De tu luan thi vao lơp 10

3 673 2
De tu luan thi vao lơp 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

ĐỀ TỰ LUẬN LUYỆN THI VÀO LỚP 10 PHẦN I: VĂN - TIẾNG VIỆT (5đ) Câu 1 : (2đ) Đọc giai thoại sau và dựa vào đó trả lời từng câu hỏi dưới : "Có một người tên A thường hay lấy những tác phẩm văn học có giá trị của người khác về sửa lại thêm thắt chút ít vào rồi mang đi xuất bản. Các nhà văn có tiếng tăm rất tức giận trước hành động xấu xa này của ông A. Một hôm ông A gặp ông B là một nhà văn chân chính, ông A liền hỏi : -Thưa ngài ! ngài thấy những tác phẩm của tôi thế nào ? -Khi thấy chúng, tôi liền ngả nón cúi chào. -Những tác phẩm của tôi xuất sắc đến độ một người đã viết nhiều tác phẩm hay như ngài mà cũng bái phục chúng à ? -Không ông ạ, tôi ngả nón chào vì tôi có cảm giác mình đã gặp những người quen lắm. Ông A đỏ mặt bỏ đi." a/ Giai thoại trên có mấy lượt lời ? b/ Có mấy hàm ý trong giai thoại trên ? Nội dung của từng hàm ý đó là gì ? c/ Các hàm ý đó có thành công không ? Dấu hiệu nhận ra ? Câu 2 : (1đ5) Cho các văn bản đã học sau, dựa vào thời điểm sáng tác, hãy xếp chúng vào từng hàng : từ 1954 trở về trước ; từ 1954 đến 1975 ; sau 1975. Đoàn thuyền đánh cá, Bến quê, Mùa xuân nho nhỏ, Đồng chí, Sang thu, Làng, Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Những ngôi sao xa xôi, Lặng lẽ Sa Pa. Câu 3 : (0đ5) Trong các từ in đậm sau, những dòng nào có chứa thuật ngữ. Hãy ghi ra. a/ Đòn bẩy là một trong 6 loại máy đơn giản được sử dụng nhiều trong đời sống để biến đổi lực tác dụng lên vật theo hướng có lợi cho con người. Đòn bẩy là một vật rắn được sử dụng với một điểm tựa hay là điểm quay để làm biến đổi lực tác dụng của một vật lên một vật khác. (Wikipedia) b/ Sự động viên khuyến khích của nhà trường là đòn bẩy có tác dụng kích thích học sinh hứng thú học tập. c/ Nước non nặng một lời thề Nước đi, đi mãi không về cùng non. (Tản Đà) d/ Nước là một hợp chất hóa học của ôxy và hiđrô, có công thức hóa học là H 2 O. (Wikipedia) Câu 4 : (1đ) Trong phần trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích", Nguyễn Du viết : Sân Lai cách mấy nắng mưa Có khi gốc tử đã vừa người ôm Trình bày hiểu biết của em về chi tiết "Sân Lai." PHẦN II TẬP LÀM VĂN (5đ) Câu 5 : Hãy chỉ ra vai trò những nhân vật như ông kĩ sư vườn rau dưới Sa Pa, ông họa sĩ, bác lái xe, cô kĩ sư trẻ, anh cán bộ theo dõi sét, những người bộ đội . xuất hiện trong truyện ngắn "Lặng lẽ Sa Pa" của Nguyễn Thành Long. GV LÊ NGỌC THÀNH - tháng V/2009 ĐÁP ÁN TỰ LUẬN ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 PHẦN I: VĂN - TIẾNG VIỆT (5đ) Câu 1 : (2đ) a/ Giai thoại trên có 4 lượt lời. (0đ5) b/ Có 2 hàm ý trong giai thoại trên: -"-Khi thấy chúng, tôi liền ngả nón cúi chào." -"-Không ông ạ, tôi ngả nón chào vì tôi có cảm giác mình đã gặp những người quen lắm" (0đ5) Cả 2 hàm ý đều có nghĩa là : Ông đã lấy tác phẩm của người khác sửa qua loa và in lại (Ông là người ăn cắp trí tuệ) c/ Hàm ý thứ nhất không thành công ; dấu hiệu nhận ra là ông A do không hiểu đúng ý nên hỏi lại ông B. Hàm ý thứ hai rõ hơn nên đã thành công ; dấu hiệu nhận ra là ông A "đỏ mặt bỏ đi" vì xấu hổ. (1đ) Câu 2 : (1đ5) Từ năm 1954 trở về trước : Làng, Đồng chí Từ 1954 đến 1975 : Đoàn thuyền đánh cá, Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Những ngôi sao xa xôi, Lặng lẽ Sa Pa. Sau 1975 : Bến quê, Mùa xuân nho nhỏ, Sang thu. *Sai mỗi tác phẩm trừ 0đ5. Sai 3 tác phẩmtrở lên thì cho 0đ. Câu 3 : (0đ5) "Đòn bẩy" ở a/ và "Nước" ở d/ là thuật ngữ. *Đúng mỗi thuật ngữ ghi 0đ25 Câu 4 : (1đ) "Sân Lai" là một điển tích (điển cố - HS có thể có thể không nói ý này) Điển tích này bắt nguồn từ câu chuyện ở sân nhà lão Lai Tử, đây chỉ sân nhà cha mẹ Thúy Kiều. Theo Hiếu tử truyện : Lão Lai Tử người nước Sở thời Xuân Thu rất có hiếu, tuy đã già mà còn nhảy múa ở ngoài sân cho cha mẹ xem để mua vui cho cha mẹ. Điển cố có nội dung nói về đức tính hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ. * HS có thể quên hoặc sai một số danh từ riêng nhưng phải nói được nội dung của điển cố. PHẦN II TẬP LÀM VĂN (5đ) Câu 5 : Trong truyện ngắn "Lặng lẽ Sa Pa", Nguyễn Thành Long đã xây dựng nhân vật anh thanh niên làm công tác khí tượng ở Sa Pa thành nhân vật trung tâm của truyện. Đồng thời tác giả còn xây dựng những nhân vật khác như đã nêu trong đề nhằm làm rõ hơn chủ đề tưởng của tác phẩm và cũng còn nhằm qua đó khắc họa rõ nét hơn nhân vật trung tâm. Tất cả những nhân vật này ngoài tác dụng chung (sẽ nói ở mục 1/ dưới đây) còn có những tác dụng khác nữa (sẽ nói ở các mục còn lại). Do vậy ngoài việc nêu tác dụng chung của họ, HS cần sắp xếp các nhân vật này theo từng nhóm nhân vật để qua đó mà thuận tiện trong việc chứng minh phân tích vai trò của từng nhóm nhân vật trong truyện, từ đó bài viết sẽ có bố cục rõ ràng, chặt chẽ : 1/ Khi xây dựng những nhân vật này, nhà văn muốn qua họ mà làm rõ chủ đề tác phẩm : Miền Bắc trong những năm vừa kháng chiến chống Mỹ vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội trước đây, chúng ta có thể gặp nhiều con người đang âm thầm, cần cù, nhiệt tâm suy nghĩ và làm việc hết lòng cho đất nước họ có mặt ở rất nhiều lĩnh vực từ lao động chân tay đến lao động trí óc, từ thanh niên mới bước vào đời đến những người đã đến tuổi nghỉ hưu, từ nam đến nữ thanh niên . Đó là những con người tuy sống ở một nơi sơn thủy hữu tình, nơi nghe tên người ta liền nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi như Sa Pa nhưng họ lại không hề nghỉ ngơi, hưởng thụ mà ngược lại họ làm việc mải mê với nhịp điệu công việc khẩn trương, tất bật. 2/ Nhân vật bác lái xe: -Bác lái xe làm nhiệm vụ dẫn dắt giới thiệu tạo không khí lôi cuốn cho mọi người về anh thanh niên, khiến mọi người đang ngồi trên xe tò mò muốn gặp anh ta ngay "Tôi sắp giới thiệu với bác một trong những người cô độc nhất thế gian. Thế nào bác cũng thích vẽ hắn" . 3/ Nhóm nhân vật gồm ông họa sĩ già, cô kỹ sư trẻ mới tốt nghiệp : -Ông họa sĩ già là người đã đến tuổi về hưu, mục đích của chuyến lên Sa Pa này là vẽ một số bức tranh về cảnh vật Sa Pa để kỉ niệm cuối đời họa sĩ của mình. Thế nhưng khi gặp anh thanh niên, ông ta đã thay đổi quyết định của mình : Chọn anh thanh niên để làm đề tài cho những bức vẽ chứ không phải là khung cảnh ngoạn mục, chập chùng của núi rừng Sa Pa. Ngay cả một người họa sĩ lão luyện nhiều kinh nghiệm như ông nhưng vẫn cảm thấy vô cùng khó khăn khi khắc họa vẻ đẹp của người thanh niên mình đang đối diện : "Chao ôi, bắt gặp một con người như anh ta là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác, nhưng hoàn thành sáng tác còn là một chặng đường dài" (trang 186). Chính sự thay đổi quyết định của ông họa sĩ và những cảm nghĩ của ông về sự khó khăn của mình như đã nêu trên là những căn cứ góp phần làm cho hình tượng anh thanh niên thêm đẹp đẽ, đáng trân trọng cảm phục. -Cô kỹ sư trẻ vừa tốt nghiệp là người con gái Hà Nội, cô lên đây nhưng vẫn đang luyến tiếc ánh đền rực rỡ cuốn hút của mảnh đất thủ đô, đặc biệt là cô nặng lòng vương vấn mối tình với một chàng trai Hà Nội. Thế nhưng khi gặp anh thanh niên làm công tác khí tượng kêm vật lí địa cầu, thấy việc anh ta làm, nghe những lời anh ta, hiểu được những quan niệm sống tích cực và cao cả của anh ta, cô gái đã chuyển biến nhận thức nhanh chóng và rõ rệt. Cô đã không còn phân vân do dự mà ngược lại đã quyết định chọn cho mình một hướng đi đúng đắn phù hợp "Những điều cô cùng nghe, cộng với những điều cô khám phá thấy trên hai trang sách hay đang đọc dở của người con trai làm cô bàng hoàng. Có phải cái ánh sáng trong quyển sách rọi sang làm cho cô hiểu thên cuộc sống một mình dũng cảm truyệt đẹp của người thanh niên, về cái thế giới những con người như anh mà anh kể, và về con đường cô đang đi tới ? Có phải cái cảm giác bàng hoàng, đáng lẽ cô phải biết khi cô yêu, bây giờ cô mới biết, giúp cô đánh giá đúng hơn mối tình nhạt nhẽo mà cô đã bỏ, và yên tâm hơn về quyết định của mình ? Một ấn tượng hàm ơn khó tả dạt lên trong lòng cô gái. Không phải chỉ vì một bó hoa rất to sẽ đi theo cô trong chuyến đi thứ nhất ra đời mà vì một bó hoa nào khác nữa, bó hoa của những háo hức và mơ mộng ngẫu nhiên anh cho thêm cô ." (trang 187) . 4/ Nhóm các nhân vật ông kĩ sư vườn rau dưới Sa Pa, anh cán bộ theo dõi sét, những người bộ đội . Ngoài những tác dụng đã nêu ở mục 1/ trên, họ cũng có vai trò làm cho hình tượng anh thanh niên thêm đẹp đẽ. Không có nhân vật ông kĩ sư vườn rau dưới Sa Pa, anh cán bộ theo dõi sét thì lấy ai để nhân vật trung tâm giới thiệu cho ông họa sĩ vẽ và nếu thế thì đức tính khiêm tốn ở anh cũng sẽ giảm đi nhiều. Những chiến sĩ bộ đội thì góp phần làm rõ hiệu quả công việc của anh thanh niên làm công tác khí tượng, "nhân dịp Tết, một đoàn các chú lái máy bay lên thăm cơ quan cháu ở Sa Pa. Không có cháu ở đấy. Các chú lại cử một chú lên tận đây. Chú ấy nói : nhờ cháu góp phần phát hiện một đám mây khô mà ngày ấy, tháng ấy, không quân ta hạ được bao nhiêu phản lực Mĩ trên cầu Hàm Rồng." (tr 185) 5/ Truyện có nhiếu nhân vật, có nhân vật chính, nhân vật phụ, họ không tồn tại độc lập mà tác động lẫn nhau, hỗ trợ nhau để nâng nhau lên tầm vóc đẹp đẽ sinh động hơn và cũng để phục vụ cho việc chuyển tải chủ đề tác phẩm. Họ đã tạo nên một thế giới gồm những con người sinh động với nhiều cá tính, nghề nghiệp, lứa tuổi ; họ là những tấm gương tiêu biểu cho lớp lớp người lao động đang ngày đêm đêm âm thầm miệt mài xây dựng đất nước trước đây. Hôm nay đọc tác phẩm, tiếp xúc với thế giới nhân vật trong tác phẩm, mỗi người hãy suy nghĩ đến trách nhiệm của mình. GV LÊ NGỌC THÀNH - tháng V/2009 . ĐỀ TỰ LUẬN LUYỆN THI VÀO LỚP 10 PHẦN I: VĂN - TIẾNG VIỆT (5đ) Câu 1 : (2đ) Đọc giai thoại sau và dựa. Nguyễn Thành Long. GV LÊ NGỌC THÀNH - tháng V/2009 ĐÁP ÁN TỰ LUẬN ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 PHẦN I: VĂN - TIẾNG VIỆT (5đ) Câu 1 : (2đ) a/ Giai thoại trên có 4

Ngày đăng: 18/08/2013, 11:10

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan