Trinh duy khanh DTHT day tiet on tap,luyen tap

24 279 1
Trinh duy khanh DTHT day tiet on tap,luyen tap

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

báo cáo

TP.Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2012 Các hướng nghiên cứu về bài tập hóa học GVHH: PGS.TS.Trịnh Văn Biều MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu 2 2. Khái quát về tiết ôn tập, luyện tập .3 2.1. Mục đích, yêu cầu của tiết ôn tập, luyện tập .3 2.2. Đặc điểm tiết ôn tập, luyện tập 3 2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng giờ ôn tập, luyện tập .3 3. Biện pháp nâng cao chất lượng tiết ôn tập, luyện tập 4 4. Soạn giảng và dạy tiết ôn tập, luyện tập 5 4.1. Qui trình thiết kế giáo án .5 4.2. Cách sử dụng giáo án 6 5. Một số giáo án dạy tiết ôn tập, luyện tập .7 5.1. Giáo án bài luyện tập “AXIT, BAZƠ VÀ MUỐI. PHẢN ỨNG TRAO ĐỔI ION TRONG DUNG DỊCH CÁC CHẤT ĐIỆN LI” môn hóa 11 cơ bản .7 5.2. Giáo án bài luyện tập “ANKAN VÀ XICLOANKAN” môn hóa 11 cơ bản 13 KẾT LUẬN 21 TÀI LIỆU THAM KHẢO 23 MỞ ĐẦU - Như ta đã biết: Việc giảng dạy môn hóa học cũng như các môn học khác là không chỉ dạy các bài lí thuyết mà còn có những bài ôn tập, luyện tập nhằm giúp học sinh ôn tập, hệ thống hoá, nắm vững kiến thức sau từng phần, từng chương, vận dụng một số nội dung đã được học để giải bài tập một cách hiệu quả. Từ đó phát triển tư duy và nâng cao năng lực nhận thức, tạo hứng thú học tập bộ môn cho các em học sinh. HVTH:Trịnh Duy Khanh Trang 1 Dạy tiết ôn tập – luyện tập môn hóa THPT GVHH: PGS.TS.Trịnh Văn Biều - Vậy việc dạy bài luyện tập như thế nào cho hiệu quả và giúp học sinh nắm được kĩ kiến thức. Thực tế qua nhiều lần dự giờ của bạn bè, đồng nghiệp. Đặc biệt là qua các đợt học chuyên môn do Sở giáo dục tổ chức. Chúng tôi nhận thấy việc dạy tiết luyện tập môn Hoá học đang còn nhiều tranh cãi. Có nhiều tiết dạy chưa nắm bắt được phương pháp dạy học theo phương pháp đổi mới, nhiều tiết học dạy học theo phương pháp đổi mới nhưng không hiệu quả và không phù hợp với đối tượng học sinh. Chính vì thế chúng tôi quyết định chọn đề tài: “ DẠY TIẾT ÔN TẬP, LUYỆN TẬP MÔN HÓA HỌC TPHT”. Mặc dù hết sức cố gắng trong quá trình hoàn thành tiểu luận, nhưng do kinh nghiệm chưa nhiều; Tài liệu tham khảo của đề tài còn ít, thời gian làm bài nghiên cứu có hạn nên bài viết chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Rất mong sự góp ý xây dựng của Thầy cũng như các bạn để tiểu luận được hoàn chỉnh. Tôi xin chân thành cảm ơn. 1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu Về vấn đề dạy tiết ôn tập, luyện tập môn hóa THPT là vấn đề được nhiều giáo viên quan tâm và đi vào nghiên cứu với kết quả đầy bổ ích cho những ai quan tâm. - Triệu Thị Kim Loan, Một số biện pháp nâng cao chất lượng giờ ôn tập, luyện tập phần hóa hữu cơ lớp 11 nâng cao, ĐHSP TP.HCM , Luận văn thạc sĩ. - Nguyễn Thị Minh Thanh, Một số biện pháp nâng cao chất lượng việc ôn tập, tổng kết môn hóa học lớp 10 chương trình nâng cao ở trường THPT, ĐHSP TP.HCM , Luận văn thạc sĩ. - Vũ Thị Thu Hoài, Sử dụng phương pháp grap kết hợp với một số biện pháp nâng cao chất lượng giờ ôn tập tổng kết – hóa học lớp 10 trung học phổ thông, ĐHSP Hà Nội, 2003 - Luận văn thạc sĩ. - Đinh Thị Nga, Một số biện pháp nâng cao chất lượng giờ ôn tập luyện tập – hóa hữu cơ – ban nâng cao lớp 11, ĐHSP Hà Nội, 2007 - Luận văn thạc sĩ. HVTH:Trịnh Duy Khanh Trang 2 Dạy tiết ôn tập – luyện tập môn hóa THPT GVHH: PGS.TS.Trịnh Văn Biều - Võ Thị Thái Thủy, Thiết kế bài luyện tập theo hướng dạy học tích cực phần hóa học lớp 10 – trung học phổ thông, ĐHSP Tp.HCM, 2010 – Luận văn thạc sĩ. Qua nghiên cứu các đề tài, chúng tôi thấy các tác giả đã làm được và chưa làm được các vấn đề sau: + Đề xuất một số biện pháp nâng cao chất lượng bài ôn tập tổng kết chương hóa học lớp 10. + Đề xuất nguyên tắc thiết kế, phương pháp thực hiện chính, thao tác thực hiện dùng trong việc thiết kế các giáo án điện tử các bài luyện tập. + Đề xuất một số nguyên tắc và phương pháp dạy học chính khi thiết kế bài luyện tập theo hướng dạy học tích cực cùng với các qui trình thiết kế. + Chưa đề cập đến thế mạnh của các PPDH ứng với mỗi dạng bài ôn, luyện tập. + Tác giả không đi sâu đề cập đến việc nâng cao chất lượng giờ ôn, luyện tập phần HHHC. 2. Khái quát về tiết ôn tập, luyện tập 2.1. Mục đích, yêu cầu của tiết ôn tập, luyện tập - Giúp HS tái hiện, củng cố, hệ thống và phát triễn kiến thức cũ. - Giúp học sinh phát triễn tư duy phân tích, khái quát, so sánh, tổng hợp. - Rèn cho HS kỹ năng hoạt động, vận dụng kiến thức, . - Giáo dục lòng yêu thích bô ̣ môn, niềm tin vào khoa ho ̣ c . 2.2. Đặc điểm tiết ôn tập, luyện tập - Giáo viên khó dạy. - Kiến thức cần hệ thống nhiều. - Cần rèn cho HS nhiều kỹ năng. - Thường ở cuối chương. - Khó áp dụng các ppdh tích cực khi HS thụ động. - Học sinh dễ nhàm chán, có tâm lí chủ quan. 2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng giờ ôn tập, luyện tập - Tâm lí HS khi lĩnh hội kiến thức. - Khả năng tự học của hs. - Trí nhớ của HS và vấn đề ôn tập, luyện tập. - Sự chuẩn bị của GV và HS trước giờ ôn tập, luyện tập. - Cách thức quản lí giờ ôn, luyện tập của GV. - Nội dung kiến thức và kĩ năng cần ôn tập, luyện tập. HVTH:Trịnh Duy Khanh Trang 3 Dạy tiết ôn tập – luyện tập môn hóa THPT GVHH: PGS.TS.Trịnh Văn Biều - Sự phối hợp các phương pháp dạy học và kỹ thuật dạy học. - Sự hỗ trợ của các phương tiện dạy học. 3. Biện pháp nâng cao chất lượng tiết ôn tập, luyện tập (1) Sử dụng hệ thống câu hỏi định hướng và bài tập bổ trợ để hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài trước giờ ôn tập, luyện tập trên lớp. (2) Sử dụng hệ thống bài tập đúng mục tiêu, đúng chủ đề. VD: Bộ câu hỏi định hướng và bài tập bổ trợ bài luyện tập “Ankan và xicloankan” Câu hỏi định hướng ôn tập lý thuyết Câu 1: So sánh ankan và xicloankan về công thức chung, cấu tạo mạch cacbon Câu 2: Nêu quy tắc gọi tên thay thế của ankan và xicloankan. Câu 3: Nêu tính chất vật lý của ankan và xicloankan? Nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy, khối lượng riêng của chúng biến đổi theo quy luật nào? Cho biết tại sao tính chất vật lý của chúng lại tương tự nhau như vậy? Câu 4: Vì sao nói ở điều kiện thường ankan tương đối trơ về mặt hóa học? Khi có mặt xúc tác và nhiệt độ ankan tham gia những phản ứng hóa học nào? Lấy ví dụ minh họa. Viết pthh các phản ứng thể hiện tính chất hóa học của ankan ở dạng tổng quát. Câu 5: Khả năng tham gia phản ứng thế của các halogen với ankan như thế nào? Cho ví dụ. Câu 6: So sánh tính chất hóa học của ankan và xicloankan? Lấy dẫn chứng. Câu 7: Trong công nghiệp điều chế ankan và xicloankan bằng cách nào? Trình bày phương pháp điều chế metan trong phòng thí nghiệm. Bài tập Yêu cầu HS giải các bài tập sau và tự phân dạng theo từng chủ đề chính. Bài 1: a. Gọi tên hợp chất sau: (CH 3 ) 2 CH-CH(CH 3 )-CH 2 -CH 3 ; CH 3 -CH(CH 3 )-CH 2 -CH(C 2 H 5 )-CH 3 C 2 H 5 CH 3 ; CH 3 CH 3 HVTH:Trịnh Duy Khanh Trang 4 Dạy tiết ôn tập – luyện tập môn hóa THPT GVHH: PGS.TS.Trịnh Văn Biều b. Viết CTCT các hiđrocacbon có tên gọi sau: 3-etyl-2-metylhexan; 1,1- đimetylxiclopentan; 1-etyl-2-metylxiclobutan. Bài 2: Viết các đồng phân cấu tạo của ankan C 7 H 16 ; monoxicloankan C 6 H 12 . Gọi tên chúng. Bài 3: Bằng phương pháp hóa học phân biệt các chất khí đựng trong các bình riêng biệt sau: Xiclopropan, metan, cacbonic. Bài 4: Cho các chất sau: H 2 ; dung dịch brom; hiđrobromua; clo; dung dịch KOH. Xiclopropan phản ứng được với chất nào? Butan phản ứng được với chất nào? Viết pthh (ghi rõ điều kiện thích hợp). Bài 5: Ankan X có 83,33% khối lượng cacbon trong phân tử. Cho X tác dụng với clo (chiếu sáng) thu được 4 sản phẩm thế monoclo. Xác định CTCT đúng của X, viết CTCT của các sản phẩm thế clo thu được. Bài 6: Cho dãy đồng đẳng ankan sau: C 2 H 6 , C 3 H 8 , C 4 H 10 , C 5 H 12 , C 6 H 14 , C 7 H 16 , C 8 H 18 . Tìm xem trong số các CTPT trên công thức nào có một đồng phân khi tác dụng với clo tỉ lệ mol 1: 1 (chiếu sáng), tạo ra 1 dẫn xuất monocloduy nhất. Bài 7: Đốt cháy hoàn toàn một hiđrocacbon X thu được 0,672 lít CO 2 (đktc) và 0,648 gam nước. Tìm CTPT của hiđrocacbon X. Viết CTCT của X biết rằng khi đề hiđro hóa X ở điều kiện thích hợp thu được 3 anken là đồng phân cấu tạo của nhau. Bài 8: Đốt cháy hoàn toàn 0,07 mol hỗn hợp ankan A và xicloankan B thu được 3,36 lít CO 2 (đktc) và 3,6 gam nước. Xác định CTPT A, B. (3) Sử dụng các phiếu học tập. (4) Lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp với đặc điểm bài học và học sinh. + Sử dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề. + Sử dụng phương pháp grap dạy học. + Tổ chức học tập theo nhóm để tăng cường khả năng hoạt động tích cực của HS. … (5) Phối hợp hài hòa các phương pháp dạy học khi lên lớp. (6) Phân bố thời gian hợp lý. (7) Yêu cầu học sinh ôn luyện kiến thức trước tiết ôn tập, luyện tập. 4. Soạn giảng và dạy tiết ôn tập, luyện tập 4.1. Qui trình thiết kế giáo án HVTH:Trịnh Duy Khanh Trang 5 Dạy tiết ôn tập – luyện tập môn hóa THPT GVHH: PGS.TS.Trịnh Văn Biều Bước 1: Đọc lại những bài dạy ở các tiết trước để nắm vững toàn bộ nội dung và mục tiêu bài dạy. Bước 2: Xác định mục tiêu của bài ôn tập, luyện tập. Bước 3: Soạn hệ thống câu hỏi và bài tập bổ trợ định hướng ôn tập, luyện tập cho HS trước khi thiết kế bài dạy cho tiết học chính thức. Bước 4: Xác định đặc điểm của bài ôn tập, luyện tập. Tìm hiểu đối tượng HS để lựa chọn phương pháp dạy và học phù hợp. Bước 5: Phân phối thời gian hợp lí cho các phần nội dung cần ôn tập, luyện tập. Bước 6: Lựa chọn các hoạt động dạy học gồm: hoạt động dạy của GV và hoạt động học của HS Bước 7: Thiết kế các phiếu học tập. Bước 8: Thực hiện bài thiết kế bằng văn bản. Bước 9: Kiểm tra, điều chỉnh và hoàn thiện bài thiết kế. 4.2. Cách sử dụng giáo án - Phát những bộ câu hỏi định hướng và bài tập bổ trợ đã được thiết kế cho HS chuẩn bị ở nhà trước khi vào tiết ôn, luyện tập ở lớp. - GV hoặc GV hướng dẫn học sinh chuẩn bị các bảng phụ. HVTH:Trịnh Duy Khanh Trang 6 Dạy tiết ôn tập – luyện tập môn hóa THPT GVHH: PGS.TS.Trịnh Văn Biều - GV in các phiếu học tập, đề kiểm tra, sơ đồ grap,… nếu có. - Đầu tiết GV tranh thủ kiểm tra việc chuẩn bị ở nhà của học sinh. - GV chiếu kế hoạch tổ chức tiết dạy phù hợp với phương pháp dạy học để HS quan sát và làm theo. - GV giao nhiệm vụ cụ thể và rõ ràng cho lớp: công việc phải làm, thời gian hoàn thành,…. - GV phát các phương tiện học tập cần thiết. - Sao mỗi hoạt động GV cần tạo điều kiện để học sinh nhận xét lẫn nhau; GV khẳng định lại vấn đề, đồng thời kịp thời biểu dương và khiển trách . - Cuối giờ GV cần đánh giá tiết học và giao nhiệm vụ về nhà. 5. Một số giáo án dạy tiết ôn tập, luyện tập 5.1. Giáo án bài luyện tập “AXIT, BAZƠ VÀ MUỐI. PHẢN ỨNG TRAO ĐỔI ION TRONG DUNG DỊCH CÁC CHẤT ĐIỆN LI” môn hóa 11 cơ bản 1. Mục tiêu bài học Kiến thức HS củng cố và khắc sâu kiến thức về axit, bazơ, muối và điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi ion trong dung dịch chất điện li . Kĩ năng Rèn kĩ năng viết phương trình ion rút gọn các phản ứng. Kĩ năng vận dụng kiến thức giải các bài tập về dung dịch. 2. Chuẩn bị GV: Chuẩn bị hệ thống câu hỏi định hướng và bài tập để HS tự luyện tập ở nhà. HS: Trả lời các câu hỏi định hướng; Làm bài tập SGK và bài tập GV cho về nhà trước đó; Ôn tập kĩ phần lý thuyết đã học về ankan và xicloankan. 3. Phương pháp dạy học chủ yếu Phương pháp đàm thoại nêu vấn đề, hoạt động nhóm kết hợp sử dụng bài tập hóa học theo chủ đề. 4. Tổ chức hoạt động dạy học  Ổn định lớp (0,5 phút). HVTH:Trịnh Duy Khanh Trang 7 Dạy tiết ôn tập – luyện tập môn hóa THPT GVHH: PGS.TS.Trịnh Văn Biều  Kiểm tra sự chuẩn bị của HS (0,5 phút).  Tiến trình hoạt động I. Kiến thức cần nắm vững Hoạt động 1: Củng cố kiến thức bằng hệ thống câu hỏi (10 phút). GV nêu câu hỏi, HS trả lời. GV điều chỉnh, chuẩn hóa kiến thức. Câu 1: Theo A-rê-ni-ut, axit là gì? Có mấy loại axit? Câu 2: Theo A-rê-ni-ut, bazơ là gì? Có mấy loại bazơ? Câu 3: Thế nào là hiđroxit lưỡng tính? Cho ví dụ minh họa? Câu 4: Thế nào là muối? Muối được chia làm mấy loại, ví dụ minh họa? Câu 5: Trình bày cách xác định pH của dung dịch? Các biểu thức tính pH của dung dịch? Mối quan hệ giữa nồng độ H + và OH - trong một dung dịch? Câu 6: Đê xác định môi trường của dung dịch ta dựa vào những yếu tố nào? Câu 7: Bản chất của các phản ứng xảy ra trong dung dịch chất điện li là gì? Câu 8: Điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi trong dung dịch chất điện li là những điều kiện nào? II. Luyện tập Hoạt động 2: Luyện tập theo một số chủ đề (33 phút). GV cho HS đại diện các nhóm bốc thăm các PHT, mỗi nhóm thảo luận yêu cầu trên một PHT tương ứng với các chủ đề (4 phút). HS đại diện cho nhóm trình bày nội dung vừa thảo luận. Nhóm khác nhận xét, đánh giá. GV xác nhận tính chính xác của vấn đề. Chủ đề 1: Nhận diện axit, bazơ, muối và viết phương trình điện li. Giải: - NaHCO 3 , NH 4 Cl là muối NaHCO 3 → Na + + 3 HCO − NH 4 Cl → 4 NH + + Cl - HVTH:Trịnh Duy Khanh Trang 8 Phiếu học tập số 1 (nhóm 1) Cho biết các chất sau thuộc loại nào (axit, bazơ, muối hay hiđroxit lưỡng tính) và viết phương trình điện li của chúng trong dung dịch: NaHCO 3 , NH 4 Cl, HClO, KOH, CH 3 COOH, Al(OH) 3 . Dạy tiết ôn tập – luyện tập môn hóa THPT GVHH: PGS.TS.Trịnh Văn Biều - HClO, CH 3 COOH là axit HClO → H + + ClO - CH 3 COOH → CH 3 COO - + H + - KOH là bazơ KOH → K + + OH - - Al(OH) 3 là hiđroxit lưỡng tính Al(OH) 3 → Al 3+ + 3OH - Al(OH) 3 → H + + 2 AlO − .2H 2 O Chủ đề 2 : Viết phương trình phân tử và phương trình ion rút gọn. Giải: a/ ptpt: Na 2 CO 3 + Ca(NO 3 ) 2 → CaCO 3 ↓ + 2NaNO 3 pt ion thu gọn: 2 3 CO − + Ca 2+ → CaCO 3 ↓ b/ ptpt: K 2 CO 3 + NaCl → không xảy ra phản ứng c/ ptpt: NaHCO 3 + HCl → NaCl + CO 2 ↑ + H 2 O pt ion thu gọn: 3 HCO − + H + → CO 2 ↑ + H 2 O d/ ptpt: NaHCO 3 + NaOH → Na 2 CO 3 + H 2 O pt ion thu gọn: 3 HCO − + OH - → 2 3 CO − + H 2 O e/ ptpt: Al(OH) 3 + NaOH → NaAlO 2 + 2H 2 O pt ion thu gọn: Al(OH) 3 + OH - → 2 AlO − + 2H 2 O HVTH:Trịnh Duy Khanh Trang 9 Phiếu học tập số 2 (nhóm 2) Viết ptpt và pt ion rút gọn (nếu có) giữa các cặp chất sau: a/ Na 2 CO 3 + Ca(NO 3 ) 2 b/ K 2 CO 3 + NaCl c/ NaHCO 3 + HCl d/ NaHCO 3 + NaOH e/ Al(OH) 3 + NaOH f/ CaCO 3 + HCl . tồn tại trong dung B.Nồng độ những ion nào trong dung dịch lớn nhất C.Bản chất của phản ứng trong dung dịch chất điện li D.Không tồn tại phân tử trong dung. mol a/ Pt ion thu gọn H + + OH - → H 2 O 0,04 ¬ 0,04 HVTH:Trịnh Duy Khanh Trang 10 Phiếu học tập số 3 (nhóm 3) Đề xuất ptpt phù hợp cho các pt ion thu gọn

Ngày đăng: 16/08/2013, 16:59

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan