Phân tích nguyên tắc giải quyết quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam. Tìm một vụ việc trong thực tế hoặc xây dựng một tình huống

16 629 14
Phân tích nguyên tắc giải quyết quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam. Tìm một vụ việc trong thực tế hoặc xây dựng một tình huống

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

A. MỞ ĐẦU2B. NỘI DUNG2I. Lý thuyết21. Khái niệm thừa kế trong tư pháp quốc tế.22. Giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế theo quy định của pháp luật.33. Giải quyêt xung đột pháp luật về thừa kế theo điều ước quốc tế.64. Di sản không có người thừa kế95. Thừa kế của công dân Việt Nam ở nước ngoài.106. Thuế đối với di sản.11II. Giải quyết tình huống.121. Yếu tố nước ngoài trong tình huống.122. Pháp luật giải quyết.123. Cách giải quyêt vụ việc trên.13C. KẾT LUẬN14DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO15

ĐỀ BÀI Phân tích nguyên tắc giải quyết quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam Tìm một vụ việc trong thực tế hoặc xây dựng một tình huống về thừa kế theo pháp luật có yếu tố nước ngoài Phân tích vụ việc đó, xác định: - Yếu tố nước ngoài trong vụ việc đó - Pháp luật nước nào sẽ được giải quyết - Nêu cách giải quyết vụ việc đó… Tình huống: Ông N quốc tịch Công hòa Liên bang Nga, lấy bà M (năm 1998) là người mang quốc tịch Việt Nam và sinh sống ở Việt Nam Hai ông bà có con là Q(sinh tháng 7 năm 1999) và P(sinh tháng 10 năm 2003) mang quốc tịch Việt Nam Tháng 10 năm 2017 ông N cùng bà M đi du lịch và mất ở Việt Nam Tài sản để lại bao gồm một căn nhà ở Nga (của ông N trước khi kết hôn) trị giá 1 tỷ VNĐ, 1 căn nhà ở Việt Nam trị giá 800 triệu VNĐ 1 chiếc ô tô trị giá 600 triệu VNĐ và tài sản khác có giá trị 5 tỷ Việt Nam Đồng (Việt Nam và Công hòa Liên bang Nga không kí kết các điều ước quốc tế để giải quyết vấn đề thừa kế) A MỞ ĐẦU Trong tiến trình hội nhập quốc tế diễn ra ngày càng mạnh mẽ kéo theo nhiều quan hệ xã hội vượt ra khỏi phạm vi quốc gia, trong đó phải kể đến là quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài Các trường hợp thừa kế có yếu tố nước ngoài bao gồm người để lại tài sản là người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài; Người thừa kế tài sản là người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài; Tài sản thừa kế ở nước ngoài Như vậy, thừa kế có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam là gì? Cách giải quyết vấn đề này như thế nào? Chính những lí do đó nhóm chúng em đi vào nghiên cứu đề bài: 1 Nhóm I – Lớp K3K "Phân tích nguyên tắc giải quyết quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam " B NỘI DUNG I Lý thuyết 1 Khái niệm thừa kế trong tư pháp quốc tế Thừa kế trong tư pháp quốc tế là quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài, được điều chỉnh theo các nguyên tắc và các quy phạm của tư pháp quốc tế Định nghĩa này có một vài đặc điểm sau: Thứ nhất, thừa kế trong tư pháp quốc tế nói chung, trước tiên phải là quan hệ thừa kế được điều chỉnh theo pháp luật quốc gia Pháp luật quốc gia điều chỉnh vấn đề thừa kế trong nhiều trường hợp là một phần của pháp luật dân sự ( ví dụ: pháp luật các nước thuộc hệ thống Civil Law), trong trường hợp khác lại thuộc bộ phận của thực tiễn tư pháp (ví dụ: Pháp luật các nước thuộc hệ thống pháp luật án lệ Commom law) Còn ở Việt Nam thì quan hệ thừa kế được điều chỉnh theo Bộ luật dân sự Thứ hai, thừa kế trong tư pháp quốc tế phải là quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài Yếu tố nước ngoài ở đây có thể nhận được thong quan một trong các dấu hiệu sau: Về chủ thể: chủ thể tham gia quan hệ thừa kế phải là cá nhân hoặc tổ chức nước ngoài Đối tượng: đối tượng của quan hệ thừa kế ở đây là tài sản đang hiện diện hoặc tồn tại ở nước ngoài và chịu sự chi phối, điều chỉnh chủ yếu của pháp luật nước sở tại Tuy nhiên, các tài sản này cũng đồng thời chịu sự chi phối, điều chỉnh của pháp luật nước có thẩm quyền giải quyết về vấn đề thừa kế tài sản đó Ví dụ: Sự kiện pháp lý: sự kiện pháp lý ở đây phải làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quan hệ thừa kế xảy ra ở nước ngoài 2 Nhóm I – Lớp K3K 2 Giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế theo quy định của pháp luật 2.1 Khái quát về pháp luật thừa kế có yếu tố nước ngoài Pháp luật thừa kế có yếu tố nước ngoài là một bộ phận của tư pháp quốc tế Bộ phận pháp luật này được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật của mỗi quốc gia khác nhau, trong các điều ước quốc tế lien quan mà quốc gia là thành viên, trong các án lệ lien quan của các nước, trong các nguồn của pháp luật khác Ở Việt Nam, bộ phận pháp luật này được quy định ở trong Bộ luật dân sự và các luật khác có lien quan như Luật đất đai, Luật sở hữu trí tuệ, Luật doanh nghiệp,… Ngoài ra Việt Nam cũng kí kết nhiều điều ước quốc tế song phương lien quan trực tiếp đến vấn đề thừa kế có yếu tố nước ngoài Trên thực tiễn tư pháp quốc tế, pháp luật thừa kế có yếu tố nước ngoài thường được xác định trên cơ sở các quy phạm tư pháp quốc tế và áp dụng đối với toàn bộ các quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài Pháp luật đó được áp dụng để xác định quy tắc cần sử dụng để giải quyết nội dung các vấn đề chung về cơ sở pháp lý cơ bản của việc chuyển dịch quyền sở hữu tài sản trong lĩnh vực thừa kế (luật, di chúc, hợp đồng thừa kế,…); xác định cấu thành di sản thừa kế (các loại tài sản có thể thừa kế); điều kiện (thời gian, địa điểm) mở thừa kế; phạm vi những người thuộc diện thừa kế, hàng thừa kế và cả những trường hợp không được hưởng quyền thừa kế,… có yếu tố nước ngoài Như vậy pháp luật đó cũng áp dụng để xác định các quy tắc giải quyết nội dung một số vấn đề chuyên biệt trong thừa kế theo các căn cứ nhất định như thừa kế theo di chúc, thừa kế theo pháp luật, trình tự và thủ tục thừa kế theo hợp đồng, thỏa thuận về thừa kế… có yếu tố nước ngoài 2.2 Giải quyết xung đột pháp luật thừa kế theo pháp luật Thừa kế theo pháp luật có yếu tố nước ngoài được quy định khá phức tạp ở Việt Nam và các nước Thừa kế theo pháp luật chỉ áp dụng trong các trường hợp 3 Nhóm I – Lớp K3K thừa kế không có di chúc, thừa kế không có di chúc hợp pháp hoặc thừa kế không có thỏa thuận cụ thể hợp pháp về thừa kế Pháp luật các nước, ngoài các quy phạm thực chất quy định cụ thể về thừa kế trong trường hợp này, còn chấp nhận nhiều quy tắc khác nhau trong giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế theo pháp luật Tuy nhiên vấn đề thừa kế nói chung được đa số các nước xử lý theo hai dòng tư tưởng pháp lý cơ bản: - Dòng tư tưởng ưu tiên áp dụng quy tắc “Luật của nước mà người để lại di sản thừa kế có quốc tịch vào thời điểm chết: (Lex patriae) - Dòng tư tưởng ưu tiên áp dụng quy tắc “Luật của nước mà người để lại di sản thường chú” (Lex domicilii) Ở Việt Nam, Bộ luật dân sự 2015 đã quy định cụ thể về vấn đề thừa kế theo pháp luật có yếu tố nước ngoài: Điều 680 Thừa kế - Thừa kế được xác định theo pháp luật của nước mà người để lại di sản thừa kế có quốc tịch ngay trước khi chết - Việc thực hiện quyền thừa kế đối với bất động sản được xác định theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó Như vậy, việc giải quyết xung đột pháp luật thừa kế theo pháp luật có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam có hơi hướng của Dòng tư tưởng ưu tiên áp dụng quy tắc “Luật của nước mà người để lại di sản thừa kế có quốc tịch vào thời điểm chết” Ngoài ra ở Việt Nam nếu để lại tài sản thừa kế là bất động sản thì việc giải quyết thừa kế lại xác định theo pháp luật của nước có nơi bất động sản vd: nếu bất động sản để thừa kế ở Thái Lan thì việc áp dụng pháp luật thừa kế lại theo Luật tại Thái Lan chứ không phải theo Pháp luật Việt Nam 2.3 Các quy tắc giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế theo di chúc Có rất nhiều vấn đề xung đột pháp luật liên quan đến chế định pháp luật thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài Trong những vấn đề xung đột pháp luật đó, vấn đề xung đột pháp luật về năng lực hành vi lập di chúc, thay đổi, hủy bỏ di chúc và vấn đề xung đột pháp luật về hình thức của di chúc luôn được quan tâm chú ý giải quyết Chính vì thế trên thế giới có rất nhiều cách thức giải 4 Nhóm I – Lớp K3K quyết xung đột pháp luật liên quan trực tiếp đến chế định pháp luật thưà kế theo di chúc Ở Việt Nam, Điều 681 Bộ luật dân sự 2015 quy định: - Năng lực lập di chúc, thay đổi hoặc hủy bỏ di chúc được xác định theo pháp luật của nước mà người lập di chúc có quốc tịch tại thời điểm lập, thay đổi hoặc hủy bỏ di chúc - Hình thức của di chúc được xác định theo pháp luật của nước nơi di chúc được lập Hình thức của di chúc cũng được công nhận tại Việt Nam nếu phù hợp với pháp luật của một trong các nước sau đây: Nước nơi người lập di chúc cư trú tại thời điểm lập di chúc hoặc tại thời điểm người lập di chúc chết; Nước nơi người lập di chúc có quốc tịch tại thời điểm lập di chúc hoặc tại thời điểm người lập di chúc chết; Nước nơi có bất động sản nếu di sản thừa kế là bất động sản Qua quy định này ta có thể thấy rằng năng lực lập di chúc, thay đổi hoặc hủy bỏ di chúc được xác định theo pháp luật của nước mà người lập di chú mang quốc tịch tại thời điểm người đó lập di chúc (ví dụ: Ông A người Nhật Bản lập di chúc tại Việt Nam thì việc xác định năng lực lập di chúc sẽ theo pháp luật của Nhật Bản) Ngoài ra pháp luật Việt Nam cũng quy định về hình thức của di chúc, hình thức của di chúc sẽ được xác định theo pháp luật của nước lập di chúc, tuy nhiên Việt Nam cũng công nhân về hình thức của các di chúc nếu thỏa mãn các điều kiện sau: - Nước nơi người lập di chúc cư trú tại thời điểm lập di chúc hoặc tại thời điểm người lập di chúc chết; - Nước nơi người lập di chúc có quốc tịch tại thời điểm lập di chúc hoặc tại thời điểm người lập di chúc chết; - Nước nơi có bất động sản nếu di sản thừa kế là bất động sản 5 Nhóm I – Lớp K3K 3 Giải quyêt xung đột pháp luật về thừa kế theo điều ước quốc tế Ngoài việc giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế theo pháp luật của các quốc gia thì trên thực tế việc giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế còn qua các điều ước quốc tế Cụ thể hơn là các nước giải quyết xung đột qua việc ký kết tham gia vào các điều ước quốc tế song phương, đa phương 3.1 Điều ước quốc tế đa phương Đáng chú ý nhất trong các điều ước quốc tế đó là hệ thống các công ước quốc tế được soạn thảo và thông qua khuôn khổ Hội nghị La Haye về tư pháp quốc tế Trong số các công ước quốc tế đó phải kể đến: Công ước La Haye 1961 về xung đột pháp luật liên quan đến hình thức của di chúc; Công ước La Haye 1973 về quản lí quốc tế bất động sản của người đã chết; Công ước La Haye 1989 về pháp luật áp dụng cho vấn đề thừa kế bất động sản của người đã chết Công ước La Haye năm 1961 về xung đột pháp luật liên quan đến hình thức của di chúc đã tổng hợp và ghi nhận tất cả các quy tắc giải quyết xung đột pháp luật liên quan đến di chúc mà các nước đã và đang sử dụng trong thực tiễn pháp luật quốc tế Theo đó, tùy vào từng trường hợp cụ thề, các nước có thể áp dụng pháp luật của nước mà người lập di chúc có quốc tịch vào thời điểm lập di chúc hoặc co thể áp dụng pháp luật nước mà người lập di chúc có nơi cư trú chính Tuy vậy, công ước cũng cho phép áp dụng pháp luật của nước nơi có di sản là bất động sản của người lập di chúc hoặc áp dụng pháp luật của nước có mối quan hệ gắn bó nhất nhất với người lập di chúc Điều đáng chú ý nhất ở đây là cá nhân có quyền lựa chọn hệ thống pháp luật mà được suy luận là thích hợp nhất trong trường hợp cụ thể để lập di chúc Công ước La Haye 1973 về quản lí bất động sản của người đã chết quy định về chứng thực quốc tế trong việc xác lập những người được uản lí quốc tế bất động sản của người đã chết Giấy chứng thực này phải do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước nơi người chết thường trú trước khi chết lập theo quy định của pháp luật nước này Tuy vậy, công ước cũng cho phép áp dụng pháp 6 Nhóm I – Lớp K3K luật của nước mà người đã chết có quốc tịch vào thời điểm chết Để áp dụng pháp luật như vậy, cơ quan có thẩm quyền của nước mà người đã chết có quốc tịch vào thời điểm chết và cơ quan có thẩm quyền của nước mà có người đã chết thường trú trước khi chết phải có thỏa thuận chung về vấn đề này Công ước La Haye 1989 về pháp luật áp dunhj cho vấn đề thừa kế bất động sản của người đã chết cho phép khả năng lựa chọn pháp luật có quan hệ gắn bó nhất để điều chỉnh vấn đề thừa kế bất động sản Hình thức của tuyên bố thừa kế cũng như nội dung của tuyên bố đó được xác định theo pháp luật của nước nơi lập tuyên bố đó Công ước cho phép các beeb liên quan lập thỏa thuận về việc thừa kế, về thời điểm phát sinh quan hệ thừa kế, về cách thức thay đổi và chấm dứt quan hệ thừa kế đối với di sản là bất động sản Công ước La haye 1989 khẳng định mối quan hệ qua lại rõ ràng giữa pháp luật của nước mà người để lại di chúc muốn di sản của mình được tuân theo và phạm vi di sản thừa kế Công ước cũng có các quy định để phòng ngừa những hậu quả có thể phát sinh từ các động cơ kinh tế, xã hội, chính trị liên quan đến khu vực đó 3.2 Điều ước quốc tế song phương Vấn đề thừa kế luôn được quan tâm giải quyết trong nhiều hiệp định, đặc biệt là trong các hiệp định song phương về tương trợ tư pháp và hiệp định lãnh sự mà Việt Nam là thành viên Các hiệp định lãnh sự thường quy định việc thông báo cho nước kí kết liên quan về trường hợp công dân của nước liên quan chết tại nước kí kết sở tại và cách thức xử lý lãnh sự, quy tắc bảo quản đối với tài sản của người đã chết phù hợp với các quy định của công ước Vienna 1963 về quan hệ lãnh sự và thực tiễn của các nước tham gia kí kết Các hiệp định song phương về tương trợ tư pháp thường dành riêng một chương hoặc một số điều cụ thể để quy định những vấn đề xung đột pháp luật và xung đột quyền tài phán dân sự trong lĩnh vực thừa kế của công dân các nước kí kết hiệp định 7 Nhóm I – Lớp K3K Ví dụ: Việt Nam đã kí kết một số HĐTTTP với các nước như Bungary, Cuba, Lào, Hungary,… Theo các quy định của các HĐTTTP mà Việt Nam kí kết thì Nguyên tắc bình đẳng trong lĩnh vực thừa kế thường được khẳng định trong các quy định đầu tiên của các chương, mục, nhóm điều khoản cụ thể về vấn đề thừa kế trong các HĐTTTP này Theo đó “Công dân của nước ký kết này cư trú trên lãnh thổ nước ký kết kia, được hưởng các quyền bình đẳng như công dân của nước đó về thừa kế theo pháp luật hoặc theo di chúc những tài sản và quyền lợi trên lãnh thổ nước ký kết kia hoặc trong việc lập di chúc về tài sản có trên lãnh thổ nước ký kết kia” tức là các nước kí kết hiệp định thừa nhận nguyên tắc không phân biệt đối xử Vấn đề thừa kế tài sản theo pháp luật trong các HĐTTTP: Pháp luật áp dụng để giải quyết vấn đề thừa kế động sản là pháp luật các nước kí kết mà người để lại động sản thừa kế là công dân vào thời điểm người đó chết; pháp luật áp dụng để giải quyết vấn đề thừa kế bất động sản là pháp luật của nước kí kết nơi có bất động sản thừa kế việc phân chia di sản là động sản hoặc bất động sản được nhiều hiệp định nêu trên quy định rõ là phải tuân theo pháp luật của nước kí kết nơi có di sản Vấn đề thừa kế theo di chúc trong các HĐTTTP: thừa kế theo di chúc cũng được thừa nhận, xung đột pháp luật trong lĩnh vực thừa kế theo di chúc được giải quyết thống nhất theo các quy tắc xung đột pháp luật nhất định được các nước kí kết đưa vào hiệp định cụ thể Vấn đề thừa kế đối với di sản của công dân nước kí kết này chết tại nước kí kết kia mà không có người thừa kế theo pháp luật hoặc theo di chúc hợp pháp cũng được các HĐTTTP quy định khá rõ ràng Theo đó, động sản không người thừa kế sẽ chuyển giao cho nước kí kết mà người để lại di sản đó là công dân vào thời điểm chết, bất động sản không người thừa kế sẽ thuộc nước kí kết nơi có bất động sản đó 8 Nhóm I – Lớp K3K Vấn đề thẩm quyền giải quyết các vấn đề thừa kế và một số vấn đề khác cũng được quy định các HĐTTTP Về cơ bản, thẩm quyền giải quyết các vấn đề thừa kế phải do các nước thỏa thuận cụ thể và phải ghi rõ trong các HĐTTTP liên quan 4 Di sản không có người thừa kế Di sản không có người thừa kế ở đây là tài sản của một người đã chết để lại mà không có bất kỳ người thừa kế nào Di sản không có người thừa kế xảy ra trong các trường hợp người để lại di sản mà không có ai có đủ điều kiện hưởng di sản hay trong trường hợp người được thừa kế từ chối nhận di sản và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp nhận Vấn đề di sản không có người thừa kế luôn được quan tâm giải quyết trong thực tiễn chính vì thế pháp luật các nước quy định khá phức tạp về vấn đề này Tài sản không có người thừa kế sẽ là tài sản thuộc về nhà nước tuy nhiên trên thế giới có những quan điểm khác nhau về quốc gia được nhận phần di sản đó: - Tài sản thừa kế thuộc về nhà nước mà nhà nước đó có thể là quốc gia mà người để lại di sản có quốc tịch vào thời điểm chết - Tài sản thừa kế thuộc về nhà nước nơi có di sản thừa kế Ở Việt Nam, vấn đề tài sản không có người thừa kế được quy định cụ thể tại Điều 622 Bộ Luật dân sự 2015: “Phân chia di sản trong trường hợp có người thừa kế mới hoặc có người thừa kế bị bác bỏ quyền thừa kế 1 Trường hợp đã phân chia di sản mà xuất hiện người thừa kế mới thì không thực hiện việc phân chia lại di sản bằng hiện vật, nhưng những người thừa kế đã nhận di sản phải thanh toán cho người thừa kế mới một khoản tiền tương ứng với phần di sản của người đó tại thời điểm chia thừa kế theo tỷ lệ tương ứng với phần di sản đã nhận, trừ trường hợp có thỏa thuận khác 2 Trường hợp đã phân chia di sản mà có người thừa kế bị bác bỏ quyền thừa kế thì người đó phải trả lại di sản hoặc thanh toán một khoản tiền tương đương với giá trị di sản được hưởng tại thời điểm chia thừa kế cho những người thừa kế, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.” 9 Nhóm I – Lớp K3K Tuy nhiên, Việt Nam chưa có quy định cụ thể cho trường hợp tài sản không có người thừa kế mang yếu tố nước ngoài, chính vì thế để giải quyết các tranh chấp về thừa kế giữa các nước có quan điểm khác nhau thì Việt Nam đã ký kết những hiệp định tương trợ tư pháp với các nước có quan điểm giải quyết khác nhau 5 Thừa kế của công dân Việt Nam ở nước ngoài Thừa kế có yếu tố nước ngoài của công dân Việt Nam ở nước ngoài có thể chia dưới hai góc độ: thứ nhất, đó là thừa kế của công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài đối với tài sản ở Việt Nam và thừa kế của công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài đối với tài sản ở nước mà công dân Việt nam hiện diện Thứ hai, thừa kế của công dân Việt Nam cư trú ở trong nước đối với tài sản ở nước ngoài - Vấn đề thừa kế của công dân Việt Nam ở nước ngoài tại Việt Nam Vấn đề này được giải quyết theo Hiến pháp và Pháp luật Việt nam cụ thể là ở trong Hiến pháp 2013 và các luật liên quan đến vấn đề thừa kế đó là Bộ luật dân sự 2015, Luật đất đai,… - Vấn đề thừa kế của công dân Việt nam cư trú ở nước ngoài đối với tài sản ở nước mà công dân Việt Nam hiện diện Vấn đề thừa kế của công dân Việt nam ở nước ngoài tại nước mà công dân Việt nam hiện diện được giải quyết chủ yếu trên cơ sở các quy định của pháp luật nước mà công dân Việt Nam hiện diện Ngoài ra, vấn đề này còn được giải quyết theo các điều ước quốc tế đặc biệt là các hiệp định lãnh sự và các hoạt động tương trợ trư pháp, được kí kết giữa Việt Nam và nước ngoài liên quan - Vấn đề thừa kế của công dân Việt Nam ở trong nước đối với tài sản ở nước ngoài Vấn đề này thường được giải quyết chủ yếu trên cơ sở các quy định pháp luật nơi có tài sản ở nước ngoài, ngoài ra còn có thể giải quyết theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam kí kết với quốc gia nước ngoài có tài sản 10 Nhóm I – Lớp K3K 6 Thuế đối với di sản Vấn đề thuế đối với di sản thừa kế là vấn đề phổ biến trên phạm vi toàn cầu Trong thực tiễn pháp luật các nước trên thế giới đều có quan điểm khá thông nhất trong lĩnh vực này, đó là cần phải thu thuế đối với di sản thừa kế để bù đắp các chi phí hành chính và các chi phí khác liên quan mà các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã chi khi phát sinh sự kiện một người đã chết, bảo vệ khối di sản của người chết, chuyển giao quyền, nghĩa vụ và tài sản của người chết sang người đang sống… Quy tắc chung của các nước khác nhau đối với vấn đề thuế đối với di sản thừa kế là thiết lập mối quan hệ tùy thuộc lẫn nhau giữa chế độ, chính sách thu thuế đối với di sản thừa kế và quy chế pháp lí thuế, mức thu thuế cụ thể đối với người nhận quyền sở hữu phần di sản thừa kế Pháp luật các nước quy định khá khác nhau về chính sách thu thế đối với di sản thừa kế tuy nhiên trong thực tiễn, tồn tại hai loại thuế đối với di sản thừa kế: - Loại đánh thuế vào tài sản được chuyển từ người này sang người khác theo thể thức thừa kế tài sản (thuế thừa kế) - Loại đánh thuế vào tàn sản được chuyển từ người này sang người khác theo thể thức tặng cho (thuế di tặng) II Giải quyết tình huống 1 Yếu tố nước ngoài trong tình huống Yếu tố nước ngoài ở trong tình huống này được thể hiện thông qua hai yếu tố đó là chủ thể và đối tượng Chủ thể ở đây mang yếu tố nước ngoài đó là ông N mang quốc tịch Nga, còn về đối tượng thì ở đây đối tượng mang yếu tố nước ngoài là tài sản của ông N ở Công hòa Liên bang Nga (Căn nhà trị giá 1 tỷ VNĐ) Còn về sự kiện pháp lý thì sự kiện pháp lý ở đây là ông N và bà M chết khi đi du lịch ở Việt Nam chính vì thế sự kiện pháp lý trong tình huống này không mang yếu tố nước ngoài 11 Nhóm I – Lớp K3K 2 Pháp luật giải quyết Ở đây trước khi mất thì ông N không có để lại di chúc vì thế trường hợp này sẽ được giải quyết theo thừa kế theo pháp luật Đầu tiên ta phải đối chiếu việc giải quyết xung đột pháp luật ở hai quốc gia Ở Việt Nam, Bộ luật dân sự 2015 đã quy định cụ thể về vấn đề thừa kế theo pháp luật có yếu tố nước ngoài: Điều 680 Thừa kế - Thừa kế được xác định theo pháp luật của nước mà người để lại di sản thừa kế có quốc tịch ngay trước khi chết - Việc thực hiện quyền thừa kế đối với bất động sản được xác định theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó Ở Nga, Khoản 1 Điều 1224 Bộ luật dân sự 2001 của Công hòa Liên bang Nga quy định: “Việc thừa kế được xác định theo pháp luật của nước mà người để lại thừa kế có nơi cứ trú cuối cùng,…” và Khoản 1 Điều 1224 Bộ luật dân sự 2001 Công hòa Liên bang Nga quy định: “… Việc thừa kế bất động sản được xác định theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó; việc thừa kế bất động sản đã được đăng kí tại Cộng hòa Liên bang Nga thì theo pháp luật Công hòa Liên bang Nga” Từ hai cơ sở trên thì vấn đề thừa kế ở đây sẽ được xử lý theo pháp luật Việt Nam tuy nhiên tài sản là căn nhà của ông N sẽ được giải quyết theo pháp luật của nước Cộng hòa Liên bang Nga 3 Cách giải quyêt vụ việc trên Như đã giải thích ở trên thì việc chia tài sản sẽ tuân theo pháp luật Việt Nam ngoài bất động sản thuộc Cộng hòa Liên bang Nga thì sẽ giải quyết theo pháp luật của Cộng hòa Liên bang Nga và ở đây, ông N không để lại di chúc vì thế theo Khoản 1 Điều 650 Bộ luật dân sự 2015 của Việt Nam thì trường hợp này là thừa kế theo pháp luật Theo Điều 651 Người thừa kế theo pháp luật “1 Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây: 12 Nhóm I – Lớp K3K a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết; b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại; c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại 2 Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau 3 Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.” Như vây, ở trong trường hợp này thì người thế kế bao gồm chả đẻ, mẹ đẻ của ông N và bà M và hai con của ông N và bà M là P và Q Theo Điều 660 Phân chia di sản theo pháp luật “1 Khi phân chia di sản, nếu có người thừa kế cùng hàng đã thành thai nhưng chưa sinh ra thì phải dành lại một phần di sản bằng phần mà người thừa kế khác được hưởng để nếu người thừa kế đó còn sống khi sinh ra được hưởng; nếu chết trước khi sinh ra thì những người thừa kế khác được hưởng 2 Những người thừa kế có quyền yêu cầu phân chia di sản bằng hiện vật; nếu không thể chia đều bằng hiện vật thì những người thừa kế có thể thỏa thuận về việc định giá hiện vật và thỏa thuận về người nhận hiện vật; nếu không thỏa thuận được thì hiện vật được bán để chia.” Ở đây tài sản của ông N và bà M (trừ căn nhà ở Cộng hòa Liên bang Nga) sẽ được chia đều cho những người thừa kế đó là cha mẹ đẻ của ông N và bà M cùng với hai con là P và Q 13 Nhóm I – Lớp K3K Đối với tài sản là căn nhà của ông N ở Cộng hòa Liên bang Nga thì tài sản này của ông N hình thành trước khi cưới bà M nên đây là tài sản riêng của ông N theo luật Hôn nhân và Gia Đình 2014 của Việt Nam, vì thế người thừa kế ở đây chỉ bao gồm cha mẹ đẻ của ông N và hai con là P và Q Tuy nhiên, trong trường hợp này Q chưa đủ 18 tuổi nên tài sản sẽ được P quản lý đến khi Q đủ 18 tuổi Ngoài ra, thì những người thừa kế sẽ phải chích ra khoản tiền bằng nhau để thanh toàn các nghĩa vụ tài sản liên quan đến thừa kế C KẾT LUẬN Qua việc tìm hiểu về vấn đề thừa kế có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam và việc xây dựng tình huống, giải quyết tình huống đã phần nào giúp hiểu rõ hơn về chế định thừa kế có yếu tố nước ngoài Việc giải quyết các vụ việc thừa kế có yếu tố nước ngoài trên thực tiễn khá phức tạp và liên quan mật thiết đến việc công nhận quốc tế giữa các nước có liên quan Qua đó cần có những chính sách nội luật hoá pháp luật trong nước phù hợp và tiến hành hội nhập với quốc tế thông qua việc kí kết các điều ước quốc tế, các hiệp định tương trợ tư pháp để việc giải quyết được dễ dàng hơn DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Bộ luật dân sự Việt Nam 2015 2 Bộ luật dân sự Nga 2001 3 Luật hôn nhân và gia đình 2014 4 Bài giảng của giảng viên bộ môn 5 Giáo trình Tư pháp quốc tế, Trường đại học Kiểm Sát Hà Nội, 2015 6 Nguồn internet 14 Nhóm I – Lớp K3K MỤC LỤC A MỞ ĐẦU 2 B NỘI DUNG 2 I Lý thuyết 2 1 Khái niệm thừa kế trong tư pháp quốc tế 2 2 Giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế theo quy định của pháp luật 3 3 Giải quyêt xung đột pháp luật về thừa kế theo điều ước quốc tế 6 4 Di sản không có người thừa kế 9 5 Thừa kế của công dân Việt Nam ở nước ngoài .10 6 Thuế đối với di sản 11 II Giải quyết tình huống .12 1 Yếu tố nước ngoài trong tình huống .12 2 Pháp luật giải quyết 12 3 Cách giải quyêt vụ việc trên 13 C KẾT LUẬN 14 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .15 15 Nhóm I – Lớp K3K ... "Phân tích nguyên tắc giải quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngồi theo pháp luật Việt Nam " B NỘI DUNG I Lý thuyết Khái niệm thừa kế tư pháp quốc tế Thừa kế tư pháp quốc tế quan hệ thừa kế có yếu. .. dứt quan hệ thừa kế xảy nước ngồi Nhóm I – Lớp K3K Giải xung đột pháp luật thừa kế theo quy định pháp luật 2.1 Khái quát pháp luật thừa kế có yếu tố nước ngồi Pháp luật thừa kế có yếu tố nước. .. đề thừa kế có yếu tố nước Trên thực tiễn tư pháp quốc tế, pháp luật thừa kế có yếu tố nước ngồi thường xác định sở quy phạm tư pháp quốc tế áp dụng toàn quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngồi Pháp

Ngày đăng: 29/03/2019, 20:11

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • A. MỞ ĐẦU

  • B. NỘI DUNG

    • I. Lý thuyết

      • 1. Khái niệm thừa kế trong tư pháp quốc tế.

      • 2. Giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế theo quy định của pháp luật.

        • 2.1. Khái quát về pháp luật thừa kế có yếu tố nước ngoài

        • 2.2 Giải quyết xung đột pháp luật thừa kế theo pháp luật.

        • 2.3 Các quy tắc giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế theo di chúc.

        • 3. Giải quyêt xung đột pháp luật về thừa kế theo điều ước quốc tế.

          • 3.1. Điều ước quốc tế đa phương

          • 3.2. Điều ước quốc tế song phương

          • 4. Di sản không có người thừa kế

          • 5. Thừa kế của công dân Việt Nam ở nước ngoài.

          • 6. Thuế đối với di sản.

          • II. Giải quyết tình huống.

            • 1. Yếu tố nước ngoài trong tình huống.

            • 2. Pháp luật giải quyết.

            • 3. Cách giải quyêt vụ việc trên.

            • C. KẾT LUẬN

            • DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan