Đặc điểm sinh học và kỹ thuật nuôi một số loài thủy sản

115 799 0
Đặc điểm sinh học và kỹ thuật nuôi một số loài thủy sản

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Lươn là loài ưa sống chui rúc trong bùn đặc biệt trong lớp mùn bã hưu cơ có nhiều sinh vật đáy. Chúng ta cũng bắt gặp lươn chui rúc trong các đống cỏ, rơm rạ trong ruộng hoặc ao mương. Ngoài ra lươn cũng có tập tính đào hang ven bờ ao, mương để trú ẩn và làm tổ đẻ. 1.2 Tập tính bắt mồi Lươn là loài ăn tạp nhưng thiên về động vật, đặc biệt thức ăn có mùi tanh như tôm, cá, nòng nọc... Ngoài ra lươn cũng có thể sử dụng nhiều loại thức ăn khác như phụ phẩm của lò mỗ, đồ phế thải của nhà bếp kể cả thức ăn viên dành cho gia cầm. 1.3 Tập tính sinh sản Lươn ở Đồng Bằng Sông Cửu Long có 2 mùa đẻ trong năm là tháng 5 - 6 và tháng 8 - 9. Lươn thường đẻ trong tổ và làm bọt lấp kín miệng tổ, sau khoảng 7 - 8 ngày ở nhiệt độ 29 – 30 0C trứng nở ra lươn con và sau khoảng 10 ngày lươn con đã tiêu hết noãn hoàng và thóat ra khỏi tổ đi kiếm ăn. Thức ăn của lươn ở giai đoạn này là giống loài động vật thủy sinh trong nước như giun ít tơ, bọ gậy... 1.4 Tập tính sinh trưởng của lươn Lươn là loài động vật thủy sinh lớn chậm, trọng lượng trung bình của lươn sau 12 tháng có thể đạt 100 - 150g/con và sau 12 tháng có thể đạt từ 200 – 3000 g/con. 2. GIÁ TRỊ KINH TẾ CỦA LƯƠN Lươn là một trong đối tượng dễ nuôi, có nhiều loại thức ăn khác nhau và có thể tận dụng những ao mương nhỏ và cạn kể cả chuồng heo cải tạo lại để nuôi. Nuôi lươn ở quy mô hộ gia đình ngoài vấn đề tận dụng lao động nhàn rỗi, thức ăn thừa của gia đình, của chăn nuôi mà còn có thể tăng thêm thu nhập góp phần cải thiện đời sống gia đình, và đặc biệt thích hợp với các gia đình có nguồn vốn eo hẹp.

Kỹ thuật nuôi (Monopterus albus) Ts. Dương Nhựt Long Bộ môn Kỹ thuật nuôi thủy sản nước ngọt, Khoa Thủy sản, Đại học Cần Thơ Đặc điểm sinh học kỹ thuật nuôi một số loài thủy sản 1. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA LƯƠN ĐỒNG Theo Mai Đình Yên (1978), Trần Thị Thu Hương Trương Thủ Khoa (1984) lươn này có một số đặc điểm như sau Lươn đồng Monopterus albus 1.1 Tập tính sống Lươn là loài ưa sống chui rúc trong bùn đặc biệt trong lớp mùn bã hưu cơ có nhiều sinh vật đáy. Chúng ta cũng bắt gặp lươn chui rúc trong các đống cỏ, rơm rạ trong ruộng hoặc ao mương. Ngoài ra lươn cũng có tập tính đào hang ven bờ ao, mương để trú ẩn làm tổ đẻ. 1.2 Tập tính bắt mồi Lươn là loài ăn tạp nhưng thiên về động vật, đặc biệt thức ăn có mùi tanh như tôm, cá, nòng nọc . Ngoài ra lươn cũng có thể sử dụng nhiều loại thức ăn khác như phụ phẩm của lò mỗ, đồ phế thải của nhà bếp kể cả thức ăn viên dành cho gia cầm. 1.3 Tập tính sinh sản Lươn ở Đồng Bằng Sông Cửu Long có 2 mùa đẻ trong năm là tháng 5 - 6 tháng 8 - 9. Lươn thường đẻ trong tổ làm bọt lấp kín miệng tổ, sau khoảng 7 - 8 ngày ở nhiệt độ 29 – 30 0 C trứng nở ra lươn con sau khoảng 10 ngày lươn con đã tiêu hết noãn hoàng thóat ra khỏi tổ đi kiếm ăn. Thức ăn của lươn ở giai đoạn này là giống loài động vật thủy sinh trong nước như giun ít tơ, bọ gậy . 1.4 Tập tính sinh trưởng của lươn Lươn là loài động vật thủy sinh lớn chậm, trọng lượng trung bình của lươn sau 12 tháng có thể đạt 100 - 150g/con sau 12 tháng có thể đạt từ 200 – 3000 g/con. 2. GIÁ TRỊ KINH TẾ CỦA LƯƠN Lươn là một trong đối tượng dễ nuôi, có nhiều loại thức ăn khác nhau có thể tận dụng những ao mương nhỏ cạn kể cả chuồng heo cải tạo lại để nuôi. Nuôi lươn ở quy mô hộ gia đình ngoài vấn đề tận dụng lao động nhàn rỗi, thức ăn thừa của gia đình, của chăn nuôi mà còn có thể tăng thêm thu nhập góp phần cải thiện đời sống gia đình, đặc biệt thích hợp với các gia đình có nguồn vốn eo hẹp. 3. KỸ THUẬT NUÔI LƯƠN THỊT 3.1 Một số phương pháp nuôi lươn thịt Do lươn có tập tính sống chui rúc trong bùn đáy đào hang để trú ẩn, đồng thời lươn cũng có thể bò đi mất nếu bờ ao không đủ cao. Do vậy vấn đề nuôi lươn trong các ao mương cần phải hết sức chú ý vấn đề này. Tùy theo điều kiện cụ thể của từng nơi mà có thể áp dụng một số phương pháp nuôi sau đây 3.1.1 Nuôi trong các hồ cement hoặc chuồng nuôi heo cải tạo lại • Diện tích hồ nuôi có thể từ 4 - 6 hoặc 10 m 2 , tùy điều kiện cụ thể. • Thành hồ phải đảm bảo độ cao để lươn không bò ra ngoài được. Độ cao tối thiểu của thành hồ tính từ mặt bùn đáy trở lên phải cao hơn 2/3 chiều dài của lươn (ví dụ: lươn dài 50 cm có khả năng bò qua bờ có chiều cao 30 - 35 cm). • Sau khi đã sửa sang hồ xong nên đổ một lớp sình non dưới đáy hồ 20 - 25 cm (tốt nhất lấy sình đất thịt pha sét). Cũng có thể dùng chuối cây xếp thành một lớp dưới đáy rồi đổ sinh phủ lên trên. Trên mặt nước có thể thả lục bình hoặc bèo tai tượng khoảng 1/3 diện tích. • Hồ nuôi lươn nên bố trí ống bọng để thay nước dễ dàng • Hồ cement dùng để nuôi lươn bao gồm: 1. Ống cấp nước (5 cm) 2. Lớp sình 20 - 25 cm 3. Lớp nước 5 - 10 cm (tính từ mặt sình lên) 4. Ống thoát nước (5 cm) 5. Thành hồ bằng gạch xây, có gờ nhằm tránh cho lươn thóat ra ngoài. 3.1.2 Nuôi lươn trong các ao mương Các ao mương nhỏ có thể tận dụng để nuôi lươn. Nhưng cần chú ý các vấn đề sau: • Cần phải vét hết lớp bùn đáy tới lớp đất dẻo, lớp bùn này có thể phơi ráo nước hoặc khô để sau này trả lại đáy ao. • Dùng cát đổ xuống đáy ao một lớp 5 - 10 cm. Tốt nhất trộn vôi với cát rồi lắng xuống đáy để sau này lươn không đào sâu được. Có thể trộn vôi với cát theo tỷ lệ 5 - 6 kg vôi trộn với 1m 3 cát. • Sau khi trộn xong, láng khắp đáy hồ đầm nén cho cứng. Bờ ao cũng phải lấp hết hang hốc đầm cho cứng. • Đổ một lớp sình khoảng 20 - 30 cm, tốt nhất nên sứ dụng bùn mới hoặc sử dụng lại bùn đáy mới vét lên đã được phơi khô. • Cần phải đắp một cù lao ở giữa ao, mương để hạn chế lươn đào hang xung quanh bờ. Diện tích cù lao thường chiếm khoảng 1/4 - 1/5 diện tích ao hồ. Nếu mương dài nhỏ thì nên đắp cù lao ở một phía bờ mương hoặc giữa mương. Cù lao phải cao hơn mực nước 5 - 10 cm nhưng phải thấp hơn bờ ao 50 - 60 cm. Trên mặt cù lao có thể trồng cỏ hoặc các loại khoai môn nước 3.1.3 Nuôi lươn trong hồ đất đắp có lót cao su • Chọn nơi đất cứng để đào hồ nuôi lươn. Thông thường chỉ nên đào sâu khoảng 0,3 - 0,5m, lấy đất này đắp lên thành bờ. Đáy bờ phải được đầm nén cho kỹ. • Diện tích đào đắp tùy theo điều kiện cụ thể, thông thường nên đào đắp hồ có diện tích 10 – 12 m 2 . • Dùng cao su (loại dùng để phơi lúa) để lót toàn bộ đáy thành hồ • Hồ đất lót cao su nuôi lươn 1. Lớp cao su lót đáy thành hồ đất 2. Lớp bùn 3. Cù lao 4. Phần đất đắp bờ 5. Mặt đất trước khi đào hồ 6. Lớp nước trong hồ 10 - 15cm • Sau khi lót cao su xong, đổ một lớp sình 20 - 25 cm đắp một cù lao (có thể đắp ở giữa hồ hoặc một phía nào đó của hồ). Cù lao phải đắp cao hơn mặt nước 5 - 10 cm thấp hơn bờ khoảng 40 - 50 cm. • Sau khi hoàn tất việc lót cao su, đắp cù lao tạo một lớp bùn đáy thì cấp nước vào. Mực nước trung bình 10 - 15 cm. 3.2 Thả giống lươn Nguồn lươn giống hiện nay ở Đồng Bằng Sông Cửu Long chủ yếu được đánh bắt ở ngoài tự nhiên. Kích thước lươn giống bắt được dao động rất lớn phụ thuộc vào mùa vụ. Thông thường lươn giống vào tháng 8 - 10 theo phương pháp xúc mô có chất lượng cao hơn so với lươn đánh bắt bằng phương pháp đặt chúm, câu hoặc tát đìa. Lươn giống đánh bắt theo phương pháp xúc mô thường có kích thước đều (60 – 70 con/kg) khỏe mạnh. Khi thả lươn chúng ta nên chú ý không nên thả lươn quá lớn (100g/con) vì loại này khi đánh bắt đã bị vuốt cho gãy xương sống cho khỏi bò mất, do vậy lươn sẽ chết sau 7 - 10 ngày thả. Ngoài ra lươn đươc đánh bắt bằng mồi thuốc dân gian cũng không nên thả vì loại này cũng dễ chết sau khi thả vài ngày thường chết rộ sau khi thả 10 - 15 ngày. Nói tóm lại, lươn có kích thước lớn, lươn đánh bắt bằng mồi thuốc, lươn loại nhỏ ở các vựa thu mua chúng ta không nên thả vì loại này thường có tỷ lệ chết rất cao khi thả nuôi. Mật độ thả: Mặc dù lươn có khả năng chịu đựng tương đối cao nhưng không nên thả quá dầy. Nếu thả mật độ cao sẽ dẫn đến tình trạng lươn lớn không đều. Trung bình thả 1,0 - 1,5 kg/m 2 đáy hồ, ao. Trước khi thả lươn cần xử lý qua nước muối 3 – 5 % trong 5 - 7 phút để phòng bệnh cho lươn. 3.3 Chế độ chăm sóc 3.3.1 Thức ăn Do lươn ăn rất tạp nên có thể sử dụng nhiều loại thức ăn khác nhau để nuôi. Tuy nhiên những loại thức ăn có nguồn gốc là động vật như tép, óc, cá, nòng nọc, ruột gà, vịt . thường có tác dụng làm lươn lớn rất nhanh so với thức ăn có nguồn gốc thực vật như cám. Chúng ta cũng có thể sử dụng các loại thức ăn cho gia cầm hiện nay để nuôi lươn hoặc tự phối chế thức ăn đơn giản phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương để nuôi lươn vẫn có thể đem lại kết quả tốt như sau: • Cám nhuyễn: 64% • Bột cá lạt: 35% • ADE + bột gòn + khoáng: 1% • Trộn đều các thứ sau đó cho vào máy ép đùn thủ công để tạo thành thức ăn viên, phơi khô (viên thức ăn lớn hay nhỏ tùy theo kích thước của lươn). Lượng thức ăn cho mỗi ngày chiếm 5 – 7 % trọng lượng thân nên cho ăn 2 - 3 lần trong ngày. Không nên cho tất cả lượng thức ăn dồn vào một lần vì làm như vậy lươn ăn không hết, thức ăn phân hủy gây thối nước, lươn dễ bị bệnh. Thức ăn nên được rải đều (đặc biệt gần khu vực cù lao là nơi lươn trú ẩn) để lươn có cơ hội ăn được nhiều hơn. 3.3.2 Quản lý hàng ngày • Cần phải giử môi trường nước luôn sạch sẽ mát. Trung bình 3 - 4 ngày thay nước 1 lần cho lươn. • Khi thời tiết nóng kéo dài cần phải có biện pháp che mát cho ao hồ nuôi hoặc dùng lục bình thả trên mặt hồ với diện tích khoảng 20 – 25 % mặt nước. • Khi trời mưa to cần kịp thời rút bớt nước đề phòng nước đầy tràn bờ lươn trốn mất. • Thường xuyên theo dõi để loại bỏ lươn chết (lươn bị bệnh hoặc sắp chết thường nằm trên mặt bùn đáy) tránh thối nước. KỸ THUẬT NUÔI ARTEMIA TRÊN RUỘNG MUỐI (Artemia franciscana) Nhóm nghiên cứu Artemia. Trung tâm ứng dụng chuyển giao công nghệ, Khoa Thủy sản, Đại học Cần Thơ I. ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI PHÂN LOẠI PHÂN BỐ 1. Vị trí phân loại • Ngành: Arthropoda • Lớp: Crustacea • Lớp phụ: Branchiopoda • Bộ: Anostraca • Họ: Artemiidea • Giống: Artemia 2. Đặc điểm về hình thái Artemia phát triển trải qua các giai đoạn: - Ấu trùng mới nở (instar I =nauplius, có chiều dài 400-500 µm) có màu vàng cam, có một mắt màu đỏ ở phần đầu ba đôi phụ bộ. Ấu trùng giai đoạn I không tiêu hóa được thức ăn vì bộ máy tiêu hóa chưa hoàn chỉnh. Lúc này, chúng sống dựa vào nguồn noãn hoàng. - Sau khoảng 8 giờ từ lúc nở, ấu trùng lột xác trở thành ấu trùng giai đoạn II (instar II). Lúc này, chúng có thể lọc tiêu hóa các hạt thức ăn cỡ nhỏ có kích thước từ 1 đến 50 µm bộ máy tiêu hóa đã bắt đầu hoạt động. Ấu trùng tăng trưởng trải qua 15 lần lột xác trước khi đạt giai đoạn trưởng thành. Các đôi phụ bộ xuất hiện ở vùng ngực dần dần biến thành chân ngực. Mắt kép xuất hiện ở hai bên mắt - Từ giai đoạn 10 trở đi, các thay đổi về hình thái chuyên hóa chức năng của các cơ quan trong cơ thể bắt đầu, chúng có sự biệt hóa về giới tính. Ở con đực anten của chúng phát triển thành càng bám, trong khi đó anten của con cái bị thoái hóa thành phần phụ cảm giác (râu cảm giác). Các chân ngực được biệt hóa thành ba bộ phận chức năng: Các đốt chân chính, các nhánh chân trong (vận chuyển lọc thức ăn) nhánh chân ngoài dạng màng (mang). - Artemia trưởng thành (dài khoảng 10-12 mm) có cơ thể kéo dài với hai mắt kép, ống tiêu hóa thẳng, râu cảm giác 11 đôi chân ngực. Con đực có đôi gai giao cấu ở phần sau của vùng ngực (vị trí sau đôi chân ngực thứ 11) con cái rất dễ nhận dạng nhờ vào túi ấp hoặc tử cung nằm ngay sau đôi chân ngực thứ 11. Hình 1: : Vòng đời của Artemia (theo Sorgeloos ctv., 1980) 3. Phân bố Ngày nay, sự phân bố của Artemia được chia làm hai nhóm: • Những loài thuộc về Cựu thế giới (Old World) là những loài bản địa đã tồn tại từ rất lâu trong các hồ, vịnh tự nhiên. • Những loài thuộc về Tân thế giới (New World) là những loài mới xuất hiện ở những vùng trước đây không có sự hiện diện của Artemia. Sự có mặt của chúng do người, chim hoặc là gió tạo ra mà tiêu biểu là loài Artemia franciscana (đại diện cho loài Artemia ở Tân thế giới) đã được sử dụng rộng rãi để thả nuôi ở nhiều ruộng muối trên khắp các lục địa. II. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC 1. Đặc điểm môi trường sống Artemia chỉ có thể tìm thấy ở những nơi mà vật dữ (cá tôm, giáp xác lớn) không thể xuất hiện (cao hơn 70 ppt). Ở độ mặn bão hòa (≥250 ppt) Artemia chết đồng loạt do môi trường vượt ngưỡng chịu đựng (trở nên gây độc) việc trao đổi chất cực kỳ khó khăn. Các dòng Artemia khác nhau thích nghi rộng với sự biến đổi môi trường khác nhau đặc biệt là nhiệt độ (6- 35 o C), độ muối (độ mặn của nước) thành phần ion của môi trường sống. Ở các thủy vực nước mặn với muối NaCl là thành phần chủ yếu tạo nên các sinh cảnh Artemia ven biển các sinh cảnh nước mặn khác nằm sâu trong đất liền, chẳng hạn hồ Great Salt Lake (GSL) ở Utah, Mỹ. Các sinh cảnh Artemia khác không có nguồn gốc từ biển nằm sâu trong lục địa có thành phần ion khác rất nhiều so với nước biển: Vực nước sulphate (Chaplin lake, Saskatchewan, Canada), vực nước carbonate (hồ Mono Lake, California, Mỹ), các vực nước giàu lân (rất nhiều hồ ở Nebraska, Mỹ). Artemia được nuôi rộng rãi ở Việt nam thuộc dòng Artemia franciscana, mặc dù có nguồn gốc từ Mỹ (San Francisco Bay, USA) nhưng sau thời gian thích nghi dòng này gần như đã trở thành dòng bản địa của Việt nam chúng có nhiều đặc điểm khác xa so với tổ tiên chúng đặc biệt là khả năng chịu nóng. Hiện tại chúng có thể phát triển tốt trong điều kiện: - Độ mặn: 80-120 phần ngàn - Nhiệt độ: 22-35 o C - Oxy hoà tan: không thấp hơn 2 mg/l - pH từ trung tính đến kiềm (7.0-9.0) 2. Đặc điểm về dinh dưỡng Artemia là loài sinh vật ăn lọc không chọn lựa, chúng sử dụng mùn bã hữu cơ, tảo đơn bào vi khuẩn có kích thước nhỏ hơn 50µm. Các sinh cảnh tự nhiên có Artemia hiện diện thường có chuỗi thức ăn đơn giản rất ít thành phần giống loài tảo. Artemia thường xuất hiện ở những nơi có nồng độ muối cao, vắng mặt các loài tôm, cá dữ các động vật cạnh tranh thức ăn khác như luân trùng, giáp xác nhỏ ăn tảo. Ở các sinh cảnh này nhiệt độ, thức ăn nồng độ muối là những nhân tố chính ảnh hưởng đến mật độ của quần thể Artemia hoặc ngay cả đến sự vắng mặt tạm thời của chúng. Trong nghề nuôi Artemia trên ruộng muối nông dân thường sử dụng phối hợp phân chuồng (chủ yếu là phân gà) kết hợp với phân vô cơ (Urea, DAP .) để gây màu trực tiếp (trong ao nuôi Artemia) hoặc gián tiếp (ngoài ao bón phân) trước khi cấp nước “màu” (nước tảo) vào trong ao nuôi. Phân gà khi được bón trực tiếp vào ao nuôi, ngoài việc cung cấp dinh dưỡng kích thích tảo phát triển, phân còn là nguồn thức ăn trực tiếp cho Artemia. Ngoài ra, khi lượng nước tảo cung cấp vào ao hàng ngày thiếu hụt, nông dân còn sử dụng cám gạo, bột đậu nành hoặc các loại phụ phẩm nông nghiệp khác .để duy trì quần thể Artemia. III. KỸ THUẬT NUÔI ARTEMIA TRÊN RUỘNG MUỐI 1. Thời vụ sản xuất Artemia? Trùng hợp với thời vụ sản xuất muối khác nhau ở từng địa phương, chẳng hạng ở khu vực Vĩnh châu Bạc liêu mùa vụ sản xuất Artemia bắt đầu từ cuối tháng 11 kết thúc vào đầu tháng 6 dương lịch hàng năm, trong khi quá trình này kéo dài từ đầu tháng 1 kết thúc vào cuối tháng 8 ở khu vực Cam ranh. Tuy nhiên, mùa vụ có thể kéo dài nếu nước mặn được chuẩn bị sớm độ mặn trong ao được duy trì ở các tháng đầu của mùa mưa. 2. Xây dựng ao nuôi Artemia: - Chọn điểm: Ngoài các yêu cầu về kỹ thuật trong lựa chọn địa điểm cấy thả, trước khi xây dựng kế hoạch cần lưu ý các điểm sau: + gần nguồn nước biển (khắc phục tình trạng thiếu nước nhất là trong mùa khô) + thuận lợi trong giao thông (để vận chuyển nguyên liệu, phân bón .) + an ninh (tránh trộm cắp, mất mát) - Diện tích: Để dể quản lý, diện tích ao nuôi khoảng 0.5 đến 1 ha là thích hợp nhất. Ao thường có dạng hình chử nhật với chiều dài gấp 3 đến 4 lần chiều rộng. - Hướng ao: Trục dài hoặc đường chéo của ao nằm xuôi theo hướng gió chính của địa bàn, để giúp cho việc thu trứng sau này được thuận lợi, vì trứng nổi trên mặt nước sẻ được gió thổi tấp vào bờ cuối gió. - Kỹ thuật xây dựng công trình: Ao nuôi thường được xây dựng theo hai dạng: riêng rẽ họăc trong cùng một hệ thống, ở ao riêng rẽ thường tốn kém hơn vì bờ ao cần được xây dựng chắc chắn có hệ thống cấp tháo nước riêng biệt, ở hệ thống kết hợp chỉ cần chú ý tu sửa đê bao của toàn hệ thống còn kênh cấp tháo thì được phân bổ chung cho các ao nên giảm được chi phí. Các chỉ tiêu cần lưu ý trong xây dựng: Chỉ tiêu Ao đơn Ao trong hệ thống Bờ bao (m) chân 4 mặt 2 cao 1 bờ lưu thông 0.5 Bờ ao (m) chân 3 2 mặt 1.5 1 cao 0.7 0.7 bờ lưu thông 0.5 0.5 Mương quanh (m) mặt 3 2 sâu 0.3 0.3 Máng cấp (m) máng nổi mặt 2 cao 1 Máng tháo (m) máng chìm mặt 2 sâu 0.5 Cống cấp tháo(m) gỗ hoặc xi măng khẩu đô 0.5 0.5 Lưu ý: ở những nơi đất mới khai thác, hoặc dể thẩm lậu, bờ ao cần được xây dựng gia cố chắc chắn (đầm nén, tô láng bờ .) - Công trình phụ: Để đáp ứng cho yêu cầu quản lý, ao nuôi cần được lắp đặt các công trình phụ sau: + lưới lọc cá: Dùng lưới nylon (cở mắc lưới từ 1-1.5 mm) để làm khung lọc nước hoặc may theo dạng vèo để hứng nguồn nước cấp vào ao. + đập tràn: đập đất hoặc phai gổ lắp ở cống cho phép lớp nước nhạt tầng mặt (mùa mưa) được tháo bỏ nhằm duy trì độ mặn cho ao nuôi. + nơi bón phân: được bố trí ngay nguồn nước cấp vào ao nuôi, thường được rào lại bằng tre hoặc lá dừa nước để tránh phân bị trôi dạt. + rào phá sóng: được lắp đặt ở bờ cuối gió bằng các vật liệu rẻ tiền (tre, lá dừa nước .), nhằm phá sóng để trứng dể tập trung nơi thu hoạch. + vách ngăn trứng: thường dùng nylon để lót bờ nơi thu hoạch nhằm tránh trứng thất thoát vào bờ đất, tuy nhiên cách này khá đắt tiền nên người dân thường dùng bùn nhão để tô láng góc bờ chỗ thu hoạch. 3. Quá trình thu gom nước mặn (đi nước) để thả Artemia Nước mặn được chuẩn bị theo kỹ thuật làm muối, theo nguyên tắc bốc hơi nước biển để tăng độ mặn, để rút ngắn thời gian này nhiều biện pháp đã được sữ dụng như: nuôi nước mỏng, bừa trục, sang ao . để có đủ lượng nước độ mặn theo yêu cầu, thường phải mất từ 2 đến 3 tuần ở khu vực Vĩnh châu Bạc liêu. 4. Các yêu cầu tối thiểu cho ao trước khi xuống giống - Lượng nước độ mặn: Lúc đầu vụ do nhiệt độ môi trường còn thấp, chỉ cần mực nước ngập trảng (đáy ao) vài phân (một đến hai lóng tai) là có thể xuống giống, tuy nhiên cũng cần tính toán sao cho lúc cá thể đạt cở trưởng thành mực nước phải đủ sâu để Artemia lẩn tránh sự săn bắt của chim. Mặc dù Artemia có thể sống ở độ muối thấp, ta không nên cấy thả Artemia ở độ muối dưới 80 phần ngàn (8 chữ), vì lúc này còn hiện diện rất nhiều: Fabrea, copepod, tảo độc .hoặc tôm cá dữ làm hạn chế tăng trưởng hoặc tiêu diệt hoàn toàn số Artemia mới thả. - Phòng ngừa địch hại: Địch hại thường gặp cách phòng ngừa Địch hại Cách phòng ngừa + Ao chưa thả giống .Cá các loại Rút cạn nước ao, dùng vôi hoặc thuốc cá .Lab-lab, rong tạp các loại Dọn ao, bừa trục, phơi nền đáy + Ao đã xuống giống .Fabrea,copepod, tảo độc Cấp nước có độ muối cao hơn 80ppt .Cá các loại Dùng lưới chài để giăng bắt hoặc sang ao để gạn cá tạp .Lab-lab, rong tạp các loại Bừa trục, dọn đáy ao thường xuyên nếu cần thì tháo cạn cải tạo lại .Chim Dùng lưới gió, bù nhìn, pháo hoặc có người canh giữ trực tiếp Chuẩn bị thức ăn cho ao nuôi Artemia: Bước này chỉ cần thiết cho những ao nghèo tảo thức ăn (nước ao không màu hoặc màu nhạt), để gây màu thường dùng các loại phân vô cơ (urea, lân .) hoặc hữu cơ (phân heo, phân gà, phân bò, phân dê, phân cút .) với liều lượng + Phân hữu cơ: 500 đến 1000 kg/ha + Phân vô cơ : 50 đến 100 kg/ha 5. Thả giống - Kỹ thuật ấp nở : + Dụng cụ: cân, xô, chậu, lưới lọc, ống dẫn khí, đá bọt, máy thổi khí, đèn huỳnh quang . + Điều kiện ấp nở: .ánh sáng: thắp đèn huỳnh quang cách mặt nước bể ấp khoảng 2 tấc .nhiệt độ: 25-30 độ C .độ muối : nước biển 35 ppt (ba chữ rưỡi) được dùng để ấp trứng .pH: 8.1 đến 8.3 .mật độ ấp: không nên nhiều hơn 5g trứng cho mỗi lít nước + Thao tác: Nước được lọc sạch trước khi cho vào bể ấp; cân trứng theo đúng mật độ qui định cho vào bể ấp, kết hợp sục khí để đảo trộn nhằm thúc đẩy quá trình hút nước của trứng để kích thích sự phát triển phôi. Sau 20 đến 24 giờ trứng nở tập trung, sẳn sàng cho việc cấy giống. Những điểm cần lưu ý trong thao tác thả giống: + Cở giống thả: Cấy thả bằng giống mới nở (Naupli): hình thức này rất phổ biến, đặc biệt ở những nơi mới bắt đầu thử nghiệm nuôi Artemia. Cấy giống cở nhỏ (Naupli giai đoạn I) có trở ngại là rất khó quan sát cá thể ở những ngày đầu, nhưng chúng có thể chịu đựng sự sai khác lớn về nhiệt độ độ muối giữa nơi ấp nở nơi cấy thả; do đó nếu kéo dài thời gian ấp nở ấu thể sẻ phát triển đến giai đoạn lớn hơn (Naupli giai đoạn II; tuỳ điều kiện nhiệt độ trong bể ấp, thường thời gian để chuyển từ Naupli giai đoạn I sang giai đoạn II mất khoảng 5 đến 8 giờ), khả năng trên sẻ giãm đi làm gia tăng tỉ lệ tử vong lúc cấy thả. Cấy thả bằng giống lớn: khi cấy thả theo phương pháp này cần lưu ý là phải thuần hoá giống thả (cho một phần nước ao định thả vào thùng giống vừa chuyển đến) để chúng thích nghi dần với nhiệt độ độ muối trước khi cấy thả vào ao. + Thời gian thả thích hợp: Thích hợp nhất là thời gian lúc sáng sớm (6 đến 7 giờ) hoặc chiều tối (17 đến 19 giờ), điều này cần nắm để tính toán kế hoạch ấp nở cho hợp lý. [...]... này chủ yếu giới thiệu về kỹ thuật nuôi nhiều loài cá khác nhau trong cùng một ao Cụ thể là: - Một số loài cá có thể thả nuôi ghép - Tỉ lệ các loài cá trong các ao nuôi ghép khác nhau - Cách bón phân cho ao cho cá ăn - Cách cải tạo ao để thả cá - Cách thu hoạch cá Một số điểm cần lưu ý khi thiết kế một ao mới 2 Các loài cá thả nuôi ghép Nhiều loài cá có thể thả trong ao nuôi ghép như cá rô phi,... thay thế cho ống cống Thu hoạch cá Ao nuôi cá Cống cấp nước Cống xả nước KỸ THUẬT NUÔI CÁ TRÊ Ts Dương Nhựt Long BM Kỹ thuật nuôi thủy sản nước ngọt, Khoa Thủy sản, Đại học Cần Thơ Trong những năm vừa qua, cá Trê lai đã được nuôi một số vùng châu Á như Thái Lan, Đài Loan, Ân Độ, Philippines, Trung quốc, Việt nam một số nước cá Trê lai trở thành một đối tượng nuôi chủ yếu như Thái Lan năng suất... 2-3 năm nuôi thì Bào ngư có thể đạt kích cỡ thương phẩm có thể tiến hành thu hoạch KỸ THUẬT NUÔI CÁ BỐNG TƯỢNG (Oxyeleotris marmoratus Bleeker) Ts Dương Nhựt Long Bộ môn Kỹ thuật nuôi thủy sản nước ngọt, Khoa Thủy sản, Đại học Cần Thơ I ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI PHÂN LOẠI PHÂN BỐ 1 Đặc điểm hình thái cấu tạo phân loại • Lớp Osteichthyes • Lớp phụ Artinopterygii • Bộ Perciformes • Họ Eleotridae • Loài: ... nhiều loài ở châu Á châu Phi Ở nước ta đang khai thác nuôi 4 loài đó là cá Trê Đen (Clarias focus), Trê Trắng (Clarias batracus), Trê vàng (Clarias macrocephalus), Trê phi (Clarias gariepinus) cá Trê lai Hiện nay cá Trê vàng lai (là con lai giữa cá Trê phi đực cá Trê vàng cái) đang được nuôi phổ biến ở nhiều địa phương trên cả nước I ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA CÁ TRÊ Đặc điểm nhận dạng phân... thấy, đặc biệt khi cấy thả sinh khối cở lớn vào ao mới .Hiện tượng co cụm (boiling effect): Quần thể khoẻ mạnh, đặc biệt là những ngày nắng nhiều Nổi đầu vào sáng sớm: Khi ao bẩn, hoặc tảo phát triển dày đặc ngày hôm trước có mây hậu quả làm thiếu oxy về đêm nên Artemia nổi đầu vào sáng sớm hôm sau KỸ THUẬT NUÔI BÀO NGƯ Ts Trương Quốc Phú Bộ môn Thủy sinh học ứng dụng, Khoa Thủy sản, Đại học Cần... trường có thể thả nuôi đơn hoặc nuôi ghép quanh năm, vì vậy, nuôi cá trong ao rất phổ biến ở các nước Châu Á Các loài cá khác nhau sống ở các tầng nước khác nhau: tầng đáy, tầng giữa hoặc tầng mặt chúng ăn những loại thức ăn khác nhau có sẵn trong tự nhiên Người ta có thể tận dụng những đặc điểm này để nuôi cá Chẳng hạn như việc thả thêm một vài loài cá ăn tạp trong một ao sẽ tận dụng ao nuôi một. .. triển nở thành cá con Sức sinh sản của cá bống tượng khá cao 100.000-200.000 trứng/kg cá cái Tuy sức sinh sản cao nhưng trong điều kiện tự nhiên có nhiều địch hại nên cá bị hao hụt nhiều III KỸ THUẬT SẢN XUẤT GIỐNG CÁ BỐNG TƯỢNG Trong vài năm gần đây, phong trào nuôi cá bống tượng phát triển mạnh nhưng phần lớn con giống đều bắt từ tự nhiên Một số nơi đã cho sinh sản ương nuôi thành công góp phần... phát triển tốt Mật độ thả dao động từ 20–30 con/m3 e Thu hoạch sản phẩm Sau 8-10 tháng nuôi, khi trọng lượng cá đạt dao động từ 600-800 g/con, tiến hành thu hoạch, sau đó cải tạo lại hệ thống lồng bè chuẩn bị cho vụ nuôi tiếp KỸ THUẬT NUÔI CÁ AO Ts Bùi Minh Tâm, Ts Lam Mỹ Lan Bộ môn Kỹ thuật nuôi thủy sản nước ngọt, Khoa Thủy sản, Đại học Cần Thơ Lời tựa Mùa lũ năm 2000, mùa lũ lớn nhất trong 40... TCP/VIE/0168”), một loạt tài liệu khuyến ngư giới thiệu về các mô hình nuôi thủy sản đa dạng được áp dụng phổ biến ở Đồng bằng sông Cửu Long sẽ được xuất bản phân phát miễn phí cho nông dân Tài liệu về Kỹ Thuật Nuôi Cá Ao” này là một trong 7 tập được FAO Trường Đại học Cần Thơ biên soạn in ấn từ nguồn kinh phí trong chương trình Hy vọng rằng tài liệu này sẽ đem lại những thông tin hữu ích cho bà con nuôi. .. sấy khô bảo quản + Sinh khối (biomass): Được dùng làm thức ăn phổ biến trong các trại giống trại ương tôm cá Để duy trì quần thể Artemia, một phần sinh khối trong ao nuôi được thu hoạch theo định kỳ (hàng tuần hoặc hàng tháng) Sinh khối được thu bằng cách kéo lưới trực tiếp trong ao nuôi hoặc tháo một phần nước trong ao nuôi dùng lưới để chặn sinh khối lại Trong sử dụng có thể dùng sinh khối . Kỹ thuật nuôi (Monopterus albus) Ts. Dương Nhựt Long Bộ môn Kỹ thuật nuôi thủy sản nước ngọt, Khoa Thủy sản, Đại học Cần Thơ Đặc điểm sinh học và kỹ thuật. Bộ môn Kỹ thuật nuôi thủy sản nước ngọt, Khoa Thủy sản, Đại học Cần Thơ I. ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI PHÂN LOẠI VÀ PHÂN BỐ 1. Đặc điểm hình thái cấu tạo và phân

Ngày đăng: 17/08/2013, 08:41

Hình ảnh liên quan

Hình 1: Hình dạng của Bào ngư (Haliotis) I. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC. - Đặc điểm sinh học và kỹ thuật nuôi một số loài thủy sản

Hình 1.

Hình dạng của Bào ngư (Haliotis) I. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC Xem tại trang 13 của tài liệu.
• Cá đực: gai sinh dục ngắn, đầu mút nhọn cĩ hình tam giác. - Đặc điểm sinh học và kỹ thuật nuôi một số loài thủy sản

c.

gai sinh dục ngắn, đầu mút nhọn cĩ hình tam giác Xem tại trang 20 của tài liệu.
Thiết kế bè. Bè thường cĩ hình hộp chử nhật với kích thước khác nhau. Kích thước một số bè như sau x 2 x 1.5 m  hay 4 x 3 x 1,75 m - Đặc điểm sinh học và kỹ thuật nuôi một số loài thủy sản

hi.

ết kế bè. Bè thường cĩ hình hộp chử nhật với kích thước khác nhau. Kích thước một số bè như sau x 2 x 1.5 m hay 4 x 3 x 1,75 m Xem tại trang 24 của tài liệu.
Bảng 1. Thành phần cá thả nuơi trong ao khơng bĩn phân chuồng - Đặc điểm sinh học và kỹ thuật nuôi một số loài thủy sản

Bảng 1..

Thành phần cá thả nuơi trong ao khơng bĩn phân chuồng Xem tại trang 28 của tài liệu.
Bảng 2: - Đặc điểm sinh học và kỹ thuật nuôi một số loài thủy sản

Bảng 2.

Xem tại trang 29 của tài liệu.
Hình 1: Hình dạng 4 lồi cá Trê - Đặc điểm sinh học và kỹ thuật nuôi một số loài thủy sản

Hình 1.

Hình dạng 4 lồi cá Trê Xem tại trang 35 của tài liệu.
Thĩp trán ngắn, hình thoi ngắn cĩ hình tam giác - Đặc điểm sinh học và kỹ thuật nuôi một số loài thủy sản

h.

ĩp trán ngắn, hình thoi ngắn cĩ hình tam giác Xem tại trang 36 của tài liệu.
Hình 2: Đặc điểm nhân dạng 4 lồi cá Trê - Đặc điểm sinh học và kỹ thuật nuôi một số loài thủy sản

Hình 2.

Đặc điểm nhân dạng 4 lồi cá Trê Xem tại trang 36 của tài liệu.
Bảng 1: Lịch mùa vụ - Đặc điểm sinh học và kỹ thuật nuôi một số loài thủy sản

Bảng 1.

Lịch mùa vụ Xem tại trang 43 của tài liệu.
Hình 6: Các dạng lồng nuơi Trai ngọc. - Đặc điểm sinh học và kỹ thuật nuôi một số loài thủy sản

Hình 6.

Các dạng lồng nuơi Trai ngọc Xem tại trang 55 của tài liệu.
Sierra Leone - Đặc điểm sinh học và kỹ thuật nuôi một số loài thủy sản

ierra.

Leone Xem tại trang 57 của tài liệu.
Bảng 2: Vùng phân bố của các lồi Hầu trên thế giới. - Đặc điểm sinh học và kỹ thuật nuôi một số loài thủy sản

Bảng 2.

Vùng phân bố của các lồi Hầu trên thế giới Xem tại trang 57 của tài liệu.
Phương thức bắt mồi của Hầu là thụ động theo hình thức lọc. Cũng như các lồi - Đặc điểm sinh học và kỹ thuật nuôi một số loài thủy sản

h.

ương thức bắt mồi của Hầu là thụ động theo hình thức lọc. Cũng như các lồi Xem tại trang 59 của tài liệu.
Hình 1: Cấu tạo mang của Bivalvia, đường vận chuyển thức ăn (Purchon, 1968). (A) Cấu tạo tơ mang, tiêm mao, (B) Rãnh vận chuyển thức ăn, (C) Tiết diện ngang của tơ mang và rảnh vận chuyển thức ăn, (D) Tiết diện ngang của mang (®) Chiều vận chuyển của thức - Đặc điểm sinh học và kỹ thuật nuôi một số loài thủy sản

Hình 1.

Cấu tạo mang của Bivalvia, đường vận chuyển thức ăn (Purchon, 1968). (A) Cấu tạo tơ mang, tiêm mao, (B) Rãnh vận chuyển thức ăn, (C) Tiết diện ngang của tơ mang và rảnh vận chuyển thức ăn, (D) Tiết diện ngang của mang (®) Chiều vận chuyển của thức Xem tại trang 61 của tài liệu.
Bảng 3: Thời gian phát triển của các giai đoạn ấu trùng. - Đặc điểm sinh học và kỹ thuật nuôi một số loài thủy sản

Bảng 3.

Thời gian phát triển của các giai đoạn ấu trùng Xem tại trang 63 của tài liệu.
Hình 2: Các giai đoạn phát triển của ấu trùng Hầu Crassostrea gigas - Đặc điểm sinh học và kỹ thuật nuôi một số loài thủy sản

Hình 2.

Các giai đoạn phát triển của ấu trùng Hầu Crassostrea gigas Xem tại trang 64 của tài liệu.
Hình 9: Nuơi dây treo (suspended - Đặc điểm sinh học và kỹ thuật nuôi một số loài thủy sản

Hình 9.

Nuơi dây treo (suspended Xem tại trang 68 của tài liệu.
Hình 1: Lấy giống bằng cào tay    3. Chăm sĩc, quản lý. - Đặc điểm sinh học và kỹ thuật nuôi một số loài thủy sản

Hình 1.

Lấy giống bằng cào tay 3. Chăm sĩc, quản lý Xem tại trang 73 của tài liệu.
Hình 1: Quá trình phát triển của phơi sị - Đặc điểm sinh học và kỹ thuật nuôi một số loài thủy sản

Hình 1.

Quá trình phát triển của phơi sị Xem tại trang 76 của tài liệu.
1. Giới thiệu - Đặc điểm sinh học và kỹ thuật nuôi một số loài thủy sản

1..

Giới thiệu Xem tại trang 82 của tài liệu.
Khung sàng ăn cĩ dạng hình vuơng, mỗi cạnh dài 0,8m, được làm bằng tre hoặc thanh sắt - Đặc điểm sinh học và kỹ thuật nuôi một số loài thủy sản

hung.

sàng ăn cĩ dạng hình vuơng, mỗi cạnh dài 0,8m, được làm bằng tre hoặc thanh sắt Xem tại trang 84 của tài liệu.
5.1. Thả tơm giống vào ruộng nuơi - Đặc điểm sinh học và kỹ thuật nuôi một số loài thủy sản

5.1..

Thả tơm giống vào ruộng nuơi Xem tại trang 85 của tài liệu.
Bảng 4: Lượng thức ăn cho 1.000 tơm/ngày Trọng lượng tơm (g/con) Lượng thức ăn (g) - Đặc điểm sinh học và kỹ thuật nuôi một số loài thủy sản

Bảng 4.

Lượng thức ăn cho 1.000 tơm/ngày Trọng lượng tơm (g/con) Lượng thức ăn (g) Xem tại trang 86 của tài liệu.
Nếu sử dụng thức ăn được chế biến từ cá tạp, phải tăng lượng thức ăn trong bảng 3 lên gấp đơi - Đặc điểm sinh học và kỹ thuật nuôi một số loài thủy sản

u.

sử dụng thức ăn được chế biến từ cá tạp, phải tăng lượng thức ăn trong bảng 3 lên gấp đơi Xem tại trang 90 của tài liệu.
Cá Lĩc là lồi cá dữ cĩ kích thước lớn. Lược mang dạng hình núm. Thực quản ngắn, vách dày, bên trong thực quản cĩ nhiều nếp nhăn - Đặc điểm sinh học và kỹ thuật nuôi một số loài thủy sản

c.

là lồi cá dữ cĩ kích thước lớn. Lược mang dạng hình núm. Thực quản ngắn, vách dày, bên trong thực quản cĩ nhiều nếp nhăn Xem tại trang 91 của tài liệu.
Hình 1: Cá Sặc rằn đực Hình 2: Cá Sặc rằn cái - Đặc điểm sinh học và kỹ thuật nuôi một số loài thủy sản

Hình 1.

Cá Sặc rằn đực Hình 2: Cá Sặc rằn cái Xem tại trang 98 của tài liệu.
Hình 5: Vớt trứng sau khi cá đẻ - Đặc điểm sinh học và kỹ thuật nuôi một số loài thủy sản

Hình 5.

Vớt trứng sau khi cá đẻ Xem tại trang 99 của tài liệu.
Hình 3: Làm tổ cho cá Sặc rằn đẻ Hình 4: Thả cá vào bịn đẻ - Đặc điểm sinh học và kỹ thuật nuôi một số loài thủy sản

Hình 3.

Làm tổ cho cá Sặc rằn đẻ Hình 4: Thả cá vào bịn đẻ Xem tại trang 99 của tài liệu.
Hình 1. Một số mơ hình trại giống tơm càng xanh – (1) Trại ở Trung Quốc, (2) Trại ở Ấn Độ, (3) Trại ở Khoa Thủy Sản - Đại học Cần Thơ, (4) Trại ở Bến Tre (Nguồn: Phương và Hải) - Đặc điểm sinh học và kỹ thuật nuôi một số loài thủy sản

Hình 1..

Một số mơ hình trại giống tơm càng xanh – (1) Trại ở Trung Quốc, (2) Trại ở Ấn Độ, (3) Trại ở Khoa Thủy Sản - Đại học Cần Thơ, (4) Trại ở Bến Tre (Nguồn: Phương và Hải) Xem tại trang 101 của tài liệu.
Bảng 1: So sánh hiệu quả chuyển đổi giới tính cá rơ phi giữa hai phương pháp cho ăn và ngâm hormon MT - Đặc điểm sinh học và kỹ thuật nuôi một số loài thủy sản

Bảng 1.

So sánh hiệu quả chuyển đổi giới tính cá rơ phi giữa hai phương pháp cho ăn và ngâm hormon MT Xem tại trang 110 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan