Truyền thống ngày nhà giáo Việt Nam 20/11

5 2.1K 13
Truyền thống ngày nhà giáo Việt Nam 20/11

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

BÀI TRUYỀN THỐNG NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20 - 11 Kính thưa quý vị đại biểu! Kính thưa các đồngchí đồng nghiệp thân mến! Nhân dịp ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, tôi xin thay mặt các thầy giáo, cô giáo trong ba ngành học xã nhà gửi tới các đồng chí lãnh đạo địa phương, đại biểu đại diện Đảng chính quyền các thôn, đại biểu các bậc phụ huynh, các vị khách quý và các đồng chí giáo viên đã từng công tác ở các nhà trường nay đã nghỉ hưu lời chúc sức khỏe và lời chào trân trọng nhất. Kính thưa quý vị, các đồng chí! Ngày nhà giáo ở nước ta cũng như trên thế giới hàng năm được coi như một ngày hội truyền thống. Từ xưa cùng với phát triển của xã hội nghề dạy học ngày càng có một vị trí và vai trò quan trọng trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị và xã hội.Vào những năm đầu của thế kỷ 20 phong trào đấu tranh của công nhân đòi quyền lợi đối với các giới chủ ở các nước trên thế giới diễn ra ngày càng lớn mạnh. Trong đó quyền lợi của giáo giới cũng được khẳng định chỗ đứng của mình. Đặc biệt là phong trào này được giấy lên mạnh mẽ bắt đầu từ các nước Anh, Mỹ, Nga và các nước khác trên thế giới. Cho đến ngày 20/11/1975 ngày hiến chương nhà giáo được tổ chức đầu tiên tại Vac – xa – va thủ đô của Ba Lan do công đoàn tổ chức. Từ đó lần lượt các nước trên thế giới bằng tên gọi và hình thức khác nhau lấy ngày này làm ngày hội truyền thống của giáo giới hàng năm. Ở nước ta ngày hiến chương nhà giáo cũng được tổ chức từ đó hàng năm đều đặn. Cho đến ngày 28/9/1982 hội đồng bộ trưởng nay là Thủ tướng chính phủ ban hành quyết định số 167/HĐBT lấy ngày 20/11 làm ngày truyền thống với tên gọi “Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11”. Thực hiện quyết định của Thủ tướng chính phủ, với truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc, ngày 20/11 hàng năm trở thành ngày hoạt động truyền thống của toàn ngành, đây là dịp của các nhà giáo Việt Nam đang công tác hay đã nghỉ hưu ôn lại truyền thống tốt đẹp của mình, cùng nhau rèn luyện, đấu tranh để vun đắp thêm truyền thống tốt đẹp ấy. Những năm qua thông qua nhiều hoạt động phong phú, sáng tạo chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11. Đội ngũ giớiViệt Nam phấn khởi tự hào thấy rằng nghề dạy học có vị trí rất quan trọng trong xã hội, được Đảng và nhân dân chú trọng, quan tâm. Nhà giáo được nhân dân tin yêu đùm bọc, được các thế hệ học sinh kính trọng do vậy đã đứng vững trên vị trí của mình. Kính thưa quý vị đại biểu! Thưa các đồng chí! Xưa nay dân tộc ta vốn ham học, ai cũng lo cho con được ăn học và mong muốn cho con được nên người và nghề dạy học tự bản thân đã đề ra một yêu cầu nghiêm ngặt đòi hỏi người thầy giáo trước hết là con người với tất cả phẩm chất đạo đức, lối sống phải mẫu mực. Lịch sử các nhà giáo Việt Nam là lịch sử của những con người giàu lòng nhân hậu, yêu thương con người, thuyết phục mọi người bằng nhân cách của mình. Có những người có vị trí lớn trong xã hội nhưng trước sau vẫn lấy nghề làm niềm tự hào. Họ sống giản dị, trong sạch, trung thực và họ được nhân dân kính trọng, yêu mến. Và nhân cách nhà giáo đã trở thành một phần tinh hoa nhân cách con người Việt Nam. Dẫu trong hoàn cảnh sống có khắc nghiệt vẫn yêu thương đùm bọc nhau, giữ gìn nhân phẩm truyền từ đời này sang đời khác. 1 Lịch sử Việt Nam ta luôn gắn liền với sự nghiệp xây dựng đất nước. Trong sự nghiệp vĩ đại ấy người thầy giáo Việt Nam luôn thể hiện là người tiêu biểu. Trong thời kỳ phong kiến nhiều tấm gương khẳng khái của nhà giáo đó là Võ Trường Toản, không chịu ra hợp tác với triều đình là Chu Văn An, Nguyễn Bỉnh Khiêm phê phán triều đình đòi sửa sang chính trị dâng sớ đòi chém kẻ lộng thần. Trong thời kỳ Pháp thuộc cai trị nhiều nhà giáo đã tham gia vào hàng ngũ chống Pháp như: Nguyễn Đình Chiểu, Phan Văn Nghị, Tống Duy Tân, Phan Bội Châu . Bác Hồ chúng ta bắt đầu từ sự nghiệp cách mạng của mình là một thầy giáo. Thầy giáo Nguyễn Tất Thành đã nhận ra nỗi khổ của nhân dân ta trước sự cai trị của bọn thực dân và đã ra đi tìm đường cứu nước, suốt trong những năm bôn ba ở nước ngoài Người đã đem về cho Tổ Quốc một cuộc cách mạng, một chính đảng. Cách mạng Tháng Tám 1945 thành công nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời là nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á. Nền giáo dục dưới chế độ mới trên cơ sở tiếp quản cải tổ nền giáo dục Pháp thuộc. Được xây dựng trên ba nguyên tắc: dân tộc, khoa học, đại chúng với mục tiêu cao cả “ Tôn trọng nhân phẩm, rèn luyện chí khí , phát triển tài năng”. Đến hôm nay, nền giáo dục cách mạng Việt Nam đã trải qua chặng đường 63 năm với muôn vàn thử thách. Để vượt qua muôn ngàn thử thách đó đội ngũ nhà giáo là những người trực tiếp, tiên phong. Như vậy, chủ nghĩa yêu nước, tư tưởng cách mạng đã thông qua lớp trí thức dân tộc, nhà giáo Việt Nam đã góp phần làm nên một nước Việt Nam độc lập tự do và ngày nay đang kiên trì đi theo con đường của Đảng, của Bác đã chọn, con đường cách mạng xã hội chủ nghĩa. Kính thưa quý vị đại biểu! Kính thưa tất cả các đồng nghiệp thân mến! Ông cha ta thường nói: “Ông thầy biết mười làm một”. Nhà giáo là người truyền tinh hoa trí tuệ của xã hội từ thế hệ này sang thế hệ khác, lại là người khơi dậy sức mạnh sáng tạo ở thế hệ tiếp theo để “ con hơn cha”, làm được sức mạnh ấy các Nhà giáo Việt Nam đã là người ham hiểu biết, không ngừng vươn lên trong nghề nghiệp. Rất nhiều tấm gương sáng về nhà giáo vừa là thầy giáo giỏi, vừa là người trí thức của dân tộc mà chúng ta có thể tự hào về đội ngũ tri thức Việt Nam và đó là chất xám quan trọng để xây dựng đất nước hiện nay. Chúng ta khẳng định rằng không có nhà giáo toán học Lê Khiêm thì không có tài năng toán học hiện đại cũng như vậy không có nhà giáo nhân dân Thái Thị Liên thì sẽ không có nhân tài âm nhạc Đặng Thái Sơn. Tấm gương sáng nhà giáo tiến sĩ Nguyễn Lân ngày nay không những đào tạo nhiều nhân tài cho quê hương đất nước mà đối với gia đình ông đã tham gia nuôi dạy sáu đứa con trưởng thành đều là kỹ sư, tiến sỹ. Phải nói rằng nhà giáo Việt Nam bằng nhân cách và trí tuệ của mình đã góp phần vào công cuộc đổi mới đất nước, bồi dưỡng thế hệ trẻ nhằm bồi dưỡng nhân lực, đào tạo cho quê hương đất nước trong thế kỷ 21, thế kỷ của công nghiệp hóa hiện đại hóa. Phải khẳng định rằng, trong quá trình hình thành và phát triển dù bất luận trong hoàn cảnh khó khăn nào. Đội ngũ các nhà giáo Việt Nam từ “thầy đồ”, “ cụ đồ” - những người “Đạo cao đức trọng” trước đây, đến những nhà giáo cách mạng trong những năm đấu tranh giải phóng dân tộc, và ngày nay những kỹ sư tâm hồn là tấm gương sáng cho học sinh noi theo. Mặc dù ở đâu, ở cương vị nào họ luôn phát huy năng lực, truyền thống của các nhà giáo Việt Nam đó là: 2 + Nhà giáo Việt Nam luôn gắn bó và liên hệ mật thiết với quần chúng nhân dân. + Nhà giáo chân chính Việt Nam giàu lòng nhân ái vị tha, tận tụy với sự nghiệp đào tạo thế hệ trẻ của đất nước. + Nhà giáo chân chính Việt Nam bao giờ cũng là những người yêu nước và sau này là những người cách mạng kiên cường. + Nhà giáo chân chính Việt Nam luôn luôn có cuộc sống giản dị, trong sáng, không màng danh lợi, không chuộng hư vinh. + Nhà giáo chân chính Việt Nam luôn cần cù sáng tạo trong lao động dạy học. Điểm lại chặng đường phát triển về giáo dục của Trung Giang, chúng ta thấy mặc dầu Trung Giang là một địa phương thuộc vùng khó, nền giáo dục cũng mới được lập lại năm 1973. Sau những năm bị chiến tranh tàn phá, ban đầu từ những mái trường lợp tranh vách đất đơn sơ với đội ngũ chủ yếu là miền Bắc chi viện vào. Song sự nổ lực của chính quyền địa phương, của phụ huynh, của đội ngũ thầy cô giáo đã đưa chất lượng giáo dục của xã nhà từng bước đi lên. Đặc biệt trong những năm gần đây, ngoài chất lượng giáo dục được nâng lên thì phong trào xây dựng trường tiên tiến, trường chuẩn quốc gia thuộc trong nhóm đầu của Huyện.Trường THCS, trường Tiểu học Trung Giang I liên tục là trường tiên tiến cấp Huyện, cấp Tỉnh. Là một trong những trưòng Tiểu học, trường THCS đạt chuẩn quốc gia sớm vào loại nhất nhì trong Huyện. Trường Tiểu học Trung Giang II mặc dầu còn thiếu thốn về cơ sở vật chất song cán bộ quản lý cũng như đội ngũ giáo viên của trường đã cố gắng để khắc phục khó khăn nâng cao chất lượng dạy học. Trường mầm non hiện nay các phòng học đã được xây dựng khang trang, đội ngũ được bổ sung ngày càng hoàn thiện. Trong sự phát triển đi lên của giáo dục Trung Giang chúng ta không thể không ghi nhận sự đóng góp công sức của rất nhiều thầy cô giáo thuộc thế hệ đi trước cũng như lớp thế hệ hiện nay. Đó là những thầy, những cô đã có nhiều bề dày thành tích, đạt các danh hiệu thi đua, giáo viên giỏi, chiến sĩ thi đua, giáo viên dạy giỏi các cấp – Có những thầy cô giáo nay đã nghỉ hưu và rất nhiều thầy cô giáo đang đương chức với nhiều cương vị khác nhau trong sự nghiệp trồng người của giáo dục xã nhà. Họ đang cùng góp tay chung sức, tận tâm tận lực phát huy những thành quả đã đạt được tiếp tục đưa sự nghiệp giáo dục Trung Giang không ngừng phát triển lớn mạnh. Kính thưa quý vị đại biểu! Kính thưa các đồng chí đồng nghiệp! Năm học 2008 – 2009 là năm học tiếp tục thực hiện cuộc vận động “Hai không” của Bộ giáo dục và đào tạo – Cuộc vận động “Học tập và làm theo theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” của Bộ Chính trị và Ban chấp hành Trung ương Đảng. Năm học thực hiện chỉ thị “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, “ Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”. Đội ngũ thầy cô giáo đã không ngừng nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ, xây dựng các mối quan hệ thân thiện giữa thầy với trò, giữa thầy với thầy, giữa thầy với nhân dân địa phương v.v .Có thể nói rằng mỗi thầy cô giáo của các ngành học xã nhà đang ra sức tự làm sáng tấm gương của bản thân mình để cho học sinh noi theo. Đặc biệt để thiết thực lập nhiều thành tích cao nhất chào mừng kỷ niệm 26 năm ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 đồng thời phát huy truyền thống tốt đẹp của nhà giáo Việt Nam và tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các tổ chức đảng, chính quyền, hội cha mẹ học sinh và nhân dân đã thể hiện nhiều sựquan tâm đến đội ngũ thầy cô giáo, gần 2 tháng nay công đoàn của 3 các trường học xã nhà đã thể hiện rõ nét sự phấn đấu không ngừng trong các hoạt động hưởng ứng các phong trào thi đua do trường, công đoàn và các tổ chức đoàn thể phát động. Đó là phong trào thao giảng, dự giờ, báo cáo các chuyên đề đổi mới về phương pháp dạy học nhằm không ngừng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ. Đó là phong trào hội giảng giáo viên dạy giỏi cấp trường được triển khai và dấy lên từ các tổ công đoàn nhằm chọn giáo viên xuất sắc dự thi giáo viên dạy giỏi cấp huyện. Đó là phong trào phụ đạo học sinh yếu để nâng cao chất lượng đại trà. Phong trào bồi dưỡng học sinh giỏi dự thi cấp huyện nâng cao chất lượng mũi nhọn. Trong phong trào xây dựng cơ sở vật chất nhờ sự quan tâm của cấp ủy đảng chính quyền xã nhà - Sự ủng hộ đồng tình của các bậc phụ huynh về kinh phí cùng với ngân sách hỗ trợ của cấp trên các trường của 2 nghành học giáo dục Trung Giang đang dần dần bổ sung và tự hoàn thiện cơ sở vật chất, các trang thiết bị phục vụ dạy và học để hỗ trợ đắc lực trong việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho các em cũng như trong việc nâng cao hiệu quả giảng dạy và hoạt động đội ngũ của thầy cô giáo. Mỗi phong trào thi đua đã thực sự thể hiện đậm nét về sự lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời của Chi bộ, Ban giám hiệu, Ban chấp hành công đoàn, các tổ chức đoàn thể của các trường cũng như sự thể hiện quyết tâm cao của mỗi thầy cô giáo để tạo nên những thành quả đáng khích lệ. Biểu hiện cụ thể về kết quả của các phong trào đó là: - Tổng số tiết của các trường đã thao giảng được trên 100 tiết( Mầm non: 12 tiết, Tiểu học Trung giang I: 25 tiết, Tiểu học Trung Giang II: 12 tiết, THCS Trung Giang: 58 tiết). - Dự giờ kiến tập được 454 tiết( Mầm non 6 tiết, Tiểu học Trung giang I :56 tiết,Tiểu học Trung Giang II: 110 tiết, THCS Trung Giang :282 tiết). - 100% các đồng chí giáo viên có bộ hồ sơ đẹp được xếp loại từ khá trở lên. - Mỗi tuần các trường đều tổ chức từ 2- 3 buổi, phụ đạo, bồi dưỡng học sinh giỏi. Trong kỳ thi học sinh giỏi văn hóa cấp huyện vừa qua trường THCS Trung Giang đã có 13 em đạt giải. Tiêu biểu trong phong trào bồi dưỡng học sinh đạt được nhiều giải có: cô Nguyễn Thị Hải môn Sinh thì 4 em đạt giải, cô Lê Nguyệt Quế môn Anh 4 em thì đạt 3 giải, thầy Trần Đức Anh môn Địa 2 em đạt giải v.v . - Công đoàn các trường cũng đã tổ chức tốt hội thảo Bác Hồ với giáo dục qua đó mỗi thầy cô giáo thấm nhuần thêm tư tưởng quan điểm về giáo dục của Bác đồng thời càng xác định rõ vai trò vị trí trách nhiệm của người thầy trong sự nghiệp trồng người. - Về xây dựng cơ sở vật chất các trường đã tiến hành tu sửa, nâng cấp, làm mới, xây dựng khuôn viên bồn hoa cây cảnh với kinh phí hàng trăm triệu đồng. Trong đó, trường Tiểu Học Trung Giang I mua sắm sách giáo khoa, trang trí không gian lớp học, mua trồng mới cây cảnh. - Trường Tiểu học Trung Giang II nâng câp bồn hoa cây cảnh, trồng mới thảm cỏ, tu sửa nhà vệ sinh, cải tạo khuôn viên, xây dựng hàng rào. - Trường Mầm non trồng mới bồn hoa cây cảnh. - Trường THCS Trung Giang làm mới sân trường, nâng cấp mở rộng nhà vệ sinh giáo viên, mua sắm trang thiết bị phục vụ cho ứng dụng công nghệ thông tin. 4 Trong phong trào thi đua chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam đã xuất hiện nhiều đồng chí đạt được những thành tích xuất sắc xứng đáng được biểu dương. Đó là: - Cô Nguyễn Thị Thương, cô Trần Thị Thương, cô Mai, thầy Hiền ở Trường Tiểu Học Trung Giang I - Cô Thu, cô Thúy, cô Hồng, cô Sáu ở Trường Tiểu Học Trung Giang II - Cô Thị , cô Trang, cô Thiểu, cô Hằng ở Trường Mầm non - Cô Tâm , cô Duyên, thầy Tuyên, cô Hương, cô Linh ở truờng THCS Trung Giang(là giáo viên dạy giỏi cấp huyện). Và còn nhiều thầy cô giáo khác nữa. Có thể khẳng định rằng phong trào thi đua chào mừng ngày NGVN là một hoạt động lao động miệt mài, sáng tạo say sưa nhất trong mỗi năm học. Với những kết quả đạt đựoc, với những gương mặt tiêu biểu của các thầy cô đó là những đóa hoa muôn sắc trong vườn hoa nhà giáo, chắc chắn là món quà quý giá, trân trọng và tự hào kính dâng lên ngày hội truyền thống 20/11. Đến đây một lần nữa chúng ta lại khẳng định vị trí của người thầy giáo trên diễn đàn xã hội được Đảng, Chính phủ đặt vai trò hàng đầu theo tinh thần Nghị quyết TW 2 về Giáo dục - Đào tạo. Kính thưa quý vị đại biểu! Kính thưa các đồng chí đồng nghiệp! Trong không khí đầm ấm thân tình của ngày hội 20/11 mỗi một chúng ta không khỏi phấn chấn, rạo rực bởi sự tôn vinh của xã hội nói chung và sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, Chính quyền, hội cha mẹ học sinh, các tổ chức ban ngành đoàn thể của xã nhà nói riêng . Đội ngũ nhà giáo chúng tôi cảm thấy tự hào. Với trách nhiệm trước quê hương, đất nước đội ngũ các thế hệ nhà giáo Trung Giang xin hứa với cấp ủy, chính quyền, với nhân dân sẽ tiếp tục học tập làm theo tấm gương đạo đức của Bác Hồ phấn đấu và rèn luyện không ngừng để trở thành mỗi thầy cô giáo là “Một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo”. Xứng đáng với niềm tin yêu của Đảng, của nhân dân và truyền thống tốt đẹp của ngành. Nhân dịp này xin được phép thay mặt công đoàn các trường học xã nhà tôi xin cảm ơn sự quan tâm lãnh đạo của địa phương, lãnh đạo các thôn, hội cha mẹ học sinh đã tạo điều kiện tận tâm tận lực vì tương lai con em của chúng ta. Đặc biệt hôm nay quý vị đã dành thời gian quý giá về đây để cùng chúng tôi dự buổi tọa đàm thân mật nhân kỷ niệm lần thứ 26 ngày hội truyền thống NGVN 20/11. Chúng tôi mong rằng trong thời gian tới sẽ tiếp tục nhận được sự chăm lo ,tạo điều kiện nhiều hơn nữa để đội ngũ nhà giáo Trung Giang phát huy tốt những gì đã làm được, khắc phục những tồn tại, hạn chế hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình. Một lần nữa kính chúc quý vị đại biểu, các đồng chí đồng nghiệp sức khỏe, hạnh phúc, mọi điều như ý, hưởng trọn niềm vui của không khí ngày hội này. Xin chân thành cảm ơn! Trung Giang, ngày 18 tháng 11 năm 2008. Người thực hiện Phan Công Huấn 5 . 167/HĐBT lấy ngày 20/11 làm ngày truyền thống với tên gọi Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 . Thực hiện quyết định của Thủ tướng chính phủ, với truyền thống tôn. BÀI TRUYỀN THỐNG NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20 - 11 Kính thưa quý vị đại biểu! Kính thưa các đồngchí đồng nghiệp thân mến! Nhân dịp ngày nhà giáo Việt Nam 20/11,

Ngày đăng: 16/08/2013, 16:10

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan