Cách sử dụng các loài hoa để chữa bệnh

38 571 0
Cách sử dụng các loài hoa để chữa bệnh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Nhiều người lầm tưởng rằng: Hoa chỉ để bày làm đẹp, mùi hoa quyến rũ, trang trí.... Ít ai có thể ngờ rằng, có rất nhiều loại hoa lại là dược liệu quý giúp con người chữa bệnh, hỗ trợ điều trị bênh. Thật hấp dẫn và lí thú phải không?! Đó là nội dung tài liệu mà ông Đỗ Duy Nhất đã sưu tầm và biên soạn nhằm mở mang tầm hiểu biết về sự phong phú của thế giới xung quang ta. Thân mến giới thiệu cùng quý vị!

Y HỌC CỔ TRUYỀN VIỆT NAM CHỮA BỆNH VÀ HỔ TRỢ ĐIỀU TRỊ BỆNH TỪ CÂY HOA QUANH TA Sưu tầm và biên soạn: Ông Đỗ Duy Nhất. Công dụng chữa bệnh của những loài hoa đẹp ***** Hoa không chỉ là những thứ để tô điểm, là sứ giả của tình yêu mà còn có thể làm thức ăn, làm thuốc để chữa bệnh. Đặc biệt, những loài hoa Tết như đào, cúc, mai, lan, hồng đều có công dụng chữa bệnh, làm đẹp rất hữu hiệu. 1. Hoa đào – Nhan sắc rực rỡ Hoa đào là một dược phẩm và mỹ phẩm độc đáo của nền y học cổ truyền. Hoa đào có vị đắng, tính bình, không độc đi vào các kinh Tâm, Can và Vị. Có công dụng lợi thủy, hoạt huyết, thông tiện, được người xưa dùng để chữa các chứng bệnh như thủy thũng, cước khí, đàm ẩm, tích trệ, đại tiểu tiện bất lợi, kinh bế, tâm phúc thống (đau vùng tim), mụn nhọt… Chính vì vậy mà từ xa xưa, sau dịp Tết Nguyên đán, người ta thường thu hái hoa đào đem phơi khô trong bóng râm (phơi âm can) và bảo quản nơi cao ráo để làm thuốc dùng dần, mà đặc biệt là làm đẹp. Chẳng hạn để thân hình thon thả, ưa nhìn với những phụ nữ quá béo, trong “sách Thiên kim yếu phương” khuyên nên uống bột hoa đào mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 1g vào lúc đói. Hay trị các vết rám đen ở mặt, người ta dùng hoa đào 4 phần, bạch dương bì 2 phần và bạch quả tử nhân 5 phần, tất cả đem sấy khô, tán thành bột mịn, đựng trong lọ kín dùng dần. Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 1g ngay sau bữa ăn. Phụ nữ muốn có được làn da trắng trẻo, nhu nhuận, mịn màng có thể dùng phương thuốc có tên gọi là “Ngọc nhan tán”, gồm hoa đào 200g, đông qua nhân (nhân hạt bí đao) 250g, và bạch dương bì (vỏ cây bạch dương) 100g. Các vị đều sấy hoặc phơi khô, tán bột, trộn thêm một chút đường trắng rồi đựng trong lọ kín để dùng dần. Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 thìa cà phê sau bữa ăn…. 2. Hoa Cúc – tăng cường tuổi thọ Đông y cũng cho rằng cúc hoa là vị thuốc có tác dụng thanh nhiệt, làm sáng mắt nếu dùng lâu ngày, làm tăng vẻ đẹp dung nhan, chống lại sự lão hóa khiến người được mãi xuân. Theo kinh nghiệm nếu sử dụng hoa cúc tươi thì kết quả tác dụng còn mĩ mãn hơn nhiều. Trong tài liệu còn nói nếu cao lỏng cúc hoa lại trộn cùng mật ong trắng mà cô đặc lại thì kết quả còn tăng lên gấp bội lần. Nghĩa là nhờ cúc hoa và mật ong trắng kết hợp với nhau sẽ làm da trắng trẻo hồng hào, tóc đen mượt, làm chậm quá trình lão hóa tế bào khiến cơ thể trở nên cường tráng và trẻ mãi, kéo dài thêm tuổi thọ. Bởi vậy, ngày xưa các thái y trứ danh qua nhiều thử nghiệm đúc kết thấy quả là tuyệt nên đệ trình phương thuốc quý này lên Từ Hi Thái Hậu, đã được bà chấp thuận, ưng dùng và bà rất yêu thích dùng cao cúc hoa diên niên này. Sau đây xin giới thiệu phương thuốc mà Từ Hi Thái Hậu đã sử dụng được lưu giữ trong bí phương của cung đình Trung Hoa, trích trong: “Từ Hy, Quang Tự y phương tuyển nghi” đó là phương: CÚC HOA DIÊN LINH CAO. Tác dụng của phương: “Cúc hoa diên linh cao” làm cho làn da trở nên hồng hào, tươi mịn, dung nhan bất suy và trường thọ. Thành phần là những cánh hoa cúc tươi, lượng đủ để nấu thành cao lỏng. Cho cánh hoa cúc vào nồi đổ nước vừa đủ, khi nấu thành nước quánh, thì vớt bỏ bã, rồi cho mật ong vào nấu tiếp thành cao, cất trong lọ dùng dần. Ngày dùng 1 – 2 lần, mỗi lần 12 – 15g, uống cùng nước sôi nguội. 3. Hoa thủy tiên – chống viêm Thủy tiên là loài cây thuộc họ tỏi, có hai loại hoa đơn và hoa kép. Vì hoa thủy tiên nở trong chậu men đầy nước, mềm mại óng nuột như tiên nữ bay lượn trên mặt hồ cho nên còn gọi là “lăng ba tiên tử”. Theo dược học cổ truyền, hoa thủy tiên vị đạm, tính mát; rễ cây hoa vị cay đắng, tính lạnh; có công dụng khứ phong thanh nhiệt, hoạt huyết điều kinh, tiêu thũng giải độc; được dùng để chữa các chứng bệnh như kinh nguyệt không đều, phụ nữ ngũ tâm phiền nhiệt (nóng lòng bàn tay, bàn chân và vùng giữa ngực), mụn nhọt, viêm loét, viêm tuyến vú, quai bị, viêm hạch… Y thư cổ Bản thảo cương mục cho rằng, hoa thủy tiên có công năng “khứ phong khí”. Thường được dùng dưới dạng tươi hoặc khô, uống trong với liều từ 3 – 6g, dùng ngoài giã nát đắp hoặc nấu nước rửa. Củ cây thủy tiên có tác dụng giảm đau rất tốt. Lấy củ giã nát đắp vào chỗ đau, có thể chữa được mụn nhọt, đinh độc. Trong dân gian thường dùng củ thủy tiên để chữa ung thư tuyến vú. Tuy nhiên, vì có độc, củ thủy tiên chỉ được dùng ngoài. 4. Hoa hồng – chữa ho Trong y học, hoa hồng đã được đề cập đến từ rất lâu. Người Trung Quốc còn gọi hoa hồng là Nguyệt quế hoa, tên khoa học là Rosa odonata sweet. Hoa hồng được dùng làm thuốc chữa nhọt, làm tan máu tụ và tiêu sưng bạt độc (bằng cách: giã nhuyễn rồi đắp lên chỗ sưng). Hoa hồng trắng hấp với đường phèn chữa trị ho rất hay. 5. Hoa thu hải đường – chữa sưng tấy Đun sôi loại hoa này trong nước cùng với một chút quế sẽ tạo thành dung dịch có ích trong việc loại thải chất độc trong máu và làm sạch gan. Hỗn hợp đặc sệt được làm từ hoa thu hải đường có thể dùng để thoa lên những chỗ da bị bỏng, sưng tấy và viêm đau. 6. Hoa Cẩm chướng – vị mát Đông y cho rằng cẩm chướng có vị đắng, tính hàn, tác dụng lợi tiểu, thông lâm, hoạt huyết, thông kinh, chữa đái buốt, đái dắt, đái ra máu, đái ra sỏi, tiểu tiện không thông, bế kinh, phù thũng, trừ giun, lá dùng chữa tắc ruột. Không dùng cho phụ nữ có thai vì cẩm chướng có tác dụng gây sẩy thai. – Sưu tầm- Công dụng làm thuốc của hoa Cả Đông và Tây y (cổ truyền và hiện đại) đều coi trọng việc dùng hoa để chữa bệnh. Một số nước như Azerbaidzan, Tadzhikistan . còn xây dựng các bệnh viện hoa. Trong đó, bệnh nhân được điều trị bằng cách vừa thả hồn trong tiếng nhạc vừa tận hưởng hương thơm và sắc màu quyến rũ của các loài hoa. Tác dụng chữa bệnh của hoa do nhiều yếu tố tạo thành, chẳng hạn như màu sắc, hương thơm, các hoạt chất trong phấn hoa, cánh hoa . Một nghiên cứu ở Mỹ được thực hiện trên hàng nghìn người cho thấy, hương hoa có ảnh hưởng to lớn đối với tâm lý và sức khỏe con người. Theo một thống kê ở Pháp, những công nhân tiếp xúc nhiều năm với mùi hương tự nhiên trong các nhà máy sản xuất nước hoa hầu như không bị bệnh về hô hấp. Ở Nhật, một số nhà tư bản đã cho phun hương hoa hồng và hoa tử lan trong công xưởng để kích thích sự hăng hái của công nhân, nâng cao năng suất lao động. Tại sao hương hoa lại có tác dụng huyền diệu như vậy? Đó là do các chất cồn, xeton và este trong tinh dầu thơm của hoa có tác dụng sát trùng, điều hòa chức năng trung khu thần kinh và hạn chế tác hại của vi sinh vật gây bệnh. Màu sắc của hoa cũng được các thầy thuốc sử dụng trong điều trị. Hoa màu tím khiến phụ nữ có thai trở nên điềm tĩnh; hoa màu hồng làm bệnh nhân ăn ngon miệng hơn, hoa màu đỏ sẫm có thể làm tăng huyết áp . Một trong các bộ phận của hoa có tác dụng chữa bệnh là phấn hoa. Thần thoại Hy Lạp có kể: "Thần tiên trên trời không dùng thức ăn bình thường, chỉ ăn phấn hoa". Hơn 2000 năm trước, sách Thần nông bản thảo đã khuyên dùng phấn hoa bồ hoàng làm thuốc bồi bổ cơ thể. Khoa học hiện đại chứng minh, phấn hoa được cấu thành từ gần 100 hợp chất thiên nhiên, rất giàu protein, gluxit, lipid, vitamin, khoáng chất, các loại men và hoóc môn. Do đó, nó có giá trị dinh dưỡng và chữa bệnh rất cao. Phấn hoa có thể hỗ trợ điều Hoa đem lại sự thư thái về tinh thần. trị các bệnh như suy nhược thần kinh hoặc cơ thể, viêm gan, ruột hoặc dạ dày, tiểu đường, bệnh lý mạch máu não, di chứng rối loạn tuần hoàn não, viêm tuyến tiền liệt, hội chứng tiền mãn kinh. Theo y học cổ truyền phương Đông, các loại hoa có tính vị khác nhau, đi vào những kinh lạc khác nhau trong cơ thể, tạo nên các công dụng chữa bệnh đặc thù như: - Sơ phong, tán nhiệt (chữa các bệnh vùng đầu, mặt): các hoa cúc, kim ngân, tân di, mật mông, chi tử, cát căn. - Hóa đàm, chỉ khái (chữa các bệnh đường hô hấp): hoa khoản đông, dương kim, đỗ quyên . - Thanh nhiệt, lý khí (trị bệnh đường tiêu hóa): hoa tuyền phúc, kim ngân, phù dung, biển đậu, thạch lựu, hoè . - Hành huyết, chỉ đới (chuyên chữa bệnh phụ khoa): hoa nguyệt lý, linh lăng, hồng, kê quan, biển đậu . - Lương huyết, giải độc (trị các bệnh da liễu): hoa đào, hạnh, sen, đinh hương, dương kim, kim ngân. - Giải uất, trấn tĩnh (dùng cho các bệnh thần kinh): hoa dương kim, hoàng nguyên, thiên lý, sen . Khi dùng hoa chữa bệnh, cần lưu ý: - Những loại hoa có tính vị đắng lạnh (như chi tử, hòe, nhài) không nên dùng cho những người tỳ vị hư nhược (biểu hiện là sợ lạnh, kém ăn, đau bụng, đại tiện lỏng nát). - Hoa có tác dụng hoạt huyết, thông kinh, phá huyết, ứ khứ (như đào, hồng, nguyệt lý, linh lăng, phượng tiên) không được dùng cho phụ nữ có thai hoặc đang hành kinh, huyết ra nhiều. - Các hoa độc (như nguyên hoa, dương kim, thạch lựu, náo dương) chỉ được dùng theo chỉ định của thầy thuốc chuyên khoa, bệnh nhân cần được theo dõi chặt chẽ. - Những người có cơ địa dị ứng cần rất thận trọng khi dùng phấn hoa. ThS Hoàng Khánh Toàn, Sức Khỏe & Đời Sống Cây dạ cẩm và bệnh viêm loét lưỡi miệng Cây bụi leo bằng thân quấn. Cành lúc non hình bốn cạnh về sau hình trụ, phình to ở những đốt. Lá mọc đối xứng, hình bầu dục, mặt trên nhẵn bóng, mặt dưới rất nhạt, lá kèm hình sợi. • Dạ cẩm có tên gọi: Cây loét mồm, ngón lợn, đứt lưỡi, chạ khẩu cắm Tên khoa học: Oldenlandia capitellata Kunze. • Dạ cẩm có tên gọi: Cây loét mồm, ngón lợn, đứt lưỡi, chạ khẩu cắm • Tên khoa học: Oldenlandia capitellata Kunze. Cây bụi leo bằng thân quấn. Cành lúc non hình bốn cạnh về sau hình trụ, phình to ở những đốt. Lá mọc đối xứng, hình bầu dục, mặt trên nhẵn bóng, mặt dưới rất nhạt, lá kèm hình sợi. Cụm hoa là một xim phân đôi mọc ở kề lá hoặc đầu cành, gồm những đầu tròn mang hoa màu trắng hoặc trắng vàng, trang họp hình ống. Quả nang, chứa nhiều hạt rất nhỏ. Toàn cây có lông mịn. Mùi hoa quả có vào tháng 5 – 7. Cây dạ cẩm dài 1 – 2m. Dạ cẩm có hai loại: có loại thân tím và thân trắng, có lông và không có lông. Loại thân tím có lông được dùng phổ biến hơn, cây mọc hoang ở vùng rừng núi, nương rẫy, ven đường chân núi đá vôi, cây dạ cẩm có nhiều ở tỉnh phía Tây Bắc, ngay các tỉnh miền Trung ở vùng đồi núi cũng có nhiều. Dạ cẩm dùng toàn cây, trong dạ cẩm có chứa nhiều chất tanin, ancaloit, anthiraglucozit, saponin. Dạ cẩm thường dùng phần từ mặt đất lên ngọn, lá non, thu hái quanh năm, thu hái về đang tươi chặt nhỏ phơi khô, hoặc sấy dòn, thơm như chè uống nước. Kinh nghiệm dân gian dùng dạ cẩm làm thuốc chữa loét lưỡi, loét miệng mỗi lần uống cho 1 – 2 thìa canh bột dạ cẩm hãm nước sôi uống 1 – 2 lần hoặc cho vào ấm sắc hãm từ 12 – 20g uống thường xuyên trong ngày. Từ những năm 60, các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng từ kinh nghiệm trong nhân dân, ngành Dược Nhà nước đã nấu thành cao dạ cẩm với mật ong đóng thành chai 300ml bán rộng trên thị trường ở các tỉnh phía Bắc cho bệnh nhân đau dạ dày uống có tác dụng rất tốt, thời ấy dạ cẩm được xem như một dược phẩm quý với bệnh nhân đau dạ dày tá tràng. Vừa qua, tại Quy Nhơn bệnh nhân Võ Hồng K. 60 tuổi, thường xuyên lở loét miệng điều trị nhiều thuốc tân dược ngoại uống, hoặc bôi… vẫn không khỏi hẳn còn uống, còn bôi có giảm tí chút, ngừng thuốc lại tái phát. Bệnh nhân K đã kiên trì sắc nước cây dạ cẩm như uống nước trà, sau 2 – 3 tháng thấy giảm lở loét ăn uống trở nên bình thường. Trong dạ cẩm có tác dụng làm giảm đau, giảm sự tăng của axit dạ dày (Acide Chlohydric – HCL) nhờ cơ chế này của cao dạ cẩm rất tốt trong điều trị đau dạ dày tá tràng thể đa toan, sẽ làm bớt ợ chua, nóng rát vùng thượng vị, bệnh nhân có cảm giác dễ chịu khoan khoái, nhẹ bụng, sau uống nước sắc dạ cẩm hoặc cao dạ cẩm. Có thể phối hợp bột thơm dạ cẩm với mật ong hoặc với một ít bột cam thảo để uống. Ngày dùng bột dạ cẩm 20 – 40g. Theo chúng tôi, nhiều bệnh nhân viêm, lở loét lưỡi, miệng thường xuyên hoặc từng đợt thường dễ nhầm với ec-pec niêm mạc khi chưa có chẩn đoán chuyên khoa, nhiều bệnh nhân nghe theo quảng cáo thuốc “mì ăn liền” vội mua dùng đã có rất nhiều phản ứng phụ có hại. Bước đầu, có thể nên dùng dạ cẩm rất có lợi vì không có tác dụng xấu, đối với trẻ em vẫn dùng dạ cẩm rất tốt. Dạ cẩm còn có tác dụng tốt trong chữa vết thương bằng giã nhỏ lá tươi dạ cẩm với ít muối đắp lên vết thương làm chóng lên da non, giúp giải độc, thanh nhiệt làm dịu đau, tiêu viêm, lợi tiểu. Theo:Caythuocquy ******************* Cây cảnh ngày Tết cũng là thuốc chữa bệnh Tác giả : GS. ÐOÀN THỊ NHU Trong những ngày Tết Nguyên đán, một số cây cảnh đẹp có vai trò quan trọng trong việc trang trí, góp phần đem lại sắc màu rực rỡ cho từng căn hộ gia đình và cảnh quan chung. Ở nước ta, có thể bạn chưa biết những loài hoa, cây cảnh chưng Tết phổ biến như đào, mai, quất và hoa cúc vàng còn là những vị thuốc chữa bệnh rất tốt. 1.CÂY ÐÀO Cây đào thuộc họ Hoa hồng, là cây nhỏ, cao 3-4m. Lá hình mũi mác hẹp, đầu thuôn nhọn, lá vò ra có mùi hăng đặc biệt (mùi hạnh nhân). Hoa mọc riêng lẻ, màu hồng thắm (bích đào) hoặc hồng nhạt (đào phai), mọc dày đặc ở cành. Trước khi cây ra lá, gần như không có cuống hoặc cuống rất ngắn, đài có ống hình chuông, 5 thùy có rất nhiều lông, tràng gồm 5 cánh mỏng, hình trứng ngược. Quả hạch gần như hình cầu, đường kính 5- 7cm, có một rãnh bên, phủ đầy lông tơ mịn, đầu nhọn, đáy tròn, khi chín màu vàng lục nhạt, đôi khi có những đốm đỏ, hạt cứng, hình trứng hơi dẹt, đầu nhọn sắc, có nhiều rãnh sâu. Loài bích đào được trồng nhiều để trang trí trong dịp Tết Nguyên đán. Cây đào có nguồn gốc xa xưa ở Trung Ðông và là cây trồng lâu đời ở Việt Nam. Ðào được trồng nhiều ở các tỉnh miền Bắc. Ở miền Nam, chỉ được trồng ở một số ít nơi như Ðà Lạt (Lâm Ðồng). Ðào ra hoa kết quả hàng năm. Thời kỳ sinh trưởng bắt đầu từ mùa xuân kéo dài đến cuối thu, sau đó cây rụng lá và có hiện tượng chồi ngủ qua đông. Cây trồng ở các vùng miền núi khí hậu mát và ẩm ra hoa kết quả nhiều, quả to hơn so với trồng ở đồng bằng. Công dụng: Ngoài quả đào dùng để ăn, nhân hạt, lá, hoa và nhựa cây đều là những vị thuốc, trong đó nhân hạt được dùng phổ biến hơn. Ðào nhân có các tác dụng dược lý sau: Ức chế đông máu, chống dị ứng và chống viêm. Là thuốc chữa ho, bế kinh, đau kinh, ứ huyết sau khi sinh, đau bụng dưới, bí đại tiện, điều trị phụ nữ rối loạn nội tiết tố trong thời kỳ mãn kinh đạt kết quả tốt. Liều dùng mỗi ngày 4-8g dưới dạng thuốc sắc. Nước sắc lá đào thường được dùng ngoài, tắm chữa ghẻ lở, ngứa, ngâm chữa viêm kẽ chân. Chú ý trong lá đào có acid hydrocyanic độc, khi dùng phải cẩn thận, dùng liều vừa đủ. Nhựa cây đào là một loại popysacarid dùng điều trị tiểu dưỡng chấp. Liều lượng dùng 10g, cho thêm đường kính, đun cách thủy, uống nhiều lần trong ngày. Nhựa đào còn được dùng chữa bệnh đái tháo đường với liều 20g tán nhỏ, uống với nước sắc địa cốt bì và râu ngô, mỗi vị 30g làm thang. Hoa đào được dùng trong điều trị chứng phù, giúp thông tiểu tiện, chữa đại tiện táo bón. Liều dùng mỗi ngày 3-5g dưới dạng thuốc sắc. Tài liệu Trung Quốc còn nêu vị bích đào can, là quả đào non còn xanh bị rụng, phơi hoặc sấy khô. Bích đào can có tác dụng cầm máu, làm bớt ra mồ hôi, chữa thổ huyết, ra mồ hôi trộm, ra máu trong thời kỳ mang thai. Liều dùng 5-10g, sắc nước uống. BÀI THUỐC CÓ ÐÀO 1. Chữa kinh nguyệt không đều, đau bụng: Ðào nhân, hồng hoa, ngưu tất, tô mộc, mần tưới, nghệ vàng. Mỗi vị 6-8g. Sắc nước uống. 2. Chữa bế kinh, ứ huyết, đau kinh: Ðào nhân 6g, đương quy 10g, xích thược 10g, hồng hoa 5g, xuyên khung 3g. Sắc nước, chia làm nhiều lần uống trong ngày. 3. Chữa kinh nguyệt không đều, đau bụng, đau đầu, hoa mắt: Ðào nhân 5g, quế chi 4g, đại hoàng 3g, mang tiêu 2g, cam thảo 1,5g. Sắc nước uống. 4. Chữa tinh hoàn sưng to: Lá đào, lá cuốn chiếu, mỗi thứ một nắm. Sắc nước uống; Ðồng thời giã nhỏ hai thứ lá này, hơ nóng đắp tại chỗ. 2. CÂY QUẤT Quất thuộc họ cam quýt. Là cây nhỏ, cao 1-2m, tán lá thường tròn dẹp. Lá mọc so le, hình bầu dục hoặc mũi mác, gốc thuôn hẹp, đầu nhọn (đôi khi hơi lõm), mép lá nguyên, hai mặt nhẵn. Hoa màu trắng, thơm, mọc riêng lẻ ở kẽ lá, đài có 5 răng hình tam giác, tràng 5 cánh hình bầu dục. Quả hình cầu, không dẹt ở hai đầu. Khi chín màu đỏ vàng, vỏ mỏng, dịch quả rất chua. Quất có nguồn gốc từ Trung Quốc, Nhật Bản và đã được trồng từ lâu đời ở nước ta để làm cảnh và lấy quả ăn. Ở Việt Nam, quất được trồng chủ yếu ở ngoại thành Hà Nội và các tỉnh lân cận. Những năm gần đây, quất được đưa vào trồng ở miền Nam bước đầu có kết quả tốt. Quất là loại cây phân cành nhiều, sinh trưởng phát triển mạnh trong mùa xuân, hè, ra hoa nhiều hàng năm. Tuy nhiên, người trồng quất thường dùng biện pháp gọi là "đảo quất", nghĩa là đào toàn bộ phần gốc và rễ (còn nguyên cả vầng đất) để trên mặt ruộng một ngày một đêm hoặc hơn để kìm hãm bớt sự sinh trưởng phát triển tự nhiên, điều tiết cho quả chín đúng vào dịp Tết Nguyên đán. Công dụng: Quả quất được dùng làm thuốc chữa ho, nước giải khát và giúp tiêu hóa. Hạt quất dùng để cầm máu, chống nôn. BÀI THUỐC CÓ QUẤT: 1. Chữa ho: a. Quả quất chín, hoa hồng bạch, hạt chanh, mỗi vị 10g. Tất cả rửa sạch cho vào bát cùng với ít đường hoặc mật ong, đem hấp cơm trong 15-20 phút. Nghiền nát, để nguội, cho trẻ uống 3 lần trong ngày. b. Hạt quất, lá xương bồ, hạt chanh, mỗi vị 10g, mật gà đen 1 cái. Tất cả để tươi giã nhỏ, thêm đường, hấp cơm, chia làm 2-3 lần uống trong ngày. 2. Chữa khó tiêu: Quả quất chín 1kg, rửa sạch, để ráo nước. Dùng kim châm sâu vào quả 5-6 lỗ. Cho quất vào lọ cùng với đường kính 2kg, cứ một lớp quất lại một lớp đường, đậy kín. Ðể trong vòng 7 ngày sẽ thu được si-rô quất màu vàng, mùi thơm. Khi dùng, lấy 1-2 thìa to si-rô quất pha với 100ml nước đun sôi để nguội rồi uống. 3. Chữa nôn ra máu: Hạt quất một chén nhỏ, bỏ vỏ sao vàng, giã nhỏ, sắc với 400ml nước còn 100ml, chia uống 2-3 lần trong ngày. 3. CÂY CÚC HOA VÀNG Cúc hoa vàng hay kim cúc là cây thảo, thân mọc thẳng, có khía dọc, nhẵn. Lá hình bầu dục, chia nhiều thùy sâu, mép có răng cưa nhọn không đều, mặt trên màu lục đen sẫm, mặt dưới nhạt. Cụm hoa hình đầu mọc trên cuống dài ở ngọn thân hoặc kẽ lá, hoa ở ngoài hình lưỡi nhỏ màu vàng, hoa ở giữa hình ống, tràng hoa hình ống ngắn hơn tràng hoa hình lưỡi, có thùy tam giác nhọn cũng màu vàng, quả bé. Cúc hoa vàng có nguồn gốc từ Nhật Bản, Trung Quốc và được trồng lâu đời ở nước ta, cùng với cúc hoa trắng (bạch cúc) để làm cảnh và làm thuốc. Công dụng: Cúc hoa vàng có tác dụng hạ huyết áp, làm tăng độ bền mao mạch, chống viêm và ức chế nhiều loài vi khuẩn gây bệnh. Hoa cúc vàng được dùng chữa các chứng cảm lạnh, sốt, hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu, đau mắt đỏ, chảy nhiều nước mắt, mờ mắt, tăng huyết áp, mụn nhọt sưng đau. Uống lâu ngày lợi khí huyết, có tác dụng về nội tiết giúp trẻ lâu. Liều dùng mỗi ngày 8-16g, dạng thuốc sắc, dùng riêng hay phối hợp với các vị khác. Dùng ngoài bằng nước sắc rửa đắp trị mụn nhọt. BÀI THUỐC CÓ CÚC HOA VÀNG 1. Chữa cảm mạo, sốt, ho: a. Cúc hoa vàng, lá dâu mỗi vị 6g; Liên kiều, bạc hà, cam thảo, cát cánh mỗi vị 4g; Nước 600ml, sắc còn 200ml, chia uống 3 lần trong ngày. b. Cúc hoa vàng 8g, lá dâu 12g, hạnh nhân, cát cánh, mỗi vị 8g; Liên kiều 6g; Bạc hà, cam thảo, đạm trúc diệp mỗi vị 4g. Sắc uống ngày một thang. 2. Chữa hoa mắt, chóng mặt, mắt khô tròng: Cúc hoa vàng 12g, thục địa 32g, kỷ tử 20g; Sơn thù, hoài sơn mỗi vị 16g; Mẫu đơn bì, phục linh, trạch tả mỗi vị 12g. Các dược liệu trên đem sấy khô, tán nhỏ, luyện mật, viên bằng hạt ngô. Ngày uống 3-4 lần, mỗi lần 16-20 viên; Hoặc có thể sắc uống với lượng giảm bớt 1/6 mỗi vị. 3. Chữa hoa mắt, chóng mặt, mắt đỏ, mũi tắc: Cúc hoa vàng, xuyên khung, kinh giới, bạc hà, phòng phong, khương hoạt, hương phụ, cam thảo, bạch chỉ, tế tân, khương tàm, các vị lượng bằng nhau. Trộn đều, tán nhỏ, mỗi lần uống 4-6g sau bữa ăn. 4. Chữa suy nhược thần kinh:

Ngày đăng: 18/08/2013, 19:54

Hình ảnh liên quan

Cây bụi leo bằng thân quấn. Cành lúc non hình bốn cạnh về sau hình trụ, phình to ở những đốt - Cách sử dụng các loài hoa để chữa bệnh

y.

bụi leo bằng thân quấn. Cành lúc non hình bốn cạnh về sau hình trụ, phình to ở những đốt Xem tại trang 6 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan