đặc trưng của chủ nghĩa tư bản hiện đại

11 9.9K 74
đặc trưng của chủ nghĩa tư bản hiện đại

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

những đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa tư bản hiện đại

Chủ nghĩa bản hiện đại thế kỷ XX mang lại thành tựu lớn lao cho lịch sử nhân loại nhưng nó đã trải qua những thời kỳ phát triển phức tạp nhất kể từ khi ra đời đến nay: giai đoạn chủ nghĩa đế quốc (1900-1945) và chủ nghĩa bản hiện đại (1945- nay) với các đặc trưng riêng của từng thời kỳ. Trong suốt thời kỳ phát triển của chủ nghĩa bản những đặc trưng của nó không bị mất đi mà nó là sự kế thừa và phát triển cao hơn giai đoạn trước để điều chỉnh và hoàn thiện chính mình. 1. Chủ nghĩa bản ra đời dựa trên cơ sở của một cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật vì thế những đặc điểm và thành tựu của nó gắn chặt với sự phát triển của khoa học kỹ thuật. Chủ nghĩa đế quốc cũng ra đời từ cuộc cách mạng công nghiệp (1880-1939) còn chủ nghĩa bản hiện đại ra đời trên cơ sở những thành tựu vượt bậc của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật. Cuộc cách mạng này phát triển liên tục nhưng theo hai xu hướng: tích cực và tiêu cực Chúng ta đều biết rằng con người muốn tồn tại được thì luôn phải nâng cao sức sản xuất, trình độ lao động, công cụ lao động, nguyên liệu sản xuất… Với thành tựu của cách mạng khoa học kỹ thuật, chủ nghĩa bản đã đạt được những thành tựu mà trong lịch sử loài người chưa bao giờ đạt tới đưa con người vượt xa nhiều thế kỷ. Cách mạng khoa học kỹ thuật trong chứ đầy một thế kỷ nhưng đã tạo ra khối lượng của cải vật chất đồ sộ hơn khối lượng vật chất của tất cả các thế hệ trước kia gộp lại, dẫn tới sự dư thừa về hàng tiêu dùng trong xã hội làm cho đời sống vật chất và tình thần của con người được nâng cao. Chính những thành tựu của cách mạng khoa học kỹ thuật đã đưa Nhật Bản từ một đống đổ nát trở thành một nền kinh tế hùng mạnh đứng thứ hai thế giới sau Mỹ trong thế giới bản. Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật tạo nên sự liên kết giữa các nhà bản để hình thành ngành công nghiệp mới, đây là yếu tố quan trọng để thúc đẩy toàn cầu hóa. Cách mạng khoa học kỹ thuật phát triển thì trình độ và nhận thức của con người sẽ ngày càng cao hơn buộc các nhà bản phải tìm cách thích nghi với yêu cầu đòi hỏi của công nhân. Sự phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật trong những năm gần đây đã đưa loài người bước vào nền văn minh mới mà người ta thường gọi là “văn minh hậu công nghiệp”, “văn minh tin học”, hay “văn minh trí tuệ”… Tuy nhiên mặt hạn chế đó là chủ nghĩa bản đã lợi dụng thành tựu của khoa học kỹ thuật trong việc đầu khai thác bóc lột và bành trướng ra những nước khác để khai thác tài nguyên thiên nhiên. Từ đây chủ nghĩa bản phải đối mặt với sự vơi cạn của tài nguyên thiên nhiên, ô nhiễm môi trường. 2. Quá trình tập trung bản và vai trò của nhà nước Cả thời kỳ chủ nghĩa đế quốc và chủ nghĩa bản đều dựa trên nền tảng kinh tế chủ yếu là vẫn dựa vào những tổ chức lũng đoạn và những công ty độc quyền lớn.Tư bản độc quyền thời kỳ này phát triển cao hơn thời kỳ chủ nghĩa đế quốc. Nếu như trong thời kỳ chủ nghĩa đế quốc tập trung sản xuất và tập trung bản cao dẫn tới sự ra đời của các tổ chức độc quyền có vai trò chi phối đời sống kinh tế. Các tổ chức độc quyền đó chỉ là sự liên kết của các công ty kinh doanh sản xuất cùng một ngành, 1 lĩnh vực trên cơ sở của sự phát triển tự do cạnh tranh. Còn sang thời kỳ chủ nghĩa bản quá trình tập trung và tích tụ bản mạnh mẽ dẫn đến sự ra đời của các tập đoàn bản lũng đoạn nhà nước. Chủ nghĩa bản lũng đoạn nhà nước là sự dung hợp của nhà nước với các tập đoàn bản lũng đoạn thành một bộ máy thống nhất có quyền lực vô hạn nhằm phục vụ cho quyền lợi của chủ nghĩa bản. Ở Mỹ 100 tổ chức lũng đoạn nhà nước nhất chiếm 43,4% tổng sản lượng công nghiệp Mỹ. Xu thế này diễn ra trong những năm 50-70, diễn ra quá trình tập trung bản ở một số ngành then chốt mà biểu hiện là việc quốc hữu hóa 1 số ngành công nghiệp quan trọng, 1 số ngành làm ăn thua lỗ, một số ngành công cộng như điện, nước…hoặc chuyển các xí nghiệp của nhà nước thành xí nghiệp của tập đoàn lũng đoạn theo biện pháp nào có lợi cho chủ nghĩa bản. Để đạt được mục đích đó chủ nghĩa bản tiến hành quốc hữu hóa bằng cách tập trung vốn của nhà nước cho các tập đoàn lũng đoạn qua việc tăng thuế , vơ vét tiền tiết kiệm, tiền bảo hiểm xã hội, lạm phát. Nhà nước thi hành các biện pháp chính sách về giá cả, trợ cấp cho các tập đoàn lũng đoạn, chính sách lương bổng, mua hàng ứ đọng cho chủ nghĩa bản, để giải quyết vấn đề thị trường. Chính phủ Mỹ thường xuyên mua nông phẩm ế thừa , đặt mua vũ khí thường xuyên. Việc mở rộng tiêu thụ của nhà nước là một đặc điểm mới rất quan trọng của chủ nghĩa bản lũng đoạn nhà nước nhằm cứu vãn cho các tập đoàn bản đang có nguy cơ thua lỗ, phá sản. Đại bộ phận chi tiêu của ngân sách nhà nước Pháp chi vào cái túi các công ty lũng đoạn Quốc hữu hóa bản là một đặc trưng của nước Nhật trong giai đoạn này. “Toàn bộ đời sống kinh doanh của nước Nhật đều gắn bó với tưởng phục vụ nhà vua và nhà nước. Hệ thống nhà nước hỗ trợ kinh doanh được thực hiện qua các dự án do Samurai đề xuất. Vì thế những ngân hàng lớn và những công ty đầu tiên của Nhật đều thuộc nhà nước”[1 ; 174]. Về sau nhà nước bán lại những ngân hàng này cho nhân. Như vậy từ 1945 đến 1973 là giai đoạn nhà nước can thiệp vào một số ngành công nghiệp then chốt và có sự điều tiết trực tiếp của nhà nước. Sau cuộc khủng hoảng 1973, chủ nghĩa bản tìm cách thích nghi và có sự thay đổi lớn đặc biệt là trong vai trò của nhà nước. Để đối phó với các cuộc khủng hoảng các nhà bản đã tiến hành cải tổ nền kinh tế, thúc đẩy hơn nữa sự phát triển của khoa học kỹ thuật, tìm ra cách quản lý mới hiệu quả hơn, đó là quá trình nhân hóa, chuyển sự can thiệp của nhà nước từ trực tiếp sang gián tiếp với sự quay trở lại của thị trường tự do cạnh tranh nhưng ở mức độ cao hơn. Nguyên nhân là do sự chỉ đọa của chính phủ không đảm bảo cho sự tăng trưởng hữu hiệu của nền kinh tế. Bên cạnh những tập đoàn bản lũng đoạn còn xuất hiện các công ty vừa và nhỏ. Vì nó có khả năng trang bị thiết bị hiện đại nhất, phù hợp nhanh với sự biến đổi của thị trường, có khả năng giải quyết nhanh và hiệu quả công việc mà không cần nhiều nhân công. Kinh doanh nhỏ chiếm một vị trí đặc biệt trong kinh tế Mỹ và ở đây có một hệ thống trợ giúp kinh doanh nhỏ phát triển nhất. “Nhỏ mà đẹp” vốn là khẩu hiệu rất phổ cập ở Mỹ từ đầu những năm 70, được hiểu như là phản ứng đối với sự thống trị kinh doanh lớn. Hiện tượng kinh doanh nhỏ gây ấn tượng về tăng trưởng chưa từng có trong 3 thập niên gần đây. “Năm 1870, Mỹ chỉ có 300 hãng nhỏ, 1970 đã có 5 triệu và đến 1990 lên tới 22 triệu. Theo thống kê chính thức của Mỹ cho biết 90% số doanh nghiệp của Mỹ là doanh nghiệp vừa và nhỏ, chiếm 50% trong GDP, trên 54% sức lao động, 50% phát minh kỹ thuật”[1; 185]. Sự phát triển của khoa học kỹ thuật đưa tới sự liên hợp quốc tế ngày càng cao dẫn tới sự ra đời của các công ty xuyên quốc gia. Mc Donal’s là công ty kinh doanh ngành thực phẩm ăn uống của Mỹ nổi tiếng thế giới và có hệ thống chi nhánh khắp thế giới. Ra đời từ 1948 đến nay McDonal’s đã có trên 7.900 điểm bán hàng ở Mỹ và các nước khác chiếm 19% thị trường thức ăn nhanh với doanh thu 8,7 tỉ USD/năm (1996) Đối với ngành phần mếm máy tính, Microsoft với sự hợp tác giữa William Gates và Paul Allen được thành lập năm 1975. Sau đó lập chi nhánh ở New Mexico. Năm 1984 Microsoft bán phần mềm máy tính cho 200 hãng sản xuất cá nhân và bắt đầu cài hệ MS-DOS cho các máy tính cá nhân. Năm 1990 Microsoft trở thành công ty phần mềm máy tính có tên tuổi đầu tiên với doanh thu 1 tỉ USD/năm. Giữa những năm 90 công ty bắt đầu mở rộng hoạt động vào lĩnh vực truyền thông đại chúng, giải trí, cung cấp thông tin trên mạng Internet. Năm 1996, Microsoft đã liên minh với National Broad casting Company NBC thành MS NBC với các kênh truyền hình 24h/ngày. Những công ty này đóng vai trò ngày càng lớn trong nền kinh tế bản chủ nghĩa và sự lệ thuộc của các công ty ngày càng tăng, làm giảm vai trò can thiệp của nhà nước vào nền kinh tế. Thời kỳ này chủ nghĩa bản được gọi là chủ nghĩa bản nhân dân. Đó là việc nhà nước tiến hành cổ phần hóa doanh nghiệp, bán cổ phần cho nhân dân. Đây là hình thức tiến bộ theo kiểu hợp tác hai bên cùng có lợi. Hình thức này còn phổ biến ở các nước chủ nghĩa xã hội như Việt Nam, Trung Quốc. Tuy nhiên chủ yếu cổ phiếu vẫn rơi vào tay chủ giàu có vì công nhân không có nhiều tiền để mua. Sang thời kỳ toàn cầu hóa, tính nhân hóa càng mạnh, có thể quyết định mọi vấn đề mà không cần phải trông chờ vào nhà nước. Nhưng càng nhân hóa thì khả năng quản lý của nhà nước thông qua hệ thống pháp luật ngày càng chặt chẽ. Đòi hỏi những chính phủ mạnh, có những quyết định sáng suốt nhưng quy mô phải nhỏ gọn. 3. Quá trình tập trung sản xuất. Khác với chủ nghĩa đế quốc quá trình tập trung sản xuất cũng diễn ra nhưng theo kiểu tập trung vào một ngành, còn trong thời kỳ chủ nghĩa bản hiện đại thì tập trung sản xuất theo kiểu đa ngành. Các công ty không chỉ kinh doanh một lĩnh vực, 1 loại mặt hàng mà tiến tới kinh doanh rất đa dạng. Về phía lao động cũng có sự thay đổi. Nếu như trong thời kỳ chủ nghĩa đế quốc lao động theo kiểu dập khuôn, như một cái máy (học thuyết Taylo) thì trong thời kỳ này lao động sáng tạo được đề cao, họ có trình độ hơn, được hưởng lương cao hơn và thường xuyên được đào tạo lại. Điều này dẫn tới sự phân hóa trong tầng lớp công nhân với sự ra đời cảu tầng lớp công nhân cổ cồn. Họ không làm việc trực tiếp mà gián tiếp với máy móc. Do sự phát triển của khoa học kỹ thuật, với sự tham gia nhiều hơn của máy móc trong sản xuất, số lượng công nhân làm việc trực tiếp giảm. Máy móc thay thế nhiều chu trình lao động cho con người, đặc biệt có thể làm thay con người trong những công vịêc nguy hiểm mà con người không làm được hoặc không nên làm. Nước Nhật nổi tiếng với những Rôbốt tự động hóa cao có thể chui vào hầm mỏ sâu và nguy hiểm, rôbốt có thể lau cửa kính trên những tòa nhà trọc trời, lặn sâu xuống đại dương tới 6-7 nghìn mét, làm việc trong những nhà máy điện nguyên tử ở những bộ phận dễ bị nhiễm xạ… Với những thành tựu đó chủ nghĩa bản hiện đại đã đưa con người từ một cái máy trở về một con người đích thực với chủ nghĩa Taylo đảo ngược. Sang thời kỳ toàn cầu hóa chủ nghĩa bản có sự thay đổi về quy mô tập trung sản xuất. Với phương châm của nền kinh tế thị trường quy luật “cá lớn nuốt cá bé” thì nhu cầu của chủ nghĩa bản cần tăng cường với quy mô lớn hơn. Bên cạnh những quy mô đó nhu cầu cần phải hiện đại hóa cũng khiến cho việc xuất hiện việc thu nhỏ quy mô ở một số ngành công nghệ cao. 4. Sự liên hiệp quốc tế của chủ nghĩa bản ngày càng phát triển. Lênin đã nói : “chủ nghĩa đế quốc đã tạo ra thị trường từ lâu rồi . Việc xuất khẩu bản dần dần tăng lên và những quan hệ về mọi mặt với nước ngoài và thuộc địa cũng như với khu vực ảnh hưởng, các tập đoàn bản lũng đoạn lớn nhất dần dần càng mở rộng thì tự nhiên tình thế sẽ đưa đến một sự liên minh quốc tế giữa các tập đoàn này với sự hình thành của những cácten quốc tế.” Nếu như thời chủ nghĩa đế quốc sự liên hiệp quốc tế hình thành những độc quyền nhằm phân chia thuộc địa thế giới thì sang thời kỳ chủ nghĩa bản hiện đại xuất hiện sự liên kết khu vực nhằm mở rộng thị trường, lưu thông kinh tế. Chủ nghĩa bản ngày càng cạnh tranh gay gắt trong đó nổi bật là vấn đề thị trường. Xu hướng liên kết khu vực cũng xuất hiện song song với xu hướng toàn cầu hóa. Những hình thức liên hợp quốc tế hiện nay là Liên hợp Mỹ-Canađa, khối mậu dịch tự do gồm 7 nước Châu Âu, khối thị trường chung EU. Khối thị trường chung là hình thức liên hợp cao nhất. Đó là một sự liên hợp quốc tế của nhiều nước bản, là một sự tập hợp quốc tế của nhiều nước bản, là một sự tập hợp quốc tế của chủ nghĩa bản lũng đoạn nhà nước. Khối này ban đầu gồm 7 nước: Pháp, Tây Đức, Bỉ, Ý, Hà Lan, Luc-xam-bua, do hiệp ước Rôma ký ngày 25-3-1957. Theo hiệp ước này giai đoạn đầu, sẽ giảm dần rồi đi đến xóa bỏ hàng rào thuế quan giữa các nước, tiến tới xây dựng chính sách thuế quan xuất nhập khẩu chung của 6 nước; khuyến khích và tiến đến sự lưu thông tự do của bản nhân lực,tiền tệ và đầu giữa 6 nước. Giai đoạn sau đi đến thống nhất thành một đơn vị kinh tế duy nhất, có nhà nước duy nhất siêu dân tộc, nhưng hiện nay EU đang ở giai đoạn đầu. Nội dung quan trọng của sự liên hợp quốc tế là tập trung bản trên quy mô nhiều nước, với sự thành lập của nhiều nhóm bản lũng đoạn quốc tế, vượt xa khỏi phạm vi một nước. Sự chuyên môn hóa sản xuất trong phạm vi cả khối liên hợp dẫn đến những sự thay đổi về cấu tạo của các nền kinh tế dân tộc. Sự liên hiệp quốc tê này dựa trên nguyên nhân là do sự cạnh tranh gay gắt về vấn đề thị trường do đó cần phải liên hiệp nhằm tăng khả năng cạnh tranh với những nước ngoài khối. Trong nội bộ đó là 1 hình thức chia lại thị trường , phạm vi ảnh hưởng cho phù hợp với sự so sánh lực lượng mới giữa các nước đế quốc, trong đều kiện có sự cạnh tranh gay gắt giữa hai phe. Đồng thời liên hợp lại cũng là một cách mở rộng thị trường về bề sâu, đó không phải là sự cộng lại đơn thuần của thị trường của mỗi nước mà là sự mở rộng thị trường, cải tiến cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải, xây dựng những xí nghiệp khổng lồ, những ngành hoạt động mới. Sự liên hợp này còn nhằm chống lại giai cấp công nhân thực hiện chủ nghĩa thực dân mới đối với phe xã hội chủ nghĩa, làm cơ sở cho liên minh quân sự, hi vọng điều hòa mâu thuẫn trong xã hội bản. 5. Xuất khẩu bản Hướng đầu của các nước đế quốc chủ nghĩa trước kia là nhằm vào những nước kém phát triển, thông qua nhà nước, số vốn lớn và lâu dài, chủ yếu là thông qua khai thác bóc lột thuộc địa. Nhưng sang thời kỳ chủ nghĩa bản hiện đại do phong trào giải phóng dân tộc lên cao, nên hướng đầu chuyển mạnh về những nước có nền kinh tế phát triển cao theo khu vực. Số vốn đầu vào các nước đó ngày càng tăng. Việc xuất khẩu bản đem lại lợi nhuận rất lớn cho các nước bản. Tỉ suất lợi nhuận ở các nước đó lớn hơn đầu ở chính quốc. Mỹ là nước điển hình về xuất khẩu bản. Tỉ suất đầu trực tiếp của nhân Mỹ ở nước ngoài tăng liên tục từ 7,2tỉ USD (1946), lên34,7 tỉ USD (1961). Trong đó số vốn đầu vào Canada, Tây Âu, Mỹ Lainh chiếm 80%. Giá nhân công ở Tây Âu cũng rẻ hơn ở Mỹ 3 đến 4 lần, còn ở những nước kém phát triển rẻ hơn Mỹ 5 đến 9 lần. Việc xuất khẩu bản của các nước bản còn là một biện pháp để kiểm soát, khống chế về kinh tế các nước khác và thực hiện chính sách thuộc địa kiểu mới. Ví dụ những công ty của Mỹ ở Pháp chiếm 2% ngạch kinh doanh của các xí nghiệp Pháp, 5% ở Anh, 4% ở Tây Đức nhưng lại tập trung ở số ít ngành và kiểm soát 40-50% ngành đó. Từ 1989 đến nay, việc xuất khẩu bản trở nên mạnh mẽ và quan trọng. Nếu như trong thời kỳ chiến tranh lạnh xuất khẩu theo khu vực, lưu thông tu bản rất chậm thì đến thời kỳ toàn cầu hóa, chưa bao giờ xuất khẩu bản lại bùng nổ mạnh mẽ và nhanh chóng như thế. Xuất khẩu bản theo kiểu du mục. Vì sự luân chuyển nhanh chóng thông qua những quỹ đầu tư, cho vay một cách trực tiếp sang các nước khác chứ không phải thông qua chính phủ. Hình thức xuất khẩu bản thời kỳ này cũng phong phú hơn thời kỳ trước, xuất hiện hình thức đầu ngắn hạn do nhân tiến hành. Họ đầu rất nhanh và cũng rút vốn nhanh. Vì vậy thời kỳ này xuất khẩu bản được ví như “đuôi khủng long”. 6. Mối quan hệ giữa các nước bản phát triển với các nước đang phát triển có sự thay đổi. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, các nước thuộc địa, phụ thuộc giành được độc lập có chủ quyền, còn được gọi là những nước thứ ba. Các nước này có tài nguyên thiên nhiên phong phú, sau chiến tranh vai trò của các nước này càng quan trọng. Cả hai khối đều muốn tìm cách lôi kéo những nước này về phía mình nên các nước được hưởng tất nhiều ưu đãi. Thậm chí các nước bản còn phụ thuộc vào các nước đó. Các nước OPEC là một ví dụ điển hình. Các nước này là những nước xuất khẩu dầu mỏ chủ yếu cho các nước bản phát triển. Vì thế nó chi phối nguồn nguyên nhiên liệu phục vụ cho kinh tế của các nước bản phát triển như Anh, Pháp, Mỹ, Nhật. Từ cuộc khủng hoảng năng lượng 1973 các nước bản tiến hành cải cách và cải tổ cơ cấu của mình. Mối quan hệ giữa chủ nghĩa bản với các nước đang phát triển có sự thay đổi đặc biệt là sau khi chiến tranh lạnh kết thúc. Xu hướng toàn cầu hóa xuất hiện, mối quan hệ giữa các nước trên thế giới trở nên bình đẳng. Xét về phương diện kinh tế, các nước đang phát triển vẫn lệ thuộc vào tiền đầu của những nước phát triển, còn các nước phát triển lệ thuộc vào thị trường của các nước đang phát triển. Mối quan hệ “phụ thuộc lẫn nhau” thể hiện rất rõ nét trong thời địa toàn cầu hóa. Hiện nay sự ràng buộc mang tính kinh tế nhiều hơn và làm thay đổi vai trò ảnh hưởng của các quốc gia. Nhật Bản từ phụ thuộc vào Mỹ sau 1945 thì, nay dần trở thành chủ nợ lớn nhất thế giới và của cả Mỹ, dần dần xây dựng lực lượng quân sự mạnh hơn và thoát khỏi sự lệ thuộc vào Mỹ. Mỹ phải e dè không dám cấm vận Nhật Bản vì Nhật là nước có nguồn đầu lớn nhất ở Mỹ, căn cứ quân sự của Mỹ cũng đặt ở rất nhiều nơi trên đất Nhật. Thời kỳ này có sự thay đổi trong quan hệ thương mại giữa ba trung tâm tài chính lớn nhất thế giới.Nếu thời kỳ trước Mỹ- Nhật có quan hệ chặt chẽ, Tây Âu đứng độc lập thì thời kỳ này Tây Âu cạnh tranh quyết liệt với Mỹ, phụ thuộc vào Mỹ. Mỹ cũng lệ thuộc vào những nước đầu vào nước mình như Nhật, Đài Loan… 7. Chủ nghĩa bản tuy phát triển nhưng nó vẫn tồn tại rất nhiều hạn chế mà bản thân nó không thể giải quyết nổi. Đó là hàng loạt những mâu thuẫn trong lòng xã hội bản. Trong đó mâu thuẫn cố hữu của nó chính là mâu thuẫn giữa chủ bản với người làm thuê. Mâu thuẫn giữa sản với vô sản đã xuất hiện ngay từ khi chủ nghĩa bản ra đời, nó không mất đi mà luôn tồn tại khi thì gay gắt, khi thì được xoa dịu. Chủ nghĩa bản càng phát triển thì sự bóc lột của bản với công nhân ngày càng tinh vi hơn. Với những máy móc hiện đaị, làm cho năng suất và sản phẩm ngày càng tăng nhanh những lợi nhuận đó chỉ chui vào túi chủ bản mà người công nhân không được nhận được bao nhiêu. Bên cạnh đó thời kỳ này còn nảy sinh ra nhiều mâu thuẫn mới mà giai đoạn trước không có. Đó là mâu thuẫn giữa các trung tâm tài chính Mỹ, tây Âu, Nhật bản, giữa các nước bản phát triển với các nước đang phát triển và giữa các nước bản với nhau. Chủ nghĩa bản hiện đại ra đời trên cơ sở của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật . Một mặt cuộc cách mạng này đưa chủ nghĩa bản phát triển với tốc độ chóng mặt nhưng mặt khác nó tạo ra những tiêu cực hạn chế chưa từng có trong lịch sử. Việc chủ nghĩa bản lợi dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật để bóc lột nhân công ngày càng nhiều hơn và tinh vi hơn. Chủ nghĩa bản càng chèn ép hơn nữa đối với các nước ngoài. Chủ nghĩa bản ngày càng đối mặt với vấn đề môi trường và với việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc riêng của từng quốc gia trong khi chủ nghĩa bản muốn áp dụng nền kinh tế toàn cầu hóa, muốn sử dụng đồng hóa về kinh tế để phát triển cao hơn nưa nhưng lai gặp sự chống trả quyết liệt của các nước nghèo, những nước có ít sự lựa chọn hơn. Chủ nghĩa bản phát triển càng mạnh mẽ thì họ càng bị lên án vì tàn phá tài nguyên thiên nhiên, ô nhiễm môi trường…. Lợi dụng thành tựu của khoa học kỹ thuật, chủ nghĩa bản sản xuất những vũ khí hủy diệt gây ô nhiễm môi trường, phá vỡ cảnh quan thiên nhiên, bệnh tật, phá vỡ những giá trị văn hóa truyền thống… Chủ nghĩa bản ngày nay có nhiều đặc điểm mới khác với chủ nghĩa đế quốc, nhưng về bản chất, chủ nghĩa bản hiện đại vẫn là chủ nghĩa bản. Dù chủ nghĩa bản có phát triển đến đâu thì chủ nghĩa bản cũng không vượt ra khỏi những bản chất cố hữu của nó. Ngày nay chủ nghĩa bản tạo ra những bước phát triển vượt bậc cho nhân loại nhưng với hạn chế tồn tại trong lòng xã hội bản nên nó không thể trở thành mô hình lý tưởng của loài người trong tương lai . thống… Chủ nghĩa tư bản ngày nay có nhiều đặc điểm mới khác với chủ nghĩa đế quốc, nhưng về bản chất, chủ nghĩa tư bản hiện đại vẫn là chủ nghĩa tư bản. Dù chủ. Những đặc điểm của chủ nghĩa tư bản hiện đại, NXB Sự thật, 1964 9. Trần Văn Sơn, Chủ nghĩa đế quốc, NXB Sự thật, 1957 10.Viện kinh tế, Chủ nghĩa tư bản hiện

Ngày đăng: 10/08/2013, 21:22

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan