Giải pháp thúc đẩy hoạt động kinh doanh của chi nhánh Hà Nội thuộc Công ty TNHH Thương mại và đầu tư kỹ thuật Ánh Dương

70 164 0
Giải pháp thúc đẩy hoạt động kinh doanh của chi nhánh Hà Nội thuộc Công ty TNHH Thương mại và đầu tư kỹ thuật Ánh Dương

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Lời mở đầu 1. Sự cần thiết nghiên cứu đề tài. Công ty TNHH thương mại và đầu tư kỹ thuật Ánh Dương là một công ty tư nhân kinh doanh xuất nhập khẩu (XNK) nhiều mặt hàng khác nhau. Những năm vừa qua công ty đã không ngừng lớn mạnh về quy mô và đạt được những kết quả kinh doanh đáng kể. Với sự kiện lớn là Việt Nam gia nhập tổ chức WTO với đầy cơ hội và thách thức cùng với những rủi ro của cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu đem lại thì công ty không thể tránh khỏi những tác động từ bên trong và bên ngoài của công ty. Những tác động đó đã đẩy công ty đứng trước rất nhiều khó khăn, hiệu quả kinh doanh chưa được duy trì ổn định. Bên cạnh đó, một số khâu trong tổ chức quản lý và chỉ đạo bên trong công ty vẫn còn rất nhiều hạn chế và khó khăn. Xuất phát từ tình hình trên tôi quyết định lựa chọn đề tài: “Giải pháp thúc đẩy hoạt động kinh doanh của chi nhánh Hà Nội thuộc Công ty TNHH Thương mại và đầu tư kỹ thuật Ánh Dương” để viết chuyên đề thực tập cuối khoá. 2. Mục tiêu nghiên cứu. Việc nghiên cứu đề tài thực hiện dựa trên việc tìm hiểu thực trạng hoạt động kinh doanh XNK của công ty để đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh đạt kết quả cao trong thời gian tới. 3. Đối tượng nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thương mại (DNTM), cụ thể là Công ty TNHH Thương mại và đầu tư kỹ thuật Ánh Dương. 4. Phạm vi nghiên cứu. Đề tài nghiên cứu tại Công ty TNHH Thương mại và đầu tư kỹ thuật Ánh Dương trên thị trường miền Bắc. Thời gian nghiên cứu là số liệu các năm: 2007, 2008 và 2009 dựa trên góc độ tiếp cận về tỷ trọng các sản phẩm và dịch vụ công ty kinh doanh và các chỉ tiêu đánh giá hoạt động kinh doanh của công ty. 5. Tổng quan về tình hình nghiên cứu đề tài. 1,Giáo trình Marketing thương mại: Tên tác giả: PGS.TS Nguyễn Xuân Quang Nhà xuất bản: Đại Học Kinh Tế Quốc Dân. Giáo trình marketing thương mại giúp doanh nghiệp tiếp cận với hoạt động kinh doanh của mình dựa trên góc độ marketing với bốn công cụ trong marketing hỗn hợp : sản phẩm (product): giúp công ty lựa chọn được các sản phẩm phù hợp với ngành kinh doanh và tiếp cận với thị trường một cách tốt nhất từ đó đưa ra các định hướng phát triển sản phẩm của công ty. Giá (price): hoạt động định giá của doanh nghiệp giúp công ty thực hiện được các mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận; mục tiêu doanh số bán; mục tiêu phát triển các phân đoạn thị trường; mục tiêu cạnh tranh đối đầu. Phân phối (place): lựa chọn địa điểm và thiết kế các hệ thống kênh phân phối giúp công ty tổ chức tốt được quá trình phân phối hiện vật. Xúc tiến (promotion): sản phẩm công ty chủ yếu là dịch vụ, các sản phẩm vô hình nên hình thức xúc tiến chủ yêu của công ty là: quảng cáo, quan hệ công chúng và hoạt động khuyếch trương khác. Hoạt động xúc tiến đưa hình ảnh và sản phẩm của công ty đến gần với khách hàng hơn và làm cho khách hàng biết đến các sản phẩm của công ty. 2, Giáo trình Quản trị doanh nghiệp thương mại I, II Tên tác giả: PGS.TS Nguyển Minh Đường. PGS.TS Nguyễn Thừa Lộc. Nhà xuất bản: Lao động- xã hội. Góc độ tiếp cận kinh doanh của công ty theo giáo trình này đó là: Thứ nhất, hoạt động kinh doanh thương mại thực hiện chức năng: lưu thông hàng hoá, từ nguồn hàng đến lĩnh vực tiêu dùng; thực hiện chức năng tiếp tục quá trình sản xuất trong khâu lưu thông; chức năng dự trữ hàng hoá và điều hoà cung cầu. Thứ hai, công ty tiếp cận hoạt động kinh doanh theo các nghiệp vụ là: nghiên cứu thị trường (đây là nghiệp vụ quan trọng và đầu tiên trong khi tiến hành hoạt động kinh doanh, nghiệp vụ giúp công ty nghiên cứu nơi mà công ty sẽ mua hoặc bán sản phẩm của mình, làm rõ các yếu tố cấu thành thị trường là cung- cầu, giá cả, sự cạnh tranh để tìm ra phương thức kinh doanh phù hợp nhất); nghiệp vụ tạo nguồn và mua hàng(đây là hoạt động nghiệp vụ nhằm tạo ra nguồn hàng phù hợp với các nhu cầu của thị trường trong kỳ kế hoạch, thực hiện chức năng lưu thông hàng hoá của doanh nghiệp thương mại); nghiệp vụ dự trữ hàng hoá (đảm bảo bán hàng thường xuyên và đều đặn trong kỳ kế hoạch); nghiệp vụ quản trị bán hàng (gồm xây dựng mạng lưới bán hàng, theo đội ngũ nhân viên bán hàng, lựa chọn các kênh bán nhằm mở rộng thị trường, tăng doanh số bán, giảm chi phí bán hàng); nghiệp vụ tổ chức thực hiện các hoạt động dịch vụ khách hàng( nghiên cứu thị trường, phát hiện nhu cầu, mong muốn, hi vọng, chờ đợi của khách hàng để tìm cách thực hiện các hoạt động dịch vụ nhằm nâng cao trình độ thoả mãn nhu cầu của khách hàng); Quản trị marketing trong hoạt động kinh doanh( khởi thảo chiến lược marketing, thực hiện hiệu quả các yếu tố marketing mix, tăng cường quảng cáo, xúc tiến theo định hướng của khách hàng trong hoạt động kinh doanh). Thứ ba, công ty tiếp cận theo các yếu tố: vốn kinh doanh( là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản trong doanh nghiệp dùng trong hoạt động kinh doanh, bao gồm vốn cố định và vốn lưu động), chi phí( là tất cả các khoản chi phí từ khi mua hàng đến khi bán hàng và bảo hành cho hàng hoá trong một khoảng thời gian nhất định bao gồm chi phí biến đổi và chi phí cố định); nhân sự (lao động trong các doanh nghiệp thương mại thực hiện chức năng chuyển hoá hình thái giá trị của sản phẩm, bao gồm: cán bộ quản trị cấp cao, cán bộ quản trị cấp trung gian, cán bộ cấp thấp, công nhân, nhân viên) 3, Giáo trình Kinh tế thương mại. Tên tác giả: GS.TS: Đặng Đình Đào GS.TS: Hoàng Đức Thân Nhà xuất bản: Thống kê. Góc độ tiếp cận của doanh nghiệp thương mại là dựa vào lý thuyết chương XVI: hiệu quả kinh tế thương mại cung cấp lý luận cho mục 1.2: tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của công ty; các chỉ tiêu hoạt động kinh doanh của công ty (tổng lợi nhuận thu được trong kỳ, mức doanh lợi trên doanh số bán, mức doanh lợi trên vốn kinh doanh, năng suất lao động bình quân của một lao động,..) Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thương mại: dùng tiền của, công sức, tài năng vào công việc mua hàng hoá để bán nhằm mục đích kiếm lợi. Hoạt động kinh doanh thương mại bao gồm nội dung: nghiên cứu và xác định nhu cầu thị trường về loại hàng hoá và dịch vụ để lựa chọn kinh doanh và xây dựng chiến lược kinh doanh; huy động và sử dụng hợp lý các nguồn lực đưa vào hoạt động kinh doanh; tổ chức các hoạt động nghiệp vụ dự trữ, bảo quản, vận chuyển, xúc tiến thương mại và các hoạt dịch vụ phục vụ khách hàng; quản trị vốn, phí, hàng hoá và nhân sự trong hoạt động kinh doanh; các yếu ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là: nhóm môi trường tác nghiệp, môi trường bên trong… 6. Phương pháp nghiên cứu. Phân tích thực tiễn, phân tích lý luận và phân tích kết luận sử dụng phương pháp chuyên gia, phương pháp biện chứng duy vật. 7. Kết cấu đề tài. Nội dung chuyên đề gồm hai chương: Chương 1: Phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh ở Công ty TNHH Thương mại và đầu tư kỹ thuật Ánh Dương. Chương 2: Phương hướng và giải pháp thúc đẩy hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Thương mại và đầu tư kỹ thuật Ánh Dương

Ngày đăng: 21/07/2018, 17:28

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Lời mở đầu

  • Chương 1: Phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Thương mại và đầu tư kỹ thuật Ánh Dương.

    • 1.1. Tổng quan về Công ty TNHH Thương mại và đầu tư kỹ thuật Ánh Dương.

      • 1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty và Công ty TNHH Thương mại và đầu tư kỹ thuật Ánh Dương.

      • 1.1.2. Lĩnh vực hoạt động, chức năng, nhiệm vụ của công ty.

        • 1.1.2.1. Lĩnh vực hoạt động của công ty.

        • 1.1.2.2. Chức năng hoạt động của công ty.

        • Điều lệ hoạt động của công ty: giữ vững và phát triển hơn nữa vị trí của công ty là nhà cung ứng dịch vụ tốt nhất trên thị trường; cung cấp các sản phẩm có chất lượng cao, thời gian giao hàng nhanh, đưa ra các chế độ dịch vụ tốt nhất và đạt được sự tín nhiệm của khách hàng.

        • 1.1.2.3. Nhiệm vụ của công ty.

        • 1.1.3. Các đặc điểm hoạt động của công ty.

          • 1.1.3.1. Đặc điểm về bộ máy tổ chức, quản lý trong công ty.

          • 1.1.3.2. Nguồn lực của công ty.

            • 1.1.3.2.1 Nguồn nhân lực.

            • 1.1.3.2.2. Nguồn tài chính.

            • 1.1.3.2.3. Nguồn cơ sở vật chất kỹ thuật.

            • 1.1.4: Đặc điểm về lĩnh vực hoạt động của công ty.

            • 1.1.5. Sự ảnh hưởng của các yếu tố môi trường kinh doanh.

              • 1.1.5.1.Các cam kết của kinh tế của Việt Nam khi giao nhập tổ chức thương mại thế giới.

              • 1.1.5.2. Môi trường vĩ mô.

              • 1.2. Tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của công ty.

                • 1.2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty.

                • 1.2.2. Doanh thu các mặt hàng kinh doanh chủ yếu của công ty.

                • 1.2.3. Tỷ trọng kinh doanh XNK các mặt hàng của công ty.

                • 1.2.4. Phân tích cơ cấu chi phí kinh doanh của công ty.

                • 1.2.5. Phân tích giá trị lợi nhuận của công ty.

                • 1.2.6. Thực trạng tiêu thụ hàng trong nước và quốc tế.

                  • 1.2.6.1. Kết quả tiêu thụ hàng trong nước của công ty.

                  • 1.2.6.2. Kết quả tiêu thụ hàng hoá theo kênh phân phối.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan