ĐỀ CƯƠNG ÔN THI MÔN QUẢN TRỊ RỦI RO

31 5.3K 15
ĐỀ CƯƠNG ÔN THI MÔN QUẢN TRỊ RỦI RO

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tài liệu này là đề cương ôn thi môn học QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG ĐẦU TƯ dành cho các sinh viên chuyên ngành ĐẦU TƯ và các bạn sinh viên ngoài ngành khác

Câu 1: Các Khái niệm rủi roRủi ro gắn với khả năng xảy ra một biến cố không lường trước, biến cố mà ta hoàn toàn không biết chắc. − Rủi ro ứng với sai lệch giữa dự kiến và thực tế hoặc là rủ ro không thể đoán trước đc nguyên nhân dẫn đến kết quả thực khác với kết quả dự đoán. − Một số kn khác: RR là sự không chắc chắn hoặc các mối nguy hiểm, là “mất mát, thương tổn, sự bất lơi, sự hủy diệt, sự phá hoại”  Những quan niệm trên thường liên quan đến việc coi rủi ro là những điều không hay xảy ra. Trong thực tế khi nói đến rủi ro ngta thường có 2 quan niệm: − Rủi ro chỉ liên quan đến thiệt hại- rủi ro không đối xứng , với quan niệm này rủi ro được hiểu là toàn bộ biến cố ngẫu nhiên tiêu cực tác động lên quá trình đầu tư làm thay đổi kết quả theo chiều hướng bất lợi, rủi ro là khả năng xảy ra một sự số không may hoặc rủi ro là sự kết hợp của nguy cơ hoặc rủi ro là khả năng xảy ra tổn thất vì vậy thông thông thường chúng ta coi rủi ro là sự kiện ngẫu nhiên, là sự cố gây tổn thất và là sự kiện ngoài mong muốn − Rủi ro liên quan đến cả thiệt hại và may mắn- rủi ro đối xứng. Đây là cách nhìn nhận rủi ro một cách khách quan hơn, theo đó các khái niệm ban đầu về rủi ro của chúng ta đã thể hiện quan điểm này và chúng ta coi rủi ro là khả năng sai lệch xảy ra giữa giá trị thực tế và kỳ vọng kết quả; sai lệch càng lớn, rủi ro càng nhiều. Đặc trưng của rủi ro: 2 đặc trưng chính là tần suât xảy ra và biên độ − tần suất xảy ra : xác định rủi ro có thể xảy ra hay k? thể hiện = xác suất (khả năng xảy ra) − biên độ: khi rủi ro xảy ra thì có lớn k, và lớn là bao nhiêu? thể hiện bằng các giá trị của biến cố hoặc các tác động của biến cố.  môi trường của hoạt dộng ĐT chứa đựng các yếu tố bất định cao, thời gian đt kéo dài, quy mô nguồn lực lớn, thời gian vận hành kéo dài => hoạt động ĐT có RR cao. Mặt ≠, các đặc trưng của RR trong hđ đt không phải lúc nào cũng lường trước được hết. Qua thực tiễn, chúng ta thấy rằng RR trong hđ đt có xác suất xảy ra cáo hơn, biên độ cũng lớn hơn những hđ khác. Một DA đt thành công có thể đem lại lợi nhuận cao cho chủ đt nhưng nếu rr xảy ra, họ có thể sẽ trắng tay. Do vậy khi đt, ng ta k chỉ quan tâm đến hiệu quả mà còn phải quan tâm đến cả RR mà DA đó có thể có. Đánh giá rr để đưa ra những quyết định đt đúng đắn nhất. 1  cần phải quản lý RR: QL RRlà quá trình nhận dạng, phân tích, đo lường các RR. Trên cơ sở đó có biện pháp và tổ chức kiếm soát các hoạt động nhằm hạn chế và loại trừ RR trong suốt vòng đời DA Câu 2: Phân loại rủi ro trong đầu tư: Hoạt động đt có RR cao. Các RR rất đa dạng. mỗi một loại lại có cách ứng phó khác nhau => để quản lý RR được hiệu quả cần phân loại các RR => Phân loại nhằm mục đích quản lý RR được dễ dàng hơn. Có thể phân loại rủi ro theo 7 phương thức sau: *Theo các giai đoạn của quyết định đầu tư: − RR trước khi ra quyết định (rủi ro thông tin): Đây là loại rủi ro xảy ra khi thu thập các thông tin không đầy đủ, không chính xác đẫn dến nhận diện sai về bản chất của các yếu tố liên quan đến phương án đầu tư, điều này dẫn tới ra quyết định đầu tư sai. − RR khi ra quyết định(Rủi ro cơ hội): Rủi ro này xảy ra khi chúng ta chọn phương án không tối ưu − RR sau quyết đinh : là loại rủi ro thể hiện ở sự sai lệch giữa dự kiến và thực tế *Theo phạm vi: − RR theo ngành dọc (rủi ro cá biệt) : là RR ảnh hưởng đến từng khu, từng bộ phận riêng biệt trong hoạt ĐT. Đây là loại RR có thể giảm thiểu = cách đa dạng hóa ĐT − RR chung là loại rủi ro ảnh hưởng đến tất cả các khâu, các bộ phận trong hoạt động ĐT. Đây là loại RR không thể giảm thiểu = cách đa dạng hóa ĐT. *Theo tính chất hoạt động − RR theo suy tính(rủi ro mang tính chất đầu cơ): Là loại rủi ro phụ thuộc vào mong muốn chủ quan của nhà đầu tư, nó xảy ra trong trường hợp nhà đầu tư chủ động lựa chọn phương án cho dù biết rằng có thể có lợi hoặc bị thiệt hại. VD: RR do thay dổi giá cả, mức thuế k ổn định => RR này k đc bảo hiểm − RR thuần túy: là loại RR mang tính khách quan , không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của nhà ĐT, RR này nếu xảy ra thường chỉ mang lại những thiệt hại (mất mát, tổn thất) cho các phương án ĐT. VD hỏa hoạn xảy ra làm cháy nhà xưởng. => RR này có thể phòng tránh = bảo hiểm 2 *Theo bản chất: 5loại: RR về tự nhiên- về công nghệ và tổ chức – về kinh tế, tài chính cấp vĩ mô, vi mô –về chính trị,xh – thông tin khi ra quyết định đầu tư. *Theo nơi phát sinh: 2 loại: − Rủi ro do bản thân dự án gây ra. VD: quy mô, độ phức tạp, tính mới lạ của da, tốc độ thiết kế và xd, hệ thống quản lý − Rủi ro xảy ra bên ngoài (môi trg) và tác động xấu đến dự án. VD: lạm phát, thị trường, thời tiết… *Theo mức độ khống chế rủi ro: 2 loại: − Rủi ro không thể khống chế (rủi ro bát khả kháng). VD như lạm phát… − Rủi ro có thể khống chế được. VD như trình độ quản lý của DA *Theo giai đoạn đầu tư: − RR giai đoạn chuẩn bị đầu tư. VD: quyết định đt sai, lập và thẩm định DA không chuẩn . − thực hiện đầu tư: sai sót trong thiết kế và dự toán, thiết kế không đồng bộ, thời tiết ảnh hưởng đến thi công xây lắp… − vận hành, khai thác dự án: lạm phát, giá nguyên vật liệu đầu vào tăng • Phân loại rủi ro theo tình huống: khi ra quyết định đầu tư chúng ta có thể gặp 3 loại tình huống sau: − tình huống xác định: là tình huống khi thông tin đầu vào là hoàn toàn xác định, vì vậy, kết quả đầu tư là duy nhất, xác suất xảy ra biến cố bằng 1. Đối với tình huống xác định, người ra quyết định đầu tư hoàn toàn có thể dễ dàng nhanh chóng ra quyết định đầu tư dựa trên việc tính toán các chỉ tiêu hiệu quả tài chính như NPV, IRR, thời gian thu hồi vốn… − tình huống rủi ro: là tình huống khi thông tin đầu vào có nhiều giá trị, có phân bố xác suất, vì vậy, kết quả đầu ra là một tập hợp nhiều kết quả có phân bố xác suất => người ra quyết định ĐT thường áp dụng lí thuyết xs để ra quyết định thông qua tính toán các số đo rủi ro như: giá trị kỳ vọng, độ lệch chuẩn, . . .và khi phân tích có thể phân tích độ nhạy, phân tích theo kịch bản và phân tích mô phỏng − tình huống bất định: là tình huống khi thông tin đầu vào không chắc chắn , không có phân bố xác suất => kết quả đầu ra cũng không xác định, không phân bố xác suất. Tình huống này khiến người ra quyết định gặp khó khăn khi ra quyết định 3 đầu tư. Người ra quyết định đầu tư thường áp dụng lý thuyết trò chơi, các tiêu chuẩn thường được áp dụng là maximax, maximin,. . . Câu 3: Các bước chính trong quá trình quảnrủi ro? Thông thường có 4 bước: Nhận diện - Định lượng - Xử lý - Kiểm soát rủi ro *Nhận diện rủi ro: là việc xác định các đe dọa hoặc các cơ hội có thể xảy ra trong suốt thời gian hoạt động của DA đi kèm với sự bất định của chúng. Thời gian hoạt động của DA là thời gian trong suốt chu kỳ DA, thời gian này tính đến khi khách hàng chấp nhận sản phẩm của DA, thậm chí có dự án tính đến cả giai đoạn bảo hành. Các rủi ro còn cần tính tới khi sp hoặc dịch vụ của DA phát huy tác dụng. Có thể xác định rủi ro bằng nhiều cách khác nhau nhưng cách nào nhanh và hiệu quả thì sẽ được ưu tiên sử dụng. *Định lượng rủi ro là quá trình đánh giá rr như những đe dọa và cơ hội tiềm năng. Bước này thường quan tâm đến 2 tiêu chí: xác suất xảy ra rr và tác động của rr. X/suất rr cho chúng ta biết rr có hay xảy ra hay không? Khả năng xảy ra nhiều hay ít? và tác động của rr xác định khi xảy ra có lớn hay không? lớn bao nhiêu? tác động tiêu cực hay tích cực?. Sự kết hợp giữa xác suất và tác động của rr sẽ cho chúng ta đánh giá đúng tầm quan trọng của rr và đưa ta các quyết định phù hợp *Xử lý rủi ro: là quá trình làm một việc gì đó với rủi ro. Nó có nghĩa là chúng ta sẽ phản ứng với rủi ro như thế nào? => Việc xử lý rủi ro bao gồm các việc như bỏ qua rủi ro, để mặc rủi ro xảy ra, theo dõi những rủi ro trong quá trình dụ án hoạt động và bao gồm cả các cv phải làm trước khi rủi ro xảy ra để phòng ngừa, hạn chế rr như là chuyển giao hoặc chia sẻ rủi ro cho ng khác như sử dụng nhà thầu, mua bảo hiểm nhằm triệt tiêu hoặc hạn chế RR… *Kiểm soát rủi ro: là quá trình kiểm soát các RR. Nó bao gồm theo dõi các RR đã xảy ra, có thể mới xảy ra, các RR có thể sẽ xảy ra và chúng ta cố gắng làm thay đổi xác suất và tác động của chúng. Cuối cùng chúng ta sẽ xây dựng một hệ thống báo cáo các RR đã gặp phải để có được bức tranh các rủi RR đã biết. Câu 4: Nhận diện rủi ro: khái niệm, nội dung và phương pháp nhận diện? a. Kn: là việc xác định các đe dọa hoặc các cơ hội có thể xảy ra trong suốt thời gian hoạt động của dự án đi kèm với sự bất định của chúng . Thời gian hoạt động 4 của dự án là thời gian trong suốt chu kỳ dự án, tính đến khi khách hàng chấp nhận sản phẩm của dự án, thậm chí có dự án tính đến cả giai đoạn bảo hành b. Nội dung: trước hết là xác định các lĩnh vực của dự án có thể xảy ra rủi ro. Sau đó xác định các RR có thể xảy ra trên từng linhv vực. các lĩnh vực bao gồm: − Phạm vi: Phạm vi dự án cần đc xác định ràng cả về các kết quả cần tạo ra cả về các công việc cần được tiến hành => cần quan tấm đến các công việc của dự án, Cơ cấu phân tách công việc nên đc sử dụng lúc này. Các lỗi bỏ hoặc bỏ sót của đội dự án và các bên có liên quan cần đc giảm thiểu và như vậy WBS là rất hữu dụng trong khi thực hiện các công việc này. − Thời gian: Việc xác định thời gian của dự án và khoảng thời gian của từng công việc cần cụ thể và hiện thực. Trình tự các công việc cần được xác định và mối quan hệ giữa các công việc phải được làm − Chi phí : Dự toán cho từng công việc cần tiến hành cụ thể và hiện thực. Mọi chi phí liên quan cần được tính đến và báo cáo cụ thể. Các chi phí trong suốt chu kì sống của dự án cần được tính đến như duy tu, bảo dưỡng, bảo hành, lạm phát và bất kì chi phí nào nảy sinh − Kỳ vọng của khách hàng: Dự tính cho sự thành công của dự án cần tính đến các nhu cầu và mong muốn của khách hàng. Khả năng dự án tạo ra các số lượng, công dụng sản phẩm, kích cỡ khác nhau cũng cần được tính tới. − Các nguôn lực: Điều này liên quan đến chất lượng, số lượng và mức độ sẵn có của các nguồn lực mà dự án cần đến. Các kỹ năng của ng lao động cũng cần được xác định − Tổ chức: Đây là khả năng quan hệ với tổ chức của các bên liên quan trong các điều kiện không tin và kiến thức ở bước này cần nhiều người bên trong và bên ngoài của dự án tham gia: không chỉ từ đội dự án và các bên có liên quan mà cả từ các nhà quản lý dự án, những ng đã quản lý dự án loại này trc đây, thậm chí vs cả những tư vấn dã có kinh nghiệm về những loại RR nhất định. Những thông tin thu được rất cần thiết cho việc phân loại RR và đây sẽ là cơ sở để những nhóm, đội nhất định đề xuất các RR của dự án một cách có hiệu quả hơn. Rất nhiều rủi ro sẽ ảnh hưởng tới dự án, là những rủi ro có thể xảy ra ở dạng này hay dạng khác của dự án cùng loại trc đây. Việc sử dụng những thông tin từ 5 những bài học rút ra từ dự án trc đây là hết sức cần thiết có lợi cho nhận diện rủi roc ho dự án đang xét tới b. Phương pháp: vì có nhiều ng tham gia => các kỹ thuật phân tích nhóm cần được sử dụng: - kỹ thuật tập kích não. - kỹ thuật Delphi. - kỹ thuật nhóm định danh. - phỏng vấn chuyên gia. - lược đồ Ishikawa hay xương cá . Câu 5: Các cách phân loại rủi ro với các dự án đầu tư? Một DA ĐT có thể gặp rất nhiều các RR khác nhau. Các RR đối vs 1 DA ĐT có thể phân loại theo: RR thuần túy- RR suy tính; RR đã biết-RR chưa biết; RR bên trong-RR bên ngoài DA… Theo chu kì DA, các RR có thể chia thành:  Rủi ro ở pha lập dự án: bao gồm các RR bên trong và RR bên ngoài: − RR bên trong: (4) + xác định công việc k chính xác + mục tiêu và phương tiện thực hiện mục tiêu k tương hợp + RR kĩ thuật và công nghiệp + RR do chưa nắm vững được quy trình phát triển và theo dõi Da − RR bên ngoài: (2) + sự lạc hậu về thương mại (đánh giá sai về thị trường) + RR chính sách, pháp chế: PL mới ảnh hưởng đầu ra đầu vào, chưa các pháp chế, chính sách …  Rủi ro liên quan dến dự báo sử dụng nguồn lực: là các rủi ro từ các nguồn lực huy động và khả năng thực tế của các nguồn lực đó.  Rủi ro ở pha triển khai dự án: xuất hiện khi dự án đi vào triển khai, liên quan tới các vấn đề của dự án. Câu 6: Rủi ro ở pha lập dự án RR này xuất hiện ở pha LDA. LDA là khâu đầu tiên của quá trìh đầu tư, vì vậy, nếu ở khâu này k tốt => đầu tư thất bại. 6 Các RR Nguyên nhân Giải pháp − RR bên trong: (4) + xác định công việc k chính xác + mục tiêu và phương tiện thực hiện mục tiêu k tương hợp + RR kĩ thuật và công nghiệp + RR do chưa nắm vững được quy trình phát triển và theo dõi Da Chủ quan: do trình độ của người tham gia lập dự án −Tuyển chọn, đào tạo các chuyên gia có trình độ, kinh nghiệm… − RR bên ngoài: (2) −sự lạc hậu về thương mại: + đánh giá sai về thị trường + thị trường pt quá nhanh … − RR chính sách, pháp chế: + chưa các pháp chế, chính sách + PL mới ảnh hưởng đầu ra đầu vào… 2 ng/nhân: −Khách quan: do chính sách về kinh tế rườm rà,khó hiểu hay CT-XH k ổn định. −Chủ quan: do thiếu thông tin, chi phí, do trình độ kém => đánh giá sai −Tuyển chọn, đào tạo các chuyên gia có trình độ, kinh nghiệm… −Coi trọng và phân bổ chi phí hợp lý cho tìm kiếm thông tin… Câu 7: Rủi ro liên quan đến dự báo sử dụng nguồn lực Dự báo nguồn lực là việc dự kiến về loại nguồn lực cần thiết và quy mô để thực hiện cũng như vận hành DA. Nguồn lực là yếu tố quan trọng đảm bảo tính khả thi của DA. Dự báo nguồn lực không những để đánh giá tính khả thi của DA về mặt chi phí mà còn là cơ sỏ để lập kế hoạch huy động và phân bổ 1 cách hợp lý. Nội dung dự báo nguồn lực gồm: − Xác định nguồn lực cần huy động − Khả năng thực tế của các nguồn lực đó: công suất của MMTB, năng suất LĐ − Quy mô cần thiết của mỗi loại nguồn lực… Các RR có thể xảy ra khi dự báo nguồn lực: − Xác định k đúng loại: như các loại MMTB − Sự không tương hợp giữa các nguồn lực được huy động => xảy ra xung khắc hay công suất thực tế không đạt được như thiết kế − Dự báo không chính xác về quy mô nguồn lực… Nguyên nhân: 7 − Thiếu hiểu biết về các nguồn lực − Thiếu trình độ chuyên môn về ngành nghề, lĩnh vực, công nghệ… Giải pháp: − Khi dự báo cần có các chuyên gia am hiểu lĩnh vực − Áp dụng các biện pháp dự báo khoa học, có căn cứ thực tiễn − Cần có các bản thảo và đánh giá các khả năng về năng lực và mối quan hệ giữa các nguồn lực… Câu 8: RR ở pha triển khai DA? - Phát hiện muộn vấn đề - Nhận thức sai vấn đề - Đề xuất phương án xử lý k phù hợp Câu 9: Rủi ro chính trị đối va các DA đầu tư? Rủi ro chính trị do bất ổn tài chính và bất ổn chính trị gây nên. VD như: Hạn chế chuyển tiền ra nước ngoài; Sắc thuế mới gây thiệt hại cho nhà đầu tư ; Quốc hữu hóa; Những cam kết ưu đãi trước đây đối với các nhà đầu tư bị xóa bỏ… Có thể liệt kê một số rủi ro chính trị sau đây: − Rủi ro thuế: Sự thay đổi về thuế đã làm cho dòng tiền hằng năm của dự án bị thay đổi, từ đó NPV và IRR của các dự án bị thay đổi theo − Hạn ngạch, thuế quan hoặc các giới hạn thương m ại khác làm giảm sản lượng hoặc tăng chi phí của các dự án − Chính sách tuyển dụng lao động : những thay đổi về quản lý và tuyển dụng lao động như thay đổi quy định về mức lương tối thiểu, chính sách với lao động nữ, hạn chế lao động nước ngoài… đều ảnh hưởng đến hiệu quả của các DA − Kiểm soát ngoại hối: Hạn chế chuyển tiền ra nước ngoài ả/hưởng đến h/ động cung ứng hoặc tiêu thụ s/phẩm của DA cũng như quyền lợi của các nhà ĐT − Lãi suất: Khi chính phủ đưa ra các chính sách lãi suất để kiểm soát lạm phát có thể làm cho h/ động đầu tư tăng lên hoặc giảm đi − Độc quyền: Sự độc quyền kinh doanh của Nhà nước ở một số lĩnh vực có thể làm hạn chế ĐT cho các bộ phận khác nhau trong xã hội và thường dẫn đến sự kém hiệu quả của đầu tư 8 − Môi trường, sức khỏe và an toàn: những quy định liên quan đến kiểm soát chất thải, quy trình sản xuất để bảo vệ sức khỏe cộng đồng có thể làm hạn chế nhiều dự án cũng như làm tăng chi phí của các dự án − Quốc hữu hóa: trong điều kiện chính trị bất ổn, chính phủ quóc hữu hóa tài sản của nhà đầu tư, gây thiệt hại cho nhà đầu tư.  Đây là những RR có nguyên nhân khách quan, doanh nghiệp không thể tác động thay đổi được mà chỉ có thể lường trước được trước khi thực hiện DA. Nếu RR xảy ra sẽ ảnh hưởng đến giai đoạn thực hiện or vận hành DA, nó làm giảm hiệu quả của DA. Do vậy, giải pháp để quản lý các RR này là phải nghiên cứu tính hình tài chính và chính trị, có dự báo tương lai để kịp thời có biện pháp điều chỉnh phương án hoạt động đt. Câu 10: RR xây dựng/hoàn thành công trình vs các DA ĐT Là các RR xảy ra trong giai đoạn đi vào xây dựng cho đến khi hoàn thành DA. Có thể liệt kê một số rủi ro sau đây: − Chi phí xây dựng vượt quá dự toán − Công trình xây dựng không đảm bảo các yêu cầu của dự án − Hoàn thành không đúng thời hạn − Không giải toả được dân, phải thu hẹp hoặc hủy bỏ dự án Tác động đến Da: ảnh hưởng đến tính hiệu quả và khả thi của DA. Biện pháp quản lý: − nâng cáo chất lượng của LDA => vì LDA có tốt thì mới tránh đc các RR này − kiểm tra, kiểm soát trong thời gian thực hiên xđ công trình − 3 RR đầu có thể giảm thiểu ah = cách thuê thầu. khi thuê thầu nếu cp xây dựng vượt quá hợp đồng thầu (đã dự toán) và k hợp lý thì chủ đt k phải thánh toán mà nhà thầu phải chịu… Câu 11: RR về thị trường, thu nhập và thanh toán RR Tác động Nguyên nhân Giải pháp Cầu k đủ Dư thừa sp => ah dòng tiền DA - Lạm phát => thu nhập ng dân giảm, P tăng => k/năng thanh toán giảm => sức mua giảm. - Cung thị trường tăng => thị phần của DA giảm - nâng cao chất lượng công tác phân tích cung cầu thị trường, công tác dự báo trong khâu lập dự án. - hợp đồng bao tiêu sản phẩm 9 - Tiến bộ công nghệ và Sp thay thế - Các cs kt: hạn ngạch xuất khẩu - sd các công cụ khác như hợp đồng kì hạn, hđ t/lai… Giá bán thấ p Dòng tiền DA - Lạm phát => tồn kho => hạ giá bán - Cạnh tranh… - Các cs kinh tế như giá trần, giá sàn… -cần có phương pháp dự báo giá -sd các chiến lược về giá Câu 12: RR cung cấp đầu vào Đầu vào của các dự án: nguyên vật liệu, vốn, lao động, máy móc thiết bị… Rủi ro: không đảm bảo được các đầu vào quan trọng theo số lượng, giá cả, chất lương đã dự kiến gây khó khăn trong việc vận hành, thanh toán các khoản nợ Giải pháp: - xây dựng, quản lý chặt chẽ các hợp đồng mua bán - kiểm tra nghiêm túc chất lượng đầu vào - hợp đồng cung cấp dài hạn - đưa ra các nguyên tắc giá - có dự báo kịp thời các RR bất khả kháng như thiên tai, mất mùa ah đến nguồn nguyên vật liệu đầu vào. Từ đó có biện pháp như sd các hợp đồng giao sau hay có biện pháp điều chỉnh hoạt động sx Câu 13: RR kĩ thuật và vận hành Là các RR liên quan đến mặt kĩ thuật khi vận hành như: Khi các tiện ích (dây chuyền, thiết bị, hệ thống điều hành…) của dự án không thể vận hành và bảo dưỡng ở mức độ phù hợp với thiết kế ban đầu. Rủi ro này ảnh hưởng rất lớn đến quá trình vận hành dự án, có thể làm dự án bị gián đoạn, gây ảnh hưởng đến tiến độ của toàn bộ dự án, hoặc làm ảnh hưởng xấu đến chất lượng dự án. Giải pháp: − thẩm định chất lượng của các thiết bị khi mua sắm lắp đặt − có các kế hoạch bảo dưỡng − hợp đồng bảo hiểm 10

Ngày đăng: 19/08/2013, 20:09

Hình ảnh liên quan

Bảng lãi Bảng mất mát cơ hội - ĐỀ CƯƠNG ÔN THI MÔN QUẢN TRỊ RỦI RO

Bảng l.

ãi Bảng mất mát cơ hội Xem tại trang 19 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan