Quản lý nhà nước về văn hóa thực trạng và giải pháp

14 312 1
Quản lý nhà nước về văn hóa  thực trạng và giải pháp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHẦN A: MỞ ĐẦU Xác định vai trò rất quan trọng của văn hóa là mục tiêu, đồng thời là nền tảng và động lực của phát triển. Văn hóa góp phần phát triển tiềm năng “con người” và tiềm năng trí tuệ của con người; là nội lực trong giao lưu, đối ngoại, tự vệ; nguồn lực của sáng tạo và nâng cao năng suất lao động. Văn hóa định hướng con người đến chân thiện mỹ; tham gia vào việc lựa chọn con đường phát triển của cộng đồng. Chính vì vậy, nhiều năm qua, công tác quản lý Nhà nước về lĩnh vực này, nhằm đảm bảo mọi hoạt động văn hóa phát triển phù hợp với định hướng của Đảng, pháp luật của Nhà nước, góp phần xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Từ xác định mục tiêu đó, bức tranh văn hóa xã hội đã có nhiều gam màu tươi sáng, diện mạo văn hóa ngày càng khởi sắc. Đó là nhiều loại hình hoạt động văn hóa diễn ra sôi nổi, phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị của ngành và địa phương, góp phần giáo dục truyền thống và nâng cao mức hưởng thụ văn hóa cho nhân dân, thông qua các hoạt động lễ hội phong phú như: Kỷ niệm các ngày lễ lớn, Giỗ Tổ Hùng Vương... Các hoạt động văn hóa nghệ thuật không ngừng được đổi mới trong tổ chức và dàn dựng, chất lượng nghệ thuật được nâng lên. Công tác quy hoạch, đầu tư xây dựng và phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao và du lịch được đẩy mạnh, xây dựng hoàn chỉnh nhiều công trình văn hóa khang trang. Tuy nhiên, ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng còn những khó khăn như: Mức hưởng thụ văn hóa tinh thần của nhân dân có nâng lên so với những năm trước, nhưng một số vùng sâu, vùng xa còn hạn chế, do thiếu điều kiện và phương tiện tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao. Kinh phí hoạt động văn hóa thông tin thể thao ở cơ sở còn thấp và còn phân bổ trên tổng số dân. Cán bộ văn hóa thông tin thể thao cấp cơ sở hiện chưa có biên chế nên thường biến động. Việc xã hội hóa các hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch có chuyển biến khá hơn, nhưng nhìn chung vẫn chưa huy động tốt nguồn lực của xã hội vào lĩnh vực này. Trong thời kỳ bùng nổ thông tin Internet, nhiều loại sách báo, phim ảnh, băng đĩa, game online,... không lành mạnh đã tác động xấu đến thanh thiếu niên và một bộ phận nhân dân, nhưng cũng chưa có giải pháp hữu hiệu để ngăn chặn. Thực tiễn của những năm đổi mới, phát triển kinh tế thị trường ở nước ta vừa qua cho thấy, thông qua việc mở rộng quan hệ với nhiều nước, chúng ta đã tiếp thu được nhiều thành tựu văn minh của nhân loại, làm phong phú thêm nền văn hóa và đời sống tinh thần dân tộc. Nhưng mặt khác, cũng trong quá trình mở cửa, hội nhập, sự xâm nhập của văn hóa và lối sống ngoại lai đã làm cho một số giá trị văn hóa, đạo đức và nếp sống gia đình truyền thống,... có nguy cơ bị mai một và xuống cấp. Trước tình hình trên, nhằm tìm hiểu rõ hơn về quản lỳ nhà nước về văn hóa, em xin chọn vấn đề: “Quản lý nhà nước về văn hóa thực trạng và giải pháp” làm đề tài tiểu luận cho học phần: Quản lý Nhà nước trên các lĩnh vực trọng yếu.

... đề: Quản lý nhà nước văn hóa- thực trạng giải pháp làm đề tài tiểu luận cho học phần: Quản lý Nhà nước lĩnh vực trọng yếu CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VĂN HÓA HIỆN NAY Hiện trạng quản lý văn. .. CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VĂN HÓA HIỆN NAY Hiện trạng quản lý văn hóa Nguyên nhân CHƯƠNG 2: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ VĂN HÓA 2.1 Lĩnh vực văn hóa ... hiệu lực quản lý quyền xã - phường không xắn tay, mục tiêu, giải pháp lớn đề Nghị thật khó thành thực CHƯƠNG 2: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ VĂN HĨA Để tăng cường cơng tác quản lý nâng

Ngày đăng: 21/07/2018, 15:01

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • PHẦN A: MỞ ĐẦU

  • CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VĂN HÓA HIỆN NAY

  • 1. Hiện trạng quản lý văn hóa hiện nay

  • 2. Nguyên nhân

  • CHƯƠNG 2: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ VĂN HÓA

  • 2.1. Lĩnh vực văn hóa, quản lý văn hóa phải gắn với các cuộc vận động quần chúng.Quần chúng nhân dân là lực lượng đông đảo, giữ vai trò quyết định sự phát triển của xã hội. Do đó, Đảng và Nhà nước ta rất coi trọng công tác vận động quần chúng. Dân thông thì dân mới nghe và mới làm. Bác Hồ kính yêu đã từng dạy: “Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”. Đảng ta cũng đã quán triệt quan điểm: “Lấy dân làm gốc” và mọi việc đều phải tuân thủ phương châm: “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.

  • 2.2. Về lĩnh vực Thể dục - Thể thao, phát triển thể dục, thể thao là một bộ phận quan trọng trong chính sách phát triển kinh tế - xã hội, nhằm   nâng cao sức khoẻ, thể lực và tầm vóc con người, góp phần tích cực phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Để đạt được những mục tiêu chiến lược đó, công tác quản lý nhà nước về thể dục, thể thao cần thực hiện tốt các nhiệm vụ:

  • 2.3. Về lĩnh vực Du lịch, trên cơ sở Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch năm 2010 - 2020, trong năm 2010, ngành Văn hóa - Thể thao và Du lịch phải tiến hành xây dựng Đề án Phát triển du lịch giai đoạn 2010-2020 với những nhiệm vụ, mục tiêu, giải pháp cụ thể cho giai đoạn phát triển mới, phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn hội nhập, phát triển.

  • PHẤN C: KẾT LUẬN

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan