TUYỆT ĐỐI LUẬN

111 1.2K 2
TUYỆT ĐỐI LUẬN

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TƯƠNG ĐỐI LUẬN (Relatively theory) của Albert Einstein đã khai thông và làm sáng tỏ phần nào sự áo bí của muôn vật trong vũ trụ cảm giác.Những linh cảm đột xuất trong đầu óc của vị bác học thiên tài nầy, đã bồi bổ cho trí tuệ loài người thêm sâu rộng, sáng suốt, biết được nhiều điều mới mẻ chưa từng có trước nay, về tất cả mọi sự vật từ vĩ mô đến vi mô, từ trên trái đất đến vũ trụ không gian bao la không ngằn mé. Những cống hiến quí báu của Tương Đối Luận (Lý thuyết về sự tương đối) của ông, đến nay vẫn còn giữ vững vị trí trụ cột của giới khoa học.Tuy vậy, thuộc tính tương đối vẫn áp dụng cho chính cái “Lý thuyết tương đối” nầy. Vì thực tế, chúng ta chỉ có thể vận dụng được một số tư liệu hay, đúng trong đó, mang lại kết quả thực sự. Bên cạnh vẫn có những lý thuyết tuy hay ho, nhưng không thể thực hành được (vì lý do vẫn còn thiếu sót) . Do đó, Tương Đối Luận vẫn còn có mặt chưa hoàn chỉnh trong việc đóng góp cho tiến bộ trí tuệ của loài người. Tại sao như thế ? Suy cho cùng, đó cũng chỉ là sản phẩm của “TRÍ PHÂN BIỆT” (còn sanh diệt) của con người mà thôi ! Muốn thật sự hoàn hảo, chúng ta phải nhờ vào sự hướng dẫn của ánh sáng rực rỡ mà Đức NHƯ LAI đã chỉ ban, để làm thành “TUYỆT ĐỐI LUẬN”, mới có thể thoát ra khỏi sự trói buộc trong vũ trụ cảm giác, đạt được cái “TRÍ KHÔNG PHÂN BIỆT” (không còn sanh diệt, tức thường hằng) của vũ trụ tri giác tức vũ trụ tuyệt đối.

Tác giả:- Thiền sư THÍCH QUANG TÔNG Dịch giả :- Cư sĩ CHÁNH NGUYÊN 釋光宗禪師 著 正源居士 越譯  TUYỆT ĐỐI LUẬN 絕對論 NĂM 1996 1 丙子年 MỤC LỤC TUYỆT ĐỐI LUẬN ---OOO--- (số của trang ghi theo bản gốc) Trang *TỰA 03 *SẮC THÁI DIỄN BIẾN CỦA TƯƠNG ĐỐI LUẬN 07 *SẢN PHẨM CỦA VŨ TRỤ CẢM GIÁC 12 *Ý NIỆM MANG TÍNH XE LỬA 18 *MUÔN PHÁP DUY TÂM 27 *HẠNG TRANG MÚA KIẾM, CHÍ Ở BÁI CÔNG 33 *SỰ THẦN BÍ ẢO DIỆU CỦA VŨ TRỤ TUYỆT ĐỐI 40 *DIỆU PHÁP TIẾN VÀO VŨ TRỤ TUYỆT ĐỐI 44 *BIỂU GHI TIẾN ĐỘ LỢI ÍCH KHI DỤNG CÔNG 54 *ĐIỂM ĐEN TRONG CHIẾC VÒNG MÀU VÀNG SÁNG RỰC 62 *SỰ PHẢN PHÚC CỦA ĐỀ-BÀ-ĐẠT-ĐA ĐỐI VỚI PHẬT 68 *THẾ NÀO LÀ MỘT PHẬT GIÁO KHOA HỌC 77 *THUỐC BẤT TỬ (không chết) 84 *CHO LÀ MAY MẮN ĐỂ VUI MỪNG RƯỚC LẤY TAI HỌA 87 *PHÂN TÍCH RÕ VỀ GIỚI LUẬT CỦA PHẬT 94 *ĐẦY RẪY NHỮNG BÍM TÓC 104 *ÔNG LÝ HỒNG CHƯƠNG 109 *TIÊU DIỄN—ÔNG LÀ AI ? 115 *LẬP TỨC TỪ BỎ NHỮNG KHỔ HẠNH VÔ ÍCH 120 *ÔNG NGƯ TRIỀU ÂN 125 *TƯ TẠI VỚI VIỆC SỐNG CHẾT 129 *SUY NGHĨ THẬN TRỌNG, PHÂN BIỆT RÕ RÀNG 132 *NHÌN THẤY MÀ PHÁT SỢ 137 *CƠ NGUY CỦA LÒNG TIN 142 *BỘ LẠC ĂN THỊT NGƯỜI 151 *TẤM BẢN ĐỒ ĐẸP ĐẼ QUÍ BÁU 157 *ĐỐI THOẠI GIỮA HAI NHÂN VẬT: LONG PHI VÀ PHỤNG VŨ 161 *DI CHỨNG ĐỂ LẠI CỦA VIỆC DẠY ĐẠO SAI LẦM 168 *GAN LỚN ĐƯA RA NHỮNG GIẢ THIẾT, THẬN TRỌNG KIỂM CHỨNG 182 *NÓI RÕ VỀ ĐẠO 190 *THIỀN:- ĐÒN SÁT THỦ TIÊU DIỆT SỰ TỊCH MỊCH ĐÁNG SỢ 206 *CHƯƠNG CUỐI 224 *CẨM NANG CÁC PHÁP 236 2 TỰA *** TƯƠNG ĐỐI LUẬN (Relatively theory) của Albert Einstein đã khai thông và làm sáng tỏ phần nào sự áo bí của muôn vật trong vũ trụ cảm giác. Những linh cảm đột xuất trong đầu óc của vị bác học thiên tài nầy, đã bồi bổ cho trí tuệ loài người thêm sâu rộng, sáng suốt, biết được nhiều điều mới mẻ chưa từng có trước nay, về tất cả mọi sự vật từ vĩ mô đến vi mô, từ trên trái đất đến vũ trụ không gian bao la không ngằn mé. Những cống hiến quí báu của Tương Đối Luận (Lý thuyết về sự tương đối) của ông, đến nay vẫn còn giữ vững vị trí trụ cột của giới khoa học. Tuy vậy, thuộc tính tương đối vẫn áp dụng cho chính cái “Lý thuyết tương đối” nầy. Vì thực tế, chúng ta chỉ có thể vận dụng được một số tư liệu hay, đúng trong đó, mang lại kết quả thực sự. Bên cạnh vẫn có những lý thuyết tuy hay ho, nhưng không thể thực hành được (vì lý do vẫn còn thiếu sót) . Do đó, Tương Đối Luận vẫn còn có mặt chưa hoàn chỉnh trong việc đóng góp cho tiến bộ trí tuệ của loài người. Tại sao như thế ? Suy cho cùng, đó cũng chỉ là sản phẩm của “TRÍ PHÂN BIỆT” (còn sanh diệt) của con người mà thôi ! Muốn thật sự hoàn hảo, chúng ta phải nhờ vào sự hướng dẫn của ánh sáng rực rỡ mà Đức NHƯ LAI đã chỉ ban, để làm thành “TUYỆT ĐỐI LUẬN”, mới có thể thoát ra khỏi sự trói buộc trong vũ trụ cảm giác, đạt được cái “TRÍ KHÔNG PHÂN BIỆT” (không còn sanh diệt, tức thường hằng) của vũ trụ tri giác tức vũ trụ tuyệt đối. VŨ TRỤ TRI GIÁC hay tuyệt đối nầy, Phật học gọi là CHÂN NHƯ (thực tướng), khoa học gọi là “Tổng cơ quan ái bí của vũ trụ”. Ai có thể chứng nhập vào cảnh giới nầy, liền có thể chi phối, biến cải và sáng tạo muôn vật. Gần đây, giới khoa học đã phát hiện ra được loại “Năng lực phóng xạ vũ trụ” (cosmic radiation) . Thứ năng lực nầy có khả năng vô cùng to lớn, kỳ diệu có thể biến cải muôn vật, chuyển hóa những thứ mục nát thành ra vật thần kỳ. Nhưng, tuy là biết có nó, vẫn chưa thể nào thấy, nắm bắt được những thứ năng lực vô hình như u linh nầy, kể cả những máy móc, dụng cụ hiện đại nhất của khoa học hiện nay. Thực ra, Phật học đã đề cập đến năng lực phóng xạ vũ trụ nầy từ lâu, dưới tên gọi CHÂN QUANG hay TUYỆT ĐỐI QUANG , là sản phẩm của cảnh giới Chân Như tuyệt đối. Do đó giới khoa học chỉ dùng sức trí tuệ tương đối mà mong tìm thấy được nó, khác nào việc “leo cây bắt cá” (duyên mộc cầu ngư). Ngoài ra, Phật học cũng đã từ lâu, nêu lên những từ như : pháp thân, thực tướng, chân như… Đó chính là vũ trụ tri giác hay tuyệt đối mà giới khoa học hiện nay đang ra sức tìm tòi, vì biết đó là nguồn gốc của muôn vật. Phật hoc cũng đã nêu lên những lý luân, phương pháp để giúp chúng ta tiến vào đươc cảnh giới mong mỏi tôt cùng nầy. Chỉ cần, chúng ta biết tuân thủ áp dụng đúng đắn, khéo léo, bền bĩ những lời dạy bảo của NHƯ LAI chắc chắn chúng ta sẽ tiến vào được CHÂN NHƯ , đạt vật báu vô cùng hiếm có. 3 Đến đây, chẳng còn gì để không nói thẳng ra, cái vũ trụ ti giác hay tuyệt đối nầy, chẳng phải ở đâu trên trời xanh mây trắng hay chân trời góc biển diệu vợi mù xa, mà ở ngay chính quí vị đấy thôi ! Nếu quí vị có cách nào đó, tiêu diệt sạch hết những thứ vọng động, cuồng loạn trong tâm, chẳng còn những thứ “tự ngôn tự ngữ” lăng xăng lộn xộn, khiến cho tâm linh của quí vị trở lại CHÍNH THƯỜNG thì chắc chắn quí vị sẽ được năng lực diệu kỳ không giới hạn, đủ sức tạo nên lợi ích to lớn cho tất cả chúng sinh. SYDNEY, ngày 01 tháng 07 năm 1990. THIỀN SƯ THÍCH QUANG TÔNG 釋光宗禪師 著 4 SẮC THÁI DIỄN BIẾN của TƯƠNG ĐỐI LUẬN *** Năm 1905, ALBERT EINDTEIN đã công bố “thuyết tương đối nghĩa hẹp” khiến cho Isaac Newton , nhà khoa học lớn, từ địa vị đỉnh cao của giới khoa học suốt hai thế kỷ 18 và 19 tụt xuống vị trí thứ yếu. Bao nhiêu tâm huyết một đời của Newton, kết tinh lại như thuyết : Vũ trụ cấu tạo bằng chất ê-te im lặng tuyệt đối, sự vận động tuyệt đối, không gian tuyệt đối, thời gian tuyệt đối, và nhất là ĐỊNH LUẬT VẠN VẬT HẤP DẪN đã từng gây chấn động cả quốc tế; tất cả đều bị “thuyết tương đối nghĩa hẹp” phủ định hết thảy. Theo nhận thức và quan điểm của EINSTEIN , muôn vật trong vũ trụ đều là tương đối, thời gian tức là không gian . Ông cũng lập thành trường phái khoa học mới dựa trên bốn nguyên lý cơ bản:- đường thẳng, mặt phẳng, thể khối và thời gian. Đồng thời, theo ông thì không thể tách riêng vật thể và lực, vì nó quan hệ mật thiết với nhau theo công thức :- E = mC 2 (Lực bằng tích của trọng khối với bình phương vận tốc). Đóng góp hết sức mới mẻ quí báu nầy, được kính cẩn khắc trên ngôi mộ của ông EINSTEIN lúc ông qua đời. Ngoài ra, ông cũng chế tạo thành công dụng cụ gọi là “ Máy tính chuyển động BROWN của phân tử” . để làm thí nghiệm quan sát phấn của hoa chuyển động trên mặt nước, từ đó tính ra chính xác số lượng phân tử của nước, mà trước đây chỉ được tính toán gián tiếp mà thôi. Trước EISTEIN, quan điểm về bản chất của ánh sáng cũng gây nhiều tranh cãi trong giới khoa học, mỗi người bảo thủ ý kiến riêng của mình, chưa ngã ngũ ra sao. Người thì cho ánh sáng là làn sóng, kẻ lại bảo ánh sáng là tổ hợp của các hạt PHOTON. Riêng EISTEIN thì không chấp nhận hai quan điểm trên, mà chứng minh được “ánh sáng là những hạt Photon chuyển động theo làn sóng”. Từ lý thuyết cơ bản nầy, giới khoa học đã đem áp dụng vào kỹ nghệ phim ảnh và truyền hình sau nầy rất là tiến bộ, cống hiến những phương tiện giải trí, thông tin rất lớn lao cho loài người từ đầu thế kỷ 20 đến nay. Đến năm 1915, EINSTEIN lại hoàn chỉnh nhận thức của ông bằng “thuyết tương đối nghĩa rộng”, triệt bỏ các hàng rào giới hạn “Lấy hai thế giới có tốc độ bằng và tương tác nhau làm điều kiện” mà nêu lên hằng số gia tốc của trọng lực trái đất. Hơn thế, ông còn vận dụng lãnh vực trí tuệ vào môi trường không gian vũ trụ, tính ra mức độ khúc xạ ánh sáng là 1,7 giây giữa mặt trời và các hành tinh. Phải đợi đến ngày 27/3/1919, ở nước BRAZIL, bị nhật thực toàn phần, các nhà khoa học đã chụp được 16 tấm ảnh ghi lại diễn tiến nhật thực, mới chứng minh được sự tính toán hết sức chính xác của thuyết tương đối nầy. 5 Sau đó, thuyết tương đối đã ngự trị trên vòm trời khoa học thế giới, cơn gió lốc TƯƠNG ĐỐI LUẬN” đã thổi rung thế giới khoa học năm châu. Địa vị của nó đã thành “khuôn vàng thước ngọc” của mọi người khi ứng dụng vào việc khám phá bí mật của vũ trụ. Nhưng, lại một lần nữa, ba nhà khoa học người Mỹ gốc Hoa là LÝ CHÍNH ĐẠO, DƯƠNG CHẤN NINH và NGÔ KIỆN HÙNG đã phát hiện ra những chỗ thiếu sót và sai lệch của bộ bí kíp quí hiếm “TƯƠNG ĐỐI LUẬN” nầy, khi họ đem ra thực nghiệm kiểm chứng. Giới khoa học toàn cầu lại bị chấn động lần nữa và đã phải trao phần thưởng quí giá trên thế giới là “giải NOBEL về Vật lý” cho hai họ LÝ và họ DƯƠNG nói trên. Như vậy, chúng ta có thể kết luận : “Khoa học là cái chưa rồi”, vì cứ liên tiếp, phát minh sau lật đổ phát minh trước, phủ định giá trị quyền uy của từng bước phát minh. Các nhà khoa học vẫn còn luôn mò mẫm dò tìm trong biển cả mông mênh không bờ bến của vũ trụ. Chúng ta không phủ định giá trị đóng góp từng bước nhất định của khoa học, nhưng phải thành thật và thẳng thắn nói rằng, còn quá nhei62u sự áo bí cơ bản của vũ trụ mà giới khoa học vẫn còn chưa biết được ! Tiến sĩ LÝ CHÍNH ĐẠO đã tuyên bố trong dịp lãnh giải thưởng NOBEL Vật lý ở Viện Khoa học hoàng gia THỤY ĐIỂN như sau : (ghi đại ý) “Dưới con mắt của người thế gian, thì các nhà khoa học hiện nay đã có được thứ thần thông quảng đại giống như TÔN NGỘ KHÔNG , có khả năng thăng thiên độn thổ vậy. Nhưng nếu lấy đức Phật THÍCH CA làm tiêu biểu cho CHÂN LÝ CỨU CÁNH, thì cho dù Tôn Ngộ Không có giỏi tài “cân đẩu vân” đến đâu đi nữa, cũng vẫn không thể nào nhảy ra khỏi bàn tay của ‘THÍCH CA PHẬT TỔ” được ! Các nhà khoa học ưu tú dự lễ phát thưởng nầy đã mĩm cười gật đầu, công nhận sự so sánh ví von của ông Lý thật vô cùng chính xác. Tất cả cũng đồng ý rằng, những nhà khoa học chỉ giống như đám trẻ con đang lượm lặt những vỏ sò hến ở bãi biển, ngẩng mặt nhìn lên ra xa, chân lý cứu cánh vẫn còn ở đâu bên kia biển cả mênh mông, bờ bến không sao nhìn thấy được. Tâm huyết trọn đời của Newton với ba định luật cơ bản, tồn tại sáng chói trên bầu trời khoa học được 200 năm, rồi bị Tương đối luận của Einstein lật đổ. Thuyết nầy lại tồn tại rực rỡ chưa quá 100 năm, cũng bị các ông Lý, Dương lật đổ. Than ôi ! Cái mà trước đây cho là vật báu sáng chói, qua sự khảo nghiệm sàng sãy của thời gian và thực tế, từ rực rỡ đã thành nhạt nhòa, bình thường. Tại sao lại cứ liên tiếp xãy ra tình trạng như thế, chúng ta hãy cùng nhau đi tìm nguyên nhân sâu xa nhất của nó ? 6 SẢN PHẨM CỦA VŨ TRỤ CẢM GIÁC Đáp án chính xác nhất cho câu hỏi , tại sao hai ông Newton và Einstein , cũng như những nhân tài kiệt xuất trong giới kho học trước nay, cứ lần lượt bị lật đổ, là bởi ví tất cả sự cố gắng tối đa của họ chưa thể vượt qua giới hạn của “vũ trụ cảm giác” để vào được chân lý cứu cánh “bàn tay của NHƯ LAI PHẬT TỔ” mà Tiến sĩ Lý đã minh họa trên. Những vị “Tôn Ngộ Không” nầy dù hết sức cố gắng nhìn thật xa, tầm nhìn vẫn bị năm ngón tay che khuất, không thể nào thấy được trọn vẹn sắc hoàng kim của Diêm-Phù-Đàn của cả bàn tay NHƯ LAI. Do đó, cho dù có muôn triệu Tôn Ngộ Không đem hết sức mình ra tìm tòi nghiên cứu, nhưng chỉ loay hoay trong phạm vi lòng bàn tay, thì phát hiện ấy cũng vô cùng hạn hẹp, có những ngăn cách che khuất nhất định của nó. Họ tương tự những người mù rờ voi, chỗ nhận biết chỉ là từng bộ phận của voi : ngà, tai, bụng, chân, đuôi …Cho dù có liên kết khéo léo, đầy đủ các bộ phận trên lại, cũng chỉ thành hình được một dáng dấp to lớn bên ngoài của con voi có vẻ lớn lao. Thực tế cho thấy, thế giới chân lý vẫn còn sự hiện diện của biết bao thứ kgac1 như : sư tử, cọp, beo …Những chàng mù nầy phải sờ đến bao giờ mới hết ? Chỉ có người mắt sáng, thoáng nhìn là biết tất cả ! Những định luật cơ bản của Newton và thuyết tương đối của Einstein … đều là “sản phẩm của vũ trụ cảm giác”. Nói khác đi, đó là kết quả quan sát và nhận thức rất nhiều sự vật trong vũ trụ. Nhưng chúng ta đều biết, sự vật muôn vàn trên thế gian nầy, đâu phải cố định và bất biến. Chúng đã chịu biết bao sự tác động chi phối, biến cải to lớn của không gian và thời gian. Vả lại, thêm vào mức độ tính chủ, khách quan của từng người quan sát, kết quả nhận thức nhất định phải là khác nhau thôi ! Do đó, cùng một sự vật, cùng thời gian và địa điểm, nhưng nhận thức, tư tưởng của hai người đứng kế bên nhau chắc gì đã hoàn toàn giống nhau, dù giả sử là không có sự tác động của bốn chung quanh (môi trường số không tuyệt đối ) đi nữa ! Thế nên, thưc tế dẫn đến:- “Đồng thị nhất ban song tiền nguyệt, Nhất hữu mai hoa cánh bất đồng” (cùng là vầng trăng trước cửa sổ, một cửa sổ có hoa mai, vầng trăng liền không giống ở cửa sổ bên kia) Vũ trụ cảm giác dù cho tiến xa hết mức, nhưng chỉ dùng phương tiện bản thân làm giới hạn để giải thích, chia thành hai tầng thứ : vũ trụ trong tâm (thân) và vũ trụ ngoài tâm (thân). Vũ trụ ngoài tâm bao gồm mặt trời, mặt trăng, các tinh cầu và muôn vật trên trái đất, nghĩa là những vật thể dùng tay để chỉ ra, dùng mắt để nhìn thấy được …toàn là những thứ chịu tác động của sanh diệt từng khoảnh khắc thời gian. Còn vũ trụ trong tâm là những ý niệm, tư tưởng trong tấm thân bảy thước nầy. Đó là những tự ngôn tự ngữ không ngừng biến chuyển nên phát tác ra những hình bóng tương tự sum la vạn tượng bên ngoài, 7 vì vậy ó nghiễm nhiên trở thành một thế giới khác. Cả hai vũ trụ trong và ngoài tâm nầy, đều thay đổi biến chuyển không ngừng. Thế mà các nhà khoa học đặt mình vào điều kiện môi trường toàn động để quan sát, có khác nào cảnh một người đang loa6u tính toán, ngồi trên một toa xe lửa đang chạy vùn vụt để quan sát cảnh vật bên ngoài chăng ? Như thế, lỗi lầm cơ bản nhất là cảm giác nhận thức không đúng thực tế : cái đứng yên (cảnh vật) thấy là chuyển động, vật chuyển động (xe lửa) thấy là đứng yên, vì cùng tốc độ và phương hướng với người ngồi trên xe. Từ đó, cho dù những báo cáo kết quả quan sát của vị nầy hết sức thành thật và khách quan đến đâu, dùng đủ mọi công thức, phương pháp để chứng minh ngàn lần như một, vẫn không thể nào giống hệt được những nhà quan sát khác, ngồi trên toa xe lửa có tốc độ khác, phương chuyển động khác… nêu lên kết quả cảnh vật họ thấy qua cửa sổ. Dĩ nhiên, cách nói trên không đến nỗi bị các người quá thật thà cãi lại: “nhưng các nhà khoa học có ngồi trên xe lửa để làm việc bao giờ đâu, họ ở trong các phòng thí nghiệm yên tĩnh kia mà !”. Đúng là yên tĩnh, nhưng đó chỉ là “yên tĩnh biểu kiến” cả người lẫn vật. Nhìn sâu vào bản thể cả hai, đều không ngớt chịu sự nhiễu loạn, khốn đốn của “ý niệm mang tính xe lửa” nầy tạo ra, làm cho, dưới cái nhìn hết sức sáng suốt của đức Phật, đã phải than “chúng sinh điên đảo !” là vậy. Đó là nguyên nhân chủ yếu khiến cho Einstein lật đổ Newton, ba vị Tiến sĩ Lý, Dương, Ngô lật đổ Einstein và còn nữa …Ta có thể khẳng định thật chắc chắn là, dù cho các vị nầy có vắt hết nước óc ra để suy tư, cũng không thể nào tránh khỏi cảnh bị lật đổ trong tương lai !. Thật đúng với kinh nghiệm về chân lý của người xưa :- “Hoành khán thành lĩnh, trắc thành phong, Viễn cận, cao đê, các bất đồng. Bất thức Lư sơn chân diện mục, Chỉ duyên thân tại thử sơn trung” DỊCH:- Nhìn ngang thành dãy núi dài, Nhìn nghiêng thành ngọn núi, kỳ lạ thay ! Núi Lư, mặt thật ai hay Đứng hoài chân núi, nào ngày tỉnh ra ?” Cái cảnh những nhà khoa học trên thế giới cứ mãi giam thân trong chân núi vũ trụ cảm giác, nếu không tìm ra phương pháp nào để vượt thoát những “ý niệm mang tính xe lửa” thì vẫn tái diễn cảnh “bổn cũ soạn lại”, Nghĩa là, dù lại có những phát minh đầy uy quyền đến mấy ở thời điểm nhất định đó, cũng khó mà giữ được không bị làn sóng sau lật đổ làn sóng trước. Chẳng nói chi xa xôi, lý luận về TRƯỜNG QUY PHẠM (quanta du champ) gần đây, đủ chứng minh điều tôi vừa nêu là hết sức thực tế. Hiện nay, những nhà khoa học xung kích trên thế giới, để xác định rõ về trường quy phạm, trong lĩnh vực nghiên cứu về cấu tạo vật chất, đã chú ý vào hoạt động của những “hạt cơ bản” của vật chất để nắm qui luật hình thành và liên kết của chúng, tạo thành nhân, thành nguyên tử, phân tử ra sao ? Từ đó, tạo thành vật chất khác nhau thiên hình vạn trạng như hiện nay. Trường quy phạm chia thành hai nhóm nghiên cứu; một để tìm xem “hạt tối cơ bản” là gì, hai là để tìm xem sự kết hợp của chúng do những lực cơ bản gì ? 8 Nhóm thứ nhất chỉ mới tạm đến hóa thành là “hạt QUARK” nhóm thứ hai cũng mới tạm sơ kết thành quả bước đầu về các lực cơ bản cho sự liên kết là : lực hấp dẫn, lực điện từ, lực tương tác mạnh và lực tương tác yếu, tất cả gồm bốn thứ. Trong khi mọi người chưa dám kết luận, thì một lực thứ năm lại xuất hiện, một nhà Vật lý học kiêm Thiên văn học ở trường đại học Washington là BỐ-NI-ĐỐN (tên phiên âm) và các đồng sự đã dùng những chiếc vòng bằng kim loại để thí nghiệm, chứng minh rằng có một lực thứ năm, vượt cao hơn 4 lực kia mà hiện hữu. Cuối năm ngoái, nhà Vật lý học địa cầu của không quân Mỹ , ông AI-KHẮC-CÁP-ĐẶC (tên phiên âm) đã tuyên bố trong một hội nghị khoa học “có khả năng xuất hiện ra một lực thứ sáu nữa, lực nầy có thể tạo gia tốc cho cường độ hấp dẫn”. Thế đó, nhờ dựa vào công cụ của loài người ngày càng phát triển nâng cao, nên biết đâu,qua 100 năm nữa, sẽ có thêm rất nhiều loại lực khác ra đời, do sự phát hiện thêm của những nhà khoa học sau nầy . Tóm lại, những kết luận còn trong vũ trụ tương đối ( VT cảm giác) sẽ còn thay đổi dài dài, vì vật chất liên tục thay đổi biến hóa tùy theo thời gian và không gian mỗi lúc một khác. 9 Ý NIỆM MANG TÍNH XE LỬA ***** Con người có thể có đủ sức tính toán, đo lường, suy tư, phân tích, ghi nhớ… để tạo thành những ý niệm mang “tính xe lửa” của vũ trụ trong tâm, cho đó là tác dụng phản xạ của làn sóng điện bộ não. Loài người chấp nhận lối giải thích nầy suốt 200 năm, cho đó là chân lý. Riêng người cầm bút nầy không dám biểu đồng tình một cách gượng ép. Vì nếu đúng theo lối giải thích trên, làn sóng điện bộ não con người cũng giống như tấm kính soi mặt, ông A đến thì hiện bóng ông A, chị B tới thì hiện bóng chị B, hoàn toàn thụ động máy móc. Thực tế, nếu chịu khó lưu ý một chút , sẽ thấy không hẳn như vậy. Trong sinh hoạt hàng ngày, những ý niệm trong tâm có lúc khác với sự vật thực bên ngoài. Chẳng hạn, nhìn ông A mà tưởng là ông C,nhìn chị B mà thấy giống bà D chẳng hạn. Thậm chí, có những khi nhìn mà không thấy, lắng mà không nghe, ăn mà chẳng biết mùi vị… Hàng loạt sự thật đã phủ định mạnh mẽ quan điểm “phản xạ làn sóng điện bộ não” nầy. Chúng tôi đã làm một số thí nghiệm, nhiều lần tập hợp vài mươi người ngồi trong thiền đường để thực nghiệm về “phản xạ làn sóng điện bộ não” có giống nhau không. Họ nhắm mắt ngồi yên, kế dùng tâm nhãn (con mắt tâm) xoay rọi vào vũ trụ trong tâm, quan sát trong khoảng thời gian là năm phút, đoạn bảo họ thành thật ghi lại tất cả những gì họ “thấy” được trong đó. Kết quả của những lần thí nghiệm đều khác nhau, chẳng những khác biệt giữa người nầy người kia, mà còn khác biệt giữa một người ở lần trước lần sau v.v… Làn sóng điện bộ não là vật chất, mang tính máy móc khách quan, trong cùng điều kiện về hoàn cảnh, môi trường, thời gian … nhất định kết quả phải hoàn toàn giống nhau chứ ? Thực tế lại khác hẳn, đó là tại sao ? Chúng tôi cũng xin đưa ra một sự thực, góp phần làm sáng tỏ tính chân lý của quan điểm “làn sóng điện của bộ não” nầy : “TINH ĐẢO NHẬT BÁO (Australia) ngày 02/10/1986 có đăng:- Tại một ngôi làng hẻo lánh ở Châu Phi, phát sinh ra một chuyện vô cùng kỳ lạ. Một đoàn chuyên gia được cử đến điều tra cũng chưa kết luận được. Có một cô gái 16 tuổi trong bộ lạc ở đây, bị hôn mê 7 giờ sau mới tỉnh dậy. Thật lạ lùng, tự nhiên cô nói được tiếng Anh rất lưu loát; đồng thời, tiếng bản ngữ bộ lạc cô hoàn toàn không biết chút nào ! Trước khi bị hôn mê. Cô MONOKA ALEX chỉ biết một vài câu tiếng Anh bồi, không đúng ngữ pháp. Nhưng hiện tại, cô nói thứ tiếng Anh có phong cách thượng lưu hết sức trôi chảy. Thêm nữa, cá tính cô hoàn toàn thay đổi, hiện cô giống như một thiếu nữ người Anh được nuôi dạy tốt từ bé lớn lên trong một môi trường khác vậy. Bà GRAND, giảng viên năm thứ nhất của Trường Đại Học tâm lý Nam Phi, nói :-“Đây là chuyện có thật hết sức lạ lùng “ , bà nầy đang tìm mọi cách nghiên cứu phân tích trường hợp hi hữu của cô MONOCA nầy, hy vọng tìm ra một vài điểm sáng tỏ. Bà GRAND nói :-“Thật không chút nghi ngờ gì chuyện có thật nầy, cô MONOCA nhất định không thể học tiếng Anh từ bạn bè, vì tất cả bạn cô đều không ai biết tiếng Anh cả !” 10

Ngày đăng: 18/08/2013, 17:34

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan