Luận văn tốt nghiệp phân tích kết quả kinh doanh tại hợp tác xã Kim Hưng - Cần Thơ

55 581 1
Luận văn tốt nghiệp phân tích kết quả kinh doanh tại hợp tác xã Kim Hưng - Cần Thơ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Luận văn tốt nghiệp phân tích kết quả kinh doanh tại hợp tác xã Kim Hưng - Cần Thơ

Phân tích kết quả kinh doanh tại Hợp tác Kim Hưng-Cần Thơ GVHD: Ths. Phan Tùng Lâm SVTH: Phạm Văn Chung 1 CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Thế giới đang trong quá trình toàn cầu hóa và Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật chung của thế giới. Nền kinh tế Việt Nam sau hơn 27 năm chuyển mình từ nền kinh tế hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường, với nền kinh tế mở cửa và hội nhập như hiện nay, sự xuất hiện của hàng loạt các doanh nghiệp mới, cùng với việc mở rộng sản xuất, đa dạng hóa hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp hiện tại đã tạo nên một thị trường cạnh tranh gay gắt. Đi cùng quá trình phát triển của các doanh nghiệp thì việc quyết định phương hướng hoạt động, phát triển trong lĩnh vực kinh doanh và quản trị của nhà lãnh đạo để doanh nghiệp ngày càng phát triển là việc làm hết sức quan trọng. Muốn vậy, thì câu hỏi đặt lên hàng đầu cho các nhà quản trị là làm sao để có được những thông tin hữu ích về họat động kinh doanh của doanh nghiệp, nhằm đưa ra quyết định đúng đắn để doanh nghiệp ngày càng đạt được hiệu quả cao trong kinh doanh. . Do đó, đạt hiệu quả kinh doanh và không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh luôn là vấn đề được quan tâm của các doanh nghiệp và trở thành điều kiện sống còn để doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển trên thương trường. Chính vì vậy, việc phân tích thường xuyên hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sẽ giúp cho các nhà quản trị đánh giá đầy đủ, chính xác mọi diễn biến và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, biết được những mặt mạnh, mặt yếu của doanh nghiệp trong mối quan hệ với môi trường xung quanh, đồng thời biết được các nhân tố ảnh hưởng, mức độ và xu hướng tác động của từng nhân tố đến kết quả kinh doanh, từ đó tìm ra những biện pháp hữu hiệu để không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Làm sao để phát triển những mặt mạnh vốn có của doanh nghiệp, phát huy lợi thế và tiềm năng cũng như có kế hoạch phù hợp để khẳng định vị trí của mình trên thị trường? Xuất phát từ lý luận và thực tiễn của doanh nghiệp tác giả mong muốn được góp một phần công sức của mình cho sự phát triển của doanh nghiệp với đề tài :“Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại hợp tác Kim Hưng -Cần Thơ”. Phân tích kết quả kinh doanh tại Hợp tác Kim Hưng-Cần Thơ GVHD: Ths. Phan Tùng Lâm SVTH: Phạm Văn Chung 2 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Phân tích và đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của hợp tác xã, trên cơ sở đó đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Phân tích kết quả kinh doanh của hợp tác qua 3 năm (2010-2012). - Đánh giá một số chỉ số tài chính để thấy được hiệu quả kinh doanh của hợp tác xã. - Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình lợi nhuận của hợp tác xã. - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của hợp tác xã. 1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1. Phạm vi không gian Đề tài này được nghiên cứu tại Hợp tác Kim Hưng-Cần Thơ. 1.3.2. Phạm vi thời gian Số liệu dùng để phân tích được lấy từ năm 2010-2012 1.3.3. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là phân tích kết quả kinh doanh của hợp tác trong thời gian 3 năm (2010-2012) 1.4. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU - Thực trạng kết quả kinh doanh của hợp tác trong thời gian qua như thế nào? - Những nhân tố nào ảnh hưởng đến lợi nhuận của hợp tác xã? - Cần đề ra những giải pháp gì để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của hợp tác xã? Phân tích kết quả kinh doanh tại Hợp tác Kim Hưng-Cần Thơ GVHD: Ths. Phan Tùng Lâm SVTH: Phạm Văn Chung 3 CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN 2.1.1. Khái quát chung về loại hình doanh nghiệp - hợp tác 2.1.1.1. Khái niệm và đặc điểm Hợp tác (HTX) là một tổ chức kinh tế tập thể được thành lập theo quy định pháp luật bởi các cá nhân, hộ gia đình và các pháp nhân khác ( được gọi là thành viên HTX), họ cùng chia sẻ nhu cầu và quyền lợi chung và tự nguyện đóng góp vốn và lao động để tăng cường sức mạnh tập thể và từng thành viên HTX nhằm hỗ trợ nhau cùng sản xuất, kinh doanh hiệu quả và cải thiện đời sống vật chất, tinh thần, đóng góp vào sự nghiệp phát triển kinh tế và hội quốc gia. Luật sữa đổi bổ sung: hợp tác hoạt động như một doanh nghiệp, có tư cách pháp nhân, vốn tích lũy và vốn của các nguồn khác theo quy định của pháp luật. Các nguyên tắc của hợp tác xã: - Tự nguyện tham gia và rút khỏi HTX - Dân chủ và bình đẳng trong công tác quản lí - Tự chủ, chiệu trách nhiệm cà cùng có lợi - Hợp tác và phát triển cộng đồng Các HTX đều có các đặc trưng như sau:  Các viên cố gắng theo đuổi mục tiêu cải thiện điều kiện kinh tế hội của mình bằng cách phối hợp với nhau.  Các viên cùng sở hữu và vận hành một đơn vị cung cấp cho họ hàng hóa và/hoặc dịch vụ dù có quy mô hoạt động như thế nào thì mục đích của hợp tác cũng nhằm vào việc sử dụng các nguồn lực chung để phát triển sản xuất hoặc có đủ hàng hóa dịch vụ cung cấp ứng cho viên. Phân tích kết quả kinh doanh tại Hợp tác Kim Hưng-Cần Thơ GVHD: Ths. Phan Tùng Lâm SVTH: Phạm Văn Chung 4 2.1.1.2. Điều kiện thành lập và hoạt động của hợp tác Việc thành lập một HTX cần đến một số điều kiện như sau: - Tồn tại nhiều khó khăn mà hạn chế từng người/hộ không thể giải quyết đơn lẻ, cần có một nhóm người năng động đang cùng gặp những khó khăn chung. - Không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc tự giúp đỡ nhau bởi rất khó có được những người khác như gia đình, các tổ chức hội hay nhà nước hỗ trợ các ưu thế viên có được ( như được tiếp cận đến hàng hóa, vật tư đầu vốn, đầu vay, dịch vụ và thị trường) vượt trội so với các nghĩa vụ của viên ( ví dụ: đóng góp các nguồn lực như tiền, thời gian, đất đai, thiết bị …) - Có ít nhất một người trong nhóm có khả năng lãnh đạo và đưa ra sáng kiến để đại diện cho nhóm. Điều kiện thiết yếu cho sự thành công của HTX là người đó phải đáng tin cậy và có uy tín trong cộng đồng. - Không có các quy định về chính trị hoặc pháp lí cản trở nhóm tự lựa chọn và bầu ra những người lãnh đạo của mình, bán sản phẩm hàng hóa, thu lợi nhuận, tự quyết định cách phân phối tiền lãi. Hợp tác là một loại hình tổ chức tự trợ giúp mang tính tham gia; nói một cách khác viên HTX là người chủ với đầy đủ các quyền và nghĩa vụ như tham gia hoạch định mục tiêu, đưa ra quyết định, tham gia kiểm soát hoặc đánh giá quá trình hoạt động của HTX. Mặt khác chính các viên quyết định những dịch vụ HTX cần cung cấp cho mình và hưởng lợi từ chính những gì mà HTX sản xuất ra hoặc nhận được (người sử dụng dịch vụ). HTX cần có những biện pháp khuyến khích viên đóng góp những nguồn lực của riêng họ (vốn, lao động, sản xuất) cho sự phát triển của HTX. Thiếu sự tham gia của các viên là nguyên nhân chính dẫn HTX đến chỗ thất bại. Điều cực kì quan trọng là viên phải hành động cả với tư cách là người sử dụng và người chủ trong quá trình phát triển của HTX thông qua sự tham gia ở 3 cấp độ: + Cùng tham gia đóng góp các nguồn lực (tham gia đầu vào). Ví dụ: góp vốn, lao động, phân phối sản phẩm. + Tham gia vào quá trình tra quyết định về cách tổ chức HTX thông qua đóng góp ý kiến tại Đại hội viên, trong các cuộc họp giữa kì, tham gia vào các nhóm chuyên trách, các ban hoặc đảm nhiệm một vị trí lãnh đạo (nếu được bầu trong ban Quản trị) Phân tích kết quả kinh doanh tại Hợp tác Kim Hưng-Cần Thơ GVHD: Ths. Phan Tùng Lâm SVTH: Phạm Văn Chung 5 + Tham gia vào quá trình tạo ra phúc lợi ( tham gia tạo ra kết quả), bằng cách cùng thảo luận và quyết định việc phân bổ lãi thu được trong năm của HTX cho viên tùy theo mức độ sử dụng dịch vụ, theo vốn cổ phần, mức độ sử dụng các thiết bị, hoặc các dịch vụ chung. Các hợp tác cũng giống như bất kì tổ chức kinh doanh nào, cần phải luôn linh hoạt để thích ứng với mọi hoàn cảnh. Hiện taị HTX và các tổ chức của nó trên toàn thế giới đang đối mặt với yêu cầu phải chuyển đổi và tự điều chỉnh mình để phù hợp với môi trường chính trị và các chính sách kinh tế mới, phù hợp với các điều kiện theo định hướng thị trường và với các yêu cầu ngày càng tăng của viên. Điều đó đồng nghĩa với yêu cầu HTX phải có kiến thức về những phương pháp sản xuất, tổ chức quản lí mới, đặc biệt là cách thức để duy trì và tăng lòng tin, sự cam kết của viên thì nó sẽ nhanh chóng đạt được yêu cầu này thông qua việc tăng cường sự tham gia, sự trao đổi và thông tin cho các viên. 2.1.2. Khái quát chung về phân tích kết quả kinh doanh 2.1.2.1. Khái niệm Phân tích hoạt động kinh doanhquá trình nhận thức và cải tạo hoạt động kinh doanh, một cách tự giác và có ý thức, phù hợp với điều kiện cụ thể và với yêu cầu của các quy luật kinh tế khách quan, nhằm đem lại hiệu quả kinh doanh cao hơn. 2.1.2.2. Ý nghĩa của phân tích hoạt động kinh doanh Là công cụ để kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh thông qua những chỉ tiêu kinh tế đã xây dựng. Cho phép các nhà quản trị nhìn nhận đúng đắn về khả năng, sức mạnh cũng như những hạn chế trong doanh nghiệp của mình. Chính trên cơ sở này các doanh nghiệp sẽ xác định đúng đắn mục tiêu cùng các chiến lược kinh doanh có hiệu quả. Là cơ sở quan trọng để ra các quyết định kinh doanh. Là công cụ quan trọng trong những chức năng quản trị có hiệu quảdoanh nghiệp. Là biện pháp quan trọng để phòng ngừa rủi ro. Hữu dụng cho cả trong và ngoài doanh nghiệp. Phân tích kết quả kinh doanh tại Hợp tác Kim Hưng-Cần Thơ GVHD: Ths. Phan Tùng Lâm SVTH: Phạm Văn Chung 6 2.1.2.3. Nội dung Nội dung của phân tích kết quả kinh doanh là đánh giá quá trình hướng đến kết quả hoạt động kinh doanh, với sự tác động của các yếu tố ảnh hưởng và được biểu hiện thông qua các chỉ tiêu về kinh tế. Phân tích hoạt động kinh doanh không chỉ dừng lại ở đánh giá biến động của kết quả kinh doanh thông qua các chỉ tiêu kinh tế mà còn đi sâu xem xét các nhân tố ảnh hưởng tác động đến sự biến động của chỉ tiêu. 2.1.2.4. Nhịêm vụ Để trở thành một công cụ quan trọng của quá trình nhận thức, hoạt động kinh doanhdoanh nghiệp và là cơ sở cho việc ra các quyết định kinh doanh đúng đắn, phân tích hoạt động kinh doanh có những nhiệm vụ sau: - Kiểm tra và đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh thông qua các chỉ tiêu kinh tế đã xây dựng. - Xác định các nhân tố ảnh hưởng của các chỉ tiêu và tìm nguyên nhân gây nên các mức độ ảnh hưởng đó. - Đề xuất các giải pháp nhằm khai thác tiềm năng và khắc phục những tồn tại yếu kém của quá trình hoạt động kinh doanh. - Xây dựng phương án kinh doanh dựa vào mục tiêu đã định. 2.1.3. Nội dung phân tích 2.1.3.1. Phân tích doanh thu Doanh thu tiêu thụ là chỉ tiêu quan trọng trong phân tích kinh doanh của doanh nghiệp. Khi doanh thu này thay đổi sẽ ảnh hưởng đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhiệm vụ của nhà phân tích là tìm ra nguyên nhân thích đáng để chứng minh cho sự thay đổi doanh thu, từ đó đưa ra biện pháp làm tăng doanh thu tiêu thụ. - Doanh thu bán hàng : Là toàn bộ giá trị sản phẩm hàng hoá, dịch vụ, lao vụ mà doanh nghiệp thực hiện trong kỳ. - Doanh thu thuần: Là doanh thu bán hàng sau khi đã trừ đi các khoản giảm trừ: chiết khấu hàng bán, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, các loại thuế đánh trên doanh thu thực hiện trong kỳ như: thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu… Doanh thu = Giá bán x Số lượng Phân tích kết quả kinh doanh tại Hợp tác Kim Hưng-Cần Thơ GVHD: Ths. Phan Tùng Lâm SVTH: Phạm Văn Chung 7 2.1.3.2. Phân tích tình hình biến động chi phí a. Khái niệm, ý nghĩa, nhiệm vụ phân tích chi phí của doanh nghiệp  Khái niệm Chi phí là những khoản tiền bỏ ra để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Chi phí bao gồm: - Giá vốn hàng bán: Là giá thực tế xuất kho của sản phẩm, bao gồm chi phí nhân công trực tiếp, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí sản xuất chung. - Chi phí thời kỳ: Là những chi phí làm giảm lợi nhuận trong một kỳ nào đó. Nó gồm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.  Ý nghĩa - Biến động chi phí sản xuất sản phẩm phản ánh trình độ điều hành, khai thác, sử dụng tổng hợp các yếu tố sản xuất kinh doanh - Ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành, giá bán và lợi nhuận - Giúp doanh nghiệp ước lượng doanh số bán ra sao cho hoà vốn, đạt được lợi nhuận tối đa.  Nhiệm vụ - Vận dụng các phương pháp phân tích: phân tích đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến giá thành, giá bán sản phẩm của doanh nghiệp. - Nghiên cứu xu hướng biến động của chi phí theo thời gian. - Cung cấp những thông tin cần thiết để định ra giá bán hợp lý. b. Phân tích các khoản mục chi phí chủ yếu  Chi phí sản xuất Là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ lao động, vật hóa và hao phí lao động sống cần thiết mà doanh nghiệp đã bỏ ra để tiến hành hoạt động sản xuất trong một thời kỳ nhất định. Chi phí sản xuất phát sinh và ảnh hưởng đến nhiều kỳ báo cáo, do sự phát sinh và khả năng bù đắp của chi phí này phải trải qua nhiều kỳ sản xuất kinh doanh khác nhau. Phân tích kết quả kinh doanh tại Hợp tác Kim Hưng-Cần Thơ GVHD: Ths. Phan Tùng Lâm SVTH: Phạm Văn Chung 8 Chi phí sản xuất gồm 3 loại: + Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Đây là những chi phí bao gồm chi phí về nguyên liệu, vật liệu chính, vật liệu phụ và vật liệu khác trực tiếp sử dụng cho việc sản xuất ra sản phẩm, dịch vụ, lao vụ của các doanh nghiệp. + Chi phí nhân công trực tiếp: Phản ánh chi phí lao động trực tiếp sản xuất ra sản phẩm, lao vụ, dịch vụ trong các doanh nghiệp. Chi phí này thường bao gồm: chi phí về tiền lương chính, lương phụ, các khoản phụ cấp, tiền bảo hiểm hội… + Chi phí sản xuất chung: Chi phí này phản ánh những chi phí sản xuất chung phát sinh ở các phân xưởng, bộ phận sản xuất của doanh nghiệp. Chi phí này bao gồm: - Chi phí nhân viên phân xưởng - Chi phí điện, nước ở phân xưởng - Chi phí dụng cụ sản xuất - Chi phí khấu hao tài sản cố định - Chi phí dich vụ mua ngoài - Chi phí bằng tiền khác Ba loaị chi phí trên là những chi phí trực tiếp trong quá trình sản xuất, hình thành nên giá thành sản phẩm.  Chi phí thời kỳ Là những dòng phí tổn phát sinh ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận trong kỳ do được khấu trừ vào kỳ tính lợi nhuận . Chi phí thời kỳ liên quan đến số sản phẩm sản xuất ra được tiêu thụ trong kỳ. Chi phí thời kỳ gồm 2 loại : + Chi phí bán hàng: Chi phí này phản ảnh các chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, lao vụ, chi phí này bao gồm: - Chi phí nhân viên bán hàng - Chi phí đóng gói, vận chuyện, quãng cáo, bảo hành sản phẩm. - Chi phí dụng cụ đồ dùng - Chi phí khấu hao tài sản cố định - Chi phí dịch vụ mua ngoài - Chi phí bằng tiền khác Phân tích kết quả kinh doanh tại Hợp tác Kim Hưng-Cần Thơ GVHD: Ths. Phan Tùng Lâm SVTH: Phạm Văn Chung 9 + Chi phí quản lý doanh nghiệp: Chi phí này phản ánh các chi phí quản lý chung của doanh nghiệp gồm các chi phí quản lý kinh doanh, chi phí quản lý hành chánh, chi phí chung khác liên quan đến các hoạt động của doanh nghiệp. Chi phí này bao gồm: - Chi phí nhân viên quản lý - Chi phí vật liệu quản lý - Chi phí đồ dùng văn phòng - Chi phí khấu hao tài sản cố định - Thuế, phí và lệ phí - Chi phí dự phòng - Chi phí dịch vụ mua ngoài - Chi phí bằng tiền khác 2.1.3.3. Phân tích tình hình lợi nhuận của hợp tác a. Khái niệm Lợi nhuận là một khoản thu nhập thuần túy của doanh nghiệp sau khi đã khấu trừ mọi chi phí. Nói cách khác lợi nhuận là khoản tiền chênh lệch giữa tổng doanh thu trừ đi các khoản chi phí. Bất kì một tổ chức nào cũng có mục tiêu để hướng tới, mục tiêu sẽ khác nhau giữa các tổ chức mang tính chất khác nhau. Mục tiêu của tổ chức phi lợi nhuận là công tác hành chính, hội, là mục đích nhân đạo, không mang tính chất kinh doanh. Mục tiêu của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường nói đến cùng là lợi nhuận. Mọi hoạt động của doanh nghiệp đều xoay quanh mục tiêu lợi nhuận, hướng đến lợi nhuận và tất cả vì lợi nhuận. Lợi nhuận của doanh nghiệp gồm có: - Lợi nhuận gộp: là lợi nhuận thu được của doanh nghiệp sau khi lấy tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trừ đi các khoản giảm trừ như giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, chiết khấu thương mại và trừ giá vốn hàng bán. - Lợi nhuận từ hoạt động tài chính: phản ánh hiệu quả của hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này được tính bằng cách lấy thu nhập hoạt động tài chính trừ đi các chi phí phát sinh từ hoạt động này. Lợi nhuận từ hoạt động tài chính bao gồm: Phân tích kết quả kinh doanh tại Hợp tác Kim Hưng-Cần Thơ GVHD: Ths. Phan Tùng Lâm SVTH: Phạm Văn Chung 10 + Lợi nhuận từ hoạt động góp vốn liên doanh. + Lợi nhuận từ hoạt động đầu tư, mua bán chứng khoán ngắn hạn, dài hạn. + Lợi nhuận về cho thuê tài sản. + Lợi nhuận về các hoạt động đầu tư khác. + Lợi nhuận về chênh lệch lãi tiền gửi ngân hàng và lãi tiền vay ngân hàng. + Lợi nhuận cho vay vốn. + Lợi nhuận do bán ngoại tệ. - Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh: là lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh thuần của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này được tính toán dựa trên cơ sở lợi nhuận gộp từ bán hàng và cung cấp dịch vụ cộng lợi nhuận từ hoạt động tài chính trừ chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp phân bổ cho hàng hóa, dịch vụ đã cung cấp trong kì báo cáo. - Lợi nhuận khác: là những khoản lợi nhuận doanh nghiệp không dự tính trước hoặc có dự tính trước nhưng ít có khả năng xảy ra. Những khoản lợi nhuận khác có thể do chủ quan đơn vị hoặc do khách quan đưa tới như thanh lý tài sản cố định… - Lợi nhuận trước thuế: được tính bằng tổng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh và lợi nhuận khác. - Lợi nhuận sau thuế: Là phần lợi nhuận còn lại sau khi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp. b. Các chỉ tiêu về lợi nhuận  Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu: Chỉ tiêu này cho biết có bao nhiêu đồng lợi nhuận trên một đồng doanh thu bán được. Lợi nhuận ròng Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu = x 100% Doanh thu tiêu thụ  Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu: Chỉ tiêu này đo lường mức độ tạo ra lợi nhuận của vốn tự có hay là đo lường mức độ doanh lợi trên mức đầu tư của chủ sở hữu. Lợi nhuận ròng Tỷ suất lợi nhuận trên vốn tự có = x 100% Vốn chủ sở hữu . trải qua nhiều kỳ sản xuất kinh doanh khác nhau. Phân tích kết quả kinh doanh tại Hợp tác xã Kim Hưng-Cần Thơ GVHD: Ths. Phan Tùng Lâm SVTH: Phạm Văn Chung. chiến lược kinh doanh có hiệu quả cho hợp tác xã. Phòng kinh doanh: phụ trách xây dựng chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh, thực hiện các chính sách về kinh doanh,

Ngày đăng: 21/08/2013, 00:25

Hình ảnh liên quan

Bảng 1. MÔ HÌNH MA TRẬN SWOT BÊN TRONG  - Luận văn tốt nghiệp phân tích kết quả kinh doanh tại hợp tác xã Kim Hưng - Cần Thơ

Bảng 1..

MÔ HÌNH MA TRẬN SWOT BÊN TRONG Xem tại trang 15 của tài liệu.
Hình 1. SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY HỢP TÁC XÃ - Luận văn tốt nghiệp phân tích kết quả kinh doanh tại hợp tác xã Kim Hưng - Cần Thơ

Hình 1..

SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY HỢP TÁC XÃ Xem tại trang 19 của tài liệu.
Bảng 2. DOANH THU THEO THÀNH PHẦN - Luận văn tốt nghiệp phân tích kết quả kinh doanh tại hợp tác xã Kim Hưng - Cần Thơ

Bảng 2..

DOANH THU THEO THÀNH PHẦN Xem tại trang 21 của tài liệu.
Hình 2. BIỂU ĐỒ TỔNG DOANH THU - Luận văn tốt nghiệp phân tích kết quả kinh doanh tại hợp tác xã Kim Hưng - Cần Thơ

Hình 2..

BIỂU ĐỒ TỔNG DOANH THU Xem tại trang 22 của tài liệu.
Bảng 3. DOANH THU BÁN HÀNG THEO NHÓM SẢN PHẨM - Luận văn tốt nghiệp phân tích kết quả kinh doanh tại hợp tác xã Kim Hưng - Cần Thơ

Bảng 3..

DOANH THU BÁN HÀNG THEO NHÓM SẢN PHẨM Xem tại trang 23 của tài liệu.
Hình 3. DOANH THU BÁN HÀNG THEO NHÓM SẢN PHẨM - Luận văn tốt nghiệp phân tích kết quả kinh doanh tại hợp tác xã Kim Hưng - Cần Thơ

Hình 3..

DOANH THU BÁN HÀNG THEO NHÓM SẢN PHẨM Xem tại trang 24 của tài liệu.
Bảng 4. DOANH THU THEO THỊ TRƯỜNG - Luận văn tốt nghiệp phân tích kết quả kinh doanh tại hợp tác xã Kim Hưng - Cần Thơ

Bảng 4..

DOANH THU THEO THỊ TRƯỜNG Xem tại trang 25 của tài liệu.
Hình 4. BIỂU ĐỒ DOANH THU THEO THỊ TRƯỜNG - Luận văn tốt nghiệp phân tích kết quả kinh doanh tại hợp tác xã Kim Hưng - Cần Thơ

Hình 4..

BIỂU ĐỒ DOANH THU THEO THỊ TRƯỜNG Xem tại trang 26 của tài liệu.
Bảng 5. BIẾN ĐỘNG CHI PHÍ QUA 3 NĂM 2010 – 2012 - Luận văn tốt nghiệp phân tích kết quả kinh doanh tại hợp tác xã Kim Hưng - Cần Thơ

Bảng 5..

BIẾN ĐỘNG CHI PHÍ QUA 3 NĂM 2010 – 2012 Xem tại trang 27 của tài liệu.
Hình 5. BIỂU ĐỒ BIẾN ĐỘNG CHI PHÍ - Luận văn tốt nghiệp phân tích kết quả kinh doanh tại hợp tác xã Kim Hưng - Cần Thơ

Hình 5..

BIỂU ĐỒ BIẾN ĐỘNG CHI PHÍ Xem tại trang 27 của tài liệu.
3.2.3. Phân tích tình hình lợi nhuận của doanh nghiệp - Luận văn tốt nghiệp phân tích kết quả kinh doanh tại hợp tác xã Kim Hưng - Cần Thơ

3.2.3..

Phân tích tình hình lợi nhuận của doanh nghiệp Xem tại trang 29 của tài liệu.
Hình 6. BIỂU ĐỒ LỢI NHUẬN SAU THUẾ - Luận văn tốt nghiệp phân tích kết quả kinh doanh tại hợp tác xã Kim Hưng - Cần Thơ

Hình 6..

BIỂU ĐỒ LỢI NHUẬN SAU THUẾ Xem tại trang 30 của tài liệu.
Bảng 8. TỶ SỐ HIỆN HÀNH - Luận văn tốt nghiệp phân tích kết quả kinh doanh tại hợp tác xã Kim Hưng - Cần Thơ

Bảng 8..

TỶ SỐ HIỆN HÀNH Xem tại trang 31 của tài liệu.
Bảng 7. VỐN LUÂN CHUYỂN - Luận văn tốt nghiệp phân tích kết quả kinh doanh tại hợp tác xã Kim Hưng - Cần Thơ

Bảng 7..

VỐN LUÂN CHUYỂN Xem tại trang 31 của tài liệu.
3.2.4.2 Các tỷ số quản trị nợ - Luận văn tốt nghiệp phân tích kết quả kinh doanh tại hợp tác xã Kim Hưng - Cần Thơ

3.2.4.2.

Các tỷ số quản trị nợ Xem tại trang 33 của tài liệu.
Bảng 11. TỶ SỐ NỢ TRÊN TÀI SẢN CÓ - Luận văn tốt nghiệp phân tích kết quả kinh doanh tại hợp tác xã Kim Hưng - Cần Thơ

Bảng 11..

TỶ SỐ NỢ TRÊN TÀI SẢN CÓ Xem tại trang 34 của tài liệu.
Bảng 13. THỜI GIAN THU TIỀN BÁN HÀNG - Luận văn tốt nghiệp phân tích kết quả kinh doanh tại hợp tác xã Kim Hưng - Cần Thơ

Bảng 13..

THỜI GIAN THU TIỀN BÁN HÀNG Xem tại trang 35 của tài liệu.
Bảng 14: TỶ SỐ LUÂN CHUYỂN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH - Luận văn tốt nghiệp phân tích kết quả kinh doanh tại hợp tác xã Kim Hưng - Cần Thơ

Bảng 14.

TỶ SỐ LUÂN CHUYỂN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH Xem tại trang 36 của tài liệu.
Từ bảng số liệu trên ta thấy, tỷ số luân chuyển tài sản cố định của hợp tác - Luận văn tốt nghiệp phân tích kết quả kinh doanh tại hợp tác xã Kim Hưng - Cần Thơ

b.

ảng số liệu trên ta thấy, tỷ số luân chuyển tài sản cố định của hợp tác Xem tại trang 36 của tài liệu.
Từ bảng kết quả hoạt động kinh doanh và bảng cân đối kế toán, ta tính toán được bảng sau: - Luận văn tốt nghiệp phân tích kết quả kinh doanh tại hợp tác xã Kim Hưng - Cần Thơ

b.

ảng kết quả hoạt động kinh doanh và bảng cân đối kế toán, ta tính toán được bảng sau: Xem tại trang 37 của tài liệu.
Bảng 16. CÁC CHỈ SỐ KHẢ NĂNG SINH LỜI - Luận văn tốt nghiệp phân tích kết quả kinh doanh tại hợp tác xã Kim Hưng - Cần Thơ

Bảng 16..

CÁC CHỈ SỐ KHẢ NĂNG SINH LỜI Xem tại trang 37 của tài liệu.
Bảng 17. SẢN LƯỢNG TIÊU THỤ THEO TỪNG NHÓM HÀNG - Luận văn tốt nghiệp phân tích kết quả kinh doanh tại hợp tác xã Kim Hưng - Cần Thơ

Bảng 17..

SẢN LƯỢNG TIÊU THỤ THEO TỪNG NHÓM HÀNG Xem tại trang 39 của tài liệu.
Hình 8. BIỂU ĐỒ SẢN LƯỢNG TIÊU THỤ THEO NHÓM HÀNG - Luận văn tốt nghiệp phân tích kết quả kinh doanh tại hợp tác xã Kim Hưng - Cần Thơ

Hình 8..

BIỂU ĐỒ SẢN LƯỢNG TIÊU THỤ THEO NHÓM HÀNG Xem tại trang 40 của tài liệu.
Bảng 18. GIÁ BÁN BÌNH QUÂN THEO TỪNG NHÓM HÀNG - Luận văn tốt nghiệp phân tích kết quả kinh doanh tại hợp tác xã Kim Hưng - Cần Thơ

Bảng 18..

GIÁ BÁN BÌNH QUÂN THEO TỪNG NHÓM HÀNG Xem tại trang 41 của tài liệu.
Hình 9. BIỂU ĐỒ GIÁ BÁN BÌNH QUÂN THEO NHÓM HÀNG - Luận văn tốt nghiệp phân tích kết quả kinh doanh tại hợp tác xã Kim Hưng - Cần Thơ

Hình 9..

BIỂU ĐỒ GIÁ BÁN BÌNH QUÂN THEO NHÓM HÀNG Xem tại trang 41 của tài liệu.
Bảng 19. TỶ SUẤT LÃI GỘP THEO TỪNG NHÓM HÀNG - Luận văn tốt nghiệp phân tích kết quả kinh doanh tại hợp tác xã Kim Hưng - Cần Thơ

Bảng 19..

TỶ SUẤT LÃI GỘP THEO TỪNG NHÓM HÀNG Xem tại trang 42 của tài liệu.
thể hiện trong bảng 21. - Luận văn tốt nghiệp phân tích kết quả kinh doanh tại hợp tác xã Kim Hưng - Cần Thơ

th.

ể hiện trong bảng 21 Xem tại trang 42 của tài liệu.
Hình 10. BIỂU ĐỒ TỶ SUẤT LÃI GỘP THEO NHÓM HÀNG - Luận văn tốt nghiệp phân tích kết quả kinh doanh tại hợp tác xã Kim Hưng - Cần Thơ

Hình 10..

BIỂU ĐỒ TỶ SUẤT LÃI GỘP THEO NHÓM HÀNG Xem tại trang 43 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan