Nghiên cứu áp dụng thang điểm THRIVE trong đánh giá tiên lượng bệnh nhân nhồi máu não tại Bệnh viện Trung Ương Huế (FULL TEXT)

111 548 3
Nghiên cứu áp dụng thang điểm THRIVE trong đánh giá tiên lượng bệnh nhân nhồi máu não tại Bệnh viện Trung Ương Huế (FULL TEXT)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẶT VẤN ĐỀ Tai biến mạch máu não đang là nguyên nhân gây tử vong thứ hai trên toàn thế giới sau các bệnh lý tim mạch [86]. Ở các nước phát triển, tai biến mạch máu não là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng đầu trong các bệnh thần kinh và đứng hàng thứ 3 gây tử vong ở người trưởng thành chỉ sau bệnh tim mạch và ung thư [16]. Theo thống kê của tạp chí The Lancet, hai phần ba số ca tử vong do đột quỵ trên toàn thế giới những năm đầu thế kỷ 21 xảy ra ở các nước đang phát triển. Bệnh có xu hướng gia tăng theo tuổi và nhịp độ phát triển của xã hội, tần suất mắc bệnh, tỷ lệ tử vong và tàn phế caomặc dù có nhiều tiến bộ đáng kể về các phương diện chẩn đoán, tiên lượng, điều trị và dự phòng [16]. Ngay cả khi thoát khỏi nguy hiểm đến tính mạng, bệnh cũng có thể để lại những di chứng nặng nề và thực sự là một gánh nặng đối với y học và xã hội bởi chi phí phát sinh trong điều trị cũng như khắc phục hậu quả mà nó gây ra [36], [37]. Đột quỵ thiếu máu não hay còn gọi là nhồi máu não là một trong hai thể chính, chiếm khoảng 80 - 85% các trường hợp tai biến mạch máu não. Mặc dù vấn đề chẩn đoán ngày càng chính xác và nhanh chóng hơn nhờ vào các tiến bộ của y học nhưng nhồi máu não vẫn là một bệnh cảnh lâm sàng cấp cứu phức tạp bởi còn khá nhiều khó khăn trong tiên lượng cũng như điều trị. Việc tiên lượng sớm và chính xác đóng vai trò vô cùng quan trọng trong thực hành lâm sàng, giúp các bác sỹ và nhân viên y tế có thể nhanh chóng đưa ra biện pháp xử trí cũng như lập kế hoạch điều trị đối với từng bệnh nhân, góp phần nâng cao hiệu quả cứu chữa người bệnh [16], [68], [73]. Nhiều thang điểm xác định thiếu sót thần kinh sau đột quỵ nhồi máu não đã được phát triển trong thập kỷ vừa qua. Bên cạnh thang điểm đột quỵ của Viện Sức Khỏe Quốc Gia Hoa Kỳ (NIHSS: National Institutes of Health Stroke Scale) đang được sử dụng rộng rãi, nhóm nghiên cứu của Tiến sĩ, Bác sĩ Alexander Flint tại Bệnh viện Kaiser Permanente thành phố Redwood Bang California, Hoa Kỳ đã nghiên cứu và công bố thang điểm THRIVE nhằm giúp các nhà lâm sàng tiên lượng tốt hơn tình trạng bệnh nhân sau nhồi máu não cấp [40]. Bệnh viện Trung Ương Huế là bệnh viện lớn nhất khu vực miền Trung - Tây Nguyên, nơi tiếp nhận hàng năm rất nhiều bệnh nhân nhồi máu não cấp. Để góp phần vào việc tiên lượng cũng như hỗ trợ điều trị, chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu áp dụng thang điểm THRIVE trong đánh giá tiên lượng bệnh nhân nhồi máu não tại Bệnh viện Trung Ương Huế”. Với hai mục tiêu sau: 1. Khảo sát đặc điểm thang điểm THRIVE và các yếu tố nguy cơ ở bệnh nhân nhồi máu não giai đoạn cấp. 2. Đánh giá mối liên quan và tương quan giữa thang điểm THRIVE và các yếu tố nguy cơ với tiên lượng 30 ngày sau nhồi máu não qua thang điểm Rankin hiệu chỉnh.

Ngày đăng: 07/09/2018, 08:58

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • ĐẶT VẤN ĐỀ

  • Chương 1

  • TỔNG QUAN TÀI LIỆU

  • Chương 2

  • ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

    • Khám

    • Biểu hiện chi tiết

    • Điểm

    • Chương 3

    • KẾT QUẢ

    • Chương 4

    • BÀN LUẬN

    • KẾT LUẬN

    • KIẾN NGHỊ

    • TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan