kinh tế V N dưới nhận xét của chuyên gia N N

8 374 0
kinh tế V N dưới nhận xét của chuyên gia N N

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Thực trạng Nền kinh tế Việt Nam theo đánh giá của các chuyên gia Bài 1: Việt Nam giữ vững tiến trình trong 2 cơn bão lớn Hai cơn bão lớn cùng đổ bộ Theo chuyên gia kinh tế Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), tăng trưởng ấn tượng của Việt Nam trong thời gian qua kéo theo những hiệu ứng phụ như tăng trưởng quá nóng ở một số bộ phận của nền kinh tế, tăng đột biến kim ngạch nhập khẩu, sự thiếu hụt cơ sở hạ tầng, nhân lực chất lượng cao. Dòng tiền chảy vào Việt Nam mạnh gây bùng nổ nhu cầu tiêu dùng, xây dựng và bùng nổ thị trường chứng khoán (TTCK) giữa năm 2007 và bong bóng thị trường bất động sản thời gian gần đây. Nhu cầu trong nước tăng mạnh cùng mức thanh khoản cao tạo áp lực ngày càng cao đối với lạm phát. Tỷ lệ lạm phát trung bình hằng năm từ 3,1% năm 2003 lên tới 7,8% năm 2004 và duy trì mức cao này trong những năm tiếp theo, cao hơn trung bình khu vực. Trong khi đó, vào thời điểm năm 2000, tỷ lệ lạm phát của Việt Nam thấp hơn khu vực, và là thiểu phát. Giá lương thực tăng nhanh hơn so với mức tăng của cả rổ hàng hóa. Việc tăng giá, đặc biệt giá lương thực ảnh hưởng đến người nghèo, nhất là người nghèo đô thị, những người sử dụng phần lớn thu nhập cho mua hàng hóa thực phẩm mà không phải cho giáo dục hay y tế và không có cơ hội tiếp cận lương thực dễ dàng như người nghèo nông thôn. Hơn nữa, người nghèo nông thôn có khả năng hưởng lợi từ việc mua bán lương thực trong bối cảnh tăng giá, tạo yếu tố triệt tiêu ảnh hưởng lạm phát. Tỷ lệ lạm phát tăng cũng làm suy yếu năng lực cạnh tranh của Việt Nam. Tỷ giá hối đoái danh nghĩa đã giảm từ từ đến cuối 2007 và tỷ giá hối đoái thực, chỉ số thực ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các ngành công nghiệp Việt Nam so với ngành công nghiệp Mỹ tăng nhiều từ tháng 3/2004. Lạm phát của Việt Nam tương đối cao hơn so với lạm phát ở Mỹ. Hệ số lạm phát triệt tiêu thay đổi tỷ giá danh nghĩa, dẫn đến tăng tỷ giá thực. Đồng thời với cơn bão lạm phát, ông Bahodr Ganiev, chuyên gia ABD phân tích, sự suy giảm kinh tế toàn cầu bắt đầu từ suy thoái kinh tế Mỹ cũng đổ bộ và gây ảnh hưởng lớn đến Việt Nam. Những diễn biến này ảnh hưởng bất lợi tới Việt Nam. Sự thay đổi mạnh ở TTCK thế giới ảnh hưởng đến sự biến động của TTCK Việt Nam. Giá tăng gây áp lực lên lạm phát, ít nhất trong ngắn hạn. Sự phát triển của các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam suy giảm dẫn đến chậm lại tốc độ tăng xuất khẩu và đà tăng trưởng GDP. Do các quốc gia chủ đạo có tốc độ tăng trưởng chậm lại, đặc biệt là những nước có tiền đổ vào Việt Nam và những nước có đông người Việt Nam sinh sống, nên lượng kiều hối từ cộng đồng người Việt cũng sẽ giảm. Thâm hụt tài khoản vãng lai sẽ tăng lên, thặng dư tài khoản thanh toán giảm, thặng dư cán cân thanh toán giảm. Việt Nam giữ vững tiến trình trong bão Ông Konishi, Giám đốc quốc gia ADB tại Việt Nam giả định rằng Chính phủ sẽ duy trì định hướng chính sách chống lạm phát cho tới khi lạm phát được giải quyết; sự phối hợp và tính đồng bộ của các chính sách vĩ mô sẽ được cải thiện; thắt chặt ngân sách cần đồng bộ với thắt chặt chính sách tài khóa và sự linh hoạt của chính sách tỷ giá; thắt chặt tiền tệ không gây ra vấn đề nghiêm trọng nào đối với hệ thống tài chính và sẽ không có nguy cơ về các cú sốc cung, đặc biệt là cung hàng hóa; ví dụ, không xảy ra dịch lớn như cúm gà, lở mồm long móng với gia súc, kinh tế Việt Nam năm 2008 sẽ đạt tăng trưởng 7%. Từ đó, ông đưa ra các dự báo về kinh tế như sau: Chỉ số lạm phát bình quân kỳ 2008 sẽ khoảng 18,3% và đến 2009 là 10,2%. Nếu tính lạm phát cuối năm so với năm trước, chỉ số lạm phát của Việt Nam năm 2008 là 15,6% và năm 2009 xuống còn 7,6%. Tốc độ tăng xuất khẩu dự báo vẫn ở mức 18,7% và tăng lên 23,5% vào 2009. Cán cân vãng lai sẽ nới rộng mức thâm hụt lên -10,3% và lên -9,4% vào 2009. Ông Ayumi Konishi nhấn mạnh "Việt Nam cần duy trì sự ổn định kinh tế vĩ mô, đồng thời xây dựng khả năng vững chắc của nền kinh tế nhằm duy trì sự tăng trưởng kinh tế bền vững ở tầm trung và dài hạn. Điều quan trọng là Việt Nam nhận ra sự tăng trưởng tương quan so với các nước láng giềng cũng như điều tiết các chính sách kinh tế đáp ứng được những tình huống bất ngờ nhằm duy trì tiến trình tăng trưởng dài hạn của đất nước".Con số 7% tăng trưởng không cao nhưng so với mặt bằng kinh tế thế giới suy giảm là không tệ. Ông Konishi lưu ý Việt Nam cần có sự phối hợp đồng bộ trong các giải pháp trong chống lạm phát. Đến giữa tháng 3/2008, việc phối hợp vẫn chưa tốt. Chính sách tài khóa vẫn chưa rõ định hướng, mục tiêu chủ đạo. "Việt Nam cần phối hợp chặt giữa chính sách giá, tiền tệ và tài khóa. Chính sách tiền tệ chặt chưa đủ. Ngoài ra Chính phủ cũng cần giảm thiểu những xáo trộn và gánh nặng đối với các ngân hàng và cả nền kinh tế". Theo ADB, trong quá trình này, Việt Nam không nên cắt giảm đầu tư công mà nên cải thiện hiệu quả đầu tư công và bảo vệ lợi ích của người nghèo. Việt Nam cũng cần tiếp tục tiến trình cải cách theo hướng thị trường, tăng cường quản lý dòng vốn, nâng cao năng lực thể chế của các cơ quan Chính phủ và năng lực của những người có trách nhiệm quản lý chính sách kinh tế vĩ mô. Đối với khu vực tài chính, cần tăng cường cơ chế đảm bảo an toàn, giám sát. Sau khi giảm tốc do ảnh hưởng của những cơn bão đổ bộ vào thị trường, nền kinh tế Việt Nam có nhiều khả năng tăng trưởng trở lại. Việt Nam có nền tảng kinh tế vững mạnh trên cơ sở 20 năm Đổi mới, phát triển và những yếu tố này vẫn duy trì ngay cả trong giai đoạn khó khăn này. Đầu tư nước ngoài sẽ vẫn tiếp tục vào vì thị trường nội địa Việt Nam còn tiềm ẩn nhiều tiềm năng.(Vietnam Net ngày 3/4/2008) Bài 2: Kinh tế Việt Nam đang “sốt” Dù rất hạn chế đưa ra các quan điểm khi đánh giá về tình hình kinh tế của Việt Nam thời gian vừa qua nhưng chuyên gia kinh tế trưởng của WB tại Việt Nam, ông Martin Rama cũng thừa nhận nền kinh tế Việt Nam đang “sốt”, mà nguyên nhân sâu xa của tình trạng này là do “Tam pháp bất khả thi” Trong buổi công bố báo cáo cập nhật kinh tế Việt Nam và khu vực ngày 1/4/2008 tại Hà Nội, ông đưa ra hai khả năng cho mức độ tăng trưởng của Việt Nam. Theo phương án cơ bản, tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ đạt 8,0% năm 2008 này và tăng lên 8,5% trong năm 2009. Còn theo phương án thấp, tăng trưởng GDP sẽ hạ xuống còn 7,5% năm 2008 và nhích lên 8,1% vào năm 2009. WB đưa ra 5 cách phá vỡ thế “tam pháp” DỰ BÁO CHO VIỆT NAM 2007 2008 Estimated 2009 Estimated Phương án cơ bản + Tăng trưởng GDP (%) 8,5 8,0 8,5 + Tăng trưởng xuất khẩu (%) 21,9 22 22 + Tăng trưởng đầu tư cố định (%) 10,1 10,8 11,0 + Tài khoản vãng lai (% của GDP) -9,7 -9,0 -8,2 + Cân đối ngân sách Nhà nước (% của GDP) -1,0 -2,0 -2,0 Phương án thấp + Tăng trưởng GDP (%) 8,5 7,5 8,1 + Tăng trưởng xuất khẩu (%) 21,9 18,0 20,0 + Tăng trưởng đầu tư cố định (%) 10,1 10,1 10,3 Xuất khẩu vẫn là thế mạnh của Việt Nam Theo chuyên gia kinh tế trưởng của WB, Phương án cơ bản có cơ sở vững hơn cả. Ông cũng cho rằng Việt Nam sẽ không phải là quốc gia chịu ảnh hưởng mạnh nhất của việc nền kinh tế thế giới phát triển chậm lại. Xuất khẩu của Việt Nam đã tăng ổn định (20-21% trong vòng ba năm qua). Vì thế, Việt Nam không phải là nhà xuất khẩu bị loại ra hay chịu ảnh hưởng xấu mà sẽ là nhà xuất khẩu được hưởng lợi từ tình hình phát triển hiện nay của kinh tế thế giới. Vấn đề mà Việt Nam cần quan tâm chính là các dòng vốn, trong đó đặc biệt quan tâm đến thị trường cầm cố. Thị trường này mặc dù rất nhỏ so với toàn bộ nền tài chính nhưng tác động của nó có thể lây lan sang khu vực khác. Cụ thể như thị trường cầm cố liên quan đến cho vay mua bất động sản có thể lan sang các loại tài sản khác (như thẻ tín dụng). Nền kinh tế Việt Nam đang bộc lộ những dấu hiệu tăng trưởng quá nóng. Biểu hiện rõ rệt nhất ở tỉ lệ lạm phát tăng mạnh từ mức 6,6% (tháng 12/2006) tới 15,7% tính đến tháng 2/2008. Bên cạnh đó là tình trạng thâm hụt tài khoản vãng lai ở mức đáng ngại (ước tính vào khoảng 9,3 tới 9,7% GDP năm vừa qua); giá tài sản tăng rất cao, thể hiện ở giá nhà đất tăng quá nhanh, có nguy cơ tạo ra tình trạng “bong bóng” trên thị trường bất động sản. Xu hướng này tiếp nối một đợt “bong bóng” trên TTCK đã xảy ra vào đầu năm 2007. Về nguyên nhân của nền kinh tế nóng hiện nay của Việt Nam, bên cạnh việc bị ảnh hưởng của tình trạng lạm phát bên ngoài, trong đó có “Hiệu ứng Trung Quốc” dẫn đến việc giá cả hàng hoá nông sản và nguyên vật liệu thế giới tăng cao, tình trạng này còn do ba biện pháp là chu chuyển dòng vốn, tỷ giá cố định và chính sách tiền tệ độc lập tạo thành bộ ba “Tam pháp bất khả thi”. Biểu hiện cụ thể là khi Ngân hàng nhà nước mua vốn vào để duy trì tỷ giá thì đồng thời cũng làm ảnh hưởng đến tính thanh khoản của tiền Đồng trong nền kinh tế. Tính thanh khoản có thể được nâng cao nhờ nghiệp vụ trung hoà, song NHNN gần như đã bán hết trái phiếu Chính phủ. Lượng cung tiền có thể bị thắt chặt bằng cách bán hối phiếu của NHNN, song tỷ giá được đưa ra lại không mấy hấp dẫn. Bên cạnh đó, tín dụng tăng hơn 50% trong năm 2007 vừa qua đã góp phần làm tăng giá, tăng nhập khẩu và tạo “bong bóng” bất động sản. Không nên dùng liệu pháp “sốc” Theo ông Martin Rama, để phá vỡ thế “Tam pháp bất khả thi”, Việt Nam nên áp dụng liệu pháp nhẹ nhàng tránh làm “vỡ vụn” một trong ba “tam pháp” đó. “Hãy để cho lãi suất tăng lên và thả nổi tỉ giá hối đoái, không đưa ra biện pháp quá mạnh để giá cả quá cao hay quá thấp. Mỗi khía cạnh của “tam pháp” này đều phải can thiệp ở mức độ chấp nhận được”. Tam pháp bất khả thi cần được xoá bỏ, song phải kiểm soát được chi phí đối với nền kinh tế. Chính vì vậy, ngoài các biện pháp nêu trên, ông Martin Rama đã đưa ra 5 biện pháp cụ thể để cắt giảm chi phí nhằm giảm bớt sức ép đối với nền kinh tế. Một là, chấm dứt tình trạng “bong bóng” trên thị trường nhà đất. Theo đó, việc giám sát hoạt động ngân hàng và quy định mức trần cho vay mua bất động sản có thể giúp kiềm chế lạm phát. Tuy nhiên, việc đặt mức trần cho vay cũng có thể làm chậm lại tốc độ phát triển đô thị và đầu tư cho nhà đất, khu công nghiệp. Một cách thức quyết liệt khác để ngăn ngừa tình trạng đầu cơ là đưa ra các quy định mới về thuế tài sản. Hai là, chính sách hướng nhiều hơn vào cơ chế thị trường. Hiện nay, đã có biện pháp cắt giảm tín dụng vận hành thông qua việc bán trái phiếu của NHNN. Tuy nhiên, một số cơ quan nhà nước (trong đó có Bảo hiểm xã hội Việt Nam) hiện đang nắm giữ một phần vốn khả dụng đáng kể trong các NHTM. Một cơ chế quản lý quỹ dự trữ hưu trí hiện đại hơn sẽ đòi hỏi BHXH Việt Nam phải mua vào trái khoán trao đổi được. Lượng mua vào của BHXH Việt Nam trên thị trường nội địa có thể giúp hợp nhất trái khoán (có hàng trăm loại nhỏ khác nhau). Ba là, siết chặt hoạt động vay vốn của khu vực công. Tuy nhiên, ông Rama cũng lưu ý rằng thắt chặt chi tiêu của khu vực công không phải là giải pháp tốt nhất. “Nếu xuất khẩu giảm mạnh thì chi tiêu công cũng bị duy trì ở mức thấp làm cho các hoạt động của nền kinh tế không triển khai được nữa; và như vậy đây cũng không phải là một giải pháp tốt” Bốn là, tách rời ảnh hưởng của đồng đôla Mỹ. “Nếu muốn đảm bảo Việt Nam là quốc gia xuất khẩu có tính cạnh tranh lớn thì cần đảm bảo khả năng cạnh tranh của Việt Nam theo giỏ ngoại tệ chung. Kiến nghị rõ ràng của chúng tôi với Việt Nam là nên dựa vào cả giỏ ngoại tệ chứ không chỉ dựa vào một đồng Đôla Mỹ” Năm là, quản lý dòng vốn. Theo ông Rama, có khoảng 3-4 tỉ USD vốn vào Việt Nam hiện không xác định được là vốn ngắn hạn hay dài hạn. Với luồng vốn vào lớn như vậy, Việt Nam cần đảm bảo có luồng vốn đầu tư dài hạn nhiều hơn. Theo đó, việc cấp phép cho các quỹ đầu tư dựa trên mục đích hoạt động có thể là một cách để từ chối các nguồn vốn ngắn hạn. Những khuyến nghị từ các chuyên gia quốc tế luôn là thông tin quan trọng để Việt Nam tham khảo. (Thời báo Kinh tế Việt Nam ngày 2/4/2008) Bài 3: World Bank dự báo gì về kinh tế Việt Nam năm nay? “World Bank dự báo kinh tế Việt Nam năm 2008 sẽ giảm 0,5% so với năm 2007 nhưng sẽ tăng trở lại vào năm 2009” Những điểm chính trong báo cáo mới nhất của Ngân hàng Thế giới (WB) về tình hình kinh tế khu vực Đông Á, trong đó có Việt Nam: Đánh giá kinh tế Việt Nam năm 2007 Tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2007 đạt 8,5%, như vậy đây là năm thứ ba liên tiếp kinh tế Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng trên 8%. Hoạt động kinh doanh tại Việt Nam vẫn tiếp tục được cải thiện, tỷ lệ đầu tư của nền kinh tế đạt 40,4% so với GDP. Sự tăng trưởng đã được thúc đẩy bởi nhân tố tư nhân, trong đó có 59 nghìn doanh nghiệp được thành lập trong năm qua, tăng 26% so với năm trước. Vốn đầu cam kết đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tăng gần gấp đôi, lên 20,3 tỷ USD. Trong khi đó, tính đến năm 2007, vốn hoá thị trường chứng khoán đạt 43% GDP (hai năm trước mới đạt 1,5% GDP). Mức dự trữ ngoại hối đã tăng từ 10 tỷ lên 21,6 tỷ USD, tương đương 30,2 % GDP hay 3,3 tháng nhập khẩu. Xuất khẩu (không tính dầu thô) tăng 27%, đưa tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 48,5 tỷ USD, đạt hơn 68% GDP. Tuy nhiên, nền kinh tế cũng xuất hiện một số vấn đề “nóng bỏng” như lạm phát, cán cân thanh toán thiếu hụt, sự tăng nóng của lĩnh vực tín dụng, mức tăng trưởng nhanh của thị trường chứng khoán và sự tăng mạnh của thị trường bất động sản đang tạo ra nguy cơ “bong bóng”. Dự báo kinh tế Việt Nam năm 2008 World Bank dự báo kinh tế Việt Nam năm 2008 sẽ giảm 0,5% so với năm 2007 nhưng sẽ tăng trở lại vào năm 2009. Cụ thể, theo phương án dự báo cơ bản, tốc độ tăng trưởng GDP năm 2008 ước tính đạt 8% và 8,5% vào năm 2009. Theo phương án thấp, các con số này lần lượt là 7,5% và 8,1%. Đáng chú ý, dự báo của World Bank về mức tăng chỉ số giá tiêu dùng trong năm 2008 sẽ bằng năm 2007 với mức 12,6% và sẽ giảm xuống còn 9% vào năm 2009. Đề cập đến cán cân thương mại, World Bank dự báo mức thâm hụt trong cán cân thương mại năm 2008 là 15,9 tỷ USD, trong đó xuất khẩu dự kiến đạt 59,2 tỷ USD, nhập khẩu ước đạt 75,2 tỷ USD. Về nhân tố nợ nước ngoài, năm 2008 nợ nước của ngoài của Việt Nam là 24,8 tỷ USD, tăng 2,4 tỷ USD so với năm 2007 và sẽ tăng thêm 2 tỷ USD vào năm 2009. Như vậy, theo dự báo của World Bank, tỷ lệ nợ nước ngoài của Việt Nam năm 2008 sẽ bằng 30,5% GDP, giảm 1,1% so với năm 2007. Cuối cùng, mức dự trữ ngoại tệ của Việt Nam năm 2008 sẽ đạt 22,1 tỷ USD, tăng 0,5 tỷ USD so với năm 2007. Trong khi đó mức dự báo tăng trưởng tín dụng của Việt Nam sẽ ở mức 30,0% năm nay và năm 2009, dù năm ngoái, mức tăng trưởng tín dụng lên đến 53,9%. Tăng trưởng kinh tế khu vực Đông Á - Thái Bình Dương (Đơn vị: %) Nền kinh tế 2007 2008 Estimated 2009 Estimated Nhật Bản 2,1 1,5 2,0 Trung Quốc 11,4 9,4 9,2 Hàn Quốc 4,9 4,6 5,0 Hồng Kông 6,3 4,8 5,1 Singapore 7,7 5,2 5,9 Đài Loan (Trung Quốc) 5,7 4,3 4,6 Indonesia 6,3 6,0 6,4 Malaysia 6,3 5,5 5,9 Philipinnes 7,3 5,9 6,1 Thái Lan 4,8 5,0 5,4 Việt Nam 8,5 8,0 8,5 Các nền kinh tế nhỏ khác 6,6 6,4 6,1 Nguồn: WB / Ghi chú: E là ước tính; Các nền kinh tế nhỏ bao gồm các nước: Lào, Campuchia, Đông Timor, Mông Cổ, Fuji, Kiribati, Marshall Islands, Micronesia, Palau, Papua New Guinea, Samoa, Solomon Islands, Tonga, Vanuatu. Các chỉ tiêu chính của Việt Nam Chỉ tiêu 2006 2007 2008E 2009E Tăng trưởng GDP (%) 8,2 8,5 8,0 8,5 Chỉ số sản xuất công nghiệp (%) 17,0 17,1 16,8 17,2 Tỷ lệ thất nghiệp (% khu vực thành phố) 4,8 4,6 4,5 4,5 Chỉ số giá tiêu dùng (%) 7,5 12,6 12,6 9,0 Cán cân thương mại (tỷ USD) -5,1 -14,2 -16,0 -17,6 Xuất khẩu (tỷ USD) 39,8 48,5 59,2 72,3 Nhập khẩu (tỷ USD) 44,9 62,7 75,2 89,9 Nợ nước ngoài (tỷ USD) 19,2 22,4 24,8 26,8 % tỷ lệ nợ nước ngoài so với GDP 31,5 31,6 30,5 30,2 Dự trữ, bao gồm vàng (tỷ USD) 11,5 21,6 22,1 22,7 Tăng trưởng tín dụng (%) 25,4 53,9 30,0 30,0 Lãi suất ngắn hạn (%-3 tháng) 7,9 8,9 9,0 8,5 Nguồn: WB - GSO,SBV,IMF / Ghi chú: E là ước tính. (VnEconomy 1/4/2008) Bài 4: Hơn một năm Việt Nam gia nhập WTO Nhiều tác động tích cực và tiêu cực đến nền kinh tế Tại hội thảo “Tác động từ việc gia nhập WTO tới kinh tế và xã hội Việt Nam” do Bộ Công Thương phối hợp với Uỷ ban châu Âu (EC) tổ chức tại Hà Nội ngày 2/4/2008, các diễn giả gồm các chuyên gia kinh tế trong và ngoài nước đã phân tích và đánh giá về tất cả những tác động tích cực và tiêu cực đến nền kinh tế nước ta sau hơn một năm Việt Nam là thành viên của WTO. Đánh giá tác động: không chỉ xem xét từ việc gia nhập WTO Theo Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Thành Biên, Bên cạnh những chuyển biến hết sức tích cực của nền kinh tế Việt Nam trong năm 2007 như tăng trưởng GDP, xuất khẩu, sản lượng công nghiệp tăng mạnh, vốn đầu tư nước ngoài đạt kỷ lục, thị trường chứng khoán phát triển mạnh…., chúng ta đã và đang phải đối mặt với những vấn đề hết sức khó khăn như tỷ lệ lạm phát phi mã, thâm hụt thương mại tăng kỷ lục. Năm 2008, những khó khăn này dường như trầm trọng hơn cùng với nhịp biến động hàng ngày của các chỉ số kinh tế thế giới. Theo quan điểm chung của các chuyên gia kinh tế, không thể đánh giá được tác động từ việc gia nhập WTO đến kinh tế và xã hội Việt Nam nếu chỉ xem xét từ tác động của việc gia nhập WTO. Theo ông Antonio Berenguer, Tham tán thương mại Phái đoàn EC tại Việt Nam thì Đánh giá tác động đến kinh tế, nhất là về thương mại là điều không thể, bởi trước khi gia nhập WTO, Việt Nam đã ký nhiều hiệp định thương mại song phương và đa phương như Hiệp định thương mại Việt – Mỹ, mở cửa thị trường với EU…. Hơn một nửa luồng thương mại vào Việt Nam là từ một số hiệp định ngoài WTO như Hiệp định định AFTA. Do vậy, rất khó có thể tách bạch được đâu là tác động từ WTO, đâu là tác động từ các hiệp định thương mại song phương và khu vực. Ngoài ra, còn có nhiều yếu tố không liên quan nhưng lại tác động đến thương mại, chẳng hạn như những biến động về giá cả trên thế giới, suy thoái kinh tế Mỹ hay sự sụt giảm của thị trường chứng khoán . Tiến sỹ Lê Đăng Doanh cũng nhận định rằng Rất khó tách bạch đâu là thuần tuý tác động của WTO, đâu là tác động của Hiệp định thương mại Việt – Mỹ, đâu là tác động của lịch trình AFTA, đâu là tác động của quan hệ Việt-Trung. Trong các tác động tích cực và tiêu cực thì cũng rất khó phân biệt được đâu là tác động thuần tuý của Tổ chức WTO, đâu là tác động của giá dầu tăng, giá lương thực tăng và giá của nhiều mặt hàng cũng tăng. Tác động chủ yếu là tích cực Tuy nhiên, nhìn chung các ý kiến đều cho rằng các tác động của việc gia nhập WTO đối với kinh tế và xã hội Việt Nam chủ yếu là tích cực. Theo tiến sỹ Lê Đăng Doanh, tích cực thứ nhất là khả năng tiếp cận thị trường của Việt Nam đã mở hơn trước. Thứ hai là Chính phủ đã cam kết và bày tỏ quyết tâm, có chương trình hành động để tiếp tục cải cách, chấp nhận cạnh tranh quốc tế với các nguyên tắc đối xử quốc gia bình đẳng hơn. Một thuận lợi nữa là vị thế về mặt pháp lý của các doanh nghiệp Việt Nam khi gặp tranh chấp về thương mại mà được giải quyết không thoả đáng thì có thể đưa ra Hội đồng giải quyết tranh chấp của WTO. Luồng vốn nước ngoài vào Việt Nam tăng lên rõ rệt, đầu tư trong nước cũng tăng lên mạnh mẽ, chất lượng đầu tư cũng cao hơn… Ông Antonio Berenguer cũng nhận xét rằng Nếu nhìn nhận ở khía cạnh khả quan và tích cực thì nhiều nước trên thế giới đánh giá tốt về Việt Nam vì Việt Nam đã nhận được 20,7 tỷ USD đầu tư trực tiếp nước ngoài trong năm đầu tiên gia nhập WTO. Bên cạnh đó, vốn đầu tư gián tiếp cũng rất lớn, và còn có 5-7 tỷ USD kiều hối từ nước ngoài gửi về, tổng cộng đạt trên 30 tỷ USD.Con số này lớn hơn cả của Ấn Độ - một nước rộng lớn hơn Việt Nam rất nhiều. Đánh giá về những tác động tiêu cực, các chuyên gia đều cho rằng tác động thấy rõ nhất là Việt Nam chưa sẵn sàng để tiêu thụ được một khối lượng vốn lớn, kết cấu hạ tầng còn nhiều bất cập. Từ một đất nước có nhiều lao động được đánh giá cao, Việt Nam trở thành một nước khan hiếm về lao động; tương tự, Việt Nam từ một nước thiếu vốn trở thành một nước ứ đọng vốn không “tiêu hoá” được. Do chuẩn bị về mặt cạnh tranh chưa được tốt nên một số doanh nghiệp, chẳng hạn như các doanh nghiệp điện tử, dệt may, đã bắt đầu gặp khó khăn ngay; khung pháp luật cũng chưa đầy đủ, chẳng hạn như các siêu thị được mở rộng tới đâu, các rào cản kỹ thuật như thế nào. Trong khi đó, các nước khác như Nhật Bản, Hàn Quốc vào WTO từ lâu nhưng không có một siêu thị nào của nước ngoài vào được bởi họ đưa ra những quy định kỹ thuật, và trong thời gian đưa ra những quy định kỹ thuật ấy thì họ thúc đẩy trong nước đầu tư vào siêu thị. Chẳng hạn, Nhật Bản quy định siêu thị này phải cách siêu thị kia 60 km, khi các rào cản kỹ thuật hết hiệu lực thì hệ thống siêu thị đã ổn định, các nhà đầu tư nước ngoài không thể chen chân vào được nữa. Giáo sư Claudio Dordi, chuyên gia EU đã tóm lược như sau: Những tác động tích cực từ việc gia nhập WTO thường không lượng hoá được, còn những tác động tiêu cực lại là mặt trái của tấm huy chương. Cải cách do yêu cầu của WTO làm nền kinh tế Việt Nam tự do hơn nhưng lại càng nhạy cảm và dễ bị ảnh hưởng bởi các cú sốc bên ngoài, ví dụ như lạm phát và cạnh tranh tăng lên. Gia nhập WTO và hội nhập đầy đủ vào nền kinh tế thế giới buộc Chính phủ Việt Nam phải cẩn trọng trong việc hoạch định chính sách kinh tế và thương mại. Tất nhiên, tự do hoá thương mại qua kênh đa phương WTO hoặc qua các kênh hội nhập khu vực và song phương khác mang lại nhiều lợi ích chung cho nền kinh tế nhưng kèm theo đó là những nghịch lý về lợi ích. Đó là nghịch lý giữa việc có được những sản phẩm nhập khẩu rẻ hơn cho người tiêu dùng, người sản xuất và nhu cầu phát triển sản xuất trong nước, tạo việc làm cho người lao động; đó là khả năng mở rộng thị trường cho những ngành xuất khẩu có lợi thế và nguy cơ mất thị trường cho những ngành kém khả năng cạnh tranh; đó là nhiều người có cơ hội giàu nhanh nhưng cũng có nhiều người nghèo đi…Vì vậy, các chuyên gia cho rằng cần phải có những phân tích, đánh giá kịp thời về tác động của WTO và các yếu tố khác để Chính phủ có những chính sách quản lý kịp thời, nhằm hài hoà các nhóm lợi ích, phát huy tối đa cơ hội của tiến trình hội nhập và giảm thiểu rủi ro. (Thời báo kinh tế Việt Nam ngày 3/4/2008) . các quan điểm khi đánh giá v tình hình kinh tế của Việt Nam thời gian v a qua nhưng chuy n gia kinh tế trưởng của WB tại Việt Nam, ông Martin Rama cũng thừa. sự tăng trưởng kinh tế b n v ng ở tầm trung v dài h n. Điều quan trọng là Việt Nam nh n ra sự tăng trưởng tương quan so v i các n ớc láng giềng cũng như

Ngày đăng: 20/08/2013, 19:10

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan