bai tieu luan dia lyx

14 501 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
bai tieu luan dia lyx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

bai tieu luan mon dia ly du lich tinh Da Lat

Lời mở đầu Trong điều kiện kinh tế phát triển, du lịch là một hoạt động không thể thiếu được trong cuộc sống bình thường của mỗi người dân. ở các chuyến du lịch trong và ngoài nước, con người không chỉ dừng lại ở việc nghỉ ngơi, giải trí, mà còn nhằm thỏa mãn nhu cầu to lớn về mặt tinh thần. mỗi quốc gia, dân tộc đều có những đặc trưng riêng biệt về tự nhiên, lịch sử, văn hóa, truyền thống… thu hút khách du lịch. Thông qua việc phát triển du lịch quốc tế, sự hiểu biết và mối quan hệ giữa các dân tộc ngày càng mở rộng. để sản xuất được sản phẩm du lịch đòi hỏi phải có sự tham gia của tất cả các ngành kinh tế. phát triển du lịch đi đôi với việc mở rộng các ngành công nghiệp khác phục vụ cho nhu cầu du lịch như sản xuất phương tiện giao thong, thiết bị điện, hàng mỹ nghệ… các mặt hàng tiêu dung, thực phẩm chế biến. một số mặt hang như đồ lưu niệm tuy đơn giản nhưng lại có tác dụng làm sống lại những ngành nghề thủ công truyền thống. Bất kỳ một ngành nghề nào cũng có những chức năng nhất định và du lịch cũng vậy. du lịch tạo nên chức năng về xã hội, kinh tế, sinh thái và chức năng chính trị. Ngoài ra du lịch được xem là ngành công nghiệp không khói, cho nên nó có ý nghĩa to lớn đối vơí việc phát triển kinh tế đất nước. du lịch góp phần làm tăng thu nhập quốc dân. Hoạt động du lịch quốc tế là nguồn thu ngoại tệ đáng kể cho đất nước. bên cạnh đó, du lịch quốc tế còn là phương tiện tuyên truyền và quảng cáo cho đất nước du lịch chủ nhà, tạo điều kiện thuận lợi đến việc mở rộng và củng cố các mối quan hệ kinh tế quốc tế. du lịch tạo ra sự giao thoa về văn hóa giữa các quốc gia, các dân tộc trên thế giới. cho nên thong qua du lịch đã làm cho con người thay đổi môi trường, có ấn tượng và cảm xúc mới, thỏa mãn trí tò mò, đồng thời mở mang kiến thức đáp ứng lòng ham hiểu biết, từ đó hình thành phương hướng đúng đắn trong mơ ước sáng tạo trong kế hoạch cho tương lai của con người – khách du lịch. Du lịch góp phần giáo dục lòng yêu nước, bảo vệ và giữ gìn truyền thong dân tộc, góp phần bảo tồn các di sản văn hóa - xã hội. Trong thời đại cách mạng hoa học kỹ thuật, các quan điểm hiện đại thấm sâu vào nhiều ngành khoa học, kể cả địa lý học. nghiên cứu địa lý du lịch là một phần quan trọng trong tổng thể quá trình phát triển du lịch. Vậy địa lý du lịch là gì? Địa lý du lịch nghiên cứu hệ thống lãnh thổ nghỉ ngơi du lịch, phát hiện quy luật hình thành, phát triển và phân bố của nó thuộc mọi kiểu, mọi cấp; dự báo và nêu lên các biện pháp để hệ thống ấy hoạt động nột cách tối ưu. Chương 1: Cơ sở lý luận 1.1 Lý do chọn đề tài: Hiện nay, kinh tế ngày càng phát triển, đời sống con người cũng vì thế mà nâng cao hơn. Nhu cầu được hượng thụ của con người thể hiện rõ nét hơn và đa dạng hơn. Từ nhu cầu ăn no, mặc ấm đã dần phát triển sang ăn ngon, mặc đẹp. Các loại hình dịch vụ xuất hiện ngày càng nhiều và phục vụ tối đa mọi yêu cầu của chúng ta. Từ các nhà hàng, khách sạn, spa…đến các loại hình giải trí khác như rạp chiếu phim, sân khấu ca nhạc. Du lịch cũng không nằm ngoài dòng chảy tự nhiên này. Đất nước ta trải dài hình chữ S với muôn vàn danh lam thắng cảnh và tài nguyên thiên nhiên. Con người Việt Nam hiền hòa, thân thiện, dễ mến. Thành Phố Hồ Chí Minh, Nha Trang, Vũng Tàu, Hội An, Huế, Hà Nội… mỗi nơi một vẻ hấp dẫn riêng. Đà Lạt cũng là một trong các điểm đến rất thú vị, thu hút không chỉ người dân Việt Nam mà còn cả khách du lịch quốc tế. Với mong muốn được tìm hiểu rõ hơn một điểm đến thú vị của Việt Nam, thiên nhiên, con người, và những tài nguyên du lịch tại nơi đây. Đồng thời qua đó phân tích được những lợi thế phát triển du lịch tại Đà Lạt theo sự hiểu biết của mình. Chính vì lẽ đó mà nhóm em chọn đề tài là “ Tìm hiểu về tiềm năng du lịch tại Đà Lạt” 1.2 Mục đích của đề tài: Giới thiệu được một cách tổng quan về Đà Lạt ( vị trí, khí hậu, con người, kinh tế, xã hội…), tìm hiểu được những thế mạnh cần phát huy, điểm yếu cần khắc phục. Qua đó đưa ra một vài loại hình du lịch phù hợp và có hướng phát triển tại Đà Lạt. 1.3 Đối tượng nghiên cứu: - Vị trí địa lý Đà Lạt - Thiên nhiên, khí hậu - Kinh tế, văn hóa, xã hội, lịch sử - Đối tượng khách hiện tại và tiềm năng - Cơ sở vật chất, hạ tầng ( giao thông vận tải, dịch vụ lưu trú, ăn uống…) - Những nguồn tài nguyên du lịch hiện có : + Tài nguyên tự nhiên: khí hậu, động thực vật, sông suối + Tài nguyên nhân văn: các chùa chiềng, nhà thờ, kiến trúc cổ, lễ hội hoa, các khu du lịch mới, cộng đồng dân tộc ít người 1.4 Nhiệm vụ: - Tìm hiểu và nắm được các thế mạnh và điểm yếu ảnh hưởng đến ngành kinh doanh du lịch tại Đà Lạt - Nghiên cứu sự phân bố và cách kết hợp các nguồn tài nguyên du lịch tại Đà Lạt một cách hiệu quả và hợp lý. - Tìm hiểu được nhu cầu của khách hàng, đồng thời dựa trên thế mạnh và điểm yêu để đưa ra các chương trình tour phù hợp. 1.5 Phương pháp nghiên cứu: - Phân chia nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong nhóm. - Tìm hiểu trên sách, báo, các tư liệu có liên quan đến Đà Lạt và tài nguyên du lịch nơi đây. - Tham khảo trên internet - Ghi nhận thêm ý kiến từ những người đã từng sống, làm việc tại Đà Lạt, kinh nghiệm du lịch Đà Lạt từ những du khách hoặc người quen và từ chính bản thân. - Lấy thông tin từ các cuộc khảo sát nhu cầu du lịch - Đọc, lựa chọn, thống kê các nội dung liên quan đến đề tài, viết bài. Chương 2: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển du lịch tại Đà Lạt 2.1 Tài nguyên du lịch 2.1.1 Tài nguyên thiên nhiên Thành phố Đà Lạt nằm trong cao nguyên Lang Biang, phía Bắc tỉnh Lâm Đồng, Về phía Bắc, Đà Lạt giáp với huyện Lạc Dương, về phía Đông và Đông Nam giáp với huyện Đơn Dương, về phía Tây và Tây Nam giáp với hai huyện Lâm Hà và Đức Trọng. Hàng trăm năm trước đây, Đà Lạt là địa bàn cư trú của người Lạch, vốn là cư dân của toàn bộ cao nguyên Lang Biang. Đà Lạt có diện tích hơn 400 km², bao bọc bởi các đỉnh núi cao và dãy núi liên tiếp: • Phía Bắc và Tây Bắc giới hạn bởi dãy Chorơmui, Yộ Đa Myut (1.816 m), Tây Bắc dựa vào chân dãy núi Chư Yang Kae (1.921 m), thuộc quần sơn Lang Biang mà đỉnh cao nhất là Chư Yang Sinh (1.408 m). • Phía Đông là chân dãy núi Bi Doup (2.278 m) dốc xuống cao nguyên Dran. • Phía Đông Nam chắn bởi dãy Cho Proline (1.629 m). • Phía Nam và Tây Nam có dãy núi Voi (1.754 m) và Yàng Sơreng bao bọc.  Địa hình: Cao trung bình so với mặt biển là 1.500 m. Nơi cao nhất trong trung tâm thành phố là Nhà Bảo Tàng (1.532 m), nơi thấp nhất là thung lũng Nguyễn Tri Phương (1.398,2 m). Bên trong cao nguyên, địa hình Đà Lạt phân thành hai bậc rõ rệt: • Bậc địa hình thấp là vùng trung tâm có dạng như một lòng chảo bao gồm các dãy đồi đỉnh tròn, dốc thoải có độ cao tương đối 25-100 m, lượn sóng nhấp nhô, độ phân cắt yếu, độ cao trung bình khoảng 1.500 m. • Bao quanh khu vực lòng chảo này là các đỉnh núi với độ cao khoảng 1.700 m tạo thành vành đai che chắn gió cho vùng trung tâm. Phía Đông Bắc có hai núi thấp: hòn Ông (Láp Bê Bắc 1.738 m) và hòn Bộ (Láp Bê Nam 1.709 m). Ở phía Bắc, ngự trị cao nguyên Lang Biang là dãy núi Bà (Lang Biang) hùng vĩ, cao 2.169 m, kéo dài theo trục Đông Bắc - Tây Nam từ suối Đa Sar (đổ vào Đa Nhim) đến Đa Me (đổ vào Đạ Đờng). Phía Đông án ngữ bởi dãy núi đỉnh Gió Hú (1.644 m). Về phía Tây Nam, các dãy núi hướng vào Tà Nung giữa dãy Yàng Sơreng mà các đỉnh cao tiêu biểu là Pin Hatt (1.691 m) và You Lou Rouet (1.632 m). Bên ngoài cao nguyên là các dốc núi từ hơn 1.700 m đột ngột đổ xuống các cao nguyên bên dưới có độ cao từ 700m đến 900m. Trên địa phận thành phố Đà Lạt, xen giữa vùng đồi thấp trung tâm thành phố và các dãy núi bao quanh, có thể thấy hơn 20 dòng suối có chiều dài trên 4 km, thuộc các hệ thống suối Cam Ly, Đa Tam và hệ thống sông Đa Nhim. Đây đều là những con suối đầu nguồn thuộc lưu vực sông Đồng Nai, trong đó hơn một nửa là các con suối cạn, chỉ chảy vào mùa mưa và cạn kiệt vào mùa khô. Suối Cam Ly dài 64,1 km, bắt nguồn từ huyện Lạc Dương, chảy theo hướng bắc – nam và đổ vào hồ Xuân Hương, chính là hệ thống suối lớn nhất Đà Lạt, có vai trò quan trọng trong việc tạo cảnh quan cho khu vực trung tâm thành phố. Đà Lạt còn nổi tiếng là thành phố của hồ và thác với khoảng 16 hồ lớn nhỏ phân bố rải rác, phần nhiều là các hồ nhân tạo. Hồ Xuân Hương nằm ở trung tâm thành phố, rộng khoảng 38 ha, được tạo lập năm 1919 trong quá trình xây dựng Đà Lạt. Trước năm 1986, hồ Xuân Hương cùng hồ Chiến Thắng và hồ Than Thở là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho thành phố. Ngày nay, nguồn nước sinh hoạt được dẫn về từ hồ Dankia thuộc huyện Lạc Dương, cách Đà Lạt khoảng 17 km. Với địa hình như vậy, khá thích hợp với loại hình du lịch khám phá, du lịch thể thao. Du khách có thể chinh phục các đỉnh đèo, với những khúc cua ngoạn mục bằng xe đạp. Hoặc cùng nhau vượt thử thách để lên đỉnh núi cao thật cao, hít thở không khí thoáng đãng hòa cùng niềm vui chiến thắng chính mình.  Khí hậu Do ảnh hưởng của độ cao và rừng thông bao bọc, Đà Lạt mang nhiều đặc tính của miền ôn đới. Nhắc đến Đà Lạt chúng ta thường nghĩ ngay đến cái cảm giác se se lạnh, xoa xoa hai bàn tay rồi áp vào má. Dễ chịu biết chừng nào. Đà Lạt có một khí hậu miền núi ôn hòa và dịu mát quanh năm. Đà Lạt chịu ảnh hưởng của khối không khí biển Đông, mang lại thời tiết nắng ấm, ít mây, không mưa, nhiệt độ hạ thấp về ban đêm và biên độ nhiệt lớn. Nhiệt độ trung bình tháng ở Đà Lạt không bao giờ vượt quá 20°C, ngay cả trong những tháng nóng nhất. Chính vì lợi thế này đã thu hút biết bao nhiêu khách du lịch. Họ tìm đến đây để có dịp hòa mình vào với thiên nhiên, tận hưởng cái se se lạnh khó quên ấy. Không phải rét mướt như mùa đông Hà Nội, cũng không phải lạnh giá như Sapa, mà là cái lạnh của Đà Lạt. Một thứ gi đó rất riêng. Khoát chiếc áo len, choàng khăn quàng cổ, mang thêm đôi bao tay nữa là có thể yên tâm thong dong dạo bước trên những nẻo đường Đà Lạt. Có thể nói khí hậu là một trong những yếu tố quyết định đến sự phát triển du lịch tại nơi đây. Với khí hậu thiên phú, từ đó mà những làng nghề về đan thêu khăn tay, khăn quàng cổ, áo len và nhiều sản phẩm từ len khác cũng khá phát triển và là một đặc trưng của Đà Lạt. Bước đến những gian hàng đồ len, chúng ta khó có thể rời bước. Bởi vì chúng thật nhiều màu sắc và chủng loại. Giá cả cũng không quá đắt đỏ. Ai cũng xúm xít lựa chọn cho mình, cho gia đình hay mua làm quà tặng bạn bè. Cũng chính nhờ khí hậu se se lạnh, cầm trên tay ly sữa đậu nành nóng thì còn gì tuyệt vời hơn. Vừa thưởng thức ly sữa nóng, nghi ngút khói, mùi thơm thoang thoảng vừa trò chuyện râm ran cùng bạn bè, hay đơn giản là ngồi đó và cảm nhận từng nhịp cuộc sống của người dân nơi đây. Đến Đà Lạt mà không thưởng thức hương vị sữa đậu nành thì thật là tiếc. Có thể đơn giản cũng chỉ là một ly sữa, nhưng được kết hợp khéo léo với một vài chiếc bánh tiêu chiên, cộng thêm khí trời lành lạnh lại trở nên thú vị hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm trên thì khí hậu cũng mang một nhươc điểm ảnh hưởng không nhỏ đến du lịch nơi đây. Đà Lạt có hai mùa rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa nắng từ tháng 11 đến tháng 4. Mùa hè thường có mưa vào buổi chiều, đôi khi có mưa đá. Chính vì Đà Lạt có vị trí –địa hình và khí hậu thuận lợi đó nên đã tác động phát triển du lịch rất nhanh chóng,Với lợi thế khác là khung cảnh thiên nhiên trời cho đã biến Đà Lạt thành điểm đến lãng mạn mà nơi khác dù có đầu tư bao nhiêu cũng khó thể nào sánh được điều này đã được nói nhiều trong thơ ca cũng như trong lòng du khách đã đến đây một lần.Vời khí hậu mát mẽ của miền ôn đới chính là nơi nghĩ dưỡng tuyệt vời nhất mà không nơi nào có thể sánh được.  Tài nguyên nước: Tài nguyên nước ở Đà Lạt cũng rất phong phú. Chủ yếu là từ các hồ, suối, thác trải đều khắp Đà Lạt và trở thành một trong những yếu tố thu hút khách du lịch tìm đến nơi đây. Đà Lạt nổi tiếng về hồ, về thác nước và rừng thông. Những hồ đẹp ở Đà Lạt là hồ Xuân Hương, hồ Than Thở, hồ Đa Thiện, hồ Vạn Kiếp, hồ Mê Linh. Những hồ này nằm ngay trong thành phố, tên thơ mộng như cảnh hồ thơ mộng, mỗi hồ gắn với một truyền thuyết xa xưa. Những thác nước nổi tiếng và hùng vĩ, nơi có những con thác được mệnh danh đệ nhất, gắn liền với chúng là những truyền thuyết mà mọi người truyền lại. Những hồ, thác này hiện nay đã có sự cải tạo của con người. Tuy nhiên nó vẫn giữ được vẻ đẹp vốn có của mình. Vẻ đẹp ấy cùng với những giai thoại, truyền thuyết lại càng tăng thêm sức quyến rũ cho nơi này. Du khách đến đây, vừa chiêm ngưỡng phong cảnh hữu tình vừa tranh thủ chụp lại những khoảnh khắc nhẹ nhàng, lả lướt như dòng chảy của nguồn nước nơi đây. Khung cảnh đẹp như tranh vẽ, pha chút mạnh mẽ, ồ ạt của những dòng thác như cuốn trôi hết mọi ưu tư, mệt mỏi thường ngày. Con người như được mời gọi hoà mình vào với thiên nhiên, khám phá những điều mới lạ, kỳ thú. Rất thích hợp để phát triển loại hình du lịch khám phá, du lịch chụp ảnh hay du lịch nghỉ dưỡng.  Tài nguyên động, thực vật: Thành phố Đà Lạt có diện tích tự nhiên là 39.104 ha, trong đó diện tích đất lâm nghiệp chiếm 28.909 ha với tỷ lệ 73,9%. Đặc điểm chung của quần thể thực vật Đà Lạt là rừng thông 3 lá thuần loại xen kẻ với rừng lá rộng. Do có vị trí tự nhiên đặc biệt cùng với quần thể rừng thông thuần loại nên rừng Đà Lạt được coi là rừng cảnh quan, phục vụ cho du lịch nghĩ dưỡng. Vì thế, các chương trình định hướng phát triển kinh tế xã hội của thành phố Đà Lạt trước đây và hiện nay đều nhấn mạnh đến việc bảo tồn cảnh quan tự nhiên, khai thác thế mạnh điều kiện khí hậu tự nhiên để phục vụ cho phát triển du lịch nghĩ dưỡng, khẳng định rừng Đà Lạt là rừng đặc dụng cho nên rừng Đà Lạt thuộc phạm vi bảo vệ và phát triển chứ không chú trọng đến khai thác kinh tế. Thảm thực vật ở Đà Lạt mang nhiều nét riêng biệt so với những khu vực khác. Chúng vừa mang tính chất của thảm thực vật nhiệt đới ẩm, vừa mang tính chất của vùng á nhiệt đới ẩm với các kiểu hình rừng khác nhau như rừng lá rộng thường xanh, rừng lá kim, rừng hỗn giao lá kim – lá rộng, rừng hỗn giao gỗ – tre nứa, rừng tre nứa lồ ô, trảng cỏ, cây bụi…Đặc biệt là rừng thông, rừng thông Đà Lạt vừa có giá trị kinh tế lớn lại vừa là nguồn cảm hứng sáng tác cho thi nhân. Ngoài ra, rừng thông còn tạo ra không khí trong lành và cung cấp oxi. Không những thế rừng thông còn tạo ra một khung cảnh lãng mạn chụp ảnh lưu niệm cho các cặp tình nhân, hoặc tập yoga và đi dạo quanh rừng thông. Các đặc điểm đặc trưng của hệ sinh thái rừng vùng Đà Lạt là sự thay đổi rõ nét trong sự phân bố các khu hệ động thực vật theo cao độ. Có những loài có biên độ sinh thái rộng và có những loài chỉ thích hợp với những biên độ hẹp. Các tài liệu phân loại học xác định khu hệ cao nguyên Lang Biang có hơn 400 loài thực vật, trong đó có những loài có gía trị kinh tế cao như thông, thông hôi, pơmu, tùng, thông nàng, …. có những loài là hoá thạch sống như thông 2 lá dẹt, thông đỏ, tuế lá chẻ…. và có những loài đặc hữu như thông 5 lá, hồng tùng…. Khi đặt chân lên Đà Lạt, nằm trên cao nguyên Langbian, du khách sẽ không khỏi ngỡ ngàng trước cảnh sắc thiên nhiên, thác đổ ào ào, suối tuôn róc rách và đặc biệt là các loài hoa. Không nơi nào trên đất nước ta lại có nhiều hoa như Đà Lạt: từ hoa rừng nhiệt đới tới các loài hoa của Phương Đông, Phương Tây. Vườn hoa Đà Lạt nằm ở số 2 Phù Đổng Thiên Vương, cạnh con đường từ hồ Xuân Hương đến trường Đại Học Đà Lạt. Nằm ở cuối hồ Xuân Hương, bên cạnh đồi Cù thơ mộng, cách trung tâm thành phố 2km. Ngày xưa, đã từng được nhắc đến với tên gọi vườn hoa Bích Câu, từ năm 1986 đã được nâng cấp lên thành công viên hoa Thành phố Đà Lạt. Vườn hoa hiện đang là nơi trưng bày "bộ sưu tập" về hoa lớn nhất và đầy đủ nhất của Đà Lạt với hàng trăm giống hoa khác nhau. Ngoài các giống hoa truyền thống mà du khách đã biết như Cẩm tú cầu, hồng, hồng ri, xác pháo, mimosa; tại vườn hoa còn có hàng chục giống hoa mới được du nhập vào Đà Lạt từ 10 năm nay như các loại cúc, hồng, đồng tiền, đỗ quyên, trà mi . Ở đây có một khu vườn địa lan, phong lan khá lớn và thuộc loại đẹp nhất của Đà Lạt đáp ứng nhu cầu thưởng thức, mua bán trao đổi của khách hàng. Vào dịp Tết nguyên đán hàng năm, đây là nơi diễn ra Hội hoa Xuân tập hợp những nghệ nhân chơi hoa, địa lan, phong lan, cây cảnh, tiểu cảnh - non bộ của Đà lạt và các tỉnh thi tài. Có thể nói hoa có mặt khắp nơi trong thành phố Đà Lạt. Có loài được biết đến, cũng có loài người ta chỉ nghe tên. Đối với người dân Đà Lạt những vườn hoa là nơi mà được đa số người dân nơi đây yêu thích . Hoa Đà Lạt được tiêu thụ mạnh ở mọi nơi trong nước, và nhiều nhất vẫn là thành phố Hồ Chí Minh. Đà Lạt không chỉ là một thành phố du lịch nổi tiếng của Việt Nam mà là vùng trồng rau nổi tiếng của cả nước. Mặc dù với diện tích không lớn (42,400 ha) nhưng được ưu đãi bởi thiên nhiên, nhờ có đặc điểm khí hậu của vùng ôn đới mà Đà Lạt có thể sản xuất được những loại rau quả ôn đới quanh năm. Nghề trồng rau ở Đà Lạt đã có từ lâu và phát triển mạnh trong những năm cuối của thập kỷ 30. Rau Đà Lạt ngon, bổ, mang hương vị đặc thù của rau ôn đới. Những loại rau cao cấp hiện nay như bó xôi (spinach), xà lách, khoai tây hồng, lơ xanh, trắng, cải bắp xú đã đi vào các bữa ăn thông thường không chỉ của người dân Đà Lạt mà còn cư dân của thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh miền Tây Nam Bộ, các tỉnh miền Trung và cả các nước lân cận. Nói đến rau Đà Lạt là nói đến huyện Đơn Dương, Đức Trọng và thành phố Đà Lạt, tổng sản lượng rau của 3 vùng là này khoảng 250,000 tấn, chiếm 30% rau quả cả nước. Với nguồn rau củ quả phong phú đã cung cấp nguồn nguyên liệu phục vụ ẩm thực tạo nên sự khác biệt cho du khách. Bên cạnh đó nó còn tạo thêm nguồn thu nhập cho người dân, sự tìm hiểu giao lưu kinh tế giữa du khách và dân bản địa. 2.1.2 Tài nguyên nhân văn Kiến trúc Đà Lạt có nhiều công trình xây dựng đặc sắc, phần nhiều mang đặc trưng của kiến trúc kiểu Pháp. Trong thời gian vừa qua toàn cảnh kiến trúc đô thị của thành phố Đà Lạt đã bị phá vỡ vì xây dựng thiếu quy hoạch đồng bộ, lấn chiếm làm nhà ở và cơi nới, xây cất vô lối ngay trong biệt thự. Nếu so với nhiều thành phố khác trong cả nước, Đà Lạt vẫn là một thành phố trẻ, nhưng đó lại là một thành phố có đồ án thiết kế theo kiểu cách phương Tây. Đà Lạt trước kia là một thành phố do người Pháp xây dựng cho người Pháp, và các đồ án thiết kế đều phải do Phủ toàn quyền quyết định, các kỹ sư, kiến trúc sư, các đoàn lên Đà Lạt nghiên cứu về việc chỉnh trang, xây dựng đều được tuyển chọn kỹ lưỡng và nhất thiết phải có trình độ chuyên môn giỏi. Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt (trước kia là trường Grand Lycée Yersin) là kiến trúc được Hội Kiến trúc sư thế giới (UIA) công nhận là một trong số 1.000 công trình xây dựng độc đáo của thế giới trong thế kỷ 20. Trường được người Pháp thành lập năm 1927, do kiến trúc sư Moncet thiết kế và chỉ đạo xây dựng, dành cho con em người Pháp và một số gia đình người Việt giàu có. Năm 1932 trường Petit Lycée Dalat được đổi tên thành Grand Lycée de Dalat và đến năm 1935 trường có tên là Lycée Yersin để tưởng niệm bác sĩ Alexandre Yersin. Dãy lớp học được xây hình vòng cung, gạch xây trường là gạch trần đỏ được chở từ châu Âu sang, mái được lợp bằng ngói làm từ nước Pháp. Hiện nay các tấm ngói lợp đã được thay thế do các tấm ngói cũ đã không còn sử dụng được nữa. Điểm nhấn của dãy nhà hình vòng cung là tháp chuông. Phía bên ngoài tháp chuông trước đây có 1 đồng hồ nhưng có lẽ đã bị tháo dỡ, du khách chỉ có thể thấy vết tích của chiếc đồng hồ lớn còn in lại trên nền gạch. Bên trên tháp chuông cũng không còn chuông do có lẽ đã bị tháo dỡ trong thời chế độ cũ. Ngôi chợ đầu tiên của Đà Lạt được xây vào năm 1929. Chợ được xây bằng cây, lợp mái tôn, vì thế mà còn được gọi là "Chợ Cây". Năm 1931 "Chợ Cây" bị cháy rụi, đến năm 1937 Công ty SIDEC xây dựng một ngôi chợ mới thay thế "Chợ Cây" (nay là rạp 3/4. Ngoài bưu điện Đà Lạt, rạp 3/4 cũng được xem là 1 tâm điểm của thành phố). Chợ Đà Lạt ngày nay (trước đây gọi là chợ mới) được khởi công xây dựng vào năm 1958 trên 1 thung lũng sình lầy ngay dưới chân đồi của chợ cũ, do kiến trúc sư Nguyễn Duy Đức thiết kế. Sau khi ở nước ngoài về, kiến trúc sư Ngô Viết Thụ có tham gia chỉnh trang về quy hoạch và kiến trúc. Chợ được hoàn thành vào năm 1960, là một trong những ngôi chợ lầu đầu tiên ở Việt Nam. Năm 1993, nhân dịp kỷ niệm 100 nam tìm ra Đà Lạt, chợ đã được khởi công cải tạo nâng cấp. Ga Đà Lạt cho đến nay là ga duy nhất của Việt Nam được công nhận là di tích lịch sử văn hóa quốc gia. Nhà ga được kiến trúc sư người Pháp Moncet cùng với đồng nghiệp là Revenron thiết kế và lãnh đạo thi công. Công trình khởi công năm 1932 đến năm 1936 thì hoàn thành. Các kiến trúc sư đã thể hiện hình tượng dãy núi Langbian qua 3 vòm mái của nhà ga. Tuyến đường sắt từ Đà Lạt đi Tháp Chàm (Phan Rang) đã là tuyến đường sắt răng cưa duy nhất của Việt Nam từ trước đến nay. Rất tiếc là hệ thống răng cưa này đã bị tháo dỡ bán sắt vụn gần hết sau năm 1975. Cây cầu sắt dành cho tuyến tàu hỏa bắt qua sông Đa Nhim tại địa phận thị xã Dran cũng đã được chính quyền địa phương quyết định tháo dỡ vào năm 2004. Ga Đà Lạt hiện nay chỉ còn một chiếc đầu máy xe hỏa hơi nước chạy bằng than củi, 2 chiếc khác đã được Bảo tàng Xe lửa Thụy Sĩ mua lại. Ga Đà Lạt hiện nay là điểm tham quan du lịch, hằng ngày có các chuyến tàu chở du khách đi từ ga đến Trại Mát. Thiền viện Trúc Lâm là thiền viện lớn nhất Việt Nam, khánh thành năm 1994, là một trong những công trình xây dựng Phật giáo lớn nhất sau năm 1975. Chùa tọa lạc bên cạnh hồ Tuyền Lâm trên một khu đất rộng 25 ha. Thiền viện Trúc Lâm hiện nay được nối với Trung tâm thành phố Đà Lạt (đồi Robin) bằng hệ thống cáp treo, chuyên chở khách đến Thiền viện và quay về.Hồ Tuyền Lâm năm 2005 được chính quyền tỉnh Lâm Đồng xây dựng thành một khu du lịch lớn, thu hút khoảng khoảng 30 nhà đầu tư. Chùa Linh Sơn được xây dựng từ năm 1938 đến năm 1940 do sự đóng góp của các Phật tử, nhất là ông Nguyễn Văn Tiến và Võ Đình Dung, người đã nhận thầu hầu hết các công trình kiến trúc thời bấy giờ. Chùa Thiên Vương Cổ Sát được khởi xây năm 1958, cách trung tâm Đà Lạt vào khoảng 5 km, nằm trên một đồi thông. Chính điện chùa có 3 tượng Phật cao 4 m thỉnh từ Hồng Kông, phía sau chùa, trên đồi thông là tượng Thích Ca Phật Đài cao 20 m. Chùa còn được gọi là Chùa Tàu, theo hệ phái Phật giáo Huê Nghiêm của Trung Quốc. Nhà thờ chánh tòa Đà Lạt thường được gọi là Nhà thờ Con gà vì có hình con gà trên nóc, biểu tượng cho thánh Phê-rô. Nhà thờ được khởi công xây dựng từ năm 1931, đến năm 1942 thì hoàn thành. Nhà thờ là một trong những kiến trúc tiêu biểu và cổ xưa của Đà Lạt. Ngoài ra Đà Lạt còn có nhiều nhà thờ khác như Nhà thờ Domaine de Marie với kiến trúc kiểu Pháp rất đẹp, trong nhà thơ còn có một vườn hoa tuyệt đẹp với 2 cây Tùng trên 75 năm tuổi, nhà thờ Du Sinh có kiến trúc cổ truyền Việt Nam với mái cong và rồng. Nhà thờ Cam Ly được xây dựng từ năm 1960 đến 1968 theo kiểu nhà rông Tây Nguyên. Giá trị về mặt kiến trúc: ở Đà Lạt được kết hợp giữa nét kiến trúc của Việt Nam với hoa văn rồng phượng và kiến trúc phương tây sắc sảo, hài hòa, tính tế. Giá trị về tâm linh: khách đến Đà Lạt với mục đích vừa nghỉ dưỡng, vừa đến hành hương thăm viếng các ngôi chùa cổ mang đậm dấu ấn Việt Nam hoặc đến cầu nguyện tại nhà thờ Con Gà nhà thờ Domanm để mong tìm được sự bình an. Đà Lạt có nhiều dinh thự và biệt thự đẹp như: + Dinh I: đã từng là văn phòng quốc trưởng của Bảo Đại, nay được Công ty K'Gim - Hàn Quốc đầu tư thành khu khách sạn,giải trí cao cấp. + Dinh II: từng là biệt thự nghỉ mát của toàn quyền Decoux, rồi sau đó là của Ngô Đình Diệm và Nguyễn Cao Kỳ. Sau năm 1975 là nhà khách UBND tỉnh Lâm Đồng. + Dinh III: còn gọi là dinh Bảo Đại, xây dựng từ năm 1933, nằm ở đường Triệu Việt Vương, gần Viện vacxin và các chế phẩm sinh học Đà Lạt. Từ năm 1949, Đà Lạt là thủ phủ của Hoàng triều cương thổ, vua Bảo Đại sống với gia đình và làm việc tại đây. Hiện nay còn lưu giữ lại nguyên trạng 25 phòng và một số hiện vật của ông vua cuối cùng triều Nguyễn, hoàng hậu Nam Phương, các hoàng tử và công chúa. Vườn hoa trước biệt điện được chăm sóc công phu. + Biệt thự Long Mỹ Quận Công Nguyễn Hữu Hào (cha của Nam Phương Hoàng Hậu Nguyễn Hữu Thị Lan - vợ vua Bảo Đại). + Biệt thự Thống đốc Nam kỳ, nay là trụ sở UBND tỉnh Lâm Đồng. + Biệt thự Hằng Nga. Ngoài ra còn hàng trăm biệt thự cổ khác nằm rải rác, nhiều căn bị bỏ hoang lâu ngày. Các lễ hội hường diễn ra tại Đà Lạt Lễ hội giỗ tổ ngành thêu ở Đà Lạt Hằng năm cứ vào ngày 12/6 AL (nhằm vào tháng 7), tất cả các nghệ nhân, nghệ sĩ ngành thêu cả nước và trên thế giới đều đổ về Đà Lạt (XQ - Sử quán) để tham gia lễ giỗ tổ của ngành thêu. Trong đó có các lễ rước như “Buộc chỉ ước nguyện nghề thêu”; “Làm nguôi giận các vị thần linh” và các chương trình khác như “Thời trang của người thợ thêu”; “Đêm nhạc Guitar tưởng nhớ về cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn”… Tham gia những lễ hội này, mọi người sẽ được nghe về câu chuyện của những người thợ thêu ngày xưa ở Đà Lạt. Ngày xưa trên một bình nguyên, chim muông và các loài vật có thể trò chuyện với nhau và cùng được quản lý bởi hai vị thần linh, đó là thần sống và thần chết.

Ngày đăng: 15/08/2013, 12:08

Hình ảnh liên quan

Chương 2: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển du lịch tại Đà Lạt - bai tieu luan dia lyx

h.

ương 2: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển du lịch tại Đà Lạt Xem tại trang 4 của tài liệu.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan