Phân tích tình cảm cha con trong truyện chiếc lược ngà

6 482 0
Phân tích tình cảm cha con trong truyện chiếc lược ngà

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Phân tích tình cảm cha con trong truyện Chiếc lược ngà Trang trước Trang sau Đề bài: Phân tích tình cảm cha con trong truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng. Bài làm Trong khói lửa chiến tranh, người ta cứ ngỡ tưởng rằng, trong các tác phẩm văn học thời kì đó, chỉ có bom mìn, lửa đạn, chỉ có đau thương và mất mát, chỉ có máu và nước mắt chan hòa cùng với nhau... nhưng có một tác phẩm viết về tình cha con thật nhẹ nhàng, sâu lặng, thấm thía và cảm động vẫn cứ lặng lẽ xuất hiện ngay giữa trận địa chiến đấu chống quân thù, đó là truyện ngắn Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng. Truyện ngắn Chiếc lược ngà là một trong các truyện ngắn thành công nhất trong sự nghiệp cầm bút của ông. Tác phẩm được sáng tác năm 1966 tại chiến trường Nam Bộ trong thời kì cuộc kháng chiến chống Mĩ của dân tộc đang diễn ra rất quyết liệt. Qua tác phẩm, người đọc thấy được tình cảm cha con thật đẹp, thiêng liêng, cao cả trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh. Sau tám năm ròng đi lính xa cách gia đình, anh Sáu được phép về thăm nhà, thăm con, trong lòng anh nôn nao, mong ngóng muốn được gặp con và ôm con vào lòng ngay tức khắc. Vì thế, không đợi thuyền cập bến, anh Sáu đã “nhón chân nhảy thót lên bờ, xô chiếc xuồng tạt ra” rồi “bước vội vàng với những bước dài”, miệng “kêu to tên con, vừa bước vừa khom người đưa tay đón chờ con”. “Anh không kìm nổi nỗi xúc động” khi gặp lại con, vết sẹo dài bên má lại đỏ ửng , giần giật trông dễ sợ. Giọng lắp bắp, run run: “Ba đây con, Ba đây con”. Nhưng trái lại với cảm xúc đó của anh, bé Thu sợ hãi, bỏ chạy, không nhận ra cha mình. “Anh đứng sững lại đó, nhìn theo con, nỗi đau đớn khiến mặt anh sầm lại trông thật đáng thương và hai tay buông xuống như bị gãy”. Tâm trạng anh Sáu đau khổ tột cùng, anh mong ngóng được con chạy lại ôm mình nhưng đứa con bé bỏng, ngây thơ lại xa lánh, hoảng sợ khiến anh hụt hẫng, đau đớn và thất vọng. Trong ba ngày nghỉ phép ở nhà, anh tìm mọi cách để được bé Thu gọi một tiếng “ba”. Nhưng dường như mọi sự cố gắng của anh đều thất bại, từ việc anh “giả vờ không nghe” lúc bé mời ăn cơm, cho đến việc “dồn nó vào thế bí” khi chắt nước cơm đều không có kết quả. Trong bữa ăn, anh gắp cái trứng cá vào chén của bé, bé đã hất cái trứng cá ra ngoài làm cơm văng tung tóe cả mâm. Giận quá và không kịp suy nghĩ, anh vung tay đánh vào bé, bé bỏ sang nhà ngoại. Anh khao khát tình cảm của con bao nhiêu thì con bé lại hoàn toàn lạnh lùng trước mọi tình cảm vồ vập của cha bấy nhiêu. Anh càng muốn xích gần nó, nó lại càng lùi xa; anh càng chiều thương nó, nó lại càng lẩn tránh; anh càng mong được nghe tiếng ba thì nó lại càng không gọi. Anh kiên nhẫn, đợi chờ tình cảm của con “ suốt mấy ngày anh chẳng đi đâu xa, lúc nào cũng vỗ về con”, “anh quay lại nhìn con vừa khẽ lắc đầu, vừa cười. Có lẽ vì khổ tâm đến nỗi không khóc được nên anh phải cười vậy thôi”. Sáng hôm sau, khi chuẩn bị phải xa gia đình, tiếp tục tham gia chiến đấu, anh Sáu rất muốn được ôm con và hôn con nhưng lại sợ nó giẫy lên lại bỏ chạy, nên “anh chỉ đứng nhìn nó. Anh nhìn với đôi mắt trìu mến lẫn buồn rầu. Khi ấy, bé Thu đứng vào một góc nhà, tựa cửa và nhìn mọi người đang vây quanh ba nó. Nhưng thái độ và hành động của bé khác hoàn toàn mọi khi: “nó không bướng bỉnh hay nhăn mày cau có nữa, vẻ mặt nó sầm lại buồn rầu”, “đôi mắt mông mông của con bé bỗng xôn xao”, “tình cảm cha con như bỗng trỗi dậy trong người nó”, “nó kêu thét lên: “Ba…a…a…ba”. Sự khao khát tình cảm cha bị kìm nén suốt mấy năm, nay bỗng bật lên xé tan cả sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, “nghe thật xót xa”. Thế rồi, nó vừa kêu, vừa chạy tới, nhanh như một con sóc, “nó chạy thót lên và dang hai tay ôm lấy cổ ba nó”. Sự xúc động ngẹn ngào đã khiến “làn tóc tơ sau ót nó như dựng đứng lên”. Nó hôn khắp người anh Sáu, “hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết thẹo dài bên má của ba nó nữa”. Anh Sáu “không ghìm được xúc động và không muốn cho con thấy mình khóc, một tay ôm con, một tay rút khăn lau nước mắt, rồi hôn lên mái tóc con”. Đó là giọt nước mắt của hạnh phúc, của tình thương yêu mà người cha dành cho con sau tám năm ròng xa cách. Sợ cha đi mất, “chắc nó nghĩ hai tay không thể giữ được ba nó, nó dang cả hai chân câu lấy ba nó và đôi vai nhỏ bé của nó run run”. Sau khi nghe ông Sáu nói: “Ba đi rồi ba về với con”, bé Thu thét lên: “không”. Vừa khóc vừa không cho cha đi. Giọt nước mắt ấy là biểu hiện của tình cha con ấm áp, của sự hạnh phúc vỡ òa khi nhận ra cha sau tám năm xa cách, lại vừa xen lẫn cả sự ăn năn, hối hận vì không kịp nhận ra cha sớm hơn chút nữa…Chứng kiến cảnh ngộ ấy, có người đã không cầm được nước mắt, còn bác Ba thì cảm thấy như có bàn tay nắm lấy trái tim mình mà bóp thắt lại... Qua thái độ và hành động của bé Thu trước và sau khi nhận ra ông Sáu là cha mình, người đọc thấy được đằng sau sự hồn nhiên, ngây thơ và cứng đầu, bướng bỉnh của bé là tình cảm cha con sâu nặng, bền chặt, thiêng liêng. Trước đó, bé không chịu nhận cha, bởi đơn giản là vì bé thấy người cha của hiện tại trước mắt khác với tấm hình chụp chung với má của bé quá. Vả lại Thu còn quá bé bỏng để có thể thấu hiểu được sự khắc nghiệt của cuộc sống, của chiến tranh và người lớn cũng chưa kịp giả thích cho bé hiểu nên bé không tin là người có vết sẹo trên mặt kia là ba của mình. Đồng thời, điều đó cũng chứng tỏ tình cảm sâu sắc của bé dành cho ba. Bé chỉ yêu, chỉ nhận ba khi biết chính xác đó là ba của bé mà thôi. Cho nên, những phản ứng sau này trước khi anh Sáu lên đường của bé Thu đã dâng đầy lên rồi vỡ òa ra thành tiếng khóc, tiếng nấc đến nghẹn ngào, chứng tỏ được tình cảm mà bé dành cho cha cũng mãnh liệt, cũng khát khao giống như anh Sáu dành cho bé Thu vậy. Không dừng lại ở đó, tình cha con anh Sáu sâu nặng, bền chặt và thiêng liêng còn được thể hiện khi anh trở về đơn vị mặt trận. Anh day dứt,ân hận vì đã nóng giận đánh con. Và anh đã dồn tất cả tình thương, nỗi nhớ con bằng việc làm một cây lược ngà – lời hứa với con trước lúc chia tay. Vì thế, khi kiếm được khúc ngà voi, lòng anh “hớn hở như một đứa trẻ được quà”, rồi dành hết tâm trí, tình cảm vào làm một cây lược. “Anh cưa từng chiếc răng lược thận trọng, tỉ mỉ và cố công như người thợ bạc”. Trên sống lưng của chiếc lược có khắc dòng chữ “Yêu nhớ tặng Thu con của ba” mà ông gò lưng, khắc từng nét một. Chiếc lược ngà phần nào gỡ rối được tâm trạng của người cha. Chiếc lược trở thành vật qúy giá mà ông dồn tất cả tình cảm yêu thương con của người cha sau tám năm ròng xa cách. Vì thế, mỗi khi nhớ con, ông lại mang chiếc lược ra ngắm và chải lên tóc mình cho thêm bóng, thêm mượt. Nhưng rồi anh Sáu đã hi sinh trong một trận càn của giặc, khi còn chưa kịp trao cây lược cho con gái. Trước lúc tắt thở, không còn sức trăng trối lại điều gì, “hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được”, anh đã lấy cây lược mà anh thường mang theo bên mình rồi trao cho bác Ba – người bạn đồng đội của mình và nhìn người bạn một hồi lâu, cái nhìn như gửi gắm sự ủy thác thiêng liêng. Chỉ khi nhận được lời hứa của bác Ba, “mang về tận tay trao cho cháu” thì người cha mới nhắm mắt, xuôi tay. Điều đó cho ta thấy tình cha con mãnh liệt và tha thiết của anh Sáu dành cho con gái yêu bé bỏng của mình. Để rồi sau này, bé Thu lớn lên, trở thành cô giao liên xinh đẹp, dũng cảm, bước tiếp con đường cách mạng mà cha cô đã từng đi. Sau ba năm ngày mất của anh Sáu, cô nhận được chiếc lược ngà mà bác Ba gửi, nhìn dòng chữ khắc ghi Yêu nhớ tặng Thu con của ba, cô cảm thấy như được gặp lại chính bóng hình người cha thân yêu. Cô đã không kìm được lòng mình, hai giọt lệ sắp rơi xuống bỗng vỡ ra tràn đầy qua đôi mắt. Và giọt nước mắt của Thu chính là giọt nước mắt của tình phụ tử sâu lặng, vĩnh hằng, bất biến. Tóm lại, qua câu chuyện, người đọc không chỉ cảm nhận được tình cảm cha con sâu nặng của anh Sáu mà còn thấm thía về những đau thương, mất mát, éo le mà chiến tranh đã gây ra, khiến cho gia đình phải li tán, vợ xa chồng, con xa cha. Đồng thời qua truyện, người đọc cũng thấy được những hi sinh thầm lặng mà cao cả của những người lính trong chiến tranh đối với quê hương, đất nước, vì hòa bình dân tộc. Từ đó, ta càng cảm thấy trân trọng hơn nền hòa bình dân tộc và càng quí trọng hơn tình cảm gia đình mà mở rộng ra là tình yêu quê hương đất nước. Các bài văn mẫu lớp 9: Chiếc lược ngà: Phân tích truyện ngắn Chiếc lược ngà Phân tích nhân vật bé Thu trong truyện ngắn Chiếc lược ngà Phân tích tình cảm cha con trong truyện Chiếc lược ngà Giới thiệu về Nguyễn Quang Sáng và truyện Chiếc lược ngà Tóm tắt truyện Chiếc lược ngà Phân tích nhân vật ông Sáu trong truyện Chiếc lược ngà Phân tích truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng Phân tích nhân vật bé Thu trong truyện ngắn Chiếc lược ngà Cảm nhận về tình cảm cha con trong truyện ngắn Chiếc lược ngà Mục lục Văn mẫu | Văn hay 9 theo từng phần: Mục lục Văn thuyết minh Mục lục Văn tự sự Mục lục Văn nghị luận xã hội Mục lục Văn nghị luận văn học Tập 1 Mục lục Văn nghị luận văn học Tập 2 Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, soạn văn, văn mẫu.... Tải App để chúng tôi phục vụ tốt hơn. Tải App cho Android hoặc Tải App cho iPhone Loạt bài Tuyển tập những bài văn hay | văn mẫu lớp 9 của chúng tôi được biên soạn một phần dựa trên cuốn sách: Văn mẫu lớp 9 và Những bài văn hay lớp 9 đạt điểm cao. Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn. Trang trước Trang sau Các loạt bài lớp 9 khác Soạn Văn 9 Soạn Văn 9 (bản ngắn nhất) Văn mẫu lớp 9 Đề kiểm tra Ngữ Văn 9 (có đáp án) Giải bài tập Toán 9 Giải sách bài tập Toán 9 Đề kiểm tra Toán 9 Đề thi vào 10 môn Toán Chuyên đề Toán 9 Giải bài tập Vật lý 9 Giải sách bài tập Vật Lí 9 Giải bài tập Hóa học 9 Chuyên đề: Lý thuyết Bài tập Hóa học 9 (có đáp án) Giải bài tập Sinh học 9 Giải Vở bài tập Sinh học 9 Chuyên đề Sinh học 9 Giải bài tập Địa Lí 9 Giải bài tập Địa Lí 9 (ngắn nhất) Giải sách bài tập Địa Lí 9 Giải Tập bản đồ và bài tập thực hành Địa Lí 9 Giải bài tập Tiếng anh 9 Giải sách bài tập Tiếng Anh 9 Giải bài tập Tiếng anh 9 thí điểm Giải sách bài tập Tiếng Anh 9 mới Giải bài tập Lịch sử 9 Giải bài tập Lịch sử 9 (ngắn nhất) Giải tập bản đồ Lịch sử 9 Giải Vở bài tập Lịch sử 9 Giải bài tập GDCD 9 Giải bài tập GDCD 9 (ngắn nhất) Giải sách bài tập GDCD 9 Giải bài tập Tin học 9 Giải bài tập Công nghệ 9

Phân tích tình cảm cha truyện Chiếc lược ngà Trang trước Trang sau Đề bài: Phân tích tình cảm cha truyện ngắn "Chiếc lược ngà" Nguyễn Quang Sáng Bài làm Trong khói lửa chiến tranh, người ta ngỡ tưởng rằng, tác phẩm văn học thời kì đó, có bom mìn, lửa đạn, có đau thương mát, có máu nước mắt chan hòa với có tác phẩm viết tình cha thật nhẹ nhàng, sâu lặng, thấm thía cảm động lặng lẽ xuất trận địa chiến đấu chống quân thù, truyện ngắn "Chiếc lược ngà" nhà văn Nguyễn Quang Sáng Truyện ngắn "Chiếc lược ngà" truyện ngắn thành công nghiệp cầm bút ông Tác phẩm sáng tác năm 1966 chiến trường Nam Bộ thời kì kháng chiến chống Mĩ dân tộc diễn liệt Qua tác phẩm, người đọc thấy tình cảm cha thật đẹp, thiêng liêng, cao hoàn cảnh éo le chiến tranh Sau tám năm ròng lính xa cách gia đình, anh Sáu phép thăm nhà, thăm con, lòng anh nơn nao, mong ngóng muốn gặp ơm vào lòng tức khắc Vì thế, khơng đợi thuyền cập bến, anh Sáu “nhón chân nhảy thót lên bờ, xơ xuồng tạt ra” “bước vội vàng với bước dài”, miệng “kêu to tên con, vừa bước vừa khom người đưa tay đón chờ con” “Anh khơng kìm nỗi xúc động” gặp lại con, vết sẹo dài bên má lại đỏ ửng , giần giật trông Giọng lắp bắp, run run: “Ba con!, Ba con!” Nhưng trái lại với cảm xúc anh, bé Thu sợ hãi, bỏ chạy, không nhận cha “Anh đứng sững lại đó, nhìn theo con, nỗi đau đớn khiến mặt anh sầm lại trông thật đáng thương hai tay buông xuống bị gãy” Tâm trạng anh Sáu đau khổ cùng, anh mong ngóng chạy lại ơm đứa bé bỏng, ngây thơ lại xa lánh, hoảng sợ khiến anh hụt hẫng, đau đớn thất vọng Trong ba ngày nghỉ phép nhà, anh tìm cách để bé Thu gọi tiếng “ba” Nhưng dường cố gắng anh thất bại, từ việc anh “giả vờ không nghe” lúc bé mời ăn cơm, việc “dồn vào bí” chắt nước cơm khơng có kết Trong bữa ăn, anh gắp trứng cá vào chén bé, bé hất trứng cá làm cơm văng tung tóe mâm Giận q khơng kịp suy nghĩ, anh vung tay đánh vào bé, bé bỏ sang nhà ngoại Anh khao khát tình cảm bé lại hồn tồn lạnh lùng trước tình cảm vồ vập cha nhiêu Anh muốn xích gần nó, lại lùi xa; anh chiều thương nó, lại lẩn tránh; anh mong nghe tiếng ba lại khơng gọi Anh kiên nhẫn, đợi chờ tình cảm “ suốt ngày anh chẳng đâu xa, lúc vỗ con”, “anh quay lại nhìn vừa khẽ lắc đầu, vừa cười Có lẽ khổ tâm khơng khóc nên anh phải cười thôi” Sáng hôm sau, chuẩn bị phải xa gia đình, tiếp tục tham gia chiến đấu, anh Sáu muốn ôm hôn lại sợ giẫy lên lại bỏ chạy, nên “anh đứng nhìn Anh nhìn với đơi mắt trìu mến lẫn buồn rầu" Khi ấy, bé Thu đứng vào góc nhà, tựa cửa nhìn người vây quanh ba Nhưng thái độ hành động bé khác hồn tồn khi: “nó khơng bướng bỉnh hay nhăn mày cau có nữa, vẻ mặt sầm lại buồn rầu”, “đơi mắt mơng mơng bé xơn xao”, “tình cảm cha trỗi dậy người nó”, “nó kêu thét lên: “Ba…a…a…ba!” Sự khao khát tình cảm cha bị kìm nén suốt năm, bật lên xé tan im lặng xé ruột gan người, “nghe thật xót xa” Thế rồi, vừa kêu, vừa chạy tới, nhanh sóc, “nó chạy thót lên dang hai tay ơm lấy cổ ba nó” Sự xúc động ngẹn ngào khiến “làn tóc tơ sau ót dựng đứng lên” Nó khắp người anh Sáu, “hơn tóc, cổ, vai vết thẹo dài bên má ba nữa” Anh Sáu “khơng ghìm xúc động khơng muốn cho thấy khóc, tay ơm con, tay rút khăn lau nước mắt, hôn lên mái tóc con” Đó giọt nước mắt hạnh phúc, tình thương yêu mà người cha dành cho sau tám năm ròng xa cách Sợ cha mất, “chắc nghĩ hai tay khơng thể giữ ba nó, dang hai chân câu lấy ba đơi vai nhỏ bé run run” Sau nghe ơng Sáu nói: “Ba ba với con”, bé Thu thét lên: “khơng!” Vừa khóc vừa không cho cha Giọt nước mắt biểu tình cha ấm áp, hạnh phúc vỡ òa nhận cha sau tám năm xa cách, lại vừa xen lẫn ăn năn, hối hận khơng kịp nhận cha sớm chút nữa…Chứng kiến cảnh ngộ ấy, có người khơng cầm nước mắt, bác Ba cảm thấy có bàn tay nắm lấy trái tim mà bóp thắt lại Qua thái độ hành động bé Thu trước sau nhận ông Sáu cha mình, người đọc thấy đằng sau hồn nhiên, ngây thơ cứng đầu, bướng bỉnh bé tình cảm cha sâu nặng, bền chặt, thiêng liêng Trước đó, bé khơng chịu nhận cha, đơn giản bé thấy người cha trước mắt khác với hình chụp chung với má bé Vả lại Thu bé bỏng để thấu hiểu khắc nghiệt sống, chiến tranh người lớn chưa kịp giả thích cho bé hiểu nên bé khơng tin người có vết sẹo mặt ba Đồng thời, điều chứng tỏ tình cảm sâu sắc bé dành cho ba Bé yêu, nhận ba biết xác ba bé mà thơi Cho nên, phản ứng sau trước anh Sáu lên đường bé Thu dâng đầy lên vỡ òa thành tiếng khóc, tiếng nấc đến nghẹn ngào, chứng tỏ tình cảm mà bé dành cho cha mãnh liệt, khát khao giống anh Sáu dành cho bé Thu Khơng dừng lại đó, tình cha anh Sáu sâu nặng, bền chặt thiêng liêng thể anh trở đơn vị mặt trận Anh day dứt,ân hận nóng giận đánh Và anh dồn tất tình thương, nỗi nhớ việc làm lược ngà – lời hứa với trước lúc chia tay Vì thế, kiếm khúc ngà voi, lòng anh “hớn hở đứa trẻ quà”, dành hết tâm trí, tình cảm vào làm lược “Anh cưa lược thận trọng, tỉ mỉ cố công người thợ bạc” Trên sống lưng lược có khắc dòng chữ “u nhớ tặng Thu ba” mà ơng gò lưng, khắc nét Chiếc lược ngà phần gỡ rối tâm trạng người cha Chiếc lược trở thành vật qúy ơng dồn tất tình cảm yêu thương người cha sau tám năm ròng xa cách Vì thế, nhớ con, ơng lại mang lược ngắm chải lên tóc cho thêm bóng, thêm mượt Nhưng anh Sáu hi sinh trận càn giặc, chưa kịp trao lược cho gái Trước lúc tắt thở, khơng sức trăng trối lại điều gì, “hình có tình cha khơng thể chết được”, anh lấy lược mà anh thường mang theo bên trao cho bác Ba – người bạn đồng đội nhìn người bạn hồi lâu, nhìn gửi gắm ủy thác thiêng liêng Chỉ nhận lời hứa bác Ba, “mang tận tay trao cho cháu” người cha nhắm mắt, xi tay Điều cho ta thấy tình cha mãnh liệt tha thiết anh Sáu dành cho gái yêu bé bỏng Để sau này, bé Thu lớn lên, trở thành cô giao liên xinh đẹp, dũng cảm, bước tiếp đường cách mạng mà cha cô Sau ba năm ngày anh Sáu, cô nhận lược ngà mà bác Ba gửi, nhìn dòng chữ khắc ghi "Yêu nhớ tặng Thu ba", cảm thấy gặp lại bóng hình người cha thân u Cơ khơng kìm lòng mình, "hai giọt lệ rơi xuống vỡ tràn đầy qua đôi mắt" Và giọt nước mắt Thu giọt nước mắt tình phụ tử sâu lặng, vĩnh hằng, bất biến! Tóm lại, qua câu chuyện, người đọc khơng cảm nhận tình cảm cha sâu nặng anh Sáu mà thấm thía đau thương, mát, éo le mà chiến tranh gây ra, khiến cho gia đình phải li tán, vợ xa chồng, xa cha Đồng thời qua truyện, người đọc thấy hi sinh thầm lặng mà cao người lính chiến tranh quê hương, đất nước, hòa bình dân tộc Từ đó, ta cảm thấy trân trọng hòa bình dân tộc q trọng tình cảm gia đình mà mở rộng tình yêu quê hương đất nước Các văn mẫu lớp 9: Chiếc lược ngà: • Phân tích truyện ngắn "Chiếc lược ngà" • Phân tích nhân vật bé Thu truyện ngắn "Chiếc lược ngà" • Phân tích tình cảm cha truyện "Chiếc lược ngà" • Giới thiệu Nguyễn Quang Sáng truyện "Chiếc lược ngà" • Tóm tắt truyện "Chiếc lược ngà" • Phân tích nhân vật ơng Sáu truyện "Chiếc lược ngà" • Phân tích truyện ngắn Chiếc lược ngà Nguyễn Quang Sáng • Phân tích nhân vật bé Thu truyện ngắn Chiếc lược ngà • Cảm nhận tình cảm cha truyện ngắn Chiếc lược ngà Mục lục Văn mẫu | Văn hay theo phần: • Mục lục Văn thuyết minh • Mục lục Văn tự • Mục lục Văn nghị luận xã hội • Mục lục Văn nghị luận văn học Tập • Mục lục Văn nghị luận văn học Tập Đã có app VietJack điện thoại, giải tập SGK, soạn văn, văn mẫu Tải App để phục vụ tốt Tải App cho Android Tải App cho iPhone Loạt Tuyển tập văn hay | văn mẫu lớp biên soạn phần dựa sách: Văn mẫu lớp Những văn hay lớp đạt điểm cao Nếu thấy hay, động viên chia sẻ nhé! Các bình luận khơng phù hợp với nội quy bình luận trang web bị cấm bình luận vĩnh viễn Trang trước Trang sau Các loạt lớp khác • Soạn Văn • Soạn Văn (bản ngắn nhất) • Văn mẫu lớp • Đề kiểm tra Ngữ Văn (có đáp án) • Giải tập Tốn • Giải sách tập Tốn • Đề kiểm tra Tốn • Đề thi vào 10 mơn Tốn • Chun đề Tốn • Giải tập Vật lý • Giải sách tập Vật Lí • Giải tập Hóa học • Chuyên đề: Lý thuyết - Bài tập Hóa học (có đáp án) • Giải tập Sinh học • Giải Vở tập Sinh học • Chuyên đề Sinh học • Giải tập Địa Lí • Giải tập Địa Lí (ngắn nhất) • Giải sách tập Địa Lí • Giải Tập đồ tập thực hành Địa Lí • Giải tập Tiếng anh • Giải sách tập Tiếng Anh • Giải tập Tiếng anh thí điểm • Giải sách tập Tiếng Anh • Giải tập Lịch sử • Giải tập Lịch sử (ngắn nhất) • Giải tập đồ Lịch sử • Giải Vở tập Lịch sử • Giải tập GDCD • Giải tập GDCD (ngắn nhất) • Giải sách tập GDCD • Giải tập Tin học • Giải tập Công nghệ ... rộng tình yêu quê hương đất nước Các văn mẫu lớp 9: Chiếc lược ngà: • Phân tích truyện ngắn "Chiếc lược ngà" • Phân tích nhân vật bé Thu truyện ngắn "Chiếc lược ngà" • Phân tích tình cảm cha truyện. .. "Chiếc lược ngà" • Giới thiệu Nguyễn Quang Sáng truyện "Chiếc lược ngà" • Tóm tắt truyện "Chiếc lược ngà" • Phân tích nhân vật ơng Sáu truyện "Chiếc lược ngà" • Phân tích truyện ngắn Chiếc lược. .. Phân tích truyện ngắn Chiếc lược ngà Nguyễn Quang Sáng • Phân tích nhân vật bé Thu truyện ngắn Chiếc lược ngà • Cảm nhận tình cảm cha truyện ngắn Chiếc lược ngà Mục lục Văn mẫu | Văn hay theo

Ngày đăng: 10/01/2019, 18:04

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Phân tích tình cảm cha con trong truyện Chiếc lược ngà

    • Tải App cho Android  hoặc Tải App cho iPhone

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan