On tap ve luan diem

11 3.3K 14
On tap ve luan diem

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tiết 99: ôn tập về luận điểm I. Khái niệm luận điểm: 1. Lí thuyết. ? Luận điểm là gì? - Luận điểm là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm trong bài văn nghị luận. ? Lựa chọn câu trả lời đúng trong các câu sau? A. Luận điểm là vấn đề được đưa ra giải quyết. B. Luận điểm là một phần của vấn đề được đưa ra giải quyết trong bài văn nghị luận. C. Luận điểm là nhữmg tư tưởng, quan điểm, chủ trương cơ bản mà người viết (nói) nêu ra trong bài văn nghị luận. Tiết 99: ôn tập về luận điểm 2. Phân biệt luận điểm với vấn đề nghị luận. a) Văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta Chủ tịch Hồ Chí Minh. ? Bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta có mấy luận điểm? Đó là những luận điểm nào ? - Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. - Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta. - Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trư ớc. - Bổn phận của chúng ta phải làm cho tinh thần yêu nước được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến. ? Theo em luận điểm nào là luận điểm xuất phát dùng làm cơ sở? Luận điểm cơ sở ? Luận điểm nào là luận điểm chính dùng làm kết luận của bài? Luận điểm chính dùng làm kết luận Tiết 99: ôn tập về luận điểm 2. Phân biệt luận điểm với vấn đề nghị luận a) Văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta Chủ tịch Hồ Chí Minh. b) Văn bản Chiếu dời đô - Lí Công Uẩn. - Một bạn cho rằng bài Chiếu dời đô - Lí Công Uẩn gồm hai luận điểm: + Luận điểm 1: Lí do cần phải dời đô + Luận điểm 2: Lí do có thể coi thành Đại La là kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời. ? Xác định luận điểm như vậy có đúng không? Vì sao? Xác định luận điểm như vậy không đúng. Vì đó không phải là tư tưởng, quan điểm, chủ trương cơ bản mà người viết nêu ra trong bài văn. Đây chỉ là những vấn đề. Tiết 99: ôn tập về luận điểm I. Khái niệm luận điểm. II. Mối quan hệ giữa các luận điểm với vấn đề cần giải quyết trong bài văn nghị luận. 1. Ví dụ : 2. Nhận xét: ? Vấn đề được đặt ra trong bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta là gì ? - Vấn đề: truyền thống yêu nước của nhân dân Việt Nam trong lịch sử dựng nước và giữ nước . ? Có thể làm sáng tỏ vấn đề đó được không, nếu trong bài văn Hồ Chí Minh chỉ đưa ra luận điểm: Đồng bào ta ngày nay có lòng yêu nước nồng nàn ? - Không thể làm sáng tỏ được vấn đề đã nêu trên, mà phải có đủ các luận điểm đã liệt kê ở bài 2 mục I. + Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. + Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta. + Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước. + Bổn phận của chúng ta phải làm cho tinh thần yêu nước được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến. ? Trong Chiếu dời đô nếu Lí công Uẩn chỉ đưa ra luận điểm Các triều đại trước đây đã nhiều lần thay đổi kinh đô thì mục đích của nhà vua khi ban chiếu có thể đạt đư ợc không? Vì sao? - Không thể đạt được vì luận điểm đó chưa đủ để làm sáng tỏ vấn đề Cần phải dời đô đến Đại La. ? Từ đó, em hãy rút ra kết luậnvề mối quan hệ giữa luận điểm với vấn đề cần giải quyết trong bài văn nghị luận ? - Trong bài văn nghị luận, luận điểm cần phải chính xác, rõ ràng phù hợp với yêu cầu giải quyết vấn đề và phải đủ để làm sáng tỏ toàn bộ vấn đề. 3. Ghi nhớ: Sgk, trang 75 Tiết 99: ôn tập về luận điểm III. Mối quan hệ giữa các luận điểm trong bài văn nghị luận 1. Ví dụ : hệ thống - 1 hệ thống - 2 (a) Phương pháp học tập có ảnh hư ởng không nhỏ đến chất lượng học tập. (b) Cần thay đổi phương pháp học tập cũ (thụ động, máy móc, xa thực tế) vì nó không phù hợp với yêu cầu của học tập. ( c) Cần theo phương pháp học tập mới (chủ động, sáng tao, kết hợp với hành) vì nó phù hợp với yêu cầu của học tập, đưa lại kết quả tốt. (a) Chỉ cần đổi mới phương pháp học tập là kết quả học tập sẽ được nâng cao nhanh chóng. (b) Do đó, người học sinh cần phải thường xuyên thay đổi cách học tập. (c) Chúng ta còn chưa chăm học, còn hay nói chuyện riêng. (d) Nếu chúng ta học tập theo phư ơng pháp mới thì kết quả sẽ tốt hơn. Tiết 99: ôn tập về luận điểm III. Mối quan hệ giữa các luận điểm trong bài văn nghị luận 1. Ví dụ : 2. Nhận xét: ? Em sẽ chọn hệ thống luận điểm nào trong hai hệ thống trên? Vì sao? * Hệ thống 1: Đạt yêu cầu. * Hệ thống 2: Không đạt yêu cầu. ? Vậy trong bài văn nghị luận, các luận điểm có mối quan hệ như thế nào ? * Các luận điểm cần đạt yêu cầu: - Hệ thống mạch lạc, không trùng lặp, không chồng chéo. - Có luận điểm chính, luận điểm phụ. - Luận điểm phải được sắp xếp hợp lí. 3. Ghi nhớ 3 + 4 Sgk, trang 75 Tiết 99: ôn tập về luận điểm IV. Luyện tập: Bài tập 1: Đọc kĩ đoạn văn sau đây và trả lời câu hỏi. ? Luận điểm của đoạn văn là: a. Nguyễn Trãi là người anh hùng dân tộc. hay: b. Nguyễn Trãi như một ông tiên ở trong toà ngọc. ? Hãy giải thích sự lựa chọn của em ? - Cả hai luận điểm đều chưa đầy đủ, chưa chính xác. - Mà phải là: Nguyễn Trãi là tinh hoa của đất nước, dân tộc và thời đại lúc bấy giờ. IV. Luyện tập: Bài tập 1: Bài tập 2: ? Nếu phải viết một bài tập làm văn để giải thích vì sao có thể nói rằng giáo dục là chìa khoá của tư ơng lai thì em sẽ lựa chọn những luận điểm nào trong số các luận điểm dưới đây? Tiết 99: ôn tập về luận điểm a)1. Giáo dục có tác dụng điều chỉnh độ gia tăng dân số. 2. Giáo dục tạo cơ sở cho sự tăng trưởng kinh tế. 3. Giáo dục giải phóng con người, giúp con người thoát khỏi áp bức và sự lệ thuộc vào quyền lực của người khác để đạt được sự phát triển chính trị và tiến bộ xã hội. 4. Giáo dục đào tạo thế hệ người sẽ xây dựng xã hội tương lai. 5. Nước ta là một nước văn hiến có truyền thống giáo dục lâu đời. 6. Giáo dục góp phần bảo vệ môi trường 7. Trẻ em hôm nay là thế giới ngày mai. ? Em sẽ sắp xếp các luận điểm đã lựa chọn theo trình tự nào? b) Nên chọn các ý và sắp xếp theo trình tự như sau: 1- 2- 6- 7-4-3 TiÕt 99: «n tËp vÒ luËn ®iÓm ? ThÕ nµo lµ luËn ®iÓm? ? C¸c luËn ®iÓm cã mèi quan hÖ víi nhau nh­ thÕ nµo ? Tiết 99: ôn tập về luận điểm * Học bài, nắm chắc nội dung kiến thức. * Chuẩn bị bài: Viết đoạn văn trình bày luận điểm . Luận điểm là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm trong bài văn nghị luận. ? Lựa chọn câu trả lời đúng trong các câu sau? A. Luận điểm là vấn đề được đưa. đưa ra giải quyết trong bài văn nghị luận. C. Luận điểm là nhữmg tư tưởng, quan điểm, chủ trương cơ bản mà người viết (nói) nêu ra trong bài văn nghị luận.

Ngày đăng: 18/08/2013, 11:10

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan