Xây dựng chiến lược kinh doanh tại cảng thuận an giai đoạn 2005 2010

72 345 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Xây dựng chiến lược kinh doanh  tại cảng thuận an giai đoạn 2005 2010

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

luận văn, khóa luận, đề tài, tài liệu, thạc sĩ, cao học

ĐẶT VẤN ĐỀ 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Cảng Thuận Andoanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Sở Giao thông vận tải có nhiệm vụ chính là bốc xếp và vận chuyển hàng hoá từ các nơi đến và đi thông qua cảng, ngoài ra cảng Thuận An còn kinh doanh một số lĩnh vực khác như thu lệ phí hàng hoá, lệ phí khách và hoa tiêu khi thông qua cảng và một số dịch vụ khác có liên quan. Trong nhiều năm trước đây, cảng Thuận An gặp nhiều khó khăn do chịu tác động diễn biến của nền kinh tế đất nước và cơ sở vật chất kỹ thuật nghèo nàn, lạc hậu nhưng cảng đã cố gắng vươn lên và có những đóng góp xứng đáng trong lĩnh vực vận chuyển hàng hoá thông qua cảng, phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế tỉnh nhà, phát huy ưu thế cạnh tranh để tồn tại và phát triển. Hiện nay với cơ chế kinh tế thị trường, toàn cầu hóa, hội nhập và phát triển, bên cạnh các cơ hội phát triển kinh doanh, cảng Thuận An vẫn còn tồn tại nhiều thách thức, đặc biệt là các nguy cơ đe dọa ảnh hưởng không tốt đến hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị. Vì vậy, có một chiến lược đúng được xây dựng một cách khoa học, sau đó cụ thể hoá thành những kế hoạch hàng năm thay thế cho cho việc chỉ xây dựng kế hoạch hàng năm như trước đây sẽ giúp cảng Thuận An có hướng đi vững chắc, khai thác được các cơ hội, sử dụng hiệu quả hơn nguồn lực, nâng cao khả năng cạnh tranh khi hội nhập khu vực và quốc tế, là vấn đề cấp bách. Xuất phát từ ý nghĩa trên, tôi đã chọn đề tài : “ Xây dựng chiến lược kinh doanh tại cảng Thuận An giai đoạn 2005-2010” 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN Mục đích của luận văn là nghiên cứu những vấn đề lý luận về hoạch định chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp nhằm vận dụng vào việc xây dựng chiến lược kinh doanh cho cảng Thuận An cho giai đoạn 20052010. 1 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu là hoạt động quản trị chiến lược, hoạt động sản xuất kinh doanh và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại đơn vị. Từ việc phân tích tình hình thực tế, kết hợp với nghiên cứu các lý luận về quản trị chiến lược để đề xuất các giải pháp. Đề tài tập trung nghiên cứu hoạt động quản trị chiến lược và các vấn đề liên quan tại cảng Thuận An chủ yếu từ năm 2000 đến năm 2004, xây dựng các giải pháp nhằm xây dựng chiến lược kinh doanh từ năm 2005 đến năm 2010. 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đề tài được nghiên cứu bằng sử dụng phương pháp : - Phương pháp luận duy vật biện chứng : Để nghiên cứu tính quy luật và những đặc điểm của sự phát triển của doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh. - Phương pháp chuyên gia : Là phương pháp nghiên cứu dựa trên cơ sở thu thập ý kiến của các chuyên gia. - Phương pháp thống kê kinh tế: Được sử dụng để nghiên cứu hiện tượng kinh tế - xã hội số lớn nhằm phát hiện ra tính quy luật của hiện tượng. - Và một số phương pháp phân tích khác. 5. ĐÓNG GÓP MỚI VỀ MẶT KHOA HỌC CỦA LUẬN VĂN - Hệ thống hoá những vấn đề lý luận và phương pháp luận về quản trị chiến lược trong doanh nghiệp. - Phân tích một cách khách quan và khoa học công tác hoạch định chiến lược tại đơn vị trong những năm qua và xác định những tồn tại, điểm yếu làm hạn chế khả năng phát triển của đơn vị. - Đưa ra những giải pháp mới để hoàn thiện công tác quản trị chiến lược tại cảng Thuận An nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả kinh doanh và tốc độ phát triển của đơn vị. 2 6. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN Chương 1: Một số vấn đề lý luận về quản trị chiến lược kinh doanh. Chương 2: Đặc điểm địa bàn nghiên cứu và các phương pháp nghiên cứu. Chương 3: Xây dựng chiến lược kinh doanh tại cảng Thuận An Chương 4: Một số giải pháp thực hiện chiến lược 3 CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH 1.1. CÁC KHÁI NIỆM VỀ CHIẾN LƯỢC 1.1.1. Khái niệm về chiến lược 1.1.1.1. Chiến lược Thuật ngữ chiến lược khởi đầu được dùng trong quân sự nhằm chỉ những kế hoạch, hành động, vũ khí, con người, .có tác dụng làm xoay chuyển tình thế, tạo ra một cục diện mới trên thị trường, làm cho cán cân sức mạnh tổng hợp nghiêng về một phía có hoạt động chiến lược, đảm bảo mang lại thắng lợi cuối cùng cho một bên tham chiến. Ngày nay chiến lược được mở ra rộng rãi và áp dụng trong lĩnh vực kinh doanh, khi dùng thuật ngữ "chiến lược" các nhà quản lý muốn phản ánh những lĩnh vực rộng lớn trong hoạt động của doanh nghiệp theo ba ý nghĩa chung là: - Chiến lược là những chương trình hoạt động phổ biến nhất, tổng quát nhất và việc triển khai các nguồn lực của doanh nghiệp như thế nào để đạt được những mục tiêu cơ bản và toàn diện của doanh nghiệp. - Chương trình các mục tiêu của tổ chức và những thay đổi của nó, việc sử dụng các nguồn lực như thế nào để đạt được mục tiêu này, các chính sách điều hành để thu hút bố trí các nguồn lực. - Xác định các mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp và lựa chọn các đường lối hoạt động và phân bổ các nguồn lực cần thiết để đạt được các mục tiêu này. Chiến lược là một khái niệm rất trừu tượng, nó chỉ tồn tại trong suy nghĩ, đầu óc những người có quan tâm đến chiến lược mà thôi. Nó là suy nghĩ sáng tạo của một người nào đó, một điều mà người ta tưởng tượng ra. Vì vậy: - Chiến lược được xem như là một kế hoạch bởi vì chiến lược thể hiện một chuỗi hành động nối tiếp nhau được định trước, hay cách thức được chuẩn bị sẵn để đương đầu với hoàn cảnh có thể xảy ra mà người ta dự đoán trước. 4 - Chiến lược như là một mô hình bởi vì chiến lược của một tổ chức phản ánh cơ cấu, khuynh hướng, cấu trúc mà người ta cần đạt đến trong tương lai chứ không phải cái để chúng ta theo đuổi nó, mặt khác với ý tưởng này người ta muốn đề cập đến mô hình hoạt động mà nó trở thành chiến lược của doanh nghiệp. Mô hình này hình thành, xuất hiện mà không thể dự đoán trước, nó là kết quả quá trình hoạt động của con người chứ không phải được thiết kế trước. - Chiến lược như là mục tiêu triển vọng, chiến lược bao giờ cũng thể hiện những mục tiêu cơ bản, nó phác họa ra những triển vọng, những con đường ở cuối chân trời, những dáng dấp của doanh nghiệp trong tương lai có quy mô, vị trí như thế nào [10]. 1.1.1.2. Các khái niệm có liên quan đến chiến lược 1.1.1.2.1.Thế chiến lược và kế hoạch chiến lược Thế chiến lược của một doanh nghiệp thể hiện ở vị trí vai trò và thế đứng của doanh nghiệp, nó là kết quả chiến lược của doanh nghiệp ở thời điểm trước như: - Thị phần. - Chất lượng sản phẩm. - Tài chính mạnh hay yếu. - Thái độ khách hàng. - Hệ thống phân phối. Còn kế hoạch chiến lược lại hướng về tương lai, nó sẽ xác định thế chiến lược trong tương lai của doanh nghiệp và mọi doanh nghiệp đều có thế chiến lược nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng có kế hoạch chiến lược. Trong khoa học chiến lược có thể gồm bốn loại kế hoạch chiến lược như sau: - Chức năng mục đích của các mục tiêu dài hạn, các chính sách cơ bản, các chiến lược chương trình. 5 - Kế hoạch, chức năng và mục đích xác định loại hình kinh doanh, thị trường, khách hàng và lý do tồn tại của doanh nghiệp. - Bản tuyên bố về chức năng, mục đích có vẻ chung chung và trừu tượng. - Các mục tiêu dài hạn mà doanh nghiệp có thể đạt được. 1.1.1.2.2. Chính sách Chính sách là những khuôn khổ, những điều khoản, những quy định chung để hướng dẫn, khai thông các suy nghĩ và hành động khi ra các quyết định về quản trị, nhờ có chính sách mà bảo đảm rằng các quyết định được đưa ra sẽ nằm trong một khuôn khổ nhất định, nó giúp cho người cán bộ quản lý về cam kết của họ trong các quyết định. Bản chất của chính sách là tạo ra một hành lang pháp lý vừa đủ để cho phép có sự lựa chọn nhằm thực hiện các cam kết của chiến lược. Có nhiều loại hình chính sách và tồn tại ở cấp độ khác nhau của doanh nghiệp, nó có thể liên quan đến các chức năng như mua hàng, bán hàng, chính sách về sản xuất, dịch vụ, Marketting .hoặc liên quan đến một số dự án. 1.1.2. Các loại chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp 1.1.2.1. Chiến lược tăng trưởng tập trung Chiến lược tăng trưởng tập trung đặt trọng tâm vào việc cải tiến các sản phẩm và thị trường hiện có bằng cách tăng cường chuyên môn hoá, phát triển thị phần và gia tăng doanh số, lợi nhuận. Chiến lược này được triển khai theo ba hướng chiến lược cụ thể sau: - Chiến lược xâm nhập thị trường: Không làm thay đổi bất kỳ yếu tố cấu thành nào, mà chỉ nhằm tăng thị phần của sản phẩm, dịch vụ hiện có trên thị trường hiện có bằng những nỗ lực tiếp thị mạnh mẽ và hiệu quả hơn. - Chiến lược phát triển sản phẩm: Là chiến lược tăng trưởng trên cơ sở phát triển các sản phẩm mới, cải tiến sản phẩm hiện có để khai thác mạnh và hiệu quả hơn thị trường hiện có của doanh nghiệp. 6 1.1.2.2.Chiến lược tăng trưởng hội nhập Là chiến lược phát triển doanh nghiệp trên cơ sở thiết lập và mở rộng mối quan hệ liên kết với các trung gian và đối thủ cạnh tranh trong một số lĩnh vực. Chiến lược này được triển khai theo ba hướng cụ thể sau : - Chiến lược hội nhập trên: Là chiến lược tìm kiếm sự tăng trưởng bằng cách thâm nhập và thu hút những người cung cấp để cải thiện doanh số, lợi nhuận hoặc kiểm soát thị trường cung ứng nguyên vật liệu. - Chiến lược hội nhập dưới: Là chiến lược tìm kiếm sự tăng trưởng bằng cách thâm nhập và thu hút những trung gian phân phối và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. - Chiến lược hội nhập ngang: Là chiến lược hướng đến sự liên kết và thu hút các đối thủ canh tranh nhằm phân chia thị phần và kiểm soát thị trường kinh doanh. 1.1.2.3. Chiến lược tăng trưởng đa dạng hoá Là chiến lược tăng trưởng bằng cách thay đổi cơ bản về công nghệ, sản phẩm, lĩnh vực kinh doanh nhằm tạo ra những cặp: Sản phẩm - Thị trường mới cho doanh nghiệp. Có thể đa dạng hoá theo các hướng sau: - Chiến lược đa dạng hoá đồng tâm: Là chiến lược tìm kiếm sự tăng trưởng trên cơ sở đầu tư và phát triển những sản phẩm, dịch vụ mới hướng tới khách hàng, thị trường mới, những sản phẩm, dịch vụ mới này có liên quan mật thiết với công nghệ sản xuất các sản phẩm, dịch vụ hiện có và hệ thống Marketing hiện có của doanh nghiệp. - Chiến lược đa dạng hoá hàng ngang: Là chiến lược tăng trưởng trên cơ sở đầu tư và phát triển những sản phẩm, dịch vụ hoàn toàn khác với sản phẩm, dịch vụ hiện có của doanh nghiệp về công nghệ sản xuất, mục đích sử dụng nhưng vẫn cùng lĩnh vực kinh doanh và hệ thống phân phối, Marketing hiện có. - Chiến lược đa dạng hoá hỗn hợp: Là chiến lược tăng trưởng dựa trên sự đổi mới và mở rộng kinh doanh những sản phẩm, dịch vụ mới hoàn toàn khác biệt với những sản phẩm, dịch vụ hiện có của doanh nghiệp về công nghệ sản xuất, lĩnh vực kinh doanh, đối tượng khách hàng và hệ thống phân phối, Marketing hoàn toàn 7 đổi mới. Chiến lược này được sử dụng nhằm tăng quy mô và thị phần, khắc phục những khiếm khuyết để vượt qua khỏi bế tắc hiện tại. 1.1.2.4. Chiến lược hỗn hợp Là chiến lược tăng trưởng bằng cách đồng thời tiến hành nhiều chiến lược, doanh nghiệp có thể cùng một lúc vận dụng tất cả các chiến lược như sau: - Chiến lược xâm nhập thị trường: bằng cách tập trung nhiều nỗ lực hơn để có được hình dung tốt hơn về mẫu hình của thị trường. - Chiến lược phát triển sản phẩm: bằng cách phát triển các sản phẩm mới, cải tiến sản phẩm hiện có để khai thác mạnh và hiệu quả hơn thị trường hiện có của doanh nghiệp. - Chiến lược hội nhập ngược: bằng cách mua lại hoặc phát triển các cơ sở sản xuất mặt hàng mà doanh nghiệp hiện đang sản xuất. - Chiến lược đa dạng hoá hàng ngang: Là chiến lược tăng trưởng trên cơ sở đầu tư và phát triển những sản phẩm, dịch vụ hoàn toàn khác với sản phẩm, dịch vụ hiện có của doanh nghiệp về công nghệ sản xuất [8]. 1.1.3. Kế hoạch hóa chiến lược và một số ý nghĩa của nó 1.1.3.1. Kế hoạch hoá và phân loại Lập kế hoạch lựa chọn một trong những phương án trong tương lai cho toàn bộ và cho từng bộ phận đồng thời xác định các phương thức để đạt được các mục tiêu đó. Như vậy, kế hoạch cho phép ta tiếp cận hợp lý tới các mục tiêu đã chọn trước lập kế hoạch là một quyết định của doanh nghiệp phải làm gì, làm như thế nào, khi nào làm và ai làm .việc lâp kế hoạch đòi hỏi sự đổi mới quản lý một cách mạnh mẽ, phải có tri thức và nó yêu cầu chúng ta xác định các đường lối đưa ra những quyết định trên cơ sở mục tiêu, sự hiểu biết và đánh giá thận trọng. Các loại kế hoạch - Mục tiêu: Trong phạm vi chiến lược sản xuất kinh doanh thì thuật ngữ mục tiêu được dùng để thể hiện các kết quả cụ thể mà doanh nghiệp phải đạt được trong một khung độ thời gian nào đó. Nếu chức năng nhiệm vụ là các mệnh đề định hướng thì các mục tiêu phải cụ thể, được định lượng. 8 - Chính sách: Nếu hiểu theo nghĩa chung thì chính sách là những điều khoản, những quy định hướng dẫn, khai thông các suy nghĩ, hành động khi ra các quyết định về quản trị. Các chính sách góp phần cho việc giải quyết sớm các vấn đề không cần phải phân tích khi chúng xuất hiện trong các tình huống tương tự và góp phần cho việc thống nhất các kế hoạch với nhau. - Thủ tục: Là kế hoạch thiết lập một phương án cần thiết cho việc điều hành các hoạt động tương lai. Thực chất nó là sự hướng dẫn về hoạt động và nó chỉ ra một cách chi tiết, một biện pháp chính xác mà theo đó một hoạt động nào đó cần phải thực hiện theo. - Quy tắc: Các quy tắc giải quyết rõ ràng hành động hay không hành động cụ thể, cần thiết, không cho phép làm theo ý riêng. - Chương trình: Các chương trình là các phức hệ của mục đích, chính sách, thủ tục, quy tắc, các nhiệm vụ được giao, các bước phải tiến hành, các nguồn lực cần sử dụng và các yếu tố khác cần thiết để tiến hành chương trình hoạt động cho trước. - Ngân quỹ: Là một bản tường trình về các kết quả mong muốn được biểu thị bằng những con số. Trong thực tế ngân quỹ tài trợ cho hoạt động thường được gọi là kế hoạch tài chính, nó được biểu thị dưới dạng tài chính hay về số đơn vị sản phẩm .hoặc bất kỳ số nào có thể đo bằng số. - Chiến lược: Được dùng làm một thuật ngữ chỉ giới hạn bao trùm toàn bộ kế hoạch tổng quát của một doanh nghiệp, hoặc một bộ phận nào đó hay một dự án lớn bên trong nó. Chiến lược mô tả một loại chương trình kế hoạch có bản chất rộng rãi, mang lại sự hướng dẫn cho toàn bộ chương trình khác. Sự nhấn mạnh trong chiến lược là nhằm vào mô thức các mục tiêu, mục đích căn bản của các chính sách và kế hoạch lớn để thành đạt chúng. Mục đích của các chiến lược là thông qua một hệ thống các mục tiêu và chính sách chủ yếu, xác định và tạo dựng bức tranh kinh doanh nào định có. Chiến lược tạo ra bộ khung để hướng dẫn tư duy và hoạt động tới mục đích. 9 - Chiến lược cạnh tranh: Là loại kế hoạch được lập ra dưới tác động của nhà cạnh tranh. Sự khác biệt của chiến lược cạnh tranh với các chiến lược khác là kế hoạch của các nhà cạnh tranh là điều kiện, tiền đề để lập nên kế hoạch cạnh tranh. 1.1.3.2. Ý nghĩa của công tác kế hoạch hoá chiến lược Mục đích của kế hoạch hoá chiến lược là tạo ra sự chủ động phát triển một cách lâu dài và tốt hơn của doanh nghiệp căn cứ vào những cơ hội, nguy cơ từ môi trường, nó xây dựng một chiều hướng chiến lược cho tương lai, có thể nói chiến lược là kim chỉ nam cho các doanh nghiệp hoạt động trong tương lai. Thật vậy, trong nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển và cạnh tranh gay gắt, những doanh nghiệp nào hoạch định được cho mình một chiến lược kinh doanh, chương trình hoạt động tổng quát, tạo được cái khung hướng dẫn tư duy hành động, nhằm hướng tới mục tiêu cụ thể thì trụ vững được. Từ đó cho phép chúng ta rút ra những ý nghĩa của công tác kế hoạch hoá chiến lược như sau: - Hạn chế tối đa những rủi ro, thay đổi quá trình kinh doanh, điều này có ý nghĩa quan trọng đối với các nhà doanh nghiệp. Vì trong quá trình đó có rất nhiều biến động, nó có thể theo chiều hướng tốt hoặc ngược lại, chính vì thế công tác kế hoạch hoá chiến lược không thể thiếu được trong mỗi doanh nghiệp, nó có khả năng đưa lại kết quả và hiệu quả cao hơn cho doanh nghiệp. - Việc kế hoạch hoá chiến lược có thể làm cho hoạt động của các doanh nghiệp ít tốn kém hơn, điều đó có nghĩa rằng chi phí giảm xuống, hạn chế được các rủi ro vì trong các hoạt động để đạt được mục tiêu người ta thường đưa ra nhiều phương án rồi từ đó chọn ra phương án nào tối ưu nhất mang lại hiệu quả cao. - Hướng chủ yếu vào mục tiêu, xác định và thúc đẩy hình thành các mục tiêu của doanh nghiệp. Nếu một doanh nghiệp không có tổ chức trước thì có thể xảy ra hiện tượng phá vỡ tổ chức do không thể hài hoà các mục tiêu. Do vậy, công tác kế hoạch hoá chiến lược luôn hướng các bộ phận của doanh nghiệp đi đến mục tiêu cơ bản. 10 . hoạch định chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp nhằm vận dụng vào việc xây dựng chiến lược kinh doanh cho cảng Thuận An cho giai đoạn 2005 – 2010. 1 3.. thực hiện chiến lược kinh doanh của bất cứ doanh nghiệp nào. Để chiến lược kinh doanh thực sự dựa vào khách hàng, thì xây dựng chiến lược, doanh nghiệp

Ngày đăng: 19/08/2013, 09:58

Hình ảnh liên quan

Bảng 1.1: Ma trận Swot - Xây dựng chiến lược kinh doanh  tại cảng thuận an giai đoạn 2005 2010

Bảng 1.1.

Ma trận Swot Xem tại trang 17 của tài liệu.
Phân tích tình hình nội tại của  doanh nghiệp Xác định mục tiêu  - Xây dựng chiến lược kinh doanh  tại cảng thuận an giai đoạn 2005 2010

h.

ân tích tình hình nội tại của doanh nghiệp Xác định mục tiêu Xem tại trang 17 của tài liệu.
+ Cấu trúc của doanh nghiệp: Thể hiện ở hình thức pháp lý, quyền sở hữu, thành phần lãnh đạo, sơ đồ tổ chức. - Xây dựng chiến lược kinh doanh  tại cảng thuận an giai đoạn 2005 2010

u.

trúc của doanh nghiệp: Thể hiện ở hình thức pháp lý, quyền sở hữu, thành phần lãnh đạo, sơ đồ tổ chức Xem tại trang 21 của tài liệu.
Thông qua bảng 2.1 ta có nhận xét sau: - Về công tác tổ chức  - Xây dựng chiến lược kinh doanh  tại cảng thuận an giai đoạn 2005 2010

h.

ông qua bảng 2.1 ta có nhận xét sau: - Về công tác tổ chức Xem tại trang 40 của tài liệu.
1.Phân theo hình thức lao động - Xây dựng chiến lược kinh doanh  tại cảng thuận an giai đoạn 2005 2010

1..

Phân theo hình thức lao động Xem tại trang 41 của tài liệu.
3. Cẩu QL3-16– Trung Quốc - Xây dựng chiến lược kinh doanh  tại cảng thuận an giai đoạn 2005 2010

3..

Cẩu QL3-16– Trung Quốc Xem tại trang 44 của tài liệu.
Bảng 2.2: Thiết bị xếp dỡ tại cảng Thuận An - Xây dựng chiến lược kinh doanh  tại cảng thuận an giai đoạn 2005 2010

Bảng 2.2.

Thiết bị xếp dỡ tại cảng Thuận An Xem tại trang 44 của tài liệu.
- Tình hình sử dụng trang thiết bị máy móc - Xây dựng chiến lược kinh doanh  tại cảng thuận an giai đoạn 2005 2010

nh.

hình sử dụng trang thiết bị máy móc Xem tại trang 45 của tài liệu.
2.1.2. Đánh giá tình hình hoạt động của doanh nghiệp cảng Thuận An trong thời gian qua - Xây dựng chiến lược kinh doanh  tại cảng thuận an giai đoạn 2005 2010

2.1.2..

Đánh giá tình hình hoạt động của doanh nghiệp cảng Thuận An trong thời gian qua Xem tại trang 49 của tài liệu.
Bảng 2.5: Một số chỉ tiêu về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của cảng Thuận An qua các năm - Xây dựng chiến lược kinh doanh  tại cảng thuận an giai đoạn 2005 2010

Bảng 2.5.

Một số chỉ tiêu về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của cảng Thuận An qua các năm Xem tại trang 51 của tài liệu.
Bảng 3. 1: Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài của các ngành kinh tế năm 2005 - Xây dựng chiến lược kinh doanh  tại cảng thuận an giai đoạn 2005 2010

Bảng 3..

1: Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài của các ngành kinh tế năm 2005 Xem tại trang 56 của tài liệu.
Bảng 3. 2: Tình hình kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2001-2005 - Xây dựng chiến lược kinh doanh  tại cảng thuận an giai đoạn 2005 2010

Bảng 3..

2: Tình hình kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2001-2005 Xem tại trang 60 của tài liệu.
Bảng 3. 3: Kế hoạch phát triển cảng biển Việt Nam đến năm 2010 - Xây dựng chiến lược kinh doanh  tại cảng thuận an giai đoạn 2005 2010

Bảng 3..

3: Kế hoạch phát triển cảng biển Việt Nam đến năm 2010 Xem tại trang 60 của tài liệu.
Bảng 3.4: Dự báo khối lượng vận tải hành khách và hàng hóa toàn vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung - Xây dựng chiến lược kinh doanh  tại cảng thuận an giai đoạn 2005 2010

Bảng 3.4.

Dự báo khối lượng vận tải hành khách và hàng hóa toàn vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung Xem tại trang 70 của tài liệu.
Bảng 3. 5: Sản lượng hàng hóa thông qua cảng Thuận An. - Xây dựng chiến lược kinh doanh  tại cảng thuận an giai đoạn 2005 2010

Bảng 3..

5: Sản lượng hàng hóa thông qua cảng Thuận An Xem tại trang 71 của tài liệu.
Bảng 3.6 : Dự báo sản lượng hàng hóa thông qua cảng Thuận An đến năm 2010 - Xây dựng chiến lược kinh doanh  tại cảng thuận an giai đoạn 2005 2010

Bảng 3.6.

Dự báo sản lượng hàng hóa thông qua cảng Thuận An đến năm 2010 Xem tại trang 72 của tài liệu.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan