Tình hình tự học tiếng anh của sinh viên khoa kinh tế quản trị kinh doanh, trường đại học an giang

7 2.6K 49
Tình hình tự học tiếng anh của sinh viên  khoa kinh tế   quản trị kinh doanh, trường đại học an giang

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

luận văn, khóa luận, đề tài, chuyên đề, thạc sĩ, tiến sĩ

Chuyên đề năm 3 GVHD: ThS Nguyễn Lan Duyên Chương 1: GIỚI THIỆU CHUNG 1.1 Cơ sở hình thành đề tài: Trong xu thế hội nhập quốc tế, tiếng Anh trở thành một phương tiện vô cùng quan trọng mà chúng ta không thể không biết. Nhưng việc đáp ứng đòi hỏi đó và cách thức mà chúng ta đang thực hiện để tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai đối với sinh viên khi ra trường thì còn nhiều vấn đề cần xem xét. Theo thống kê của vụ giáo dục đại học sau khi đánh giá 59 trường đại học lớn tại Việt Nam không chuyên ngữ, thì có 51.7% sinh viên tốt nghiệp không đáp ứng được yêu cầu về kĩ năng tiếng Anh. Trong số các trường được khảo sát, chỉ 10.5% số trường đáp ứng được yêu cầu công việc về khả năng sử dụng tiếng Anh của sinh viên tốt nghiệp. Trước tình hình này cho thấy, vấn đề tiếng Anh đang là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp khi thực hiện phỏng vấn tuyển dụng. Thực tế cho thấy nhiều sinh viên giỏi về chuyên môn nhưng kĩ năng giao tiếp tiếng Anh còn yếu đành phải chia tay công việc mơ ước. Vậy có thể nói rằng, Anh ngữ là tiêu chuẩn đánh giá đầu tiên và quan trọng nhất cho một nhân viên muốn vào làm tại doanh nghiệp, không những là các công ty nước ngoài, mà nhiều doanh nghiệp trong nước hiện nay cũng đánh giá cao yêu cầu này của nhân viên. Trở lại môi trường đào tạo đại học, cũng như nhiều trường đại học trong nước hiện nay, trường Đại học An Giang cũng yêu cầu trước khi tốt nghiệp, sinh viên cần có bằng tiếng Anh như bằng B anh văn hay Toeic như là điều kiện bắt buộc. Tuy nhiên, thời gian học ngoại ngữ ở trường chưa đủ để sinh viên có thể ứng dụng tốt những gì đã học vào thực tiễn. Vậy vấn đề cốt lõi để sinh viên nâng cao khả năng ngoại ngữ của mình là ở việc tự học của sinh viên ngoài giờ lên lớp. Tự học thực sự là một kỹ năng rất quan trọng đối với sinh viên. Nó giúp sinh viên nắm bắt kiến thức một cách hiệu quả. Và việc hướng dẫn sinh viên tự học cũng là yêu cầu cấp thiết hiện nay của giảng viên trong quá trình đổi mới phương pháp giảng dạy ở bậc đại học. Nhận thấy được tầm quan trọng của việc tự học tiếng anh trong sinh viên hiện nay, tôi chọn đề tài “Tình hình tự học tiếng anh của sinh viên khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, trường Đại Học An Giang” làm chuyên đề nghiên cứu. 1.2 Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu: 1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu: - Tìm hiểu tình hình tự học tiếng anh của sinh viên. - Phân tích sự khác biệt về khả năng tự học tiếng anh của sinh viên theo các yếu tố giới tính, ngành học, khóa học. SVTH: Dương Thị Xuân Tiên – Lớp DH8KD Trang 1 Chuyên đề năm 3 GVHD: ThS Nguyễn Lan Duyên - Đề ra giải pháp giúp sinh viên tự học tiếng anh một cách hiệu quả. 1.2.2 Phạm vi nghiên cứu:  Địa bàn thực hiện nghiên cứu là khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh – trường Đại học An Giang.  Thời gian thực hiện: 3/2010 – 5/2010  Đối tượng phỏng vấn là sinh viên khóa 9 và khóa 10 của khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh – trường Đại học An Giang vì đây là những sinh viên đang học tiếng anh trên lớp và gặp nhiều vấn đề trong quá trình tự học tiếng anh của mình. 1.3 Phương pháp nghiên cứu: Đề tài được thực hiện thông qua hai bước:  Nghiên cứu sơ bộ là nghiên cứu định tính. Nghiên cứu sơ bộ sử dụng phương pháp thảo luận tay đôi để khai thác những vấn đề xung quanh đề tài. Kết quả của lần nghiên cứu này là một bảng câu hỏi về tình hình tự học tiếng anh của sinh viên.  Nghiên cứu chính thức được bắt đầu với việc tiến hành phỏng vấn trực tiếp 100 mẫu. Sau khi thu thập số liệu, phân tích dữ liệu bằng phần mềm Excel và SPSS 13.0. 1.4 Ý nghĩa nghiên cứu: Việc nghiên cứu đề tài sẽ mang lại lợi ích thiết thực cho bản thân và các sinh viên khác trong việc nâng cao khả năng tự học. Kết quả nghiên cứu đề tài này là tài liệu tham khảo cho giảng viên dạy tiếng anh có những biện pháp hướng dẫn sinh viên tự học hiệu quả hơn và nâng cao chất lượng giảng dạy. SVTH: Dương Thị Xuân Tiên – Lớp DH8KD Trang 2 Chuyên đề năm 3 GVHD: ThS Nguyễn Lan Duyên Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU Chương 1 đã giới thiệu tổng quan về nghiên cứu với mục tiêu, phạm vi, ý nghĩa nghiên cứu. Trong chương này, nội dung tập trung trình bày các lý thuyết được sử dụng làm cơ sở khoa học cho việc phân tích và xây dựng mô hình nghiên cứu. 2.1 Cơ sở lý luận: 2.1.1 Tự học là gì? • Tự học là khả năng tự lo cho việc học của chính mình. (Henri Holec) • Tự học là vấn đề về mối tương quan tâm lý của người học với quá trình và nội dung học. ( David Little) • Tự học là sự nhận thức về quyền của người học trong hệ thống giáo dục. ( Phil Benson) (http://enwikipedia.org/wiki/leaner_autonomy) 2.1.2 Nguyên tắc phát triển khả năng tự học: Theo David Little, có 3 nguyên tắc sư phạm cơ bản trong việc phát triển khả năng tự học trong quá trình học ngôn ngữ. Đó là: • Sự tham gia của người học – người học chia sẻ trách nhiệm trong quá trình học. • Sự phản ánh của người học – giúp người học biết suy nghĩ mang tính phê phán khi lên kế hoạch, giám sát và đánh giá việc học của mình. • Sử dụng ngôn ngữ mục tiêu (ở đây là tiếng anh) một cách phù hợp – sử dụng tiếng anh như phương tiện giao tiếp chính trong khi học. 2.1.3 Điều kiện và cách tự học: Dimitrios Thanasoulas cho rằng việc tự học chỉ có thể đạt khi có các điều kiện sau: chiến lược về nhận thức của người học, thái độ, động cơ và kiến thức về việc học ngôn ngữ. Chiến lược nhận thức tác động trực tiếp lên thông tin tiếp nhận, đồng thời điều khiển thông tin theo cách thức hỗ trợ việc học. Thái độ và động cơ của người học có vai trò rất quan trọng ảnh hưởng đến tốc độ và sự thành công của việc học ngoại ngữ. Nếu người học cho rằng họ không có khả năng học ngoại ngữ hay cho là học ngoại ngữ tốt chỉ khi có một giáo viên giỏi thì người học sẽ không thể phát triển khả năng ngoại ngữ của mình. Thái độ và động cơ của người học có liên quan mật thiết với nhau. Thái độ tích cực dẫn đến động cơ học tập được nâng cao và ngược lại. SVTH: Dương Thị Xuân Tiên – Lớp DH8KD Trang 3 Chuyên đề năm 3 GVHD: ThS Nguyễn Lan Duyên Theo Dạy và Học Ngày Nay số 10, 2008, Quang Huy đã có bài viết về cách tự học “Tự học ở bậc Đại Học”. Theo ông, có nhiều cách tự học như: tự mình mò mẫm ( người không có điều kiện đi học), tự học không cần thầy hướng dẫn (người đã có một trình độ học vấn nhất định), tự học với sự hướng dẫn của thầy. Đối với sinh viên, hoạt động học tập gắn liền với sự hướng dẫn của giáo viên. Hoạt động này sẽ diễn ra ở 2 phạm vi: tự học trên lớp và tự học ngoài giờ trên lớp. Tự học nhấn mạnh đến tính độc lập của riêng mỗi người học. Nhưng tự học cũng không có nghĩa là học một mình, mà tự học cũng có thể là học nhóm. 2.2 Mô hình nghiên cứu: Nhằm tìm hiểu việc tự học tiếng anh của sinh viên, mô hình nghiên cứu được đưa ra như sau: SVTH: Dương Thị Xuân Tiên – Lớp DH8KD Trang 4 Chuyên đề năm 3 GVHD: ThS Nguyễn Lan Duyên Hình 2.1. Mô hình nghiên cứu Nguồn: Nghiên cứu và thiết kế Nghiên cứu tìm hiểu các yếu tố tác động đến tình hình tự học tiếng anh của sinh viên: chiến lược nhận thức, thái độ, động cơ, cách tự học.  Chiến lược nhận thức: cách thức tiếp nhận thông tin.  Thái độ: thái độ của người học về vai trò của họ trong quá trình học, thái độ của người học về khả năng học của mình.  Động cơ: nguyên nhân, mục đích học tiếng anh.  Cách tự học: tự mình mò mẫm, tự học không cần thầy hướng dẫn, tự học với sự hướng dẫn của thầy. SVTH: Dương Thị Xuân Tiên – Lớp DH8KD Trang 5 Thái độ của người học Động cơ của người học Kiến thức về việc học ngôn ngữ Cách tự học Chiến lược nhận thức của người học Tình hình tự học Chuyên đề năm 3 GVHD: ThS Nguyễn Lan Duyên Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Chương 2 đã trình bày cơ sở lý thuyết về nghiên cứu tình hình tự học tiếng anh của sinh viên. Chương 3 sẽ trình bày cách thức tiến hành nghiên cứu đề tài bao gồm: phương pháp thu thập số liệu, xây dựng thiết kế nghiên cứu, thang đo, mẫu nghiên cứu. 3.1 Phương pháp thu thập số liệu: 3.1.1 Số liệu sơ cấp: − Thu thập số liệu sơ cấp bằng cách phỏng vấn trực tiếp sinh viên bằng bảng câu hỏi với cỡ mẫu là 100 sinh viên. − Địa bàn thực hiện phỏng vấn là khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh và đối tượng phỏng vấn là sinh viên khóa 9, 10 của khoa. − Phương pháp chọn mẫu: chọn mẫu ngẫu nhiên kết hợp với chọn mẫu có hạn mức. 3.1.2 Số liệu thứ cấp: − Số liệu thứ cấp được thu thập từ bộ phận Văn thư của khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, Đại học An Giang. 3.2 Thiết kế nghiên cứu: 3.2.1 Tiến độ các bước nghiên cứu: Thực hiện bao gồm 2 bước chính: Bảng 3.1. Tiến độ các bước nghiên cứu Bước Dạng Phương pháp Kỹ thuật Thời gian 1 Sơ bộ Định tính Thảo luận tay đôi (n = 5) 1 tuần 2 Chính thức Định lượng Khảo sát qua bảng câu hỏi ( n = 100) 3 tuần Nguồn: Nguyễn Thành Long. 2008. Tài liệu giảng dạy môn Phương pháp nghiên cứu quản trị kinh doanh. Trường Đại Học An Giang. Bước 1: Thực hiện nghiên cứu sơ bộ định tính. Nghiên cứu này được thực hiện thông qua một buổi thảo luận tay đôi ( n = 5) với dàn bài soạn sẵn để khai thác các vấn đề xung quanh đề tài nghiên cứu trên nền tảng cơ sở lý thuyết và thực tiễn. Từ kết quả nghiên cứu sẽ lập nên bảng câu hỏi (đã phác thảo bảng hỏi trước đó) SVTH: Dương Thị Xuân Tiên – Lớp DH8KD Trang 6 Chuyên đề năm 3 GVHD: ThS Nguyễn Lan Duyên Bước 2: Thực hiện nghiên cứu chính thức định lượng. Giai đoạn đầu sẽ phỏng vấn trực tiếp 10 – 12 sinh viên nhằm hiệu chỉnh lại ngôn ngữ và cấu trúc của bảng câu hỏi, loại bỏ những câu hỏi không cần thiết. Sau đó tiến hành khảo sát với cỡ mẫu 100 sinh viên. Các dữ liệu sau khi thu thập sẽ được làm sạch, mã hóa số liệu và phân tích bằng phương pháp thống kê mô tả và kiểm định sự khác biệt với sự trợ giúp của phần mềm Excel và SPSS 13.0. Mô tả: sự nhận thức, thái độ, động cơ, kiến thức, cách thức tự học. Khác biệt: kiểm định sự khác biệt về khả năng tự học tiếng anh của sinh viên theo các yếu tố giới tính, ngành học, khóa học. 3.2.2 Quy trình nghiên cứu: SVTH: Dương Thị Xuân Tiên – Lớp DH8KD Trang 7 . hiện nay, tôi chọn đề tài Tình hình tự học tiếng anh của sinh viên khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, trường Đại Học An Giang làm chuyên đề nghiên cứu.. viên khóa 9 và khóa 10 của khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh – trường Đại học An Giang vì đây là những sinh viên đang học tiếng anh trên lớp và gặp nhiều

Ngày đăng: 22/08/2013, 22:15

Hình ảnh liên quan

Hình 2.1. Mô hình nghiên cứu - Tình hình tự học tiếng anh của sinh viên  khoa kinh tế   quản trị kinh doanh, trường đại học an giang

Hình 2.1..

Mô hình nghiên cứu Xem tại trang 5 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan