Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu kinh tế mở chu lai tỉnh quảng nam

16 576 0
Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu kinh tế mở chu lai tỉnh quảng nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

thạc sĩ, tiến sĩ, khóa luận, luận văn, đề tài, chuyên đề

PHẦN MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài Công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước đã được Đại hội đại biểu BCHTW Đảng lần thứ 6 của Đảng Cộng Sản Việt Nam năm 1986 thông qua. Trải qua hơn 20 năm đi vào thực tiễn đã giúp đất nước chúng ta thoát khỏi những cuộc khủng hoảng về kinh tế, giúp ổn định hệ thống chính trị, đưa đất nước ta lên ngang tầm với các nước trong khu vực. Thế nhưng nền kinh tế của Việt Nam vẫn còn thấp, mức độ thị trường chưa cao. Trong thời đại ngày nay xu thế hội nhập và toàn cầu hóa, nền kinh tế thế giới phát triển mạnh mẽ cả về chất lẫn về lượng, quan hệ giữa các quốc gia ngày càng thắt chặt hơn trên nhiều lĩnh vực, hoạt động thương mại quốc tế đã mở ra trên phạm vi toàn thế giới với mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt. Nguồn lực kinh tế của các quốc gia phát triển đang được đầu vào các nước đang phát triển nhằm tận dụng giá cả về thị trường lao động thấp, nguyên nhiên vật liệu khai thác tại chỗ, giá nguyên nhiên vật liệu thấp, giảm bớt chi phí trong khâu vận chuyển và lưu thông. Bên cạnh đó các nước đang phát triển có những chính sách ưu đãi về thuế, về đất đai, tạo điều kiện cho các nhà đầu nước ngoài đầu vào đất nước mình. Việt Nam không phải là một ngoại lệ muốn thực hiện được công cuộc hiện đại hoá đất nước chúng ta phải đưa nền kinh tế phát triển theo hướng công nghiệp tiêu dùng và công nghiệp nặng. Nhưng do đất nước chúng ta còn nghèo nàn do vậy chúng ta phải tận dụng được nguồn đầu cả về tài chính lẫn công nghệ của nước ngoài. Từ đó các khu công nghiệp ra đời để tạo điều kiện thu hút đầu trong và ngoài nước. Khu kinh tế mở Chu Lai ra đời từ đó với quyết định số 108/2003 QĐ – TTg ngày 05/06/2003 của Thủ Tướng Chính Phủ với nhiều ưu đãi đặc biệt nhằm thu hút vốn đầu trong và ngoài nước theo hình khu Thẩm Quyến Trung Quốc đã thúc đẩy nền kinh tế 1 Tỉnh Quảng Nam nói riêng và khu vực miền Trung - Tây Nguyên nói chung phát triển vượt bậc tạo thành một hành lang kinh tế Đông - Tây mà theo Quyết Định số 148/2004/QĐ - TTg, ngày 13 tháng 08 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về phương hướng chủ yếu phát triển kinh tế xã hội vùng trọng điểm miền Trung đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020. Kể từ khi thành lập đến nay Khu Kinh Tế Mở Chu Lai (KKTM Chu Lai) đã thu hút được nhiều dự án đầu trực tiếp nước ngoài do những chính sách ưu đãi đặc biệt có mặt lần đầu tiên ở Việt Nam. Các dự án đầu trực tiếp nước ngoài đã và đang được tiếp tục khuyến khích đầu vào nơi đây. Nhưng hiện nay chưa có nhiều dự án đầu trực tiếp nước ngoài vì nhiều lý do khác nhau, trong khi đó tiềm năng và khả năng để thu hút được nguồn vốn đầu trực tiếp nước ngoài là rất cao hơn nữa với việc Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 151 của tổ chức thương mại thế giới (WTO) khả năng các nguồn vốn đầu vào Việt Nam trong những năm tới là rất khả quan. Để thu hút đầu trực tiếp nước ngoài vào khu kinh tế mở Chu Lai chúng ta phải tìm hiểu thực trạng về tình hình đầu nước ngoài vào KKTM Chu Lai và các giải pháp để thu hút được nhiều đầu trực tiếp nước ngoài hơn nữa. Chính vì vậy tôi đã chọn đề tài “Thu hút vốn đầu trực tiếp nước ngoài vào Khu Kinh tế Mở Chu Lai Tỉnh Quảng Nam” làm luận văn tốt nghiệp cao học của tôi. Với mong muốn đi sâu tìm hiểu về thực trạng đầu trực tiếp nước ngoài tại KKTM Chu Laitừ đó tìm hiểu những tồn tại, khuyết điểm nhằm đưa ra các giải pháp để thu hút vốn đầu trực tiếp nước ngoài vào khu kinh tế mở Chu Lai trong thời gian tới. 2. Mục tiêu nghiên cứu • Mục tiêu tổng quát: Đề tài làm cơ sở hoạch định chiến lược phát triển KKTM Chu Lai trên cơ sở đánh giá thực trạng và đề ra các chính sách thu hút vốn đầu trực tiếp nước ngoài vào khu kinh tế mở Chu Lai. 2 • Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa một số vấn đề có tính chất lý luận và kinh nghiệm về thu hút vốn đầu trực tiếp nước ngoài ở Việt Namkinh nghiệm một số nước trên thế giới. - Phân tích đánh giá đúng hiện trạng về thực hiện chính sách thu hút vốn đầu trực tiếp nước ngoài đầu vào Khu Kinh Tế Mở Chu Lai trong thời gian qua từ năm 2003 -2006. Nêu rõ những thành tựu đã đạt được và những hạn chế cần phải khắc phục kể từ khi hình thành KKTM Chu Lai đến nay. - Đề xuất một số giải pháp cơ bản để thu hút, huy động vốn đầu trực tiếp nước ngoài vào KKTM Chu Lai trong giai đoạn từ nay đến năm 2010. Trên cơ sở luận cứ khoa học và thực tiễn của đề tài sẽ giúp cho các nhà hoạch định chính sách đưa ra các văn bản, chính sách thích hợp hơn nhằm thu hút vốn đầu trực tiếp nước ngoài vào KKTM Chu Lai. 3 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI & KHU KINH TẾ MỞ 1.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM ĐẦU TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI 1.1.1. Các khái niệm cơ bản - Hoạt động đầu là một hoạt động thường xuyên liên tục để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD) hoặc đầu vào một lĩnh vực hoạt động nào đó nhằm mang lại một lợi ích nào đó cho nhà đầu tư. “Hoạt động đầu là công việc khởi đầu quan trọng nhất và cũng khó khăn nhất của quá trình sản xuất kinh doanh. Những quyết định của ngày hôm nay về lĩnh vực, quy mô, hình thức, thời điểm đầu sẽ chi phối quá trình hoạt động và phát triển của doanh nghiệp trong tương lai. Do đó, chất lượng của các quyết định đầu sẽ quyết định sự thịnh vượng hay xuống dốc của doanh nghiệp.” [7,6]. Chúng ta nhận thấy hiện nay có rất nhiều khái niệm về hoạt động đầu tư. + Theo tác giả Trần Xuân Tùng thì “Đầu tư” có một số khái niệm đặc trưng như sau: “Khái niệm 1: Thuật ngữ “đầu tư” có thể được hiểu đồng nghĩa với “sự hy sinh”. Từ đó có thể coi “đầu tư” là sự bỏ ra, sự hy sinh những cái gì đó ở hiện tại (tiền, sức lao động, của cải vật chất, trí tuệ) nhằm đạt được những kết quả có lợi cho người đầu trong tương lai. Khái niệm 2: Đầu là hoạt động sử dụng tiền vốn, tài nguyên trong một thời gian tương đối dài nhằm thu lợi nhuận hoặc lợi ích kinh tế - xã hội. Thời gian tương đối dài thường phải từ 2 năm trở lên đến 50,70 năm hoặc lâu hơn” [16,18] 4 + Hoặc theo tác giả Vũ Chí Lộc thì “Hoạt động đầu là quá trình huy động và sử dụng mọi nguồn vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh nhằm sản xuất sản phẩm hay cung cấp dịch vụ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cho cả cá nhân và xã hội.” [7,6] Theo tổ chức Thương mại quốc tế (WTO) đã đưa ra định nghĩa về đầu trực tiếp nước ngoài như sau: “Đầu trực tiếp nước ngoài (FDI) xảy ra một khi nhà đầu (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó” (Nguồn: Http://vi.wikipedia.) Qua những nhận định trên, theo chúng tôi: “Đầu tư” là một hình thức bỏ tiền vốn ra để tổ chức một hoạt động nào đó nhằm mang lại một lợi ích nhất định cho nhà đầu trong tương laiđầu trực tiếp nước ngoài là hình thức đầu của cá nhân hay công ty nước này vào nước khác bằng cách thiết lập cơ sở sản xuất kinh doanh và nắm quyền điều hành, quản lý cơ sở này. * Khái luận vốn đầu Như chúng ta đề phần trên, các khái niệm về vốn đầu được nhiều tác giả đề cập theo một khía cạnh khác nhau nhưng theo hiểu của chúng ta vốn đầu là toàn bộ những gì (tiền của, sức lao động, của cải vật chất, trí tuệ ) bỏ vào một việc nhất định để thu lại lợi ích lớn hơn trong tương lai. Cụ thể hơn nữa vốn đầu là toàn bộ giá trị của tài sản của chủ đầu bỏ ra nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận trong tương lai - Nguồn vốn đầu trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment) gọi tắt là FDI. Đây là nguồn vốn đầu khá phổ biến hiện nay của nước ngoài (có thể là nhân, tổ chức, hay Nhà nước hoặc là sự phân phối) đầu vào một quốc gia nào đó nhằm mục đích kiếm lợi nhuận là chủ yếu, thông qua hoạt động sản xuất kinh doanh ngay tại nước nhận đầu [16,20]. Nguồn vốn đầu này có thể là những tài sản hữu hình như tiền vốn, đất đai, nhà cửa, nhà máy, thiết bị, hàng 5 hoá, hoặc tài sản vô hình như bằng sáng chế, phát minh, nhãn hiệu hàng hoá, bí quyết kỹ thuật, uy tín kinh doanh, bí quyết thương mại… các doanh nghiệp còn có thể đầu bằng cổ phần, trái phiếu, các quyền về sở hữu tài sản khác như quyền thế chấp, cầm cố hoặc các quyền có giá trị về mặt kinh tế như các quyền thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên… Hiện nay, nguồn đầu nước ngoài đang đa dạng và phong phú. Với hơn 500 công ty xuyên quốc gia hùng mạnh trên thế giới đang nắm giữ nguồn vốn đầu trực tiếp nước ngoài đang được đầu ở các nước phát triển cũng như các nước đang phát triển. Theo tiến sỹ Phùng Xuân Nhạ “Đến năm 1996, trên thế giới đã có khoảng 44.508 TNCs với 276.659 chi nhánh, trong đó có khoảng 7.932 TNCs và 129.771 chi nhánh là của các nước đang phát triển“ và “đến năm 1996, các TNCs đã thực hiện được khoảng 1.400 tỷ USD FDI trên phạm vi toàn cầu” [4,48-49], đó là một nguồn vốn đầu vô cùng to lớn để các nuớc tiếp nhận phát triển kinh tế. Hiện nay, các quốc gia trên thế giới đều có các ký kết hợp tác đa phương, song phương nên nhiều quốc qia phát triển như: Mỹ, Hà Lan, Nhật Bản, Anh Quốc đang khuyến khích, hổ trợ cho các công ty trong nước đầu vào các nước đang phát triển đã có những ký kết về hợp tác kinh tế. Đây cũng là một nguồn vốn đầu nước ngoài cực lớn giúp cho các nước đang phát triển tiếp tục đẩy mạnh quan hệ để thu hút vốn đầu trực tiếp nước ngoài. Việt Nam cũng là một nước được nhiều nhà đầu nước ngoài quan tâm, theo thống kê đến 20/10/2006 cả nước có 6.761 dự án có vốn đầu nước ngoài với tổng số vốn pháp định là 25.435.563.738 USD đến từ 76 nước trên thế giới trong đó nước có nguồn vốn đầu lớn nhất là Đài Loan với tổng số vốn là 3.552.555.203USD, tổng số dự án là 1.547. Trong đó, đa số các dự án đều được triển khai tại TP Hồ Chí Minh và Tỉnh Bình Dương (Nguồn: Cục đầu nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư) [23]. 6 Như vậy, đầu trực tiếp nước ngoài là một hoạt động có chủ ý của nhà đầu tư. Bằng cách huy động các nguồn lực khác nhau của mình để đầu vào một nước khác với mong muốn tìm kiếm được lợi nhuận trong một khoảng thời gian định trước. Các nước luôn tìm mọi cách để nguồn vốn đầu trực tiếp nước ngoài chảy vào nước mình để làm tăng khả năng phát triển kinh tế. Các tập đoàn, công ty xuyên quốc gia ngày càng trở nên mạnh mẽ và có nhiều mối liên kết tạo nên sức mạnh tài chính khổng lồ để đẩy mạnh đầu vào những thị trường rộng lớn có nhiều tiềm năng và có những ưu đãi đặc biệt nhằm thu hút đầu dành cho các nhà đầu nước ngoài. 1.1.2. Bản chất của đầu trực tiếp nước ngoài 1.1.2.1. Đối với nhà đầu - Do lợi thế so sánh và trình độ phát triển kinh tế của các nước không giống nhau dẫn tới chi phí sản xuất ra sản phẩm khác nhau. Cho nên đầu nước ngoài nhằm khai thác lợi thế so sánh của các quốc gia khác nhau, nhằm giảm thiểu chi phí, tăng lợi nhuận. - Xu hướng giảm dần tỷ suất lợi nhuận ở các nước công nghiệp phát triển cùng với hiện tượng dư thừa “tương đối” bản ở các nước này, cho nên đầu ra nước ngoài nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. - Toàn cầu hoá gia tăng tạo điều kiện thuận lợi về môi trường để các công ty xuyên quốc gia bành trướng mạnh mẽ chiếm lĩnh và chi phối thị trường thế giới. - Đầu ra nước ngoài nhằm nắm được lâu dài và ổn định thị trường, cung cấp, nguyên nhiên vật liệu chiến lược với giá rẻ đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế trong nước. - Tình hình bất ổn định về chính trị, an ninh quốc gia, cũng như nạn tham nhũng hoành hành ở nhiều khu vực trên thế giới, nạn rửa tiền… cũng là nguyên nhân khiến những người có tiền, những nhà đầu 7 chuyển vốn ra nước ngoài đầu nhằm bảo toàn vốn, phòng chống các rủi ro khi có sự cố của tiền tệ. về kinh tế chính trị xảy ra trong nước hoặc dấu nguồn gốc bất chính. 1.1.2.2 Đối với nước nhận đầu - Bù đắp thiếu hụt vốn đầu từ nội bộ mà không phải đi vay do các chủ thể nước ngoài tự nguyện bỏ vốn đầu tư, tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh. Trong trường hợp một quốc gia đang thiếu vốn đầu phát triển phục vụ mục tiêu tăng trưởng thì ưu thế này có tầm quan trọng đặc biệt. - Bù đắp thiếu hụt về ngoại tệ cần có để cân bằng cán cân thanh toán quốc tế. - Tạo ra các cơ sở sản xuất – kinh doanh có hiệu quả giúp tăng sản lượng tăng nguồn thu thuế, giải quyết việc làm. - Tạo điều kiện tiếp thu công nghệ mới, khả năng quản lý và khả năng lao động tiên tiến. Do trình độ khoa học công nghệ trong nước chậm phát triển hơn nhiều so với các nước khác, vì vậy đặt ra yêu cầu cấp thiết là phải tiếp thu những tiến bộ của khoa học công nghệ, để ứng dụng vào phát triển kinh tế và giữ vững an ninh quốc phòng - điều mà nhiều Chính phủ phải đặt lên vị trí hàng đầu. Trong xu thế hội nhập, hợp tác kinh tế quốc tế, Chính phủ thực hiện chính sách sản xuất hàng hoá theo hướng xuất khẩu, xâm nhập vào thị trường của nước ngoài thì phải chấp nhận mở cửa, nới rộng chính sách để các nhà ĐTNN vào đầu trực tiếp trong nước trên một số ngành, lĩnh vực nhất định. - Phát triển kinh tế để nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống của người dân nhằm rút ngắn khoảng cách giàu nghèo giữa các nước, các địa phương là yêu cầu cấp thiết, trong khi đó lại thiếu vốn để đầu tư. 8 1.1.3. Đặc điểm của đầu trực tiếp nước ngoài - Đầu trực tiếp nước ngoài là một hình thức đầu mà các nhà ĐTNN nghiên cứu rất cẩn thận trước khi đưa ra quyết định đầu tư, quyết định sản xuất kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về lỗ, lãi. Hình thức đầu này thường mang tính khả thi và có hiệu quả cao, không có những ràng buộc về chính trị, không để lại gánh nặng nợ nần cho nước nhận đầu tư. Đầu theo hình thức này, các nhà ĐTNN không dễ ràng rút vốn ra trong thời gian ngắn như so với một số loại đầu khác như đầu - Nhà ĐTNN tham gia điều hành hoặc điều hành toàn bộ hoạt động đầu tư. Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh họ luôn phải theo dõi, chỉ đạo toàn bộ hoạt động đó, họ có thể mở rộng hoặc thu hẹp hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tùy theo những điều kiện mà họ cho thuận lợi nhất. - Toàn bộ vốn đầu được tính bằng ngoại tệ. Đặc điểm này có liên quan đến vấn đề tỷ giá hối đoái và các chính sách tài chính tiền tệ của nước nhận đầu tư. - Nước nhận đầu tiếp nhận được công nghệ kỹ thuật tiên tiến, học hỏi kinh nghiệm quản lý hiện đại của nước ngoài thông qua các chương trình đào tạo, hoặc qua việc trực tiếp tham gia quản lý. Hiện nay, các nguồn vốn nước ngoài đang chảy vào các nước bằng nhiều con đường như: Đầu trực tiếp (FDI), đầu gián tiếp (FPI), đầu cho tín dụng và thuê tài chính và viện trợ phát triển chính thức (ODA), thì đầu trực tiếp và viện trợ phát triển chính thức đang được các nước xuất khẩu vốn cũng như các nước tiếp nhận đầu quan tâm nhất. Với mỗi hình thức đầu thì sẽ có một số ưu nhược điểm được thể hiện qua bảng so sánh sau: 9 Bảng 1.1 So sánh các kênh đầu vốn nước ngoài. Kênh và hình thức Ưu điểm Chính Nhược điểm chính Điều kiện thu hút Đầu trực tiếp nước ngoài (FDI) - Thu hút vốn đầu mà không phải đi vay. - Hiệu quả thường cao - Tiếp nhận công nghệ mới - Chỉ đầu vào lĩnh vực có lãi cao - Cạnh tranh với doanh nghiệp trong nước - Lãi thường chuyển ra nước ngoài - Cơ chế bảo đảm đầu ổn định - Chính sách khuyến khích hấp dẫn - Thủ tục đầu đơn giản Đầu gián tiếp qua mua cổ phiếu, trái phiếu (FPI) - Thu hút vốn mà vẫn giữ quyền quản lý doanh nghiệp - Hiệu quả cao Vốn dễ dàng duy chuyển gây khủng hoảng tài chính - Thị trường chứng khoán phát triển. - Môi trường pháp lý thông thoáng, ổn định Đầu cho vay tín dụng và thuê mua tài chính - Thu hút nhanh, thủ tục đơn giản - Không mất quyền quản lý - Phải trả nợ với lãi suất cao. - Thời hạn vay vốn ngắn - Doanh nghiệp phải có uy tín. - Thường phải được nhà nước bảo lãnh Viện trợ phát triển chính thức (ODA) - Ưu đãi về lãi suất, thời hạn và điệu kiện - Đầu vào các dự án công cộng lãi suất thấp - Phải trả nợ trong tương lai - Hiệu quả thường thấp - Kèm điều kiện kinh tế, chính trị - Hệ thống chính trị ổn định. - Cải cách hệ thống kinh tế. - Phải nâng cao khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế (vốn đối ứng, khả năng quản lý…) ( Nguồn: Giáo trình quản lý kinh tế. [6]) 10 . hơn nhằm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào KKTM Chu Lai. 3 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI & KHU KINH TẾ MỞ 1.1. KHÁI. năng các nguồn vốn đầu tư vào Việt Nam trong những năm tới là rất khả quan. Để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu kinh tế mở Chu Lai chúng ta phải

Ngày đăng: 26/08/2013, 17:05

Hình ảnh liên quan

Bảng 1.1 So sánh các kênh đầu tư vốn nước ngoài. Kênh và hình - Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu kinh tế mở chu lai tỉnh quảng nam

Bảng 1.1.

So sánh các kênh đầu tư vốn nước ngoài. Kênh và hình Xem tại trang 10 của tài liệu.
Qua các hình thức đầu tư trên, chúng ta có thể thấy được rằng loại hình đầu tư liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài đang được ưa chuộng nhất với các ưu điểm như đã phân tích trên, điều đó được thể hiện qua bảng thống kê tình hình đầu tư trực tiế - Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu kinh tế mở chu lai tỉnh quảng nam

ua.

các hình thức đầu tư trên, chúng ta có thể thấy được rằng loại hình đầu tư liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài đang được ưa chuộng nhất với các ưu điểm như đã phân tích trên, điều đó được thể hiện qua bảng thống kê tình hình đầu tư trực tiế Xem tại trang 15 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan