NÂNG CAO NĂNG lực CẠNH TRANH của CÔNG TY XNK đà NẴNG

64 138 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
NÂNG CAO NĂNG lực CẠNH TRANH của CÔNG TY XNK đà NẴNG

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

thạc sĩ, tiến sĩ, khóa luận, luận văn, đề tài, chuyên đề

Chuyên Đề Tốt Nghiệp. LỜI CẢM ƠN Để có thể hoàn thành chuyên đề này em nhận được sự quan tâm giúp đỡ từ ban lãnh đạo công ty, đặc biệt các cô chú anh chị tại phòng kế hoạch đối ngoại đã giúp đỡ em rất nhiều trong quá trình viết chuyên đề, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến toàn thể cán bộ công nhân viên công ty XNK Đà Nẵng, xin cảm ơn sự chỉ bảo tận tình của cô giáo hướng dẫn Th.s Trần Thị Túc trong quá trình hoàn thiện chuyên đề. Xin chân thành cảm ơn những ý kiến góp ý của quí cô thầy trong Khoa Kinh Tế Trường Đại Học Kinh Tế Đà Nẵng. GVHD: Th.s Trần Thị Túc SVTH: Trần Đình Thành 1 Chuyên Đề Tốt Nghiệp. Lời Nói Đầu Trong nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp phải đứng trước một môi trường cạnh tranh vô cùng khóc liệt, ở đó những doanh nghiệp nào có những chiến lược kinh doanh phù hợp thì sẽ tồn tại. Ngược lại những doanh nghiệp nào không thích ứng trước những yêu cầu của thị trường, sẽ bị đào thải theo qui luật cạnh tranh. Do vậy đòi hỏi mỗi một doanh nghiệp trong bước đường đi lên của mình cần có những lộ trình cụ thể, đề ra các kế hoạch kinh doanh bài bản dựa trên những nguồn lực hiện có để nâng dần vị thế của mình trên thương trường, tạo được niềm tin trong lòng khách hàng để sản phẩm mà mình cung ứng thực sự có chổ đứng trên thị trường. Việt Nam ngày càng hội nhập sâu và rộng vào nền kinh tế thế giới, bằng chứng là chúng ta đã tham gia vào WTO và kí kết nhiều hiệp định thương mại quan trọng khác. Tạo tiền đề cho các doanh nghiệp trong nước bước vào sân chơi mới với nhiều cơ hội hơn về thị trường, tiếp cận được những phương thức quản lí, công nghệ mới có điều kiện để hợp tác với các đối tác nước ngoài, đặt biệt lĩnh vực xuất nhập khẩu sẽ được mở rộng hơn khi các rào cản thương mại được gỡ bỏ. Bên cạnh những thuận lợi thì các doanh nghiệp trong nước gặp phải không ít thách thức khi bảo hộ của chính phủ không còn, sự non kém về cách quản lí, nguồn nhân lực, vốn . So với các công ty nước ngoài. Đây thực sự là mối lo lớn cho các doanh nghiệp trong nước khi mà sự xuất hiện ngày càng nhiều các Doanh Nghiệp nước ngoài tại Việt Nam là điều tất yếu trong thời hội nhập, nếu các DN trong nước không có chính sách phát triển đúng hướng và hợp lí, thì thất bại trên sân nhà là điều khó tránh khỏi. Vì vậy đổi mới và nâng cao năng lực cạnh tranh là yêu cầu cấp thiết đối với mỗi một Doanh Nghiệp. Qua thời gian tiếp cận tình hình thực tế tại công ty XNK Đà Nẵng, nhận thấy tầm quan trọng và tính cấp thiết của năng lực cạnh tranh đối với doanh nghiệp trong điều kiện hiện nay, cùng với những kiến thức có được sau những năm học ở trường và nhờ sự giúp đỡ tận tình của giáo viên hướng dẫn, các cô chú, anh chị ở phòng kế hoạch đối ngoại của công ty. Em quyết định chọn đề tài “Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty XNK Đà Nẵng” làm chuyên đề tốt nghiệp với mục đích sau khi hoàn thiện chuyên đề có thể đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao sức cạnh tranh của công ty trong thời hội nhập. Mặc dù trong thời gian thực tập tại công ty em đã tích cực học hỏi để dần hoàn thiện kiến thức mình, nhưng do thời gian thực tập có hạn và bước đầu tiếp cận với tình hình thực tế chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được những ý kiến phản hồi tích cực từ người đọc để chuyên đề hoàn thiện hơn. GVHD: Th.s Trần Thị Túc SVTH: Trần Đình Thành 2 Chuyên Đề Tốt Nghiệp. MỤC LỤC Phần I. CẠNH TRANHNĂNG LỰC CẠNH TRANH .5 I. CẠNH TRANH .5 1. Khái niệm cạnh tranh: 5 2. Phân loại cạnh tranh: 6 2.1. Phân loại: .6 2.2.Chức năng: .6 II. NĂNG LỰC CẠNH TRANH .6 1. Khái Niệm: 6 2. Các cấp độ năng lực cạnh tranh: 7 2.1. Năng lực cạnh tranh cấp Quốc Gia .7 2.2. Năng lực cạnh tranh của Doanh Nghiệp .8 2.2.1.Năng lực tài chính .9 a.Tài chính doanh nghiệp 9 b. Sức mạnh tài chính của doanh nghiệp .11 2.2.2.Năng lực về đội ngũ nhân viên .11 2.2.3.Năng lực cạnh tranh công nghệ 12 2.2.4. Năng lực quản lí điều hành 12 2.2.5.Thương hiệu của Doanh nghiệp 13 a.Khái niệm 13 b.Chức năng của thương hiệu 13 .15 Phần II 15 THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY XNK ĐÀ NẴNG .15 I. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY XNK ĐÀ NẴNG 15 1. Quá trình hình thành 15 2.Quá trình phát triển 15 2.1.Giai đoạn từ năm 1976-1989 .15 2.2.Giai đoạn 1989 đến nay .16 3. Ngành nghề kinh doanh 16 4. Cơ cấu tổ chức của công ty 17 4.1.Phòng tổ chức hành chính 19 4.2.Phòng kế hoạch tài chính .20 4.3.Phòng kế hoạch đối ngoại .20 4.4.Phòng kho vận 20 II. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY XNK ĐÀ NẴNG THỜI KỲ 2004-2007 .20 1.Phân tích kết quả sản xuất kinh doanh của công ty 20 1.1.Tìm hiểu về doanh thu 20 1.1.1. Khái niệm Doanh Thu 20 1.1.2. Vai trò của doanh thu .21 1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến Doanh thu .21 1.1.4. ý nghĩa 22 1.2. Phân tích doanh thu công ty XNK Đà Nẵng thời kỳ 2004-2007 22 1.2.1.Tình hình tổng doanh thu 22 GVHD: Th.s Trần Thị Túc SVTH: Trần Đình Thành 3 Chuyên Đề Tốt Nghiệp. 1.2.2.Tình hình doanh thu xuất nhập khẩu của công ty .24 a. Cơ cấu các mặt hàng XNK .25 1.2.3. Tình hình doanh thu nội địa .27 1.2.4. Tình hình kinh doanh tại đơn vị của công ty năm 2007 28 1.2. Tìm hiểu về lợi nhuận .30 1.2.1.Khái niệm 30 1.2.2. Nội dung của lợi nhuận 30 1.2.3. Vai trò của lợi nhuận 30 1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp .30 1.2.5. Cách xác định lợi nhuân .30 1.3. Phân tích lợi nhuận của công ty XNK Đà Nẵng .31 1.3.1. Đánh giá chung về tình hình lợi nhuận thời kì 04-07 31 III. PHÂN TÍCH NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY XNK ĐÀ NẴNG .32 1. Môi trường cạnh tranh 32 1.1 Bối cảnh cạnh tranh của công ty 32 1.2. Năng lực cạnh tranh chung của Việt nam ảnh hưởng đến Doanh nghiệp XNK 33 2. Phân tích năng lực tài chính .33 2.1 Tầm quan trọng của báo cáo tài chính .33 2.2 Phân tích năng lực tài chính công ty XNK Đà Nẵng(03-06) 34 2.2.1. Phân tích các chỉ tiêu tài chính của công ty XNK Đà Nẵng thời kì 04-07 .36 a. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu=lợi nhuận/ doanh thu 36 b. Chỉ số thanh khoản hiện thời = Giá trị TSLĐ/Giá trị nợ ngắn hạn .38 c.Hệ số khả năng thanh toán nhanh=(Giá trị tài sản lưu động- Hàng tồn kho)/ giá trị nợ ngắn hạn .39 Nhóm tỷ số hiệu quả hoạt động của công ty 40 Tỷ số hoạt động tồn kho 40 d.Chỉ tiêu vòng quay hàng tồn kho = Doanh thu/Giá trị tồn kho 40 e. Số ngày tồn kho=365/vòng quay hàng tồn kho .41 f. Kì thu tiền bình quân= các khoản phải thu/(doanh thu/360) 41 g. Vòng quay tài sản cố định=doanh thu/TSCĐ 41 h. Vòng quay TSLĐ=Doanh thu/giá trị TSLĐ 42 k. Tỷ số nợ =Tổng nợ/Tổng tài sản .42 l. Tỷ số khả năng trả lãi=Lợi nhuận trước thuế/lãi vay .43 m. Tỉ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản= lợi nhuận ròng/tổng tài sản 44 2.2.2.Phân tích cơ cấu của bảng cân đối kế toán .44 a.Về cơ cấu tổng tài sản .45 b.Tình hình vốn của công ty .46 3. Năng lực quản lí điều hành 46 4. Phân tích tình hình nhân sự 47 3.1.Tình hình phân bổ lao động của công ty 47 4.2.Về trình độ nhân viên: 48 5. năng lực cạnh tranh công nghệ .50 5.1.Tình hình trang bị máy móc thiết bị cho công ty .50 6. Phân tích sức mạnh thương hiệu hiện tại của công ty XNK Đà Nẵng 52 6.1.Tầm quan trọng của thương hiệu: 52 6.2.Đánh giá thương hiệu hiện tại 53 6.2.1.Thị trường mục tiêu .53 6.1.2. Lo go .54 GVHD: Th.s Trần Thị Túc SVTH: Trần Đình Thành 4 Chuyên Đề Tốt Nghiệp. 6.1.3.Khẩu hiệu(slogan) 55 Điểm mạnh: 55 Điểm yếu : 56 Cơ hội .56 Đe doạ .56 Phần III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY XNK ĐÀ NẴNG 57 I.Cơ sở đề xuất giải pháp 57 1. Sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh 57 2. Định hướng phát triển của công ty .57 3. Mục tiêu phát triển 58 II. Một số giải pháp đề xuất .58 1. Chiến lược thị trường .58 2.Biện pháp tài chính 60 3. Biện pháp về tổ chức quản lí .61 4.Chiến lược xây dựng và nâng cao thương hiệu COTIMEX DANANG 62 Ngày nay ở mỗi ngành nghề kinh doanh khi mà các yếu tố về chất lượng, giá cả, mẫu mã của sản phẩm hay dịch vụ không có sự khác biệt lớn, thì thương hiệu sẽ tác động lớn đến quyết định mua sản phẩm của khách hàng. Trong bước đường xây dựng và phát triển thương hiệu COTIMEX DANANG của mình công ty cần thực hiện một số biện pháp sau: .62 +Xây dựng cho công ty một logo và khẩu hiểu phù hợp với mục đích kinh doanh, tạo dấu ấn trong lòng khách hàng 62 +Tăng cường công tác quảng bá thương hiệu không chỉ thị trường trong nước mà cả ngoài nước 62 +Chú trọng đến hoạt động quan hệ công chúng (PR) 62 Phần I. CẠNH TRANHNĂNG LỰC CẠNH TRANH I. CẠNH TRANH 1. Khái niệm cạnh tranh: Khái niệm cạnh tranh xuất hiện trong quá trình hình thành và phát triển của sản xuất, trao đổi hàng hoá và phát triển kinh tế thị trường. Có rất nhiều quan điểm về cạnh tranh. Theo Từ điển kinh doanh của Anh, cạnh tranh được hiểu là “sự ganh đua, kình địch giữa các nhà kinh doanh trên thị trường nhằm tranh giành cùng một loại tài nguyên sản xuất hoặc cùng một loại khách hàng về phía mình”. Với những quan niệm trên, phạm trù cạnh tranh được hiểu là quan hệ kinh tế, ở đó các chủ thể kinh tế ganh đua nhau tìm mọi biện pháp, cả nghệ thuật lẫn thủ đoạn để đạt mục tiêu kinh tế của mình, thông thường là chiếm lĩnh thị trường, giành lấy khách hàng cũng như các điều kiện sản xuất, thị trường có lợi nhất. Mục đích cuối cùng của các chủ thể kinh tế trong quá trình cạnh tranh là tối đa hoá lợi ích. Đối với người sản xuất kinh doanh là lợi nhuận, đối với người tiêu dùng là lợi ích tiêu dùng và sự tiện lợi. GVHD: Th.s Trần Thị Túc SVTH: Trần Đình Thành 5 Chuyên Đề Tốt Nghiệp. 2. Phân loại cạnh tranh: 2.1. Phân loại: - Phân theo lĩnh vực cạnh tranh: Bao gồm cạnh tranh trong sản xuất và cạnh tranh trong lưu thông: *Cạnh tranh trong sản xuất: Là cạnh tranh diễn ra trong lĩnh vực sản xuất. Nó bao gồm cạnh tranh trong nội bộ ngành và cạnh tranh giữa các ngành. + Cạnh tranh trong nội bộ ngành: Là cạnh tranh giữa các xí nghiệp, các doanh nghiệp cùng sản xuất một loại hàng hoá, dịch vụ nhằm thu được lợi nhuận, thông qua quá trình thu hút khách hàng. Cạnh tranh trong nội bộ ngành là động lực cho sự phát triển. + Cạnh tranh giữa các ngành là cạnh tranh giữa các doanh nghiệp sản xuất ở những ngành khác nhau nhằm mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận, cạnh tranh giữa các ngành tạo ra quá trình di chuyển nguồn lực từ ngành này sang ngành khác. Từ đó các nguồn lực được sử dụng hiệu quả hơn. *Cạnh tranh trong lưu thông: Lưu thông là lĩnh vực trao đổi, mua bán hàng hoá. Vì vậy, cạnh tranh trong lưu thông gồm có cạnh tranh giữa người bán và người mua, người bán và người bán, người mua với người mua. - Theo trạng thái cạnh tranh, các nhà kinh tế chia thị trường thành: Thị trường cạnh tranh hoàn hảo và thị trường cạnh tranh không hoàn hảo *Thị trường cạnh tranh hoàn hảo: Là thị trường có nhiều người mua và bán một loại sản phẩm có cùng tính chất. Trong thị trường này giá cả do thị trường quyết định. *Thị trường cạnh tranh không hoàn hảo: Là thị trường cạnh tranh độc quyền, bán độc quyền, giá cả hàng hoá thường được quyết định bởi người độc quyền mua hoặc bán. Trong thị trường cạnh tranh không hoàn hảo giá cả không được hình thành trên cơ sở quan hệ cung cầu, gây nên tổn thất cho xã hội. 2.2.Chức năng: + Điều chỉnh quan hệ cung và cầu + Tối ưu hóa việc sử dụng nguồn lực trong quá trình sản xuất kinh doanh + Tạo ra sự phản ứng nhanh với những thay đổi của thị trường + Phân phối lại thu nhập một cách hợp lý. + Là động lực để cải tiến công nghệ phương thức sản xuất + Kích thích sự sáng tạo trong sản xuất kinh doanh II. NĂNG LỰC CẠNH TRANH 1. Khái Niệm: Năng lực cạnh tranh là thuật ngữ ngày càng được sử dụng rộng rãi, nhưng đến nay nó vẫn là khái niệm khó hiểu và rất khó đo lường. GVHD: Th.s Trần Thị Túc SVTH: Trần Đình Thành 6 Chuyên Đề Tốt Nghiệp. Theo Từ điển thuật ngữ kinh tế học, Năng lực cạnh tranh là khả năng giành được thị phần lớn trước các đối thủ cạnh tranh trên thị trường, kể cả khả năng giành lại một phần hay toàn bộ thị phần của đồng nghiệp. Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) định nghĩa năng lực cạnh tranh: Là “khả năng của các công ty, các ngành, các vùng, các quốc gia hoặc khu vực siêu quốc gia trong việc tạo ra việc làm và thu nhập cao hơn trong điều kiện cạnh tranh quốc tế trên cơ sở bền vững”. 2. Các cấp độ năng lực cạnh tranh: Năng lực cạnh tranh có thể được chia thành ba cấp độ dưới đây: + Năng lực cạnh tranh cấp quốc gia + Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp + Năng lực cạnh tranh sản phẩm hàng hoá 2.1. Năng lực cạnh tranh cấp Quốc Gia Để đánh giá năng lực cạnh tranh Quốc Gia Diễn Đàn Hợp Tác Kinh Tế Châu Á (WEF) đã chọn từ 140 đến 250 chỉ tiêu khác nhau (tuỳ theo năm nghiên cứu), trong đó có nhiều chỉ tiêu thuộc hệ thống tài khoản quốc gia, các chỉ tiêu đầu tư, thương mại, giá, lãi suất, ứng dụng công nghệ mới, sử dụng các chuẩn mực quốc tế, môi trường, hệ thống luật pháp,… Các chỉ tiêu này được xếp vào tám nhóm nhân tố thể hiện năng lực cạnh tranh quốc gia sau: 1. Mức độ mở cửa của nền kinh tế, bao gồm mở cửa thương mại và đầu tư nhằm thể hiện mức độ hội nhập vào nền kinh tế thế giới và mức độ tự do hoá ngoại thương và đầu tư, thông qua các chỉ số như thuế quan và hàng rào phi thuế quan; khuyến khích xuất khẩu; chính sách tỷ giá; đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) . 2. Vai trò của Chính phủ, tác động của chính sách tài khoá, phạm vi can thiệp của Chính phủ và chất lượng các dịch vụ do Chính phủ cung cấp thông qua nhiều chỉ số: mức độ can thiệp của Nhà nước; năng lực của Chính phủ; mức thuế, gánh nặng thuế khoá và trốn thuế; quy mô của Chính phủ; chính sách tài khoá; lạm phát. 3. Tài chính - tiền tệ: Vai trò của các thị trường tài chính trong hỗ trợ mức tiêu dùng tối ưu theo thời gian, tỷ lệ tiết kiệm và hiệu quả của các tổ chức trung gian tài chính trong việc chuyển tiền tiết kiệm thành vốn đầu tư có hiệu quả, thông qua các chỉ số như: phạm vi chuyển tiền tiết kiệm thành vốn đầu tư; hiệu quả và mức độ cạnh tranh (chênh lệch lãi suất); đầu tư và tiết kiệm,… 4. Kết cấu hạ tầng: số lượng và chất lượng hệ thống giao thông vận tải, bến bãi, kho tàng, viễn thông, điện và các điều kiện phân phối giúp nâng cao hiệu quả đầu tư,… GVHD: Th.s Trần Thị Túc SVTH: Trần Đình Thành 7 Chuyên Đề Tốt Nghiệp. 5. Công nghệ: nghiên cứu và triển khai (R&D), trình độ công nghệ và kiến thức tích luỹ, thông qua các chỉ số như: năng lực công nghệ và nội sinh; công nghệ và chuyển giao qua FDI hoặc từ nước ngoài. 6. Quản lý của doanh nghiệp: chất lượng quản lý kinh doanh, bao gồm chiến lược cạnh tranh, phát triển sản phẩm, kiểm tra chất lượng, hoạt động tài chính công ty, nguồn nhân lực và khả năng tiếp thị… 7. Lao động: hiệu quả và tính năng động của thị trường lao động, bao gồm: tay nghề và năng suất; tính linh hoạt trong các quy chế/điều tiết hiệu quả của các chương trình xã hội; quan hệ nghề nghiệp (bãi công, quan hệ chủ thợ,…). 8. Thể chế: tính đúng đắn của các thể chế pháp lý và xã hội (hệ thống luật pháp và bảo hộ quyền sở hữu) đặt nền tảng cho nền kinh tế cạnh tranh và hiện đại, gồm các chỉ số, như: tình hình cạnh tranh; chất lượng của các thể chế pháp lý; cảnh sát và việc phòng chống tội phạm,… Dựa vào các chỉ tiêu này WEF xếp hạng năng lực cạnh tranh của các quốc gia 2.2. Năng lực cạnh tranh của Doanh Nghiệp Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là sự thể hiện thực lực và lợi thế của doanh nghiệp, so với đối thủ cạnh tranh trong việc thoả mãn tốt nhất các đòi hỏi của khách hàng để thu lợi ngày càng cao hơn. Như vậy, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trước hết phải được tạo ra từ thực lực của doanh nghiệp. Đây là các yếu tố nội hàm của mỗi doanh nghiệp, được tính bằng các tiêu chí về công nghệ, tài chính, nhân lực, tổ chức quản trị doanh nghiệp… Một cách riêng biệt mà cần đánh giá, so sánh với các đối tác cạnh tranh trong hoạt động trên cùng một lĩnh vực, cùng một thị trường. Những điểm mạnh và điểm yếu bên trong doanh nghiệp được đánh giá không thông qua việc so sánh một cách tương ứng với các đối tác cạnh tranh. Trên cơ sở các so sánh đó, muốn tạo nên năng lực cạnh tranh, đòi hỏi doanh nghiệp phải tạo lập được lợi thế so sánh với đối tác của mình. Nhờ lợi thế này, doanh nghiệp có thể thoả mãn tốt hơn các đòi hỏi của khách hàng mục tiêu cũng như lôi kéo được khách hàng của đối tác cạnh tranh. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp còn thể hiện sự đứng vững của doanh nghiệp trên thị trường trong nước và thế giới. Nếu một doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh thì sản phẩm, dịch vụ mà họ cung ứng được thị trường chấp nhận, thị phần không ngừng được mở rộng. Dù doanh nghiệp hoạt động ở lĩnh vực kinh doanh nào thì năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp được quyết định bởi 2 nhân tố + Nhân tố bên trong: Khả năng mà doanh nghiệp có + Nhân tố bên ngoài: (Yếu tố khách quan) Gồm: GVHD: Th.s Trần Thị Túc SVTH: Trần Đình Thành 8 Chuyên Đề Tốt Nghiệp. • Tác động của thể chế kinh tế • Khả năng tham gia và chấm dứt hoạt động của Doanh Nghiệp Những nhân tố bên ngoài: Là các yếu tố khách quan, trong cùng một môi trường thì mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này là như nhau, nhưng khả năng ứng phó trước sự thay đổi của mỗi một doanh nghiệp là khác nhau. Các yếu tố ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của doanh nghiệp trong trường hợp này thường là tác động tổng thể bởi cơ chế kinh tế, chính sách điều hành thị trường của chính phủ . Do vậy các doanh nghiệp trong nước khi tồn tại trong môi trường mà tính cạnh tranh chưa cao, dẫn đến các cơ hội về thị trường, khách hàng không ngang nhau làm giảm sức cạnh tranh của các doanh nghiệp nhất là các công ty tư nhân. Khi những doanh nghiệp này thâm nhập thị trường thế giới, họ phải đối mặt với môi trường kinh doanh mới đòi hỏi tính thích ứng cao, phải nhạy cảm trước thay đổi của thị trường. Nên lợi thế so sánh của các doanh nghiệp trong nước có phần hạn chế. Trong những năm trở lại đây chính phủ đã có những thay đổi lớn trong việc điều hành chính sách kinh tế, các cơ chế chính sách ngày một thông thoáng và có tính công bằng cao hơn. Hy vọng trong một thời gian không xa môi trường kinh doanh ở Việt Nam sẽ bắt nhịp được với các nước trong khu vực. Nhân tố bên trong gồm: Năng lực về tài chính, Công nghệ, Nhân lực, năng lực quản lí điều hành và sức mạnh thương hiệu 2.2.1.Năng lực tài chính a.Tài chính doanh nghiệp • Các quan hệ tài chính của doanh nghiệp Được hiểu là những quan hệ giá trị giữa doanh nghiệp với các chủ thể trong nền kinh tế. Các quan hệ tài chính doanh nghiệp chủ yếu bao gồm: Quan hệ giữa doanh nghiệp với Nhà nước là mối quan hệ phát sinh khi doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước, khi Nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp. Quan hệ giữa doanh nghiệp với thị trường tài chính: Quan hệ này được thể hiện thông qua việc doanh nghiệp tìm kiếm các nguồn tài trợ. Trên thị trường tài chính, doanh nghiệp có thể vay ngắn hạn để đáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn, có thể phát hành cổ phiếu và trái phiếu để đáp ứng nhu cầu vốn dài hạn. Ngược lại, doanh nghiệp phải trả lãi vay và vốn vay, trả lãi cổ phiếu cho các nhà tài trợ. Doanh nghiệp cũng có thể gửi tiền vào ngân hàng, đầu tư chứng khoán bằng số tiền tạm thời chưa sử dụng. -Quan hệ giữa doanh nghiệp với các thị trường khác: Trong nền kinh tế, doanh nghiệp có quan hệ chặt chẽ với các doanh nghiệp khác trên thị trường hàng hóa, dịch vụ, thị trường sức lao động. Đây là những thị trường mà tại đó doanh nghiệp tiến hành mua GVHD: Th.s Trần Thị Túc SVTH: Trần Đình Thành 9 Chuyên Đề Tốt Nghiệp. sắm máy móc thiết bị, nhà xưởng, tìm kiếm lao động, … Điều quan trọng là thông qua thị trường, doanh nghiệp có thể xác định được nhu cầu hàng hóa và dịch vụ cần thiết cung ứng. Trên cơ sở đó, doanh nghiệp hoạch định ngân sách đầu tư, kế hoạch sản xuất, tiếp thị nhằm thoả mãn nhu cầu thị trường. -Quan hệ trong nội bộ doanh nghiệp: Đây là quan hệ giữa các bộ phận sản xuất kinh doanh, giữa cổ đông và người quản lý, giữa cổ đông và chủ nợ, giữa quyền sử dụng vốn và quyền sở hữu vốn. Các mối quan hệ này được thể hiện thông qua hàng loạt chính sách của doanh nghiệp như: chính sách cổ tức (phân phối thu nhập), chính sách đầu tư, chính sách về cơ cấu vốn, chi phí, … • Vai trò của tài chính đối với sự phát triển của doanh nghiệp - Huy động và bảo đảm cung cấp đầy đủ, kịp thời vốn cho hoạt động SXKD của doanh nghiệp. Trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp thường nảy sinh các nhu cầu vốn ngắn hạn và dài hạn cho hoạt động SXKD thường xuyên của doanh nghiệp cũng như cho đầu tư phát triển. Vai trò của tài chính doanh nghiệp trước hết thể hiện ở chỗ xác định đúng đắn các nhu cầu vốn cần thiết cho hoạt động của doanh nghiệp trong từng thời kỳ, tiếp đó phải lựa chọn các phương pháp và hình thức thích hợp huy động vốn từ bên trong và bên ngoài, đáp ứng kịp thời các nhu cầu vốn cho hoạt động của doanh nghiệp. Ngày nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế đã nảy sinh nhiều hình thức mới cho phép các doanh nghiệp huy động các nguồn vốn từ bên ngoài. Do vậy, vai trò của tài chính doanh nghiệp ngày càng trở nên quan trọng hơn trong việc chủ động lựa chọn các hình thức và phương pháp huy động vốn bảo đảm cho doanh nghiệp hoạt động liên tục và có hiệu quả, tăng cường quy mô SXKD với chi phí huy động vốn ở mức thấp nhất. - Tổ chức sử dụng vốn sản xuất kinh doanh tiết kiệm và hiệu quả. Hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào việc tổ chức sử dụng vốn. Tài chính doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá và lựa chọn dự án đầu tư trên cơ sở phân tích khả năng sinh lời và mức độ rủi ro của các dự án đầu tư, từ đó góp phần lựa chọn dự án đầu tư tối ưu. Việc huy động kịp thời các nguồn vốn có ý nghĩa rất quan trọng để doanh nghiệp có thể nắm bắt được các cơ hội kinh doanh. Mặt khác, việc huy động tối đa số vốn hiện có vào hoạt động kinh doanh có thể giảm bớt và tránh được những thiệt hại do ứ đọng vốn gây ra, đồng thời giảm bớt được nhu cầu vay vốn, từ đó giảm được các khoản tiền trả lãi vay. Việc hình thành và sử dụng tốt các quỹ doanh nghiệp, cùng với việc sử dụng các hình thức thưởng, phạt vật chất một cách hợp lý sẽ góp phần quan trọng thúc đẩy người lao động gắn bó với doanh nghiệp, từ đó nâng cao năng suất lao động, cải tiến kỹ thuật, nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. GVHD: Th.s Trần Thị Túc SVTH: Trần Đình Thành 10 . dưới đây: + Năng lực cạnh tranh cấp quốc gia + Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp + Năng lực cạnh tranh sản phẩm hàng hoá 2.1. Năng lực cạnh tranh cấp. II......................................................................................................................................15 THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY XNK ĐÀ NẴNG...................15 I. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY XNK ĐÀ NẴNG........................15

Ngày đăng: 26/08/2013, 17:00

Hình ảnh liên quan

Tình hình doanh thu của công ty XNK Đà Nẵng từ 2004-2007 TÌNH HÌNH DOANH THU HÀNG NĂM                    ĐVT:(1000đ) - NÂNG CAO NĂNG lực CẠNH TRANH của CÔNG TY XNK đà NẴNG

nh.

hình doanh thu của công ty XNK Đà Nẵng từ 2004-2007 TÌNH HÌNH DOANH THU HÀNG NĂM ĐVT:(1000đ) Xem tại trang 22 của tài liệu.
TÌNH HÌNH XNK ĐVT:(USD) - NÂNG CAO NĂNG lực CẠNH TRANH của CÔNG TY XNK đà NẴNG
TÌNH HÌNH XNK ĐVT:(USD) Xem tại trang 25 của tài liệu.
Màn hình máy - NÂNG CAO NĂNG lực CẠNH TRANH của CÔNG TY XNK đà NẴNG

n.

hình máy Xem tại trang 26 của tài liệu.
Tình hình kinhdoanh tại các đơn vị - NÂNG CAO NĂNG lực CẠNH TRANH của CÔNG TY XNK đà NẴNG

nh.

hình kinhdoanh tại các đơn vị Xem tại trang 29 của tài liệu.
Bảng cân đối kế toán thời kì 03-06:ĐVT(1000đ) - NÂNG CAO NĂNG lực CẠNH TRANH của CÔNG TY XNK đà NẴNG

Bảng c.

ân đối kế toán thời kì 03-06:ĐVT(1000đ) Xem tại trang 35 của tài liệu.
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN ĐVT: nghìn đồng - NÂNG CAO NĂNG lực CẠNH TRANH của CÔNG TY XNK đà NẴNG

ngh.

ìn đồng Xem tại trang 35 của tài liệu.
2.2.2.Phân tích cơ cấu của bảng cân đối kế toán - NÂNG CAO NĂNG lực CẠNH TRANH của CÔNG TY XNK đà NẴNG

2.2.2..

Phân tích cơ cấu của bảng cân đối kế toán Xem tại trang 44 của tài liệu.
b.Tình hình vốn của công ty - NÂNG CAO NĂNG lực CẠNH TRANH của CÔNG TY XNK đà NẴNG

b..

Tình hình vốn của công ty Xem tại trang 45 của tài liệu.
4. Phân tích tình hình nhân sự - NÂNG CAO NĂNG lực CẠNH TRANH của CÔNG TY XNK đà NẴNG

4..

Phân tích tình hình nhân sự Xem tại trang 47 của tài liệu.
Tình hình nhân sự thời kì 2004-2007 của công ty có những biến động theo hướng tăng lên về số lượng, năm 2006 tổng số nhân viên toàn công ty là 331 người tăng14  người so với năm 2005 chủ yếu là tăng lên ở các chi nhánh và trung tâm kinhdoanh, như:  Trung  - NÂNG CAO NĂNG lực CẠNH TRANH của CÔNG TY XNK đà NẴNG

nh.

hình nhân sự thời kì 2004-2007 của công ty có những biến động theo hướng tăng lên về số lượng, năm 2006 tổng số nhân viên toàn công ty là 331 người tăng14 người so với năm 2005 chủ yếu là tăng lên ở các chi nhánh và trung tâm kinhdoanh, như: Trung Xem tại trang 48 của tài liệu.

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan