Tiểu thuyết Việt Nam giai đoạn 1986 – 2014 từ góc nhìn phê bình sinh thái

166 232 1
Tiểu thuyết Việt Nam giai đoạn 1986 – 2014 từ góc nhìn phê bình sinh thái

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Bƣớc sang thế kỉ XXI, khi khoa học kĩ thuật – công nghệ và văn minh nhân loại đã đạt những thành tựu vƣợt bậc, và khi con ngƣời trở thành “bá chủ” trong hành tinh Trái đất, thì cũng chính là lúc nhân loại phải đối mặt với một vấn nạn bức thiết: sự hủy hoại môi trƣờng sinh thái ngày càng tàn khốc. Cái giá mà nhân loại phải trả cho những phƣơng tiện máy móc tân tiến, thiết bị điện tử thông minh, từng tòa cao ốc chọc trời, các nhà máy có quy mô đồ sộ… là sự biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trƣờng sống, cạn kiệt nguồn nƣớc, thiên tai khó lƣờng, rừng biến mất, dịch bệnh tràn lan… Đó là những hệ lụy đau lòng, khiến con ngƣời phải nhìn nhận lại hành động và trách nhiệm của chính mình đối với hệ sinh thái trong bối cảnh hiện nay. Khi Trái đất đang bị đe dọa nghiêm trọng, không thể nói rằng văn học hoàn toàn vô cảm trong sự phá hủy ấy. Ra đời từ những năm 70 của thế kỉ XX, phê bình sinh thái là kết quả của chuỗi “phản ứng muộn màng” (so với các ngành khoa học xã hội – nhân văn khác) đối với nguy cơ sinh thái. Mãi đến những năm 90, phê bình sinh thái mới thực sự phát triển sâu rộng, sôi nổi khi các hoạt động văn học gắn kết với môi trƣờng liên tục diễn ra: Hội thảo “Phê bình sinh thái: làm xanh lại nghiên cứu văn học” (1991), thành lập “Hội nghiên cứu văn học và môi trƣờng” (1992), xuất bản công trình Nghiên cứu liên ngành về văn học và môi trường (1993), ấn phẩm kỉ niệm hai mƣơi năm thành lập Hội nghiên cứu Văn học và Môi trƣờng – Sổ tay Oxford Phê bình sinh thái (2013)… Những hoạt động trên đã khiến phê bình sinh thái trở thành một phong trào có tiếng vang trong giới học thuật. Giáo sƣ Laurence Buell nhận định: “Văn học sinh thái là văn học viết về nguy cơ của thế giới”. Ở Việt Nam, có thể thấy rõ dấu ấn của văn chƣơng sinh thái qua những tiểu thuyết tiêu biểu nhƣ: Trăm năm còn lại (Trần Duy Phiên), Thập giá giữa rừng sâu (Nguyễn Khắc Phê), Chó Bi, đời lưu lạc (Ma Văn Kháng), Họ vẫn chưa về (Nguyễn Thế Hùng), Sông (Nguyễn Ngọc Tƣ), Gần như là sống, Ruồi là ruồi (Đỗ Phấn), Săn cá thần (Đặng Thiều Quang), Dòng sông chết (Thiên Sơn), Nhắm mắt nhìn trời (Nguyễn Xuân Thủy), Thân xác (A Sáng), Thiên đường ảo vọng (Nguyễn Trí), Chúa đất (Đỗ Bích Thúy), Vết thương hoa hồng (Nguyễn Văn Học), Con chim joong bay từ A đến Z (Đỗ Tiến Thụy)… Với số lƣợng tác phẩm đáng kể, các nhà văn Việt Nam đã thể hiện đƣợc sự nhạy bén của mình trong việc tri nhận những vấn đề thời sự mang tính nhân loại. Hƣớng đến môi trƣờng, phải chăng văn học đang hƣớng đến sự sống còn của toàn nhân loại? Đó cũng chính là sứ mệnh của văn học sinh thái. Vì lẽ đó, chúng tôi lựa chọn đề tài: Tiểu thuyết Việt Nam giai đoạn 1986 – 2014 từ góc nhìn phê bình sinh thái. Hƣớng nghiên cứu này sẽ góp phần khỏa lấp mảng trống của phê bình sinh thái trong văn học Việt Nam; đồng thời thúc đẩy các nhà văn chú ý nhiều hơn đến đề tài môi trƣờng và mối quan hệ giữa văn học với môi trƣờng, trách nhiệm của nhà văn với giới tự nhiên và sự an nguy, tồn vong của dân tộc, nhân loại; thể hiện sự gắn kết giữa khoa học với thực tiễn, đƣa văn học Việt Nam hội nhập và phát triển trong bối cảnh toàn cầu hóa. 2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 2.1. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của luận án là tiểu thuyết Việt Nam giai đoạn sau 1986. Đặc biệt luận án khảo sát những tiểu thuyết của một số tác giả mà cảm thức sinh thái hiện lên khá rõ nét, tiêu biểu nhƣ: Đỗ Phấn (Gần như là sống; Ruồi là ruồi, Rụng xuống ngày hư ảo), Nguyễn Khắc Phê (Thập giá giữa rừng sâu); Trần Duy Phiên (Trăm năm còn lại); Nguyễn Ngọc Tƣ (Sông); Đỗ Bích Thúy (Bóng của cây sồi, Chúa đất), Ma Văn Kháng (Chó Bi, đời lưu lạc), Nguyễn Thế Hùng (Họ vẫn chưa về), Đặng Thiều Quang (Săn cá thần), Bùi Ngọc Tấn (Biển và chim bói cá), Nguyễn Xuân Thủy (Nhắm mắt nhìn trời), A Sáng (Thân xác), Đỗ Tiến Thụy (Con chim joong bay từ A đến Z)… Danh mục cụ thể các tác phẩm khảo sát trong luận án chúng tôi sẽ đƣa vào phần Phụ lục 1.

... sau Đổi – giai đoạn văn học phát triển văn học sinh thái Việt Nam 1.2 Nghiên cứu tiểu thuyết Việt Nam sau 1986 nhìn từ lí thuyết phê bình sinh thái 1.2.1 Tiểu thuyết Việt Nam sau 1986 – trình đổi... khủng hoảng môi sinh 1.2.2 Phê bình sinh thái – lối tiếp cận vào tiểu thuyết Việt Nam sau 1986 Việc nghiên cứu tiểu thuyết Việt Nam từ 1986 đến nhìn từ lí thuyết phê bình sinh thái cách tiếp cận... nhiên, phê bình sinh thái mảng đề tài, sáng tác, phê bình đƣợc nhà nghiên cứu quan tâm Cho nên, triển khai đề tài Tiểu thuyết Việt Nam giai đoạn 1986 – 2014 từ góc nhìn phê bình sinh thái đƣa

Ngày đăng: 13/09/2018, 09:54

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan