vai trò của hồ chí minh đối với cách mạng tháng 8 1945

58 3.8K 6
vai trò của hồ chí minh đối với cách mạng tháng 8 1945

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

vai trò của hồ chí minh đối với cách mạng tháng 8 1945

MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. Cách mạng tháng Tám là một trong những trang sử vẻ vang nhất, một trong những bước ngoặt vĩ đại nhất trong lịch sử dân tộc ta, một mốc son chói lọi trong “pho lịch sử bằng vàng” của Đảng. Thắng lợi của cách mạng tháng Tám là kết quả tổng hợp của những nhân tố bên trong và nhân tố bên ngoài, trong đó những nhân tố bên trong là quyết định. Cách mạng tháng Tám là sự nghiệp vẻ vang của toàn Đảng, toàn dân ta. Hồ Chí Minh là lãnh tụ vĩ đại của dân tộc, mỗi bước đi của Người đều gắn liền với sự nghiệp cách mạng Việt Nam. Vì thế cống hiến của Người đối với cách mạng tháng Tám là rất to lớn. Không chỉ là Người đề ra đường lối chỉ đạo mà còn trực tiếp lãnh đạo nhân dân đấu tranh đến thắng lợi. Nghiên cứu đầy đủ, sâu sắc những cống hiến của Hồ Chí Minh đối với những thắng lợi của cách mạng tháng Tám (1945) sẽ góp phần tích cực vào công việc nghiên cứu cuộc đời hoạt động cách mạng của Người và nghiên cứu lịch sử Đảng thời kỳ lãnh đạo toàn dân nổi dậy giành chính quyền. Đồng thời góp phần đấu tranh chống lại một số quan điểm sai lầm xuyên tạc sự nghiệp cách mạng của Người. Hiện nay cùng với yêu cầu chủ nghĩa Mac-Lênin, thì việc nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh để hiểu một cách đầy đủ đúng đắn và sáng tạo tư tưởng của Người vào cuộc sống trở nên cấp thiết. Quá trình hình thành, phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh gắn liền với cuộc đấu tranh cách mạng sôi nổi vào phong phú của Người, với các thời kỳ cách mạng vẻ vang của Đảng. Nghiên cứu vai trò của Hồ Chí Minh đối với cách mạng tháng Tám, góp phần nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về một loạt vấn đề của một thòi kỳ lịch sử quan trọng: về cách mạng giải phóng dân tộc, về đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế, về phương pháp cách mạng, về xây dựng một nhà nước kiểu mới, nhà nước của dân, do dân và vì dân… Nghiên cứu vai trò của Hồ Chí Minh với cách mạng tháng Tám góp phần bồi dưỡng nâng cao tinh thần cách mạng của nhân dân đặc biệt là thế hệ trẻ. Đồng thời, góp phần củng cố niềm tin của thế hệ trẻ vào sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân ta. Đặc biệt nghiên cứu những hoạt động và vai trò cảu Hồ Chí Minh trong cách mạng tháng Tám còn nhằm bác bỏ những quan điểm phản động của giới sử học tư sản khi cho rằng “cách mạng tháng Tám là sự ăn may” để chứng minh cách mạng tháng Tám là sự chuẩn bị chu đáo của Đảng và nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Hồ Chí Minh đã chớp thời cơ “ngàn năm có một” đứng lên tổng khỏi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề. Nghiên cứu về vai trò của Hồ Chí Minh với cách mạng Việt Nam là một đề tài được rất nhiều người quan tâm. Viện Mac-Lênin-Hồ Chí Minh cũng cho ra đời một số công trình nghiên cứu về vai trò của Người. Đầu tiên phải kể tới cuốn “Chủ tịch Hồ Chí Minh: tiểu sử và sự nghiệp, nhà xuất bản sự thật, 1970” có một chương viết về hoạt động của Người trong thời kỳ 1940- 1945, nhưng chỉ mới tóm tắt những hoạt động chính, những đánh giá chung về cống hiến của Người đối với cách mạng tháng Tám. Cuốn “Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam sơ thảo, tập 1, 1920-1954, nhà xuất bản sự thật, 1982” cũng có một chương viết về quá trình Đảng lãnh đạo toàn dân nổi dậy giành chính quyền trong thời gian 1939-1945 đồng thời cũng nêu khái quát một số hoạt động cách mạng tiêu biểu của Hồ Chí Minh thời kỳ này. Cuốn “Sự nghiệp quân sự và tư tưởng Hồ Chí Minh, nhà xuất bản quân đội nhân dân, 2002” của Viện lịch sử quân sự Việt Nam cũng trình bày khá sâu sắc về vai trò của Hồ Chí Minh trong việc đề ra chủ trương, đường lối đấu tranh cho cách mạng tháng Tám. Ngoài ra còn có các công trình nghiên cứu sự nghiệp của Hồ Chí Minh được đăng trên nhiều tạp chí. Tuy nhiên các công trình chưa đi sâu trình bày và đánh giá một cách đầy đủ, sâu sắc và toàn diện về vai trò của Hồ Chí Minh với cách mạng tháng Tám 1939-1945. 3. Nhiệm vụ của đề tài - Dựng lại bức tranh toàn cảnh, chân thực về hoạt động của Hồ Chí Minh từ năm 1939 đến năm 1945. - Nghiên cứu làm rõ những cống hiến của Hồ Chí Minh đối với thắng lợi của cách mạng tháng Tám, qua đó góp phần vạch rõ đường lối cách mạng của Người trong việc hoàn chỉnh quá trình chuyển hướng chỉ đạo cách mạng, vai trò của Người trong sáng lập mặt trận Việt Minh, lực lượng vũ trang cách mạng, trong hoạt động đối ngoại, chỉ đạo tổng khởi nghĩa, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. 4. Phương pháp nghiên cứu. Để hoàn thành đề tài này tôi đã sử dụng phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phương pháp lịch sử kết hợp với phương pháp logic. Ngoài ra tôi còn sử dụng kết hợp với phương pháp so sánh đối chiếu phân tích, đánh giá tổng hợp để làm sáng tỏ vai trò của Hồ Chí Minh đối với cách mạng tháng Tám 1945 I. BỐI CẢNH LỊCH SỬ VÀ QUÁ TRÌNH CHUẨN BỊ TƯ TƯỞNG, XÁC ĐỊNH ĐƯỜNG LỐI CỨU NƯỚC CỦA HỒ CHÍ MINH CHO CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 1. Cuộc chiến tranh thế giới thứ hai và yêu cầu cấp bách của cách mạng Việt Nam. Ngày 1-1-1939, phát xít Đức tấn công Ba-lan. Chiến tranh thế giới thứ hai chính thức bùng nổ và nhanh chóng lan rộng ra khắp các châu lục và địa dương lôi cuốn loài người vào cuộc chiến tranh quy mô lớn nhất trong lịch sử. Chủ nghĩa phát xít trở thành kẻ thù chính, chủ yếu, trước mắt và chống chủ nghĩa phát xít là nhiệm vụ chính chủ yếu, trước mắt của tất cả các lực lượng cách mạng, dân chủ và tiến bộ trên thế giới. Đấu tranh chống ách áp bức, bóc lột của phát xít Nhật- Pháp- một bộ phận của chủ nghĩa phát xít thế giới, nhân dân Việt Nam đã đứng về phe đồng minhcách mạng Việt Nam trở thành một bộ phận của cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít của các dân tộc trên thế giới. Chiến tranh thế giới thứ hai có ảnh hưởng mạnh mẽ, trực tiếp đến nước ta, làm đảo lộn mọi mặt đời sống xã hội Việt Nam. Là một nước tham chiến ngay từ đầu, Chính phủ Pháp đã thi hành một chính sách cực kỳ phản động không chỉ đối với nhân dân Pháp mà còn đè nặng lên nhân dân các thuộc địa. Việt Nam là thuộc đại của Pháp tiếp tục bị đàn áp bởi những chính sách cai trị phản động. Đảng cộng sản Đông Dương và các tổ chức cộng sản bị thực dân Pháp tấn công điên cuồng. Báo chí tiến bộ bị đóng cửa. Những quyền lợi mà quần chúng giành được trong thời kỳ đấu tranh dân chủ bị thủ tiêu. Hàng loạt cán bộ, đảng viên và quần chúng bị bắt bớ, giam cầm đầy đọa trong các nhà tù và các trại tập trung do pháp lập thêm. Đồng thời với chính sách đàn áp khủng bố, thực dân Pháp còn ra lệnh tổng động viên, bắt lính đưa sang Pháp phục vụ chiến tranh, bắt phu xây dựng các công trình quân sự ở Đông Dương . Chính sách kinh tế thời chiến của Pháp đã được thực hiện nhằm vơ vét sức ngừơi, sức của ở Đông Dương phục vụ cho cuộc chiến tranh ở Pháp. Trừ bọn tay sai đế quốc, đại địa chủ và tư sản mại bản thì mọi giai cấp tầng lớp trong xã hội Việt Nam đều bị ảnh hưởng tai hại bởi chính sách cai trị thời chiến của đế quốc Pháp. Giai cấp công nhân bị bóc lột nặng nề, ngày phải làm việc từ 10 đến 12h, tiền lương bị cắt giảm, sa thải. Nông dân thì càng đói khổ và cùng cực hơn với sưu cao thuế nặng, phải nhổ lúa trồng đay, bị bắt đi phu đi lính… Giai cấp tiểu tư sản cũng lâm vào cuộc sống lao đao, bế tắc thất nghiệp, đóng cửa sập tiệm. Tư sản dân tộc bị phá sản hàng loạt. Tình cảnh nhân dân Việt Nam ngày càng tệ hại hơn khi “chính quốc” Pháp đầu hàng phát xít Đức (6-1940) và ở Đông Dương, chính quyền thực dân Pháp đã chấp nhận sự chiếm đóng của Phát xít Nhật. nhân dân Việt Nam vốn đã cực khổ nay phải chịu cảnh “một cổ đôi tròng” lại càng điêu đứng hơn. Dưới ách áp bức bóc lột của đế quốc, phát xít Pháp- Nhật làm cho mâu thuẫn dân tộc giữa toàn thể nhân dân Việt Nam với Pháp – Nhật ngày càng gay gắt. Yêu cầu cấp thiết của cách mạng Việt Nam là phải giải quyết ngay mâu thuẫn đó, phải chĩa mũi nhọn chính vào bọn đế quốc, phát xít, đánh đổ ách thống trị của đế quốc, phát xít giành độc lập dân tộc. “Bước sinh tồn của các dân tộc Đông Dương không còn có con đường nào khác là con đường đánh đổ đế quốc Pháp, chống tất cả ách ngoại xâm vô luận da trắng hay da vàng để tranh lấy giải phóng dân tộc”[ 1; 55-56] Lịch sử đặt lên vai Đảng ta- đội tiên phong cách mạng của giai cấp công nhân, bộ tham mưu duy nhất của dân tộc và lãnh tụ của Đảng, của dân tộc- Hồ Chí Minh một sứ mệnh nặng nề. Hồ Chí Minh là người nhìn xa trông rộng, nhạy bén nắm bắt tình hình và yêu cầu của lịch sử nhanh chóng có chủ trương biện pháp đúng đắn, thích hợp khơi dậy mợi tiềm năng, tận dụng được mọi điều kiện, tổ chức và lãnh đạo mọi lực lượng thực hiện mọi yêu cầu của lịch sử. Mặc dù ở nước ngoài nhưng Người vẫn luôn theo sát tình hình cách mạng trong nước. Trước những chuyển biến của tình hình thế giới và trong nước có ảnh hưởng trực tiếp đến cách mạng Việt Nam, Người đã nhanh chóng nhận thức được yêu cầu của cách mạng nước ta và gấp rút chuẩn bị về tư tưởng, đường lối chỉ đạo cách mạngtrở về tổ quốc để trực tiếp lãnh đạo cách mạng trong nước. 2. Hoạt động lý luận và thực tiễn của Hồ Chí Minh nhằm hoạch định đường lối, phương pháp cách mạng, hoàn chỉnh chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cách mạng Việt Nam trong thời kỳ vận động cách mạng tháng Tám (1945) Ngay từ khi chiến tranh thế giới nổ ra, Hồ Chí Minh không hề bất ngờ và Người đã dự đoàn khá chính xác về cuộc chiến tranh này. Theo dõi sát tình hình thế giới, trên cơ sở phân tích khoa học, chính xác sự phát triển của các nước tư bản với những mâu thuẫn, âm mưu và tham vọng, từ năm 1924, trong bài “Đông Dương và Thái Bình Dương”, Hồ Chí Minh đã tiên đoán: “Thái Bình Dương và các nước thuộc địa xung quanh Thái Bình Dương, tương lai có thể trở thành một lò lửa của chiến tranh thế giới mà giai cấp vô sản sẽ phải nai lưng ra gánh…Những hoạt động ấy không những chỉ nguy cho giai cấp vô sản Đông Dương và Thái Bình Dương, nó còn nguy cho cả vận mệnh của giai cấp vô sản quốc tế nữa” [ 6 ; 247] Và từ đầu năm 1930, trong lời kêu gọi thành lập Đảng, Hồ Chí Minh lại nhận định: “Cuộc chiến tranh thế giới thứ hai đang được ráo riết chuẩn bị” [ 5 ; 304]. Đến cuối năm 1938, Nguyễn Ái Quốc rời Liên Xô, về đến Trung Quốc và tìm cách về nước hoạt động, trực tiếp lãnh đạo cách mạng nước ta. Từ cuối năm 1938 đến đầu năm 1940, từ Tây An ( Thiên Bắc) Người về Quế Lâm (Quảng Tây), tìm cách liên lạc với trung ương Đảng cộng sản Đông Dương. Tại Quế Lâm, Người tham gia công tác trong một đơn vị Bát Lộ quân (tổ chức vũ trang của Đảng cộng sản Trung Quốc). Người viết bài báo gửi về nước trên báo “Tiếng nói của chúng ta” nhằm tuyên truyền giác ngộ nhân dân ta hiểu rõ âm mưu, hoạt động tội ác của phát xít Nhật, học tập những kinh nghiệm kháng Nhật của nhân dân Trung Quốc. Người còn viết bài cho báo “Cứu vong nhật báo”, viết báo cáo gửi Quốc tế cộng sản phản ánh tình hình và phong trào cách mạng Đông Dương, nêu phương hướng hoạt động của phong trào cách mạng Việt Nam, xây dựng phát triển căn cứ địa cách mạng, mở rộng măt trận thống nhất dân tộc cứu nước . Đầu năm 1940, Hồ Chí Minh đến Côn Minh (Vân Nam, Trung Quốc) để chắp nối liên lạc với trung ương Đảng cộng sản Đông Dương. Tại đây, Người chuản bị về đường lối cách mạng, tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ để đáp ứng những yêu cầu của tình hình thế giới trong nước đang chuyển biến nhanh chóng. Ngày 20-6-1940, nước Pháp bại trận, bị phát xít Đức chiếm đóng. Người nhận định cơ hội giành độc lập tự do cho tổ quốc và nhân dân ta đang đến gần, Người đã chỉ thị cho một số cán bộ của Đảng đang hoạt động ở Trung Quốc phải gấp rút chuẩn bị mọi mặt điều kiện để trở về tô quốc hoạt động. Ngay trong lúc này Người đã cùng một số cán bộ ta bàn bạc , đánh giá tình hình nhằm hoạch định chủ trương, đường lối, phương pháp cách mạng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của thời kỳ cách mạng mới. Người đã dự định đến việc xây dựng căn cứ địa cách mạng ở Cao Bằng, thành lập mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi có tên là Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh để đoàn kết toàn dân cứu nước. Cuối năm 1940 đầu năm 1941, tại làng Nậm Quang (Tĩnh Tây, Quảng Tây, Trung Quốc), gần biên giới Việt-Trung, Người đã mở lớp huấn luyện 40 cán bộ để xây dựng và phát triển lực lượng cách mạng ở trong nước. Tài liệu của các lớp huân luyện cán bộ do Người biên soạn sau được in thành cuốn sách có tên là “Con đường giải phóng” Sau lớp huấn luỵên, những cán bộ do Người trực tiếp đào tạo, huấn luyện nhanh chóng trở về Cao Bằng tổ chức thí điểm xây dựng các đoàn thể Cứu quốc của Mặt trận Việt Minh. Ngày 28-1-1941, Người trở về tổ quốc. tại Cao Bằng Người trực tiếpchỉ đạo công tác thí điểm rút kinh nghiệm xây dựng các đoàn thể Cứu quốc của mặt trận Việt Minh và công tác xây dựng căn cứ địa cách mạng. Từ ngày 10 đến 19-5-1941, thay mặt Quốc tế cộng sản Người triệu tập và chủ trì Hội nghị lần thứ 8 của Trung Ương Đảng tại Pac-bó (Cao Bằng) dưới sự chỉ đạo của Người. Hội nghị trung ương lần thứ 8 đã đề ra đương lối, phương pháp cách mạng Việt Nam trong thời kỳ vận động cách mạng tháng Tám năm 1945, hoàn chỉnh chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cách mạng của Đảng. Theo sáng kiến của Người, Hội nghị quyết định thành lập Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh gọi tắt là Việt Minh để xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, tập hợp hết thảy các lực lượng yêu nước, dân tộc đấu tranh giành độc lập hoàn toàn cho đất nước. Ngày 19-5-1941, tại Pac-bó (Cao bằng), Mặt trận Việt Minh chính thức thành lập công bó tuyên ngôn, chương trình, điều lệ của Việt Minh. Tuyên ngôn, chương trình, điều lệ của Mặt trận Việt Minh là một biểu hiện cu thể hóa sinh động tư tưởng, đường lối, phương pháp cách mạng của Hồ Chí Minhcủa Đảng trong thời kỳ vận động Cách mạng tháng Tám (1945). Sau hội nghị lần thứ 8 của Trung Ương Đảng và sau ngày thành lập Mặt trận Việt Minh, Người biên soạn nhiều tài liệu quan trọng có giá trị cụ thể hóa tư tưởng đường lối, phương pháp cách mạng của Người và của Đảng, chính sách đại đoàn kết toàn dân cứu nước của Việt Minh để tuyên truyền, phổ biến, học tập và vận dụng trong cán bộ, đảng viên và quần chúng như: Kính cáo đồng bào (6-6-1941), Mười chính sách của Việt Minh (thơ- 1941), Thế giới đại chiến và phận sự dân ta (21-12-1941), Lịch sử nước ta (2-1942), Nên học sử ta (2-1942), Chiến thuật du kích (1942), Pháp dùng binh của Tôn Tử (1942), Thư gửi đồng bào toàn quốc (10-1944), Thư kêu gọi tổng khởi nghĩa (8-1945)… Trong quá trình hoạt động, tổ chức lãnh đạo cách mạng Người không chỉ chú trọng nắm chắc, phân tích, đánh giá đúng tình hình trong nước, quốc tế, vận dụng sáng tạo quan điểm chủ nghĩa Mac-lênin và kinh nghiệm cách mạng thế giới vào hoàn cảnh thực tiễn cách mạng Việt Nam, đề ra đường lối, phương pháp cách mạng đúng đắn, khoa học mà còn thường xuyên coi trọng công tác tuyên truyền, giác ngộ cho cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân về chủ nghĩa Mac-lênin, đường lối, phương pháp cách mạng của Đảng. Tháng 8-1941, Hồ Chí Minh sáng lập ra báo Việt Nam độc lập, tuyên truyền giác ngộ quần chúng về tư tưởng, đường lối, phương pháp cách mạng của Người và của Đảng, thực hiện chính sách đại đoàn kết toàn dân cứu nước của Việt Minh, tham gia các tổ chức Cứu quốc và các hoạt động công tác của Mặt trận Việt Minh. Những hoạt động của Hồ Chí Minh trong thời kỳ 1939-1945 vô cùng phong phú. Với những trước tác của Người đã trở thành cơ sở cho việc nghiên cứu về tư tưởng, đường lối, phương pháp cách mạng của Người trong thời kỳ vận động Cách mạng tháng Tám (1939-1945) 3. Nội dung tư tưởng, đường lối, phương pháp cách mạng của Hồ Chí Minh trong thời kỳ vận động Cách mạng tháng Tám 1945 3.1. Nội dung tư tưởng, đường lối cách mạng. Ngay từ đầu 9-1939, chiến tranh thế giới thư hai bùng nổ, tình hình trong nước và quốc tế có nhièu biến chuyển nhanh chóng. Trước tình hình mới, Đảng cộng sản Đông Dương đã kịp thời chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cách mạng. Ngày 29-9-1939, Trung Ương Đảng đã ra thông cáo gửi các cán bộ Đảng trong nước chỉ rõ: “Hiện nay tình hình đã thay đổi nhiều, Hoàn cảnh Đông Dương sẽ tiến bước đến vấn đề dân tộc giải phóng”. Tiếp đó Hội nghị trung ương lần thứ 6 (11-1939) đã nhận định trong điều kiện lịch sử mới: “Bước sinh tồn của các dân tộc Đông Dương không còn có con đường nào khác là con đường đánh đổ đế quốc Pháp, chống tất cả ách ngoại xâm vô luận da trắng hay da vàng để tranh lấy giải phóng dân tộc” [ 1; 55- 56]. Từ đó Hội nghị đặt vấn đề giải phóng dân tộc là nhiệm vu hàng đầu, cấp bách nhất của cách mạng Đông Dương. “Lấy quyền lợi dân tộc làm tối cao, tất cả mọi vấn đề của cuộc cách mệnh, kể cả vấn đề ruộng đất cũng phải nhằm vào cái mục đích ấy mà giải quyết” Để hoàn thành nhiệm vụ cấp bách, hàng đầu của cách mạng, Hội nghị chủ trương thành lập Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương (thay cho Mặt trận dân chủ Đông Dương), Giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc, tập hợp rộng rãi mọi lực lượng yêu nước dân tộc, đánh đuổi đế quốc và tay sai giành độc lập, lập “chính phủ liên bang cộng hòa dân chủ Đông Dương” Đầu tháng 11-1940, Hội nghị trung Ương 7 tiếp tục nhận định, từ sau chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, nhất là sau khi Pháp bại trận (6-1940), vấn đề dân tộc giải phóng, vấn đề dân tộc độc lập đã trở thành vấn đề gay gắt. Đảng phải lấy sứ mệnh thiêng liêng “lãnh đạo các dân tộc bị áp bức ở Đông Dương võ trang bạo động giành lấy quyền tự do, độc lập”. Hội nghị . Hồ Chí Minh gắn liền với cuộc đấu tranh cách mạng sôi nổi vào phong phú của Người, với các thời kỳ cách mạng vẻ vang của Đảng. Nghiên cứu vai trò của Hồ. hiến của Hồ Chí Minh đối với những thắng lợi của cách mạng tháng Tám (1945) sẽ góp phần tích cực vào công việc nghiên cứu cuộc đời hoạt động cách mạng của

Ngày đăng: 10/08/2013, 22:10

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan