Luận án Tiến sỹ Luật

175 853 7
Luận án Tiến sỹ Luật

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Luận án Tiến sỹ LuậtPHÁP LUẬT QUẢN LÝ THUẾ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI VŨ VĂN CƯƠNG PHÁP LUẬT QUẢN LÝ THUẾ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM – NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN LUẬN ÁN TIẾNLUẬT HỌC HÀ NỘI -2012 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI VŨ VĂN CƯƠNG PHÁP LUẬT QUẢN LÝ THUẾ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM – NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN Chuyên ngành: Luật Kinh tế Mã số: 62.38.01.07 (62.38.50.01) LUẬN ÁN TIẾNLUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: 1.TS VÕ ĐÌNH TOÀN 2.TS. PHẠM THỊ GIANG THU HÀ NỘI -2012 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, tư liệu sử dụng trong luận án là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Những kết quả nghiên cứu của Luận án này chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Vũ Văn Cương DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DN Doanh nghiệp NSNN Ngân sách Nhà nước SXKD Sản xuất kinh doanh UBND Ủy ban nhân dân HĐND Hội đồng nhân dân GTGT Giá trị gia tăng XNK Xuất nhập khẩu TTĐB Tiêu thụ đặc biệt TNDN Thu nhập doanh nghiệp KH&ĐT Kế hoạch và Đầu tư XHCN Xã hội chủ nghĩa VCCI Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam WTO Tổ chức thương mại thế giới FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài ATO Cơ quan thuế Australia IRS Cơ quan thu nội địa Hoa kỳ IRAS Cơ quan quản lý thu nội địa Singapore APA Phương pháp xác định trước về giá tính thuế MỤC LỤC MỞ ĐẦU…………………………………………………………………………………… 1 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ THUẾ VÀ PHÁP LUẬT QUẢN LÝ THUẾ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG …………… 10 1.1.Những vấn đề lý luận về quản lý thuế…………………………………………………. 10 1.1.1. Khái niệm quản lý thuế …………………………………………………………………… 10 1.1.2. Các thành tố cơ bản trong hệ thống quản lý thuế ……………………………………… 16 1.1.3. Xu hướng quản lý thuế ở một số nước trên thế giới ………………………………… 37 1.2. Những vấn đề lý luận về pháp luật quản lý thuế …………………………………… 48 1.2.1. Khái niệm và cấu trúc của pháp luật quản lý thuế…………………………………… 48 1.2.2. Các yếu tố chi phối pháp luật quản lý thuế trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam 54 1.3. Kinh tế thị trường và những yêu cầu đặt ra đối với pháp luật quản lý thuế ở Việt Nam…………………………………………………………………………………………… 60 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT, THỰC TIỄN THI HÀNH PHÁP LUẬT QUẢN LÝ THUẾ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM…………… 66 2.1. Thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật về thủ tục hành chính thuế 66 2.1.1. Thực trạng pháp luật về thủ tục hành chính thuế……………………………………… 66 2.1.2. Đánh giá thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật về thủ tục hành chính thuế ở nước ta……………………………………………………………………………………. 82 2.2. Thực trạng pháp luật và thực tiến thi hành pháp luật về giám sát và bảo đảm sự tuân thủ pháp luật thuế…………………………………………………………………… 93 2.2.1. Quản lý thông tin về người nộp thuế…………………………………………………… 93 2.2.2. Thanh tra, kiểm tra thuế ………………………………………………………………… 100 2.2.3. Xử lý vi phạm và cưỡng chế thuế………………………………………………………… 110 2.2.4. Khiếu nại, tố cáo và giải quyết các tranh chấp phát sinh trong quản lý thuế…… 120 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ THUẾ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM 123 3.1. Căn cứ để xác định giải pháp hoàn thiện pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thuế trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam………………………………………… 123 3.1.1. Đường lối của Đảng cộng sản Việt Nam về xây dựng và hoàn thiện pháp luật trong nền kinh tế thị trường ở nước ta………………………………………………………… 123 3.1.2. Sự chi phối của nền kinh tế thị trường Việt Nam……………………………… . 124 3.1.3.Kết quả nghiên cứu khoa học, kinh nghiệm xây dựng, thực hiện pháp luật quản lý thuế ở nước ta và ở một số nước trên thế giới……………………………………………… 126 3.2. Những giải pháp hoàn thiện pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thuế trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam………………………………………………… 127 3.2.1. Hoàn thiện các quy định về thủ tục hành chính thuế ………………………………… 128 3.2.2. Hoàn thiện pháp luật bảo đảm sự giám sát và tuân thủ pháp luật quản lý thuế…… 138 3.2.3. Hoàn thiện pháp luật về tổ chức bộ máy quản lý thuế ……………………………… 146 3.2.4. Hoàn thiện các quy định của pháp luật để lấp lỗ hổng trong pháp luật quản lý thuế 148 KẾT LUẬN CHUNG……………………………………………………………………… 162 NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ…………………………………………………………………………………… 164 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 165 1 MỞ ĐẦU 1/ TÍNH CẤP THIẾT CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI Việt Nam đã bước qua hơn hai thập kỷ của công cuộc đổi mới chính sách, cơ chế quản lý kinh tế và đã đạt được những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử quan trọng, tạo nên hình ảnh đầy sức thuyết phục về một Việt Nam đổi mới, phát triển và hội nhập quốc tế. Đóng góp vào thành công chung đó có một phần từ công cuộc cải cách hệ thống thuế do Nhà nước thực hiện trong hơn chục năm qua. Thành tựu nổi bật nhất của công cuộc cải cách thuế ở nước ta là: “Hình thành một hệ thống chính sách thuế bao quát được hầu hết các nguồn thu, áp dụng thống nhất đối với mọi thành phần kinh tế và từng bước thích ứng với yêu cầu chuyển đổi nền kinh tế theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Thuế đã trở thành công cụ điều tiết vĩ mô của Nhà nước đối với nền kinh tế, góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, khuyến khích đầu tư, khuyến khích xuất khẩu, bảo hộ sản xuất trong nước, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, góp phần xoá đói giảm nghèo. Ngành thuế luôn hoàn thành và vượt dự toán thu qua từng thời kỳ, số thu về thuế và phí hiện chiếm trên 93% số thu của Ngân sách Nhà nước (NSNN) hàng năm, nhờ đó NSNN đã bảo đảm nhu cầu chi thường xuyên, dành một phần tăng chi đầu tư phát triển, chi trả nợ, góp phần kiềm chế lạm phát ở mức độ cho phép” [6]. Tuy nhiên, qua thực tiễn quản lý thuế trước năm 2006 cho thấy, tình trạng trốn thuế, lậu thuế, gian lận về thuế, nợ đọng thuế còn diễn ra ở nhiều khoản thu, sắc thuế, ở các địa phương trong cả nước, vừa làm thất thu cho NSNN, vừa không bảo đảm công bằng xã hội. Tình trạng đó do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân từ nội dung các quy định của pháp luật thuế. Đặc biệt, bộ phận pháp luật quản lý thuế còn tình trạng vừa thừa, vừa thiếu, vừa yếu, vừa khó thực hiện, khó quản lý, khó kiểm tra, giám sát, chưa phù hợp với các chuẩn mực quản lý thuế quốc tế. Với dự báo của các chuyên gia kinh tế, nền kinh tế Việt Nam vẫn tiếp tục có mức tăng trưởng cao, với hệ thống cơ chế, chính sách kinh tế ngày càng thông thoáng tạo thuận lợi cho đầu tư, sản xuất, kinh doanh phát triển, sẽ có thêm hàng chục vạn DN, hàng triệu hộ kinh doanh ra đời, số người dân có thu nhập cao sẽ tăng nhanh, sẽ có hàng chục triệu người có thu nhập thuộc diện nộp thuế thu nhập, làm cho diện quản lý thuế tăng lên nhanh chóng. Đó là thách thức lớn đặt ra đối công tác quản lý thuế ở nước ta. Hơn nữa, với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, quản lý thuế ở nước ta phải theo những chuẩn mực chung của quốc tế. Trong khi đó, trình độ quản lý thuế ở Việt Nam (trước năm 2006) được đánh giá là còn lạc hậu khá xa so với trình độ quản lý thuế ở những nước tiên tiến trong khu vực. Nhận thức được vấn đề đó, Đảng, Nhà nước ta đã định ra chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2005-2010 là: “Hiện đại hoá toàn diện công tác quản 2 lý thuế để nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong quản lý, kiểm soát cho được tất cả các đối tượng nộp thuế, chịu thuế, hạn chế thất thu thuế ở mức thấp nhất, bảo đảm thu đúng, đủ, kịp thời các khoản thu cho NSNN.” [9]. Ngày 29/11/2006 Quốc hội ban hành Luật Quản lý thuế để thống nhất các quy định về quản lý thuế, tạo điều kiện cho người nộp thuế chủ động trong việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ thuế của mình theo đúng quy định của pháp luật. Có thể khẳng định cho đến thời điểm hiện nay pháp luật quản lý thuế ở Việt Nam có nhiều quy định tiến bộ thể chế được khá đầy đủ cơ chế tự khai, tự nộp thuế, định hình mô hình tổ chức quản lý thuế, hệ thống hoá, đơn giản hoá được các thủ tục hành chính thuế, các nội dung về giám sát và bảo đảm tuân thủ pháp luật thuế được quy định khá đầy đủ và nhất quán… Do đó, bước đầu đã phát huy được hiệu quả trong thực thi hệ thống chính sách thuế của Nhà nước. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm trên, pháp luật quản lý thuế mà hạt nhân là Luật Quản lý thuế đã bộc lộ những bất cập nhất định như: một số quy định không bảo đảm tính thống nhất hoặc chưa phù hợp, hoặc thiếu tính khả thi, hoặc có quy định chưa cụ thể, rõ ràng…Điều đó đã gây ra khó khăn nhất định cho công tác quản lý thuế và cho người nộp thuế. Để pháp luật quản lý thuế phát huy vai trò quan trọng đối với việc thực thi có hiệu quả các sắc thuế và để đảm bảo tốt hơn quyền và nghĩa vụ của người nộp thuế thì pháp luật quản lý thuế cần phải tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện. Trong chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011-2020 xác định mục tiêu tổng quát: “Xây dựng ngành thuế Việt Nam hiện đại, hiệu lực, hiệu quả; Công tác quản lý thuế, phí và lệ phí thống nhất, minh bạch, đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện dựa trên ba nền tảng cơ bản: Thể chế chính sách thuế minh bạch, quy trình thủ tục hành chính thuế đơn giản, khoa học phù hợp với thông lệ quốc tế; Nguồn nhân lực có chất lượng, liêm chính; Ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại, có tính liên kết, tích hợp, tự động hóa cao…phấn đấu đưa Việt Nam thuộc nhóm các nước hàng đầu khu vực Đông Nam Á trong xếp hạng mức độ thuận lợi về thuế vào năm 2020.” [10]. Từ những vấn đề nêu trên đang đặt ra yêu cầu đối với những nhà nghiên cứu khoa học, nhà quản lý, hoạch định chính sách, nhà lập pháp và đặc biệt là đối với khoa học pháp lý là cần phải tiếp tục nghiên cứu, làm rõ lý luận về pháp luật điều chỉnh quan hệ quản lý thuế để trên cơ sở đó, đánh giá một cách toàn diện, khách quan về thực trạng pháp luật quản lý thuế ở nước ta, từ đó xác định phương hướng và giải pháp hoàn thiện nhằm nâng cao hiệu quả pháp luật quản lý thuế trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam. Với những lý do trên đây, có thể khẳng định rằng, đề tài nghiên cứu: “Pháp luật quản lý thuế trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn” là có tính cấp thiết, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn. 3 2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI Qua nghiên cứu, tìm hiểu các công trình nghiên cứu khoa học đã được công bố trong lĩnh vực thuế có thể nêu một số công trình điển hình sau: 2.1. Các công trình nghiên cứu khoa học ở Việt Nam Tiêu biểu có các công trình: - “Những vấn đề pháp lý về việc áp dụng thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam” (Luận án tiếnluật học của Nguyễn Thị Thương Huyền- Hà Nội 2002); Với công trình khoa học này, tác giả chủ yếu tập trung giải quyết các nội dung liên quan đến sắc thuế giá trị gia tăng, đặc biệt chỉ ra những khó khăn, bất cập nảy sinh trong quá trình thực tiễn áp dụng, nguyên nhân của thực trạng đó và những giải pháp để hoàn thiện pháp luật thuế giá trị gia tăng. Trong công trình khoa học này, mặc dù tác giả có đề cấp đến nội dung pháp luật quản lý thuế nhưng phạm vi chỉ gắn với việc quản lý thuế giá trị gia tăng trong điều kiện Nhà nước ta chưa áp dụng cơ chế tự khai, tự nộp thuế và trong hệ thống pháp luật thuế chưa có tách biệt giữa pháp luật về nội dung các sắc thuế và pháp luật về quản lý thuế. - “Những vấn đề Lý luận và thực tiễn của việc tiếp tục hoàn thiện pháp luật thuế ở Việt Nam” (Luận án tiếnluật học của Trần Trung Nhân – Hà Nội năm 2006). Với công trình khoa học này, tác giả tập trung vào việc xác định các tiêu chí để đánh giá mức độ hoàn thiện của hệ thống pháp luật thuế; đánh giá thực trạng pháp luật thuế dựa trên các tiêu chí mà tác giả đã xây dựng trong đó chủ yếu hướng đến việc hoàn thiện pháp luật về nội dung các sắc thuế, còn bộ phận pháp luật quản lý thuế, công trình khoa học này chỉ dành khoản hơn 10 trang ở chương 2 (từ trang 114 đến trang 125) để đánh giá khái quát các quy định của pháp luật quản lý thuế và dành hơn 10 trang ở chương 3 (từ trang 172 đến trang 180) để đưa ra một số giải pháp hoàn thiện pháp luật quản lý thuế trong đó chủ yếu hướng đến việc cần thiết phải ban hành Luật quản lý thuế để thống nhất công tác quản lý thuế ở nước ta. Ngoài hai công trình khoa học lớn trên còn một số công trình khoa học khác đề cập đến pháp luật thuế như: - “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về xây dựng và hoàn thiện pháp luật thuế của Việt Nam trong tiến trình Hội nhập Kinh tế Quốc tế” (Đề tài khoa học - Trường ĐH Luật Hà Nội (2007), Chủ nhiệm đề tài: TS Nguyễn Thị Ánh Vân.) - “Những định hướng cơ bản để hoàn thiện pháp luật thuế ở nước ta” (Bài viết của TS Võ Đình Toàn – Tạp chí Luật học số 5, 1995); 4 - “Góp phần hoàn thiện pháp luật thuế ở nước ta trong giai đoạn hiện nay” (Bài viết của PGS – TS Trần Đình Hảo – Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 2, (1998); - “Luật Quản lý thuế và những vấn đề cần bàn thêm” (Bài viết của TS Nguyễn Thị Thương Huyền – Tạp chí nghiên cứu lập pháp số 19/2008 “Về dự án luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật thuế giá trị gia tăng” TS. Đinh Dũng Sỹ, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật- Viện nghiên cứu Nhà nước và Pháp luật, Số 5/2003, tr. 29 - 32 - “Vấn đề tài phán trong lĩnh vực thuế vụ ở Việt Nam”. Nguyễn Tuyến, Tạp chí Luật học số 5/1997, tr 42-45; - “Ưu đãi thuế và vấn đề thu hút đầu tư nước ngoài tại Việt Nam” (Bài viết của T.S Nguyễn Thị Ánh Vân – Tạp chí Luật học số 6/1998)… - “Một số ý kiến trao đổi về dự thảo Luật thuế giá trị gia tăng và Luật thuế thu nhập DN”, TS phạm Giang Thu; Tạp chí Luật học số 4/2008)… - “Kinh nghiệm điều chỉnh pháp luật đối với thuế lợi nhuận DN ở UCRAINA”, ThS. Trương Thị Kim Dung, Tạp chí Luật học số 9/2006, tr. 60 – 66 - “Thuế thu nhập cá nhân nên thu như thế nào”. TS. Lê Nết , Nghiên cứu lập pháp - Văn phòng quốc hội. Số: 7/2007, Tr: 39-41 - “Bất cập trong xử lý vi phạm hành chính ở lĩnh vực thuế”, Văn Tân, Tạp chí Dân chủ và pháp luật - Bộ Tư pháp, Số 11/2006, tr. 20 – 21 - “Thực trạng pháp luật thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam hiện nay và phương hướng hoàn hiện”, ThS Trần Vũ Hải, Tạp chí Luật học số 10/2007 - “Pháp luật thuế giá trị gia tăng và các biện pháp bảo đảm thực hiện” (Luận văn cao học luật của Lê Thị Bích Liên – Hà Nội 2002); - “Hoàn thiện pháp luật thuế trong điều kiện nền kinh tế thị trường ở Việt Nam” (Luận văn cao học luật của Trần Trung Nhân- Hà Nội 1998); - “Hoàn thiện pháp luật thuế đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài của nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam” (Luận văn cao học luật của Vũ Văn Cương - Hà Nội 2003); Trong các công trình nghiên cứu khoa học trong nước kể trên, có một số công trình nghiên cứu đề cập đến pháp luật quản lý thuế nhưng mức độ và phạm vi hạn hẹp, chưa mang tính hệ thống (chỉ giới hạn ở các quy định về quản lý thuế trong từng sắc thuế cụ thể hoặc nghiên cứu pháp luật quản lý thuế với tư cách là một nội dung nghiên cứu liên quan pháp luật thuế). Tình trạng này xuất phát từ việc các công trình nghiên cứu đó được thực hiện trong điều kiện pháp luật thực định không có sự tách biệt giữa hai bộ phận pháp luật là pháp luật quy định nội dung chính sách thuế và pháp luật về quản lý thuế [31, tr.51]. Hơn nữa, do pháp luật thuế Việt Nam được cải cách, xây dựng hoàn thiện trong điều kiện nền kinh tế . could Bangladesh learn from Japan?” Sarker, T.K.(2003), Asia-Pacific Tax Bulletin. - “Tax Compliance, self-assessment and administration in Newzealand”,. Australian National University, Canberra; - “Why do people pay tax”, Alm, J., & McClelland, G.H., Schulze (1992), Journal of Public 48, North-Holland. -

Ngày đăng: 28/08/2013, 15:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan