Bàn về kế toán các khoản dự phòng ở Việt Nam.doc

35 989 6
Bàn về kế toán các khoản dự phòng ở Việt Nam.doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Bàn về kế toán các khoản dự phòng ở Việt Nam

Đề án môn học Lớp kế toán 43C LỜI MỞ ĐẦU. Trong nền kinh tế thị trường, để tồn tại và phát triển, đòi hỏi doanh nghiệp phải biết cách kinh doanh, kinh doanh phải có hiệu quả. Để cho kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất trên cơ sở vật chất kỹ thuật, tiền vốn và lao động, cần xác định phương hướng biện pháp đầu tư, biện pháp sử dụng điều kiện sẵn có. Muốn vậy cần thiết phải nắm được các nguyên nhân ảnh hưởng, mức độ và xu hướng ảnh hưởng của từng nguyên nhân đến kết quả công việc của mình. Một trong những ảnh hưởng quan trọng đến kết quả của doanh nghiệp là sự biến động của nền kinh tế thị trường: khả năng mất nợ, sự tăng giảm của giá chứng khoán, giảm giá hàng tồn kho . đó là những biến động khó lường. Nếu dự đoán một cách chắc chắn sự biến động này sẽ là kim chỉ nam định hướng cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Năm 1994, hội liên hiệp kế toán quốc tế ban hành một số nguyên tắc kế toán. Một trong những nguyên tắc kế toán là nguyên tắc thận trọng. Xuất phát từ nguyên tắc này thì dự phòng là đối tượng của kế toán Việt Nam. Việc trích lập dự phòng thực chất là việc trích lập chi phí cho năm kế hoạch vào chi phí của năm báo cáo, giúp doanh nghiệp chủ động hơn về tài chính trong trường hợp doanh nghiệp xảy ra rủi ro và hạn chế được thiệt hại. Kế toán dự phòng Việt Nam vừa tuân theo chuẩn mực kế toán quốc tế, vừa tuân theo chuẩn mực kế toán Việt Nam nói riêng phù hợp với nền kinh tế thị trường Việt Nam. Xu thế hội nhập ngày nay chúng ta cần làm gì để hoàn thiện hơn kế toán dự phòng Việt Nam? Nhận thấy vai trò to lớn của kế toán dự phòng nên em chọn đề tài “Bàn về kế toán các khoản dự phòng Việt Nam.”. Vậy đối tượng lập dự phòng là gì? Phương pháp dự phòng? Phương hướng hoàn thiện? Đó là những vấn đề mà đề tài nghiên cứu. Đề tài gồm 2 chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận chung kế toán các khoản dự phòng. Chương 2: Thực trạng và phương hướng hoàn thiện kế toán các khoản dự phòng.Phan Thị Thuý ĐH Kinh tế Quốc dân HN1 Đề án môn học Lớp kế toán 43CVới khả năng nhận thức còn hạn chế và thiếu về thực tế nên đề tài của em còn nhiều thiếu sót. Em mong sự đóng góp của thầy giáo để đề tài được hoàn thiện hơn.Em xin cảm ơn thầy Nguyễn Hữu Ánh đã giúp đỡ em hoàn thành đề tài này!Phan Thị Thuý ĐH Kinh tế Quốc dân HN2 Đề án môn học Lớp kế toán 43CCHƯƠNG 1NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG KẾ TOÁN CÁC KHOẢN DỰ PHÒNG. 1.1. Khái niệm, ý nghĩa, thời điểm và nguyên tắc lập dự phòng.1.1.1. Sự cần thiết của việc lập dự phòng. Trong kinh doanh, để hạn chế bớt những thiệt hại và để chủ động hơn về tài chính trong các trường hợp xảy ra rủi ro do các tác nhân khách quan giảm giá vật tư, hàng hoá, giảm giá các khoản vốn đầu tư trên thị trương chứng khoán, thị trường vốn . hoặc thất thu các khoản nợ phải thu có thể phát sinh…, doanh nghiệp cần thực hiện chính sách dự phòng giảm giá trị thu hồi của vật tư, tài sản, tiền vốn trong kinh doanh.1.1.2. Khái niệm chung về dự phòng.Có thể định nghĩa dự phòng đơn giản, cụ thể : Dự phòng giảm giá là sự xác nhận về phương diện kế toán một khoản giảm giá trị tài sản do những nguyên nhân mà hậu quả của chúng không chắc chắn.Thực chất của dự phòng là việc ghi nhận trước một khoản chi phí thực tế chưa thực chi vào chi phí kinh doanh, chi phí đầu tư tài chính của niên độ báo cáo để có nguồn tài chính cần thiết bù đắp những thiệt hại có thể xảy ra trong niên độ liền sau.1.1.3. Ý nghĩa của việc lập dự phòng. Kế toán dự phòng đứng trên nhiều khía cạnh có ý nghĩa quan trọng.1.1.3.1. Phương diện kinh tế: Nhờ các khoản dự phòng giảm giá, bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp phản ánh chính xác hơn giá trị thực tế của tài sản.1.1.3.2. Phương diện tài chính: Do dự phòng giảm giá có tác dụng làm giảm lợi nhuận của niên độ nên doanh nghiệp tích luỹ được một số đáng lẽ đã được phân chia. Số vốn này được sử dụng để bù đắp các khoản giảm giá tài sản thực sự phát sinh và tài trợ các khoản chi phí hay lỗ đã được dự phòng khi các chi phí này phát sinh niên độ sau này. Thực chất các khoản dự phòng là một nguồn tài chính của doanh nghiệp tạm thời nằm trong các tài sản lưu động trước khi sử dụng thực thụ.Phan Thị Thuý ĐH Kinh tế Quốc dân HN3 Đề án môn học Lớp kế toán 43C1.1.3.3. Phương diện thuế khoá: Dự phòng giảm giá được ghi nhận như một khoản chi phí làm giảm lợi nhuận phát sinh để tính toán ra số lợi nhuận thực tế.1.1.4. Thời gian và nguyên tắc trích lập dự phòng Thông tư số 107/2001 TT-BTC hướng dẫn chế độ trích lập dự phòng và sử dụng các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, giảm giá chứng khoán đầu tư, dự phòng nợ khó đòi tại doanh nghiệp. Theo chế độ kế toán thì việc trích lập dự phòng vào cuối niên độ kế toán, trước khi lập báo cáo tài chính. Trên cơ sở bằng chứng tin cậy về sự giảm giá của từng đối tượng cụ thể, kế toán sẽ xác định số dự phòng giảm giá cần lập cho niên độ tới với điều kiện số dự phòng không vượt quá số lợi nhuận thực tế phát sinh của doanh nghiệp. Việc lập dự phòng phải tiến hành riêng cho từng loại vật tư, hàng hoá, từng loại chứng khóan bị giảm giá, từng khoản nợ phải thu khó đòi. Sau đó phải tổng hợp toàn bộ các khoản dự phòng vào bảng chi tiết dự phòng từng loại. Để thẩm định mức độ giảm giá của các loại vật tư, hàng hoá, chứng khoán và xác định các khoản nợ phải thu khó đòi, doanh nghiệp phải thành lập hội đồng với các thành viên bắt buộc là: Giám đốc, kế toán trưởng, trưởng phòng vật tư hoặc trưởng phòng kinh doanh.1.2. Đối tượng áp dụng và đối tượng lập dự phòng.1.2.1. Đối tượng áp dụng lập dự phòng. - Các doanh nghiệp Nhà nước. - Các doanh nghiệp hoạt động theo Luật doanh nghiệp. - Các doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, các bên nước ngoài tham gia hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng (gọi tắt là các bên nước ngoài hợp doanh) hoạt động theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Đối với các doanh nghiệp liên doanh được thành lập trên cơ sở các Hiệp định ký kết giữa Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước ngoài, nếu hiệp định có các quy định về trích lập và sử dụng các khoản dự phòng khác với hướng dẫn tại thông tư này, thì thực hiện theo quy định của hiệp định đó.1.2.2. Đối tượng lập dự phòng tổn thất.Phan Thị Thuý ĐH Kinh tế Quốc dân HN4 Đề án môn học Lớp kế toán 43C - Nguyên vật liệu, dụng cụ dùng cho sản xuất, vật tư hàng hoá, thành phẩm tồn kho mà giá trị trên thị trường thấp hơn giá trị đang hạch toán trên sổ kế toán (gọi tắt là vật tư hàng hoá). - Các chứng khoán do doanh nghiệp đầu tư bị giảm giá so với giá đang hạch toán trên sổ kế toán. - Các khoản nợ phải thu khó đòi.1.3. Các loại dự phòng. 1.3.1. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho. 1.3.1.1. Gía trị thuần có thể thực hiện được: Là giá bán ước tính của hàng tồn kho trong kỳ sản xuất, kinh doanh bình thường trừ chi phí ước tính để hoàn thành sản phẩm và chi phí ước tính cần thiết cho việc tiêu thụ chúng. Việc ước tính giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho phải dựa trên các bằng chứng tin cậy thu thập tại thời điểm ước tính. Việc ước tính này phải tính đến sự biến động của giá cả hoặc chi phí trực tiếp liên quan đến các sự kiện diễn ra sau ngày kết thúc năm tài chính, mà các sự kiện này được xác nhận với các điều kiện hiện có thời điểm ước tính. Khi ước tính giá trị thuần có thể thực hiện được phải tính đến mục đích của việc dự trữ hàng tồn kho. Ví dụ, giá trị thuần có thể thực hiện được của lượng hàng tồn kho dự trữ để đảm bảo cho các hợp đồng bán hàng hoặc cung cấp dịch vụ không thể huỷ bỏ phải dựa vào giá trị trong hợp đồng. Nếu số hàng đang tồn kho lớn hơn số hàng cần cho hợp đồng thì giá trị thuần có thể thực hiện được của số chênh lệch giữa hàng đang tồn kho lớn hơn số hàng cần cho hợp đồng cần đánh giá trên cơ sở giá bán ước tính. Hàng tồn kho được tính theo giá gốc. Giá gốc hàng tồn kho bao gồm: Chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có hàng hoá tồn kho địa điểm và trạng thái hiện tại. Trường hợp giá trị thuần có thể thực hiện được nhỏ hơn giá gốc thì ghi theo giá trị thuần có thể thực hiện được. Do đó giá trị thuần có thể thực hiện được cuối mỗi kỳ kế toán là cơ sở để lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Có nghĩa là cuối kỳ kế toán nếu giá trị thuần có thể thực hiện được nhỏ hơn giá gốc của hàng tồn kho thì kế toán phải lập dự phòng. 1.3.1.2. Khái niệm dự phòng giảm giá hàng tồn kho.Phan Thị Thuý ĐH Kinh tế Quốc dân HN5 Đề án môn học Lớp kế toán 43C Dự phòng giảm giá hàng tồn kho là sự ghi nhận giá trị ước tính giảm sút so với giá gốc (giá thực tế) của hàng tồn kho nhưng chưa chắc chắn vào cuối niên độ kế toán.1.3.1.3. Mục đích. Đề phòng vật tư giảm giá so với giá gốc trên sổ đặc biệt khi chuyển nhượng, cho vay, xử lý, thanh lý – xác định giá trị thực tế của hàng hoá tồn kho trên hệ thống báo cáo kế toán. 1.3.1.4. Cách xác định số dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Dự phòng giảm giá được lập cho các loại nguyên vật liệu chính dùng cho sản xuất, các loại vật tư, hàng hoá, thành phẩm tồn kho để bán mà giá trên thị trường thấp hơn giá thực tế đang ghi sổ kế toán. Những loại vật tư, hàng hoá này là mặt hàng kinh doanh thuộc sở hữu của doanh nghiệp, có chứng cứ hợp lý chứng minh giá vốn vật tư, hàng hoá tồn kho. Công thức xác định số dự phòng giảm giá hàng tồn kho:1.3.1.5. Điều kiện lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Hàng tồn kho phải có hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của bộ tài chính hoặc các bằng chứng khác chứng minh giá vốn. Chỉ lập dự phòng cho những vật tư, hàng hoá thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp tồn kho tại thời điểm lập báo cáo tài chính có giá trị thu hồi hoặc giá thị trườnthấp hơn giá ghi sổ kế toán. Vật tư, hàng hoá tồn kho bị giảm giá so với giá ghi trên sổ kế toán bao gồm: Vật tư hàng hoá tồn kho bị hư hỏng kém phẩm chất, bị lỗi thời hoặc giá bán bị giảm theo mặt bằng chung trên thị trườngPhan Thị Thuý ĐH Kinh tế Quốc dân HN6Giá trị thực hiện của hàng tồn khoGiá gốc hàng tồn khoDự phòng giảm giá hàng tồn kho-=Mức dự phòng cần lập năm tới cho hàng tồn kho iMức giảm giá hàng tồn kho i cuối niên độ Số kượng hàng tồn kho ix= Đề án môn học Lớp kế toán 43CTrường hợp vật tư tồn kho có giá trị bị giảm so với giá ghi trên sổ kế toán nhưng thấp hơn giá bán sản phẩm, dịch vụ được sản xuất từ vật tư này không bị giảm giá thì không được trích lập dự phòng giảm giá vật tư tồn kho 1.3.1.6. Nguyên tắc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho.Phải lập dự phòng cho từng thứ, từng loại vật tư, hàng hoá tồn kho nếu có bằng chứng tin cậy về sự giảm giá có thể xảy ra.Số dự phòng giảm giá hàng tồn kho không được lớn hơn số lợi nhuận của doanh nghiệp sau khi đã hoàn nhập các khoản trích dự phòng của năm trước.1.3.2. Dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán.1.3.2.1. Các loại chứng khoán. Chứng khoán ngắn hạn: Là loại chứng khoán đầu tư trong thời hạn tối đa 1 năm; chứng khoán ngắn hạn tương đương tiền vì khả năng thu hồi trở lại thành tiền rất ngắn hạn của nó. Các loại chứng khoán ngắn hạn được tính vào năng lực trả nợ ngắn hạn tức thời của doanh nghiệp. Chứng khoán dài hạn ( cổ phiếu, trái phiếu của chính phủ, địa phương, công ty .) là khoản đầu tư ngoài mục đích sinh lợi tiền vốn, còn vì mục đích đầu tư quyền lực vào các tổ chức, doanh nghiệp ( tham gia quyền kiểm soát, quyền lãnh đạo, chỉ huy, phân phối .). Chứng khoán dài hạn được xếp vào loại tài sản cố định trong cơ cấu tài sản kinh doanh đang sử dụng doanh nghiệp.1.3.2.2. Khái niệm dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán. Dự phòng giảm giá đầu tư là bộ phận giá trị dự tính bị giảm giá của chứng khoán đầu tư nhằm ghi nhận các khoản lỗ có thể phát sinh nhưng chưa chắc chắn.1.3.2.3. Mục đích dự phòng: Đề phòng tài chính cho trường hợp chứng khoán đang đầu tư có thể bị giảm giá khi thu hồi, chuyển nhượng, bán để xác định giá trị thực tế của các chứng khoán khi lập báo cáo “ Cân đối kế toán”.1.3.2.4. Cách xác định: Số dự phòng cho niên độ liền sau niên độ báo cáo được tính toán trên hai căn cứ : Thực tiễn diễn biến giá chứng khoán xảy ra trong niên độ báo cáo Phan Thị Thuý ĐH Kinh tế Quốc dân HN7Giá trị thực tế CK (giá trị thuần) Giá ghi sổ kế toán của chứng khoánDự phòng giảm giá chứng khoán=- Đề án môn học Lớp kế toán 43C(niên độ N) và dự báo giá thị trường chứng khoán doanh nghiệp đang cầm giữ sẽ xảy ra trong năm liền sau (năm N+1). Trên cơ sở đã biết doanh nghiệp xác định số dự phòng cần lập cho năm tiếp theo bằng các bước công việc sau: + Bước 1: Kiểm số chứng khoán hiện có theo loại.+ Bước 2: Lập bảng chứng khoán về số lượng và giá trị mua vào đối chiếu với giá thị trường vào ngày kiểm - ngày cuối niên độ báo cáo – niên độ xảy ra việc lập dự phòng. + Bước 3: Tính mức dự phòng phải lập cho niên độ sau theo các loại chứng khoán nào có mức báo giá thị trường tại ngày kiểm thấp hơn giá ghi sổ thời điểm mua vào của chứng khoán. Trong đó: 1.3.2.5. Điều kiện và nguyên tắc lập dự phòng giảm giá chứng khoán.Chỉ lập dự phòng vào cuối niên độ kế toán khi xoá sổ kế tóan để lập báo cáo tài chính năm, nếu có bằng chứng đáng tin cậy về sự giảm giá thường xuyên của các loại chứng khoán mà doanh nghiệp đang nắm giữ, theo các quy định tài chính hiện hành và các quy định có tính pháp lý về hoạt động của doanh nghiệp.Theo chế độ hiện hành thì việc trích lập các khoản dự phòng không được vượt quá số lợi nhuận phát sinh của doanh nghiệp (sau khi đã hoàn nhập các khoản dự phòng trích lập năm trước )và có các bằng chứng sau:+ Là chứng khoán được doanh nghiệp đầu tư theo đúng quy định của pháp luật.+ Được tự do mua bán trên thi trường mà tại thời điểm kiểm kê, lập báo cáo tài chính có giá thị trường giảm so với giá hạch toán trên sổ kế toán.Phan Thị Thuý ĐH Kinh tế Quốc dân HN8Mức dự phòng giảm giá cần lập cho chứng khoán iMức giảm giá củachứng khoán iSố lượng chứng khoán i cuối kỳ kế toán=xMức giảm giá của chứng khoán iGiá ghi sổ của chứng khoán iGiá thị trường của chứng khoán i cuối niên độ kế toán= - Đề án môn học Lớp kế toán 43CDoanh nghiệp phải lập dự phòng cho từng loại chứng khoán đầu tư có biến động tăng giảm tại thời điểm 31/12 năm báo cáo.Doanh nghiệp phải lập dự phòng riêng cho từng loại chứng khoán bị giảm giá và được tổng hợp vào bảng chi tiết dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư, làm căn cứ hạch toán vào chi phí hoạt động tài chính của doanh nghiệp.1.3.3. Dự phòng nợ phải thu khó đòi.1.3.3.1. Nợ phải thu khó đòi. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, có những khoản nợ phải thu mà con nợ đang trong tình trạng tài chính khó khăn, khó có khả năng trả nợ cho doanh nghiệp. Các khoản nợ phải thu của những khách hàng này còn gọi là nợ phải thu khó đòi. Nền kinh tế thị trường nhiều biến động rủi ro xảy ra không ít khả năng xảy ra rủi ro không ít, sự cạnh tranh sống còn giữa các doanh nghiệp, sự thay đổi của cơ chế chính sách lụât pháp, nhiều doanh nghiệp mất khả năng tồn tại, vỡ nợ. Doanh nghiệp có liên quan sẽ không thu được nợ từ những doanh nghiệp này. Vậy cần thiết phải lập dự phòng cho những khoản nợ này.1.3.3.2. Khái niệm dự phòng nợ phải thu khó đòi. Dự phòng nợ phải thu khó đòi là dự phòng phần giá trị dự kiến bị tổn thất do không đòi được các khoản nợ của các khách hàng có tình trạng tài chính khó khăn.1.3.3.3.Mục đích của lập dự phòng nợ phải thu khó đòi. Để đề phòng tổn thất do không đòi được các khoản phải thu khó đòi và nhằm xác định giá trị thực của khoản tiền vốn nằm trong khâu thanh toán khi lập báo cáo tài chính cuối niên độ hạch toán doanh nghiệp phải trích lập dự phòng cho các khoản nợ phải thu khó đòi và tính trước vào chi phí sản xuất kinh doanh của năm báo cáo.1.3.3.4. Cách xác định dự phòng phải thu khó đòi.Phan Thị Thuý ĐH Kinh tế Quốc dân HN9 Đề án môn học Lớp kế toán 43CCách 1: Dựa trên tài liệu hạch toán chi tiết các khoản nợ phải thu của từng khách hàng, phân loại theo thời hạn thu nợ, các khách quá hạn được xếp loại khách hàng nghi ngờ. Doangh nghiệp cần thông báo cho khách hàng và trên cơ sở thông tin phản hồi từ khách hàng, để xác định số dự phòng cần lập theo số % khó thu. Cách 2: Có thể ước tính một tỷ lệ nhất định( theo kinh nghiệm) trên tổng doanh thu thực hiện bán chịu.Số dự phòng phải lập = Doanh số phải thu x Tỷ lệ ước tính 1.3.3.5. Điều kiện lập và nguyên tắc lập dự phòng nợ phải thu khó đòi. Các khoản nợ khó đòi cần được theo dõi chi tiết theo từng khoản nợ, tên và địa chỉ con nợ,nội dung công nợ và các chứng từ gốc kèm theo Căn cứ lập dự phòng nợ phải thu khó đòi là những bằng chứng tin cậy về khả năng không thu được các khoản phải thu khó đòi. Các bằng chứng này có thể là: Các khoản nợ quá hạn 2 năm trở lên, doanh nghiệp đã đòi nhiều lần nhưng vẫn không thu hồi được, các khoản nợ quá hạn chưa đến thời gian trên nhưng con nợ đang trong thời gian chờ giải thể, phá sản hoặc bị bắt giữ, bị giết. Cuối năm tài chính, căn cứ vào tình hình tài chính của từng con nợ, kế toán xác định số dự phòng nợ phải thu khó đòi cho từng khoản. Tổng mức dự phòng các khoản nợ phải thu khó đòi tối đa bằng 20% tổng số nợ phải thu của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo tài chính năm.Sau khi lập dự phòng cho từng khoản nợ phải thui khó đòi, doanh nghiệp phải tổng hợp toàn bộ khoản dự phòng các khoản nợ vào bảng chi tiết làm căn cứ hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp.1.4. Hạch toán các khoản dự phòng.1.4.1. Hạch toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho.1.4.1.1. Chứng từ sử dụng.Phan Thị Thuý ĐH Kinh tế Quốc dân HN10 Dự phòng cần lập% mất nợ có thểNợ phải thu khó đòi của khách hàng =x [...]... hại. Kế tốn dự phịng Việt Nam vừa tuân theo chuẩn mực kế toán quốc tế, vừa tuân theo chuẩn mực kế tốn Việt Nam nói riêng phù hợp với nền kinh tế thị trường Việt Nam. Xu thế hội nhập ngày nay chúng ta cần làm gì để hồn thiện hơn kế tốn dự phịng Việt Nam? Nhận thấy vai trò to lớn của kế tốn dự phịng nên em chọn đề tài Bàn về kế tốn các khoản dự phịng Việt Nam.”. Vậy đối tượng lập dự phịng... thu. Hoàn nhập dự phòng nợ phải thu khó đòi. + Bên Có: Trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi. + D Có: Dự phòng nợ phải thu khó đòi hiện còn doanh nghiệp. 1.4.3.3. Phơng pháp hạch toán. - Cuối niên độ kế toán nếu các khoản nợ phải thu khó đòi có khả năng bị mất nợ thì phải lập dự phòng. Nợ TK642 : Chi phí dự phòng. Có TK139 : Mức dự phòng cần lập. - Trong niên độ toán sau nếu xảy ra các khoản nợ... CÁC KHOẢN DỰ PHỊNG 3 1.1. Khái niệm, ý nghĩa, thời điểm và nguyên tắc lập dự phòng ……….4 1.2. Đối tượng áp dụng và đối tượng lập dự phòng …………………… .4 1.3. Các loại dự phòng ………………………………………………… 5 1.4. Hạch tốn các khoản dự phịng…………………………………… .10 1.5. Dự phịng doanh nghiệp vừa và nhỏ………………………………….20 1.6. Kế tốn dự phịng Pháp………………………………………………21 - CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ HƯỚNG HỒN THIỆN KẾ TỐN DỰ... này phát sinh niên độ sau này. Thực chất các khoản dự phòng là một nguồn tài chính của doanh nghiệp tạm thời nằm trong các tài sản lưu động trước khi sử dụng thực thụ. Phan Thị Thuý ĐH Kinh tế Quốc dân HN 3 Đề án mơn học Lớp kế tốn 43C CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VÀ HƯỚNG HỒN THIỆN KẾ TỐN CÁC KHOẢN DỰ PHỊNG VIỆT NAM. 2.1.Thực trạng kế tốn dự phịng Việt Nam. 2.1.1. Ưu điểm của kế tốn dự phịng. - Thị... Phương pháp dự phịng? Phương hướng hồn thiện? Đó là những vấn đề mà đề tài nghiên cứu. Đề tài gồm 2 chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận chung kế toán các khoản dự phòng. Chương 2: Thực trạng và phương hướng hồn thiện kế tốn các khoản dự phịng. Phan Thị Thuý ĐH Kinh tế Quốc dân HN 1 ỏn mụn hc Lp k toỏn 43C 1.4.3.2.Tài khoản sử dụng: - TK139: Dự phòng phải thu khó đòi. + Bên Nợ: Xử lý các khoản. .. lập dự phòng và sử dụng các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, giảm giá chứng khoán đầu tư, dự phịng nợ khó địi tại doanh nghiệp. Theo chế độ kế tốn thì việc trích lập dự phịng vào cuối niên độ kế toán, trước khi lập báo cáo tài chính. Trên cơ sở bằng chứng tin cậy về sự giảm giá của từng đối tượng cụ thể, kế tốn sẽ xác định số dự phịng giảm giá cần lập cho niên độ tới với điều kiện số dự phịng... dự phòng càn lập cho năm kế hoặch nhỏ hơn mức dự phòng cuối năm trớc còn lại hoàn nhập số thừa: Phan Th Thuý H Kinh tế Quốc dân HN 18 Đề án mơn học Lớp kế tốn 43C - Cuối niên độ kế toán nếu hàng tồn kho của doanh nghiệp có giá thị trường thấp hơn giá ghi sổ kế tốn cần lập dự phịng: Nợ TK 632: Mức dự phịng cần lập. Có TK 159: Dự phịng giảm giá hàng tồn kho - Cuối niên độ kế toán sau dự kiến mức dự. .. Giám đốc, kế tốn trưởng, trưởng phịng vật tư hoặc trưởng phòng kinh doanh. 1.2. Đối tượng áp dụng và đối tượng lập dự phòng. 1.2.1. Đối tượng áp dụng lập dự phòng. - Các doanh nghiệp Nhà nước. - Các doanh nghiệp hoạt động theo Luật doanh nghiệp. - Các doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, các bên nước ngoài tham gia hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng (gọi tắt là các bên... Đề án mơn học Lớp kế tốn 43C 1.6.3. Kế tốn dự phòng giảm giá tài sản cố định. - Cuối niên độ kế toán nếu tài sản cố định giảm giá, cần lập dự phòng: Nợ TK 681: Dự phòng giảm giá TSCĐ tính vào chi phí. Có TK 290: Dự phịng giảm giá tài sản cố định vơ hình. Có TK 291: Dự phòng giảm giá tài sản cố định hữu hình. - Sang năm sau nếu TSCĐ này được bán hoặc tăng giá kế tốn hồn nhập số dự phịng đã lập: ... Pháp………………………………………………21 - CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ HƯỚNG HỒN THIỆN KẾ TỐN DỰ PHÒNG V IỆT NAM………………………………………………………… 26 2.1. Thực trạng kế tốn dự phịng Việt Nam…………………………… 26 2.1.1. Ưu điểm của kế tốn dự phịng…………………………………… 26 2.1.2. Nhược điểm của kế tốn dự phịng……………………………… 26 2.2. Một số biên pháp hồn thiện hơn kế tốn dự phịng Việt Nam…… 27 - KẾ LUẬN …………………………………………………………………… 30 DANH MỤC TÀI LIỆUTHAM KHẢO………………………………………………31 Phan . phòng nên em chọn đề tài Bàn về kế toán các khoản dự phòng ở Việt Nam. ”. Vậy đối tượng lập dự phòng là gì? Phương pháp dự phòng? Phương hướng hoàn. trường Việt Nam. Xu thế hội nhập ngày nay chúng ta cần làm gì để hoàn thiện hơn kế toán dự phòng ở Việt Nam? Nhận thấy vai trò to lớn của kế toán dự phòng

Ngày đăng: 19/10/2012, 16:31

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan