chuyen de mon hoc Hoat Dong Cho Vay Tieu Dung Tai Ngan Hang Dong A

53 700 4
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
chuyen de mon hoc Hoat Dong Cho Vay Tieu Dung Tai Ngan Hang Dong A

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

tai lieu duoc lam nam 2012 voi so lieu thuc te

BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP HỒ CHÍ MINH KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG  CHUYÊN ĐỀ MÔN HỌC Đề t ài: HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐÔNG Á CHI NHÁNH BÌNH TÂN GVHD : PHẠM THỊ NGỌC THÚY SVTH : ĐẶNG PHAN KIỀU MY LỚP : NCTN4C MSSV : 10212671 TP Hồ Chí Minh – 2012 Chuyên đề môn học LỜI MỞ ĐẦU  Cùng với công cuộc đổi mới và phát triển đất nước của Đảng và Nhà nước thì ngành ngân hàng cũng không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng của mình để hoà chung với nhịp độ phát triển của xã hội và khoa học kỹ thuật. Từ khi Việt Nam gia nhập vào tổ chức thương mại thế giới (WTO) - nền kinh tế năng động và đầy cạnh tranh, để có thể hội nhập và đứng vững trên thị trường tài chính – tiền tệ thì các ngân hàng thương mại phải không ngừng tự hoàn thiện và làm mới phù hợp với quy luật phát triển chung. Mở rộng dịch vụ ngân hàng là một trong những nội dung cơ bản trong quá trình thực hiện đề án cơ cấu lại một cách toàn diện và nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng. Các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay đã và đang phát triển nhiều hình thức huy động cũng như cho vay: mở rộng và đa dạng hoá dịch vụ ngân hàng, nhất là dịch vụ thẻ; mở rộng mạng lưới, tập trung tại các thành phố lớn và khu công nghiệp; mở rộng cho vay tiêu dùng. Bên cạnh đó, cũng từng bước đổi thay và ứng dụng công nghệ tiên tiến của ngân hàng, nhằm làm cho hoạt động của mình ngày càng đa dạng hoá về các loại hình kinh doanh dịch vụ, tăng cường vai trò cạnh tranh để thu hút khách hàng, giảm đến mức thấp nhất những rủi ro trong hoạt động kinh doanh và thu được lợi nhuận cao nhất. Từ thực tế đó cho thấy khi xã hội ngày càng phát triển, không chỉ có các công ty, doanh nghiệp là cần vốn để sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường mà hiện nay, các cá nhân cũng là những người cần vốn hơn bao giờ hết. Tuy nhiên vẫn mới chủ yếu ở các lĩnh vực truyền thống mà chưa chú ý đến mảng cho vay tiêu dùng, trong khi trên thế giới cho vay tiêu dùng đã rất phát triển và trở thành một nguồn thu chính cho ngân hàng. Sự phát triển của kinh tế tỷ lệ thuận với nhu cầu tiêu dùng của người dân, do vậy nhu cầu chi tiêu cũng ngày càng tăng, không những sử dụng khoản tài chính của mình mà họ còn có nhu cầu vay để tài trợ cho tiêu 2 Chuyên đề môn học dùng. Có thể nói, cho vay tiêu dùng là một trong những giải pháp giúp kích cầu tiêu dùng nội địa, khi nhu cầu cuộc sống ngày càng được nâng cao thì cuộc cạnh tranh cho vay tiêu dùng giữa các công ty tài chính và các ngân hàng sẽ nóng lên. Ngân hàng Thương mại Cổ Phần Đông Á đã đạt được kết quả khả quan, thu nhập từ cho vay tiêu dùng ngày càng tăng lên, càng trở thành khoản mục mang lại lợi nhuận lớn cho ngân hàng. Do vậy ngân hàng hiện nay đã và đang ngày càng chú trọng hơn nữa đến cho vay tiêu dùng. Có thể nói đây là mục tiêu hàng đầu của ngân hàng trong thời gian tới. Kết cấu chuyên đề môn học được chia làm 3 chương như sau: CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT CHUNG VỀ CHO VAY TIÊU DÙNG CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐÔNG Á CHI NHÁNH BÌNH TÂN CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG ĐÔNG Á CHI NHÁNH BÌNH TÂN Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành bài với còn kiến thức hạn chế không tránh khỏi những sai sót, kính mong giáo viên hướng dẫn nhận xét và góp ý để cho đề tài của em hoàn thiện hơn. Em xin gửi lời cám ơn chân thành tới GVHD Phạm Thị Ngọc Thúy, người đã hướng dẫn em làm chuyên đề môn học. Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành bài với còn kiến thức hạn chế không tránh khỏi những sai sót, kính mong giáo viên hướng dẫn nhận xét và góp ý để cho đề tài của em hoàn thiện hơn. 3 Chuyên đề môn học MỤC LỤC 4 Chuyên đề môn học CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT CHUNG VỀ CHO VAY TIÊU DÙNG 1.1 Khái quát về hoạt động cho vay 1.1.1 Khái niệm cho vay Cho vay, còn gọi là tín dụng, là việc một bên (bên cho vay) cung cấp nguồn tài chính cho đối tượng khác (bên đi vay) trong đó bên đi vay sẽ hoàn trả tài chính cho bên cho vay trong một thời hạn thỏa thuận và thường kèm theo lãi suất. Do hoạt động này làm phát sinh một khoản nợ nên bên cho vay còn gọi là chủ nợ, bên đi vay gọi là con nợ. Do đó, Tín dụng phản ánh mối quan hệ giữa hai bên - Một bên là người cho vay, và một bên là người đi vay. 1.1.2 Phân loại hoạt động cho vay Phân loại cho vay là việc sắp xếp các khoản cho vay theo từng nhóm dựa trên một số tiêu thức nhất định. Việc phân loại cho vay có cơ sở khoa học là tiền đề để thiết lập các quy trình cho vay thích hợp và nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng. Phân loại cho vay dựa trên các cơ sở:  Căn cứ vào thời hạn cho vay chia làm ba loại:  Cho vay ngắn hạn là hình thức cho vay có thời hạn dưới 12 tháng và được sử dụng để bù đắp sự thiếu hụt vốn lưu động của các doanh nghiệp và nhu cầu chi tiêu ngắn hạn của các cá nhân.  Cho vay trung hạn là các khoản vay có thời hạn từ một năm đến năm năm. Cho vay trung hạn chủ yếu được sử dụng để đầu tư mua sắm tài sản cố định, cải tiến hoặc đổi mới thiết bị, công nghệ, mở rộng sản xuất kinh doanh, xây dựng các dự án có quy mô nhỏ và thời gian thu hồi vốn nhanh. Bên cạnh đầu tư cho tài sản cố định, cho vay trung hạn còn là nguồn hình thành vốn lưu động thường xuyên của các doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp mới thành lập.  Cho vay dài hạn có thời hạn trên năm năm. Đây là loại hình được cung cấp nhằm đáp ứng nhu cầu vốn dài hạn như xây dựng nhà máy, nhà ở, mua sắm các thiết bị, phương tiện vận tải có quy mô lớn. 5 Chuyên đề môn học  Căn cứ theo mục đích vay:  Cho vay kinh doanh: là hình thức cho các doanh nghiệp, chủ thể kinh doanh tiến hành các hoạt động sản xuất và lưu thông hàng hóa.  Cho vay tiêu dùng là loại cho vay để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cá nhân như mua sắm nhà cửa, xe ô tô, các tài sản cá nhân và cho sinh hoạt hàng ngày  Theo mức độ tính nhiệm đối với khách hàng.  Cho vay không có đảm bảo là loại cho vay không có tài sản cầm cố, thế chấp hoặc bảo lãnh của tổ chức hay cá nhân thứ ba, việc cho vay chỉ dựa vào uy tín của bản thân khách hàng đó. Đối với những khách hàng tốt, là những khách hàng trung thực trong kinh doanh có khả năng tài chính mạnh, quản trị hiệu quả thì Ngân hàng có thể cấp tín dụng dựa vào uy tín của khách hàng đó.  Cho vaytài sản bảo đảm là hình thức cho vay dựa trên cơ sở các tài sản thế chấp hoặc cầm cố, hoặc phải có sự bảo lãnh của bên thứ ba. Sự bảo đảm này là căn cứ pháp lý để Ngân hàng có thêm một nguồn thu nợ thứ hai bổ sung cho phương án trả nợ ban đầu của khách hàng.  Căn cứ theo đối tượng tham gia quy trình cho vay:  Cho vay trực tiếp: Ngân hàng cấp vốn trực tiếp cho người có nhu cầu, đồng thời người đi vay trực tiếp hoàn trả nợ vay cho Ngân hàng.  Cho vay gián tiếp là hình thức cho vay thông qua các tổ chức tín dụng trung gian. Ngân hàng cho vay qua các tổ chức, hội, nhóm như hội nông dân, hội phụ nữ, hội cựu chiến binh. Các tổ chức này thường liên kết các thành viên để hỗ trợ và bảo vệ quyền lợi của mỗi thành viên. Ngân hàng có thể chuyển một vài khâu của hoạt động cho vay sang các tổ chức trung gian như thu nợ, phát tiền vay… Tổ chức trung gian cũng có thể đứng ra bảo đảm cho các thành viên vay, hoặc các thành viên trong nhóm bảo lãnh cho một thành viên đi vay. Điều này rất thuận tiện khi người đi vay không có hoặc không đủ tài sản thế chấp. Ngân hàng cũng có thể cho vay thông qua người bán lẻ các sản phẩm đầu vào của quá trình sản xuất nhằm hạn chế người vay sử dụng tiền sai mục đích vay vốn.  Theo phương thức vay:  Cho vay từng lần là hình thức cho vay tương đối phổ biến của các Ngân hàng đối với những khách hàng không có nhu cầu vay vốn thường xuyên hay không được cấp hạn mức thấu chi. Một số khách hàng sử dụng vốn cho mục đích 6 Chuyên đề môn học thương mại chỉ có nhu cầu thời vụ, vốn của Ngân hàng chỉ tham gia vào một số giai đoạn nhất định của chu kỳ sản xuất kinh doanh.  Cho vay theo hạn mức: Đây là nghiệp vụ theo đó Ngân hàng thỏa thuận cấp cho khách hàng hạn mức tín dụng. Hạn mức tín dụng được cấp trên cơ sở kế hoạch sản xuất kinh doanh, nhu cầu vay vốn của khách hàng. Trong kỳ khách hàng có thể vay trả nhiều lần, song dư nợ không được vượt quá hạn mức tín dụng. Một số trường hợp Ngân hàng quy định hạn mức cuối kỳ. Dư nợ trong kỳ có thể lớn hơn hạn mức, tuy nhiên đến cuồi kỳ, khách hàng phải trả nợ để giảm dư nợ sao cho dư nợ cuối kỳ không được vượt quá hạn mức.  Cho vay thấu chi: Là nghiệp vụ cho vay qua đó Ngân hàng cho phép người vay được chi trội trên số dư tiền gửi thanh toán của mình đến một giới hạn nhất định và trong khoảng thời gian xác định. Giới hạn này được gọi là hạn mức thấu chi. 1.2 Hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại 1.2.1 Khái niệm cho vay tiêu dùng Cho vay tiêu dùng là một trong những nghiệp vụ của Ngân hàng. Cho vay tiêu dùng là một khái niệm chỉ mối quan hệ về kinh tế trong đó Ngân hàng chuyển cho khách hàng quyền sử dụng một lượng giá trị (tiền hay hiện vật) với những điều kiện mà hai bên đã thỏa thuận nhằm giúp người tiêu dùng có thể sử dụng hàng hóa, dịch vụ trước khi họ có khả năng trả, tạo điều kiện cho họ có thể hưởng một mức sống cao hơn. 1.2.2 Đặc điểm cho vay tiêu dùng Quy mô của từng hợp đồng cho vay thường nhỏ, dẫn đến chi phí tổ chức cho vay cao, vì vậy lãi suất cho vay tiêu dùng thường cao hơn so với lãi suất của các loại cho vay trong lĩnh vực thương mại và công nghiệp. Nhu cầu vay tiêu dùng của khách hàng thường phụ thuộc vào chu kỳ kinh tế. Khi nền kinh tế thịnh vượng, đời sống của người dân được nâng cao thì nhu cầu cho vay tiêu dùng lại càng cao. Vào các dịp lễ tết, nhu cầu mua sắm nhiều thì các số lượng các khoản vay cũng tăng lên. 7 Chuyên đề môn học Nhu cầu vay tiêu dùng của khách hàng phụ thuộc chặt chẽ vào mức thu nhập và trình độ học vấn. Những người có thu nhập khá và tương đối đều sẽ tìm tới cho vay tiêu dùng bởi họ có khả năng trả được nợ. Khách hàng vay tiêu dùng thường là các cá nhân nên việc chứng minh tài chính thường khó. Nếu như các doanh nghiệp có bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh để chứng minh nguồn thu nhập và chi tiêu của mình thì các cá nhân vay tiêu dùng muốn chứng minh tài chính của mình thường phải dựa vào tiền lương, sự suy đoán chứ không có bằng chứng rõ ràng. Cho vay tiêu dùng có độ rủi ro cao bởi nguồn trả nợ của người vay có thể biến động lớn, nó phụ thuộc vào quá trình làm việc, kinh nghiêm, tài năng và sức khỏe của người vay. Nếu người vay bị chết, ốm hoặc mất việc làm Ngân hàng sẽ rất khó thu lại được nợ. Do đó, các Ngân hàng thường yêu cầu lãi suất cao, yêu cầu người vay phải mua bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm hàng hóa đã mua… Tư cách, phẩm chất của khách hàng vay thường rất khó xác định, chủ yếu dựa vào cách đánh giá, cảm nhận và kinh nghiệm của cho vay tiêu dùng. Đây là điều rất quan trọng quyết định sự hoàn trả của khoản vay. 8 Chuyên đề môn học 1.2.3 Phân loại cho vay tiêu dùng 1.2.3.1 Căn cứ vào đối tượng vay Trong việc xét duyệt vay, yếu tố quan trọng nhất đối với người đi vay là nguồn trả nợ. Chính vì thế, việc phân loại khách hàng theo công việc và thu nhập sẽ khiên ngân hàng dễ dàng hơn trong việc sàng lọc các đối tượng vay. Phân loại khách hàng cá nhân theo mức thu nhập:  Những cá nhân có mức thu nhập thấp. Nhu cầu vay của nhóm khách hàng này thấp do nguồn thu nhập thường không đủ để chi trả cho những nhu cầu tiêu dùng đa dạng của họ. Tuy nhiên, những người này cũng có các mong muốn chi tiêu không khác mấy so với những người có thu nhập cao hơn. Vì vậy, nếu có biện pháp cho vay phù hợp thì có thể hình thành được các món vay hợp lý cho nhóm đối tượng này.  Những cá nhân có thu nhập trung bình Nhu cầu về vay tiền của nhóm này có xu hướng tăng trưởng ngày càng mạnh. Họ có những nhu cầu tiêu dùng đa dạng và có nguồn trả nợ tương đối ổn định hoặc họ mong muốn chi tiêu ngay lập tức nguồn tài chính trong tương lai là những nguyên nhân làm nảy sinh nhu cầu về cho vay tiêu dùng của nhóm người này.  Những cá nhân có thu nhập cao Những người này cần tới cho vay tiêu dùng với tư cách là nhửng khoản phụ trợ linh hoạt, trợ giúp thêm vào khả năng thanh toán, đặc biệt khi tiền của họ bị trói chặt vào những khoản đầu tư dài hạn. Nói chung, nhu cầu về tiêu dùng của hai nhóm thu nhập trung bình và thu nhập cao là rất cao, thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng mức cầu tiêu dùng của các cá nhân. Phân loại khách hàng theo tình trạng công việc hay lao động: Thông thường nhu cầu vay của các cá nhân phụ thuộc vào công việc của họ. Từ khía cạnh này ta có thể xếp loại khách hàng theo các nhóm tình trạng công tác hay lao động khác nhau, cụ thể là:  Những người làm công ăn lương  Những nhười có công việc kinh doanh 9 Chuyên đề môn học  Những người hành nghề chuyên nghiệp: bác sĩ, kiến trúc sư, ca sĩ, …  Những người lao động tự do Các nhóm khác nhau dẫn đến mức thu nhập cũng như sự ổn định về thu nhập cũng khác nhau. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định cho vay tiêu dùng của ngân hàng và quyết định vay tiêu dùng của khách hàng. 1.2.3.2 Căn cứ vào mục đích Căn cứ vào mục đích vay, Ngân hàng sẽ xếp khoản vay đó là vay mua nhà, sửa chữa nhà, mua ô tô, mua sắm đồ dùng gia đình, chi phí học tập, du học, chi phí khám chữa bệnh, vay thấu chi có đảm bảo tài sản, và các mục đích khác… 1.2.3.3 Căn cứ vào phương thức hoàn trả Cho vay tiêu dùng trả góp: Đây là hình thức cho vay tiêu dùng trong đó người đi vay trả nợ (gồm số tiền gốc và lãi) cho Ngân hàng nhiều lần, theo những kỳ hạn nhất định. Đối với loại cho vay tiêu dùng này, Ngân hàng thường chú ý tới một số vấn đề cơ bản có tính nguyên tắc sau:  Loại tài sản được tài trợ: Ngân hàng thường chỉ muốn tài trợ cho những khoản vay mua sắm các đồ dùng có giá trị và tính sử dụng lâu bền, với những tài sản như vậy, người tiêu dùng sẽ được hưởng những tiện ích từ chúng trong một thời gian dài.  Số tiền phải trả trước: Ngân hàng thường yêu cầu người đi vay phải thanh toán trước một phần giá trị tài sản cần mua sắm, số còn lại Ngân hàng sẽ cho vay. Điều này một phần giúp Ngân hàng hạn chế rủi ro, mặt khác tạo cho người đi vay có trách nhiệm hơn với tài sản mình định mua bởi họ cũng đã đóng góp một phần số tiền của mình vào trong đó. Khi khách hàng không trả được nợ, trong nhiều trường hợp Ngân hàng sẽ phải phát mãi tài sản để thu hồi nợ. Hầu hết các tài sản đã qua sử dụng đều bị giảm giá trị cho nên số tiền trả trước có vai trò vô cùng quan trọng giúp Ngân hàng hạn chế rủi ro. Số tiền trả nhiều hay ít phụ thuộc:  Loại tài sản. Đối với các loại tài sản có mức độ giảm giá nhanh thì số tiền trả trước nhiều và ngược lại, đối với các loại tài sản có mức độ giảm giá chậm thì số tiền trả trước ít hơn. 10 . VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐÔNG Á CHI NHÁNH BÌNH TÂN CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG ĐÔNG Á CHI. cho vay tiêu dùng giữa các công ty tài chính và các ngân hàng sẽ nóng lên. Ngân hàng Thương mại Cổ Phần Đông Á đã đạt được kết quả khả quan, thu nhập từ cho

Ngày đăng: 16/08/2013, 10:43

Hình ảnh liên quan

2.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh từ năm 2009-2011 2.1.3.1 Tình hình huy động vốn - chuyen de mon hoc Hoat Dong Cho Vay Tieu Dung Tai Ngan Hang Dong A

2.1.3.

Tình hình hoạt động kinh doanh từ năm 2009-2011 2.1.3.1 Tình hình huy động vốn Xem tại trang 21 của tài liệu.
Bảng số liệu phàn ánh tình hình huy động vốn của ngân hàng Đông Á năm 2009- 2011 - chuyen de mon hoc Hoat Dong Cho Vay Tieu Dung Tai Ngan Hang Dong A

Bảng s.

ố liệu phàn ánh tình hình huy động vốn của ngân hàng Đông Á năm 2009- 2011 Xem tại trang 22 của tài liệu.
Bảng số liệu tình hình cho vay tạingân hàng Đông Á năm 2009-1011 - chuyen de mon hoc Hoat Dong Cho Vay Tieu Dung Tai Ngan Hang Dong A

Bảng s.

ố liệu tình hình cho vay tạingân hàng Đông Á năm 2009-1011 Xem tại trang 25 của tài liệu.
BẢNG CƠ CẤU TIÊU DÙNG QUA CÁC NĂM - chuyen de mon hoc Hoat Dong Cho Vay Tieu Dung Tai Ngan Hang Dong A
BẢNG CƠ CẤU TIÊU DÙNG QUA CÁC NĂM Xem tại trang 33 của tài liệu.
BẢNG CƠ CẤU TIÊU DÙNG QUA CÁC NĂM - chuyen de mon hoc Hoat Dong Cho Vay Tieu Dung Tai Ngan Hang Dong A
BẢNG CƠ CẤU TIÊU DÙNG QUA CÁC NĂM Xem tại trang 33 của tài liệu.
Qua bảng số liệu ta thấy: - chuyen de mon hoc Hoat Dong Cho Vay Tieu Dung Tai Ngan Hang Dong A

ua.

bảng số liệu ta thấy: Xem tại trang 34 của tài liệu.
Bảng tình hình nợ xấu cho vay tiêu dùng - chuyen de mon hoc Hoat Dong Cho Vay Tieu Dung Tai Ngan Hang Dong A

Bảng t.

ình hình nợ xấu cho vay tiêu dùng Xem tại trang 39 của tài liệu.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan