân hàng thương maị. Hạn mức tái chiết khấu: H=V×S×k Trong đó: H: hạn mức tái chiết khấu dành cho NHTM V: vốn tự có của NHTM S: tỷ trọng dư nợ bằng VND so với tổng tài sản CÓ của NHTM S= ∑ dư nợ tín dụng bằng VND Tổng Tài sản Có k: hệ số chiết khấu k= tổng hạn mức chiết khấu ∑ = n i 1 (V i x S i ) Trong đó V i , S i lần lượt là vốn tự có và tín dụng dư nợ của NH thứ i 2. Cho vay bổ sung nguồn vốn ngắn hạn cho các ngân hàng thương mại Ngân hàng trung gian có thể cho vay hết dự trữ bắt buộc vì khi cần thiết nó có thể vay ngân hàng trung ương với lãi suất cũng giống như vay của nhân dân để thanh toán cho nhân dân. Nhưng giả sử ngân hàng trung ương quy định, tuy lãi suất cho vay của ngân hàng trung gian là 10%, nhưng nếu ngân hàng trung gian 9 GVHD: Ths Nguyễn Quốc Anh [NGHIỆP VỤ NHTW] cho vay dưới tỉ lệ dự trữ bắt buộc và phải vay đến ngân hàng trung ương, ngân hàng trung ương sẽ cho vay với lãi suất 12%. Lúc đó ngân hàng trung gian sẽ cân nhắc, nếu nó cho vay dưới tỉ lệ dự trữ bắt buộc với lãi suất chỉ 10% , thì khi kẹt thanh toán nó phải vay lại của ngân hàng trung ương với lãi suất cao hơn. Việc lỗ trông thấy khi vay tiền của ngân hàng trung ương sẽ buộc các ngân hàng trung gian giảm lượng cho vay xuống, hay nói cách khác là giảm lượng cung ứng tiền ngân hàng và tăng dự trữ để giải quyết vấn đề khi dân rút tiền. III. Chức năng LOLR trong trường hợp phá sản ngân hàng:. Ngân hàng được xem là lĩnh vực kinh doanh mang lại lợi nhuận cao, nhưng cũng hết sức nhạy cảm. Sự sụp đổ của một ngân hàng thương mại có thể dẫn đến phản ứng dây chuyền, tác động mạnh đến sự ổn định của nền kinh tế. Tuy nhiên, đã là kinh doanh thì phải có rủi ro, có thành công và cả thất bại. Bên cạnh những ngân hàng đang làm ăn phát đạt, thể hiện bằng lợi nhuận hàng năm và giá trị cổ phiếu trên thị trường cao trên dưới 10 lần mệnh giá, thì cũng có những ngân hàng thực sự đã phá sản với khoản nợ khổng lồ. Vấn đề là ở chỗ cơ quan quản lý Nhà nước sẽ giải quyết như thế nào đối với ngân hàng vỡ nợ, tiếp tục cứu vớt hay cho phá sản? Tuy nhiên, Luật Phá sản vốn đã không đi vào cuộc sống nên áp dụng đối với các ngân hàng phá sản lại càng khó khăn. Khi có bất kì một ngân hàng nào đó trong hệ thống ngân hàng lâm vào tình trạng gần như phá sản thì vai trò người cho vay cuối cùng của ngân hàng trung ương càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết Phá sản ngân hàng nói riêng và các tổ chức tín dụng nói chung là một trong những vấn đề phức tạp nhất hiện nay không chỉ dưới phương diện hoạch định, thực hiện chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia mà còn dưới phương diện nghiên cứu và áp dụng pháp luật. Trong các tài liệu nghiên cứu, các tác giả thường né tránh vấn đề mang tính “nhạy cảm” này, vì cho rằng đây là vấn đề thuộc “vùng cấm” trong chính sách điều tiết kinh tế của nhà nước đối với hệ thống ngân hàng. Song nền kinh tế thị trường vẫn vận hành theo những qui luật vốn có của nó, các ngân hàng phải chịu nhiều rủi ro từ nhiều yếu tố khác nhau, có thể mất khả năng thanh toán và dẫn đến phá sản. Một thực tế dễ dàng nhận thấy là cho đến thời điểm hiện nay, măc dù đã thực hiện “Luật Phá sản doanh nghiệp”, tuy nhiên Toà kinh tế chưa tuyên bố phá sản một tổ chức tín dụng nào. Không phải là hệ thống ngân hàng Việt Nam hoàn 10 . nợ và là người cho vay cuối cùng, và vì là người cho vay cuối cùng nên nghiệp vụ cấp tín dụng cho ngân hàng thương mại của ngân hàng trung ương có ý nghĩa. NHTW Ngân hàng trung ương tiếp vốn (cấp vốn) cho ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng: tín dụng mà ngân hàng trung ương cung cấp cho ngân hàng thương

Ngày đăng: 28/08/2013, 18:34

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan