Thực trạng thất nghiệp ở việt nam trong và sau khủng hoảng kinh tế 2008

11 875 4
Thực trạng thất nghiệp ở việt nam trong và sau khủng hoảng kinh tế 2008

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Bỏ qua bất bình đẳng xã hội, tội phạm hay bạo lực, giờ đây, nỗi sợ hãi kinh hoàng nhất đang hoành hành trên toàn thế giới lại chính là vấn đề không thể kiếm được việc làm và hiện tượng thất nghiệp ngày càng tăng. Thất nghiệp trở thành mối quan tâm nóng bỏng toàn cầu, vượt xa mọi vấn đề lo lắng thông thường khác, kể cả cái đói nghèo, nhất là khi khủng hoảng kinh tế, tài chính gõ cửa đến từng hộ gia đình. Trong để tài này,chúng em xin trình bày thực trạng thất nghiệp của nền kinh tế Việt Nam từ sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 2008 dưới góc độ nghiên cứu và tiếp cận của đề tài :

3.3 thực trạng thất nghiệp việt nam trong sau khủng hoảng kinh tế 2008 Bỏ qua bất bình đẳng xã hội, tội phạm hay bạo lực, giờ đây, nỗi sợ hãi kinh hoàng nhất đang hoành hành trên toàn thế giới lại chính là vấn đề không thể kiếm được việc làm hiện tượng thất nghiệp ngày càng tăng. Thất nghiệp trở thành mối quan tâm nóng bỏng toàn cầu, vượt xa mọi vấn đề lo lắng thông thường khác, kể cả cái đói nghèo, nhất là khi khủng hoảng kinh tế, tài chính gõ cửa đến từng hộ gia đình. Trong để tài này,chúng em xin trình bày thực trạng thất nghiệp của nền kinh tế Việt Nam từ sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 2008 dưới góc độ nghiên cứu tiếp cận của đề tài : 3.3.1 Thực Trạng Thất Nghiệp Năm 2008: Dưới tác động của cuộc khủng hoảng tài chính suy thoái kinh tế toàn cầu, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ giảm sút; tiêu thụ sản phẩm chậm, hàng hóa ứ đọng, kể cả các vật tư quan trọng, lương thực nhiều nông sản xuất khẩu có khối lượng lớn; số người mất việc làm năm 2008 khoảng 667.000 người, 3.000 lao động từ nước ngoài phải về nước trước thời hạn. Theo Bộ Lao Động, tỷ lệ thất nghiệp của Việt Nam vào khoảng 4,65%. Tức là khoảng hơn 2 triệu lao động không có việc làm. Danh sách các doanh nghiệp giải thể, tạm ngưng hoạt động, thu hẹp sản xuất ngày càng dài thêm trong các báo cáo của Sở Lao động - Thương binh Xã hội TPHCM. Khủng hoảng kinh tế toàn cầu làn sóng thất nghiệp đã lan đến Việt Nam - khi hàng ngàn lao động các thành phố đã bị mất việc làm trong những tháng cuối năm này . Trong thông báo gửi Sở Lao động - Thương binh Xã hội TPHCM, Công ty TNHH Sambu Vina Sport cho biết sẽ giảm 224 lao động kể từ ngày 11-1-2009. Trước đó, nhiều doanh nghiệp cũng đã thông báo về việc cắt giảm lao động như Công ty Sony Việt Nam, Công ty liên doanh RSC, Công ty TNHH Castrol BP Petco, Công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ Dai-Ichi Việt Nam, Công ty TNHH tư vấn thiết kế Liên hiệp Quốc tế . với tổng số lao động bị mất việc trên 1.000 người. Hàng ngàn lao động mất việc cuối năm 2008. Hàng vạn người bị nợ lương, không có tiền thưởng. Nhiều người có cũng như không, vì tiền thưởng cho một năm lao động cật lực không đủ ăn bát phở. Bảng 1 : Tỷ lệ thất nghiệp tỷ lệ thiếu việc làm của lực lượng lao động trong độ tuổi năm 2008 phân theo vùng (Theo thống kê của tổng cục thống kê Việt Nam) Vùng Tỷ lệ thất nghiệp (%) Tỷ lệ thiếu việc làm (%) Chung Thành thị Nông thôn Chung Thành thị Nông thôn CẢ NƯỚC 2,38 4,65 1,53 5,10 2,34 6,10 Đồng bằng sông Hồng 2,29 5,35 1,29 6,85 2,13 8,23 Trung du miền núi phía Bắc 1,13 4,17 0,61 2,55 2,47 2,56 Bắc Trung Bộ duyên hải miền Trung 2,24 4,77 1,53 5,71 3,38 6,34 Tây Nguyên 1,42 2,51 1,00 5,12 3,72 5,65 Đông Nam Bộ 3,74 4,89 2,05 2,13 1,03 3,69 Đồng bằng sông Cửu Long 2,71 4,12 2,35 6,39 3,59 7,11 Số người không có việc làm tại nông thôn thành thị hiện cao hơn con số này. Theo Tổng cục Thống kê (TCTK), chỉ tiêu tỷ lệ thất nghiệp nước ta những năm gần đây chỉ được tính cho khu vực thành thị, với những người trong độ tuổi 15- 60 với nam 15-55 với nữ. Tuy nhiên, để đánh giá về tình hình lao động, còn một chỉ tiêu khác là tỷ lệ lao động thiếu việc làm. Đây là chỉ tiêu quan trọng được tính cho cả lao động khu vực nông thôn thành thị, nhưng từ trước đến nay chưa công bố. Việt Nam, tỷ lệ lao động thiếu việc làm thường cao hơn tỷ lệ thất nghiệp; trong đó tỷ lệ thiếu việc làm nông thôn thường cao hơn thành thị. Với cách hiểu như vậy, tỷ lệ thất nghiệp của Việt Nam hiện là 4,65%, tăng 0,01% so với năm 2007. Trong khi đó, tỷ lệ lao động thiếu việc làm hiện là 5,1%, tăng 0,2% so với năm 2007. Đáng chú ý, tỷ lệ thiếu việc làm nông thôn tới 6,1%, trong khi tỷ lệ này khu vực thành thị là 2,3%. 5 năm lại đây, tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm có xu hướng giảm 0,1-0,2%/năm. Nhưng do ảnh hưởng của biến động kinh tế thế giới, từ năm 2007 đến nay, tỷ lệ này đang tăng dần. Việt Nam đang tích cực triển khai các giải pháp để giảm tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm về đúng quỹ đạo giảm như các năm trước. Theo dự báo của TCTK, tỷ lệ thiếu việc làm năm 2009 sẽ tăng lên 5,4% (2008: 5,1% ); trong đó, khu vực nông thôn khoảng 6,4%. Khảo sát cho thấy người lao động nhập cư đang đối mặt với tình trạng giảm thu nhập, nhiều người lao động nhập cư tại các làng nghề khu công nghiệp được khảo sát đang quay lại quê nhà. Họ làng quê họ, nơi đã từng hưởng lợi từ tiền gửi về do làm thuê, đang gánh chịu nhiều nhất những tác động trước mắt của khủng hoảng kinh tế. Xu thế hướng đi của lao động di cư trong nước mối liên kết nông thôn - thành thị là những chỉ số quan trọng cần được sử dụng để tiếp tục theo dõi tác động xã hội của khủng hoảng kinh tế trong thời gian tới. Người lao động được phỏng vấn cho biết, nếu trong năm 2007 họ có thể có việc làm 20 ngày/tháng thì đến cuối 2008, họ chỉ có việc làm khoảng 10 ngày/tháng, trong đó số ngày làm các công việc xây dựng giảm khoảng 70%, các công việc khác như khuân vác, chuyển đồ, thu dọn vệ sinh… giảm khoảng 30%. Tiền tiết kiệm hàng tháng trung bình giảm mạnh hầu như không có Tăng trưởng GDP Việt Nam giảm từ 8,5% năm 2007 xuống còn 6,23% năm 2008. Theo các chuyên gia kinh tế, về lý thuyết, GDP giảm 2 điểm phần trăm thì tỷ lệ thất nghiệp sẽ tăng 1%. Theo thống kê của Bộ LĐ-TB-XH, hết năm 2008, cả nước mới có gần 30.000 lao động tại khối DN bị mất việc vì nguyên nhân kinh tế suy giảm. Bộ này đưa ra ước tính số lao động bị mất việc vì nguyên nhân trên trong năm 2009 sẽ vào khoảng 150.000 người. Còn theo cách tính của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), cứ 1% tăng trưởng GDP sẽ có thêm 0,33 - 0,34% lao động có việc làm. Như vậy, với VN, nếu GDP giảm khoảng 2% trong năm 2008 tương ứng sẽ có 0,65% việc làm bị mất. 0,65% tương đương với số lượng khoảng 300 nghìn người. Tiến sĩ Nguyễn Thị Lan Hương,thuộcViện khoa học lao động xã hội khẳng định, năm 2008 tổng việc làm mới được tạo ra chỉ là 800.000 so với khoảng 1,3 triệu việc làm mới được tạo ra trong năm 2007. Nhiều ngành sử dụng nhiều lao động có tốc độ tăng việc làm cao bị ảnh hưởng rõ rệt từ cuộc khủng hoảng kinh tế. Ca ́ c doanh nghiệp nhỏ vừa la ̀ nơi ta ̣ o ra khoảng 50% việc làm trong hê ̣ thô ́ ng doanh nghiệp nói chung, mỗi năm tăng thêm khoảng 500.000 lao động. Tuy nhiên, thơ ̀ i gian qua, nhiê ̀ u doanh nghiê ̣ p gă ̣ p kho ́ khăn, pha ̉ i că ́ t gia ̉ m nhân sự. Xuất khẩu lao động gặp khó khăn Theo Bộ Lao động Thương binh Xã hội, năm 2008, cả nước giải quyết việc làm cho 1,35 triệu lao động, trong đó thông qua các chương trình kinh tế xã hội là 1,1 triệu, xuất khẩu lao động 85.000. 4 thị trường xuất khẩu lao động trọng điểm của Việt Nam là: Đài Loan (33.000), Hàn Quốc (16.000), Malaysia (7.800) Nhật Bản (5.800).Malaysia là thị trường tiếp nhận nhiều lao động Việt Nam nhất. Trong các năm 2005-2007, mỗi năm quốc gia này tiếp nhận khoảng 30.000 lao động Việt Nam. Năm 2008, do lo ngại nhiều rủi ro cũng như khan hiếm nguồn lao động, số người Việt sang Malaysia giảm hẳn, chưa tới 10.000. Người lao động nông thôn đi xuất khẩu lao động rất đông, nhiều người vay mượn tiền để làm thủ tục đi xuất khẩu lao động, không may gặp những nước bị ảnh hưởng suy thoái kinh tế trầm trọng, cũng đành tay trắng về nước. Theo báo cáo tại Hội nghị việc làm xuất khẩu lao động (XKLĐ) năm 2008, mục tiêu trong 2 năm 2009-2010 là giải quyết việc làm trong nước cho 3 đến 3,2 triệu lao động, duy trì tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị mức dưới 5%, giảm tỷ lệ lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp xuống dưới 50% năm 2010. Đến năm 2010, bình quân mỗi năm đưa được 100 nghìn lao động đi làm việc nước ngoài, trong đó 60% lao động qua đào tạo nghề, có 5 đến 10% lao động các huyện có tỷ lệ nghèo cao. 3.3.2 Thực trạng tình hình thất nghiệp việt nam từ năm 2009 đến nay 3.3.2.1 tình hình thất nghiệp năm 2009 Năm 2009 là năm đầu tiên Chính phủ thực hiện chính sách đóng bảo hiểm thất nghiệp, nhằm bù đắp một phần thu nhập cho người lao động bị mất việc làm hoặc bị chấm dứt hợp đồng lao động, đồng thời tạo điều kiện để họ có cơ hội tìm được việc làm trong thời gian sớm nhất. Tất cả những điều này đã tạo điều kiện cho thị trường lao động Việt Nam thật sự “vươn mình” phục hồi trở lại, nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp trong các tháng cuối năm tăng cao, theo đó tỷ lệ lao động mất việc cũng giảm đi nhiều. Theo báo cáo của Bộ Lao động – Thương binh Xã hội, do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, đến cuối năm 2009, cả nước đã có 133.262 lao động bị mất việc làm - chiếm 18% lao động làm việc trong các doanh nghiệp (DN) có báo cáo, chưa kể 40.348 lao động các làng nghề bị mất việc làm khoảng 100.000 người phải giảm giờ làm, nghỉ luân phiên. Năm 2008 tỷ trọng lao động thất nghiệp của nữ trong tổng số người thất nghiệp là 57,5 % ,của nam giới là 42,5 %. Tuy nhiên, kết quả điều tra lao động việc làm 1/9/2009 cho thấy tỷ trọng lao động thất nghiệp nữ đã giảm xuống gần như tương đương so với lao động thất nghiệp nam (50,2% 49,8%). Theo báo cáo từ Bộ Lao động Thương binh Xã hội, trong quý III/2009 số lao động mất việc làm trong cả nước là khoảng 11.198 người, giảm 68% so với quý II (34.723 người). Một số tỉnh trước đây tập trung số lao động mất việc làm cao thì đến quý III/2009 đã giảm mạnh. Thành phố Hồ Chí Minh, quý II có 8.248 lao động mấtviệc thì quý III chỉ còn 415 người. Thành phố Hà Nội trong quý III hầu như không có lao động mất việc trong khi số lao động mất việc làm trong 2 quý đầu lần lượt là 1.908 1.357 người. Trên bình diện chung của cả nước, lao động thất nghiệp nam nữ là gần như tương đương. Riêng Đồng bằng sông Cửu Long vẫn là vùng có tỷ lệ lao động thất nghiệp nữ đặc biệt cao. Tuy nhiên, để có được bức tranh rõ nét hơn về người thất nghiệp, chúng ta cần nghiên cứu vấn đề này qua một số đặc trưng cơ bản dưới đây. - Tỷ lệ thất nghiệp theo nhóm tuổi Trong số hơn 1,3 triệu lao động thất nghiệp, số người thất nghiệp trẻ tuổi từ 15 đến 29 đã chiếm tới gần hai phần ba (64,9%), trong đó chiếm tỷ trọng lớn nhất là nhóm tuổi 20-24 (26,6%), tiếp theo là nhóm tuổi 25-29 (20,9%). Nhóm tuổi lao động trẻ nhất (15-19) vẫn có tới 17,4% bị thất nghiệp. Đây là một trong những nhóm lao động được xem là dễ bị ảnh hưởng nhất bởi các biến động trên thị trường lao động. - Trình độ chuyên môn kỹ thuật Bảng 2 : tỷ trọng lao động thất nghiệp từ 15 tuổi trở lên theo giới tính trình độ chuyên môn kỹ thuật 2 năm 2007 2009 Từ bảng 2 cho thấy so với năm 2007, cơ cấu dân số thất nghiệp chia theo trình độ chuyên môn kỹ thuật đã có sự thay đổi. Tỷ trọng nhóm lao động thất nghiệp chưa qua một trường lớp đào tạo (bao gồm nhóm không có trình độ chuyên môn kỹ thuật nhóm công nhân kỹ thuật không có bằng) tăng gần 4,8 điểm phần trăm, từ 70,0 % lên 74,8 trong khi tỷ trọng của các nhóm còn lại đều giảm. Như vậy, số lao động bị thất nghiệp tăng lên trong năm qua chủ yếu là lao động giản đơn chưa qua một loại hình đào tạo nào. Đáng chú ý trong phân tổ lao động thất nghiệp đã qua đào tạo, thì phần lớn vẫn thuộc nhóm có trình độ tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp (10,7% năm 2007 7,7% năm 2009). Điều này cho thấy nhu cầu sử dụng loại hình đào tạo này thấp. - Tình trạng hôn nhân Theo kết quả Điều tra lao động việc làm 1/9/2009, số thất nghiệp chưa vợ/chồng chiếm tỷ trọng lớn nhất (48,7%), tiếp đến là những người có vợ/chồng; nhóm “Ly hôn/ly thân” “Góa” chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ. Điểm đáng chú ý khi nghiên cứu tình trạng hôn nhân của dân số thất nghiệp theo giới tính là số thất nghiệp nam đông nhất nhóm chưa vợ/chồng (58,4%) trong khi số thất nghiệp nữ nhóm có vợ/chồng lại chiếm tỷ trọng lớn nhất (52,3%). Đặc biệt nhóm “Goá” “Ly hôn/ly thân”, phần lớn người thất nghiệp là nữ. Điều này cho thấy, nam giới có vợ có lợi thế việc làm hơn nữ giới có chồng lại càng có nhiều lợi thế hơn nếu so sánh với phụ nữ góa hoặc ly hôn, ly thân. - Tỷ lệ thất nghiệp Tỷ lệ thất nghiệp được tính cho dân số trong độ tuổi lao động, tức gồm những người từ 15-59 tuổi đối với nam 15- 54 tuổi đối với nữ. Bảng 3 : tỷ trọng lao động thất nghiệp từ 15 tuổi trở lên theo giới tính ,vùng thành phố lớn ( nguồn : Điều tra lao động việc làm 1/9/2009 , tổng cục thống kê) Bảng 3 cho thấy sự khác biệt về tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi khu vực thành thị giữa các vùng lấy mẫu. Vùng có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất là thành phố Hồ Chí Minh (5,7%), chênh so với tỷ lệ thất nghiệp của cả nước khoảng 1,1 điểm phần trăm. Tây Nguyên vẫn là vùng có tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất (3,0%). Trái với dự kiến ban đầu, tỷ lệ thất nghiệp chung của lao động trong độ tuổi năm 2009 lại giảm xuống thấp hơn so với năm 2008 (4,6% 4,7%). Một trong những lý do chính đó là việc Chính phủ đã ban hành một loạt các chính sách trợ giúp hữu hiệu nhằm khắc phục ngay từ đầu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính cuối năm 2008 đầu 2009. Vì vậy, nguy cơ về tỷ lệ thất nghiệp cao đã phần nào được loại bỏ. Việt Nam, mức độ thất nghiệp luôn cao khu vực thành thị còn tình trạng thiếu việc làm chủ yếu xảy ra khu vực nông thôn. Năm 2009, tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi khu vực thành thị là 4,6% tỷ lệ thiếu việc làm trong độ tuổi khu vực nông thôn đã mức 6,3%. Đó là một trong những nét đặc thù của thị trường lao động nước ta trong nhiều năm gần đây. - Dân số không hoạt động kinh tế Tại thời điểm 1/9/2009, cả nước có hơn 15,1 triệu người từ 15 tuổi trở lên không hoạt động kinh tế (tức bao gồm những người mà trong thời kỳ quan sát không làm việc nhưng không đi tìm việc hoặc không sẵn sàng làm việc). Số lượng này chiếm 17,5% tổng dân số. Trong số người từ 15 tuổi trở lên không tham gia hoạt động kinh tế, nữ nhiều hơn nam. Chênh lệch về giới nhiều nhất tập trung khoảng tuổi từ 25 đến 49. Đây chủ yếu là do nhiều phụ nữ khoảng tuổi này đang làm các công việc nội trợ gia đình. Trong các phân tổ theo lý do không làm việc, số người không hoạt động kinh tế do đang là học sinh/sinh viên chiếm tỷ trọng cao nhất (33,8%). Nhóm nội trợ chiếm khoảng 14,1% , trong đó gần như toàn bộ là nữ (96,0%). Mất khả năng lao động chiếm khoảng 9,2% trong khi không muốn đi làm là 12,5%. “Khác” bao gồm những người không được xếp vào các phân tổ trên như: ốm đau tạm thời, bận việc gia đình (tang ma, hiếu hỉ, con ốm), đang đi học/đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ, đang nghỉ thời vụ… Trong tổng dân số không tham gia hoạt động kinh tế, nữ chiếm 60,7%. Đáng chú ý là tỷ trọng những người không tham gia hoạt động kinh tế do “là sinh viên/học sinh” của nam là 44,6% còn của nữ giới chỉ có 26,9%. Đây lại là một bằng chứng nữa cho thấy nữ giới bị thiệt thòi hơn trong cơ hội học hành. Gần chín mươi phần trăm số người không tham gia hoạt động kinh tế không có trình độ chuyên môn kỹ thuật. Điều này cho thấy đào tạo nghề sẽ là một biện pháp tăng cơ hội việc làm cho người lao động Số người không tham gia hoạt động kinh tế có nhu cầu làm việc nhưng không đi tìm việc vì tin rằng không thể tìm đâu ra việc hoặc không có công việc nào phù hợp, được xếp vào nhóm “lao động thoái chí”. Tại thời điểm 1/9/2009, số lao động thoái chí là gần 200 nghìn người, chiếm khoảng 0,3% tổng dân từ 15 tuổi trở lên. 3.3.2.2 Thất nghiệp năm 2010 Ngày 31-12, tại Hà Nội, Tổng cục Thống kê (TCTK) cho biết: Tỷ lệ thất nghiệp năm 2010 của lao động trong độ tuổi là 2,88%, trong đó khu vực thành thị là 4,43%, khu vực nông thôn là 2,27%. So sánh với năm 2009, tỷ lệ thất nghiệp chung đã giảm 0,02%, thất nghiệp thành thị giảm 0,17% trong khi thất nghiệp nông thôn lại tăng thêm 0,02% (Năm 2009 các tỷ lệ tương ứng là: 2,9%; 4,6%; 2,25%). Bên cạnh tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi, tỷ lệ thiếu việc làm năm 2010 của lao động trong độ tuổi là 4,5%, trong đó khu vực thành thị là 2,04%, khu vực nông thôn là 5,47% (Năm 2009 các tỷ lệ tương ứng là: 5,61%; 3,33%; 6,51%). Theo TCTK, năm 2010, lực lượng lao động trong độ tuổi từ 15 tuổi trở lên là 50,51 triệu người, tăng 2,68% so với năm 2009, trong đó lực lượng lao động trong độ tuổi lao động là 46,21 triệu người, tăng 2,12%. Cũng theo Tổng cục thống kê, tỷ lệ dân số cả nước từ 15 tuổi trở lên tham gia lực lượng lao động tăng từ 76,5% lên 77,3% năm 2010. Tỷ lệ lao động khu vực nông, lâm nghiệp thủy sản giảm từ 51,9% năm 2009 xuống 48,2% năm 2010; khu vực công nghiệp xây dựng tăng từ 21,6% lên 22,4%; khu vực dịch vụ tăng từ 26,5% lên 29,4%.Trong đó, tỷ lệ lao động khu vực nông - lâm - thủy sản giảm từ 51,9% năm 2009 xuống 48,2% năm 2010. Khu vực công nghiệp xây dựng tăng 21,6% lên 22,4%. Khu vực dịch vụ tăng từ 26,5% lên 29,4%.

Ngày đăng: 14/08/2013, 09:35

Hình ảnh liên quan

Bảng 1: Tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ thiếu việc làm của lực lượng lao động trong độ tuổi năm 2008 phân theo vùng (Theo thống kê của tổng cục thống kê Việt Nam) - Thực trạng thất nghiệp ở việt nam trong và sau khủng hoảng kinh tế 2008

Bảng 1.

Tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ thiếu việc làm của lực lượng lao động trong độ tuổi năm 2008 phân theo vùng (Theo thống kê của tổng cục thống kê Việt Nam) Xem tại trang 2 của tài liệu.
Bảng 2: tỷ trọng lao động thất nghiệp từ 15 tuổi trở lên theo giới tính và trình độ chuyên môn kỹ thuật 2 năm 2007 và 2009 - Thực trạng thất nghiệp ở việt nam trong và sau khủng hoảng kinh tế 2008

Bảng 2.

tỷ trọng lao động thất nghiệp từ 15 tuổi trở lên theo giới tính và trình độ chuyên môn kỹ thuật 2 năm 2007 và 2009 Xem tại trang 6 của tài liệu.
Bảng 3 cho thấy sự khác biệt về tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi khu vực thành thị giữa các vùng lấy mẫu - Thực trạng thất nghiệp ở việt nam trong và sau khủng hoảng kinh tế 2008

Bảng 3.

cho thấy sự khác biệt về tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi khu vực thành thị giữa các vùng lấy mẫu Xem tại trang 8 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan