KỸ NĂNG RA QUYẾT ĐỊNH

4 2.1K 40
KỸ NĂNG RA QUYẾT ĐỊNH

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

KỸ NĂNG RA QUYẾT ĐỊNH Chẳng ai có quyết định đúng đắn ở tất cả mọi lúc. Nhưng nếu bạn có các kỹ năng ra quyết định và biết cách phát triển các kỹ năng đó, bạn có thể làm cho cơ hội thành công trong cuộc sống của bạn tăng lên. Vậy kỹ năng ra quyết định là gì? Các bước để thực hiện quyết định của bạn như thế nào? Trang này, chúng ta sẽ cùng nhau đề cập về vấn đề này. 1. Kỹ năng ra quyết định là gì? Kỹ năng ra quyết định là một loạt các kết luận và hoạt động của bản thân người Hiệu trưởng để đưa ra một quyết định đảm bảo đạt được một kết quả nào đó theo mong muốn của bản thân. 2. Khả năng đưa ra quyết định tốt có thể giúp bạn: - Đạt được mục đích trong quản lí, điều hành công việc của nhà trường. - Tránh được những sai lầm có thể để lại hậu quả không tốt cho đơn vị và bản thân bạn. Chúng ta luôn phải đưa ra quyết định và phải có trách nhiệm với quyết định của mình. Quyết định là quá trình lựa chọn bạn phải làm gì bằng việc xem xét các hậu quả của những lựa chọn khác nhau mà có thể xảy ra. 3. Các bước để đưa ra một quyết định Trong công tác quản lí nhà trường, người hiệu trưởng thường xuyên phải đưa ra các quyết định của bản thân. Quyết định có thể sẽ rất đơn giản, chỉ cần một "tích tắc" là chúng ta đã có thể cho "ra đời" một quyết định đúng. Nhưng cũng có những quyết định rất phức tạp đời hỏi chúng ta phải suy nghĩ, có thể hàng ngày hàng giờ, hàng tháng và đôi khi còn cần phải tham khảo các ý kiến từ những người khác. Vậy với những quyết định phức tạp thì bạn sẽ làm gì để đưa ra một quyết định chín chắn cho mình? Trong trường hợp này, bạn hãy tham khảo và làm theo những "nấc bước" sau đây: Bước 1: Hiểu vấn đề Bạn phải quyết định điều gì? Đảm bảo là bạn phải tập trung chính xác vào vấn đề mà gây ra sự rắc rối. Bước 2: Nhận định các giải pháp Những lựa chọn của bạn là gì? Nghĩ đến các cách mà bạn có thể giải quyết được vấn đề. Có cần tham khảo ý kiến người khác và bạn đã làm chưa? Lắng nghe những ý kiến góp ý và phân tích trên cơ sở thực tế của bản thân. Bước 3: Đưa ra các lý lẽ tán thành và phản đối của mỗi lựa chọn Lựa chọn một số giải pháp thực thi. Suy nghĩ và so sánh đến ưu điểm, nhược điểm của từng giải pháp. Xác định hậu quả tiềm tàng và các kết quả có thể đạt được cho mỗi lựa chọn và ảnh hưởng của nó đối với người khác và cả đơn vị. Bước 4: Quyết định đâu là giải pháp tốt nhất, sau đó làm theo giải pháp đó Kết hợp tất cả các thông tin để quyết định đâu là sự lựa chọn tốt nhất. Quyết định và thực hiện. Chịu trách nhiệm về quyết định và hành động của mình. Một số quyết định làm và không làm: Nên làm: - Trung thực trong việc xác định và đánh giá vấn đề. - Chấp nhận trách nhiệm cho các quyết định của mình. - Sử dụng thời gian một cách khôn ngoan khi bạn quyết định – Sử dụng tối đa thời gian mà bạn cần để không tạo thêm vấn đề mới. - Tự tin trong khả năng đưa ra quyết định của mình – và khả năng học hỏi từ những sai lầm của bạn nữa. Không làm: - Có những mong muốn không thực tế cho bản thân và đơn vị – chắc chắn sớm hay muộn bạn cũng sẽ có quyết định sai. - Có quyết định “trong chốc lát” trừ khi thật cần thiết. Thay vào đó hãy tuân thủ theo 4 bước khi đưa ra quyết định. - Hành động không cần thiết khi phương hướng hành động tốt nhất là không làm gì cả - Lừa gạt bản thân mình bằng cách chọn những giải pháp dễ dàng và thuận lợi – nhưng không giải quyết được vấn đề. 4. Một số câu hỏi và trả lời: Thế nào là Tôi đưa ra quyết định sai? Lỗi lầm có thể là những bậc thầy tốt nhất – Hãy tận dụng chúng cho bạn! Tìm xem cái gì sai, và tập hợp các thông tin này lại để sử dụng cho các quyết định trong tương lai của bạn sau này. Thế nào là Tôi phải quyết định “trong chốc lát”? Tất nhiên là không phải lúc nào cũng có thời gian để sử dụng 4 bước. Nhưng sử dụng chúng khi có thể bạn cũng sẽ xây dựng được năng lực đưa ra quyết định “trong chốc lát”. Tại sao lại liều lĩnh đưa ra quyết định mạnh bạo? Né tránh các quyết định dường như lúc nào cũng dễ dàng hơn. Nhưng tự đưa ra quyết định cho riêng mình là cách duy nhất mà bạn phải chịu trách nhiệm với cuộc sống và thành công của bạn. Hãy nhớ là: chịu trách nhiệm cho các quyết định của mình là tính cách cơ bản của người lớn! 5. Hãy thử đặt bạn vào tình huống của Lan, bạn sẽ làm gì? - Bạn có cân nhắc kĩ trước khi đi đến quyết định của mình không? - Bạn có nghĩ đến các cách mà bạn sẽ giải quyết không? - Với mỗi phương án giải quyết bạn có cân nhắc và lường trước các kết quả và hậu quả của nó không? - Khi cảm thấy mình chưa tự tin trong quyết định của mình, bạn có cảm thấy thoải mái và tự tin khi tham khảo ý kiến từ những người khác không? - Nếu những câu hỏi trên trả lời là có thì bạn có thể yên tâm trong các quyết định của mình. . KỸ NĂNG RA QUYẾT ĐỊNH Chẳng ai có quyết định đúng đắn ở tất cả mọi lúc. Nhưng nếu bạn có các kỹ năng ra quyết định và biết cách phát triển các kỹ năng. Vậy kỹ năng ra quyết định là gì? Các bước để thực hiện quyết định của bạn như thế nào? Trang này, chúng ta sẽ cùng nhau đề cập về vấn đề này. 1. Kỹ năng ra

Ngày đăng: 26/08/2013, 01:10

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan