sổ tay kỹ năng giao tiếp 2010

57 817 11
sổ tay kỹ năng giao tiếp 2010

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trong một thế giới phát triển như vũ bão về thông tin như hiện nay thì vai trò của khả năng giao tiếp trong cộng đồng là không thể thiếu. Môn học “Kỹ năng giao tiếp” là một môn học cần thiết vì nó tạo cho học viên có khả năng nhận và truyền đạt các thông tin một cách hiệu quả. Khả năng này là nhu cầu thiết yếu cho sự thành đạt trong học tập cũng như trong tương lai của học viên. Môn học này sẽ giúp cho học viên có điều kiện phát triển khả năng truyền đạt thông tin trong giao tiếp cũng như trong các hoạt động khoa học kỹ thuật một các hiệu quả. Các bài giảng và bài tập yêu cầu học viên chứng tỏ năng lực về kỹ năng làm việc. Bước đầu, học viên được đánh giá qua khả năng thực hành các kỹ năng. Sẽ có 9 bài tập và một bài kiểm tra. Mỗi bài tập được đánh giá dựa vào một bảng liệt kê (checklist) có trong cuốn sổ tay này. Một số bài tập sẽ làm tại lớp để đánh giá khả năng thực hiện nhanh chóng và thành thạo. Đây là môn học rèn luyện kỹ năng nên điều quan trọng nhất là học viên phải thực hành nhiều. Học viên cần tham gia các buổi lên lớp. Yêu cầu các học viên phải tăng cường tự học, số tiết tự học ở nhà phải gấp đôi số tiết lên lớp. Giáo viên sẽ yêu cầu học viên một số hoạt động để nâng cao khả năng thành công của học viên. Rất mong sau khi hoàn thành môn học này, mỗi học viên đều nâng cao khả năng truyền đạt thông tin của mình, tạo điều kiện cho học tập tại trường và thành công trong tương lai.

GIỚI THIỆU A. Giới thiệu học phần Trong một thế giới phát triển như vũ bão về thông tin như hiện nay thì vai trò của khả năng giao tiếp trong cộng đồng là không thể thiếu. Môn học “Kỹ năng giao tiếp” là một môn học cần thiết vì nó tạo cho học viên có khả năng nhận và truyền đạt các thông tin một cách hiệu quả. Khả năng này là nhu cầu thiết yếu cho sự thành đạt trong học tập cũng như trong tương lai của học viên. Môn học này sẽ giúp cho học viên có điều kiện phát triển khả năng truyền đạt thông tin trong giao tiếp cũng như trong các hoạt động khoa học kỹ thuật một các hiệu quả. Các bài giảng và bài tập yêu cầu học viên chứng tỏ năng lực về kỹ năng làm việc. Bước đầu, học viên được đánh giá qua khả năng thực hành các kỹ năng. Sẽ có 9 bài tập và một bài kiểm tra. Mỗi bài tập được đánh giá dựa vào một bảng liệt kê (checklist) có trong cuốn sổ tay này. Một số bài tập sẽ làm tại lớp để đánh giá khả năng thực hiện nhanh chóng và thành thạo. Đây là môn học rèn luyện kỹ năng nên điều quan trọng nhất là học viên phải thực hành nhiều. Học viên cần tham gia các buổi lên lớp. Yêu cầu các học viên phải tăng cường tự học, số tiết tự học ở nhà phải gấp đôi số tiết lên lớp. Giáo viên sẽ yêu cầu học viên một số hoạt động để nâng cao khả năng thành công của học viên. Rất mong sau khi hoàn thành môn học này, mỗi học viên đều nâng cao khả năng truyền đạt thông tin của mình, tạo điều kiện cho học tập tại trường và thành công trong tương lai. A1. Tóm tắt môn học - Tên môn học: Kỹ năng giao tiếp - Mã số: - Số tín chỉ: 2 - Lý thuyết: 1 - Thực hành: 1 - Số giờ chuẩn: - Số giờ tự học: 90 - Giảng viên môn học: PGS.TS Bùi Xuân An, KS Đỗ Xuân Hồng. - Bộ môn phụ trách: Tài nguyên và Du lịch Sinh thái. - Mục tiêu môn học: Nâng cao khả năng thu nhận và truyền đạt thông tin theo nhu cầu từng học viên cũng như nhu cầu công tác sau này. - Yêu cầu môn học: Sinh viên tự học là chính, đọc kỹ tài liệu, làm đầy đủ các bài tập và nhiệm vụ. Nội dung các phần sẽ đi từ dễ đến khó. A.2. Yêu cầu Học viên sau khi hoàn thành môn học này cần có khả năng: a. Hiểu quá trình giao tiếp, xác định được nguyên nhân gây thất bại và biện pháp cải thiện trong các tình huống. - Miêu tả và giải thích được mô hình giao tiếp, - Xác định được các nguyên nhân gây thất bại trong tình huống cụ thể, - Giải thích được các yếu tố văn hoá ảnh hưởng đến quá trình giao tiếp, - Nhận biết và giải thích được các kỹ thuật cải thiện khả năng nghe, - Giải thích được các kỹ năng cần thiết cho quá trình giao tiếp. b. Kỹ năng làm việc theo nhóm, tổng hợp ý tưởng & hoàn thành công việc: - Nhiệm vụ cá nhân cần làm để đáp ứng yêu cầu của nhóm, - Tôn trọng và thông cảm các đóng góp của người khác, - Đóng góp thiết thực vào mục tiêu của nhóm, - Ngôn từ sử dụng thích hợp với tình huống, vấn đề và yêu cầu của nhóm. - Tài liệu viết rõ ràng, súc tích, hoàn chỉnh và chính xác. c. Kỹ năng tìm đọc và nghiên cứu tài liệu - Biết tìm tài liệu phục vụ cho một mục đích đề ra, 1 - Biết đánh giá, nghiên cứu và tóm tắt chính xác, rõ ràng một tài liệu, d. Trình bày hợp lý một số nghiên cứu và một số tình huống thực tế - Tham gia trình bày bài tập nhóm. - Hướng dẫn kỹ thuật một cách hiệu quả trước nhóm. - Trình bày rõ ràng trước lớp bài nói có nhiều thông tin. - Sử dụng hiệu quả các phương tiện nghe nhìn trợ giúp. e. Hiểu biết và thực hiện quá trình truyền thông cộng đồng (TTCĐ) - Hiểu được quá trình, mục tiêu trở ngại và tiếp cận trong TTCĐ - Xây dựng được đề án Giao dục trong một cộng đồng. - Sử dụng tổng hợp các kỹ năng giao tiếp trong TTMT f. Hiểu biết và thực hiện quá trình giải quyết vấn đề, tổ chức đàm phán - Hiểu được quá trình, mục tiêu trở ngại và tiếp cận trong tư duy; - Xây dựng và thực hiện được phương án giải quyết một vấn đề; - Biết tổ chức các buổi đàm phán với đối tác. A.3. Tài liệu tham khảo - Ellis, J., & Thoreau, M. (2002). Communication pluss: A spiral for success. Person Education New Zealand Ld. - Dự án ENDA Vietnam, 2004. Tài liệu tham khảo Truyền thông Môi trường. - Integrated Coastal Management in Vietnam Project, 2005. Training of trainers Workshop Facilitating ICM in Vietnam, BCMTP A.4. Đánh giá môn học a. Điểm đánh giá - Đánh giá quá trình học: 50% trong đó - Tham gia trên lớp: 10% - Bài tập: 20% - Báo cáo: 20% - Kiểm tra cuối khoá: 50% b. Yêu cầu tối thiểu - Tham gia 80% giờ lên lớp. - Làm đầy đủ và nộp đúng thời gian các bài tập. - Đạt trên 50% tổng số điểm. 2 CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU VỀ GIAO TIẾP 0.1. Thuật ngữ trong giao tiếpGiao tiếp (communication): Nói một cách khái quát: Giao tiếp là một quá trình truyền tải thông điệp từ một nguồn đến nơi tiếp nhận thông qua một kênh giao tiếp để đạt một kết quả mong muốn. Trong xã hội, giao tiếp là truyền đạt những ý tưởng từ người này sang người khác. Đó là một tiến trình (proccess). • Quá trình giao tiếp (communication process): Người nhận mã hoá thông điệp bằng lời, biểu tượng, hành động hay điệu bộ. Người gửi sử dụng một hay nhiều kênh dẫn để truyền thông điệp. Người nhận giải mã thông điệp và phản hồi bằng một thông điệp khác. • Người gửi (sender): người chuyển giao thông điệp • Người nhận (Receiver): người nhận thông điệp • Mã hoá (Encoding): chuyển đổi thông điệp của người gửi thành từ ngữ, biểu hiện, hành động hay cử chỉ. • Giải mã (decoding): dịch lại ý nghĩa thông điệp • Thông điệp (Message): ý tưởng của người gửi đưa cho người nhận • Kênh dẫn (channel): Cách thức mà thông điệp được gửi đi, như lời nói, thư viết, các biểu hiện, hành động, cử chỉ. Nó là cách giao tiếp trực diện hay các hình thức khác như thư điện tử, chat, gọi điện thoại, thần giao cách cảm, … • Phản hồi (feedback): Sự đáp lại hay phản ứng lại của người nhận cho người gửi. Nó là thông điệp mới nên vòng giao tiếp lại tiếp nối. • Rào cản (barriers): Các trở ngại hay tác động xấu cản trở quá trình giao tiếp • Khung cảnh (context): Toàn bộ hoàn cảnh xung quanh việc giao tiếp giữa người gửi và người nhận. Mô hình Giao tiếp là quá trình người gửi mã hóa một thông điệp, truyền tải thông điệp đến người nhận thông qua một kênh giao tiếp; còn người nhận sau khi nhận thông điệp giải mã, phản hồi lại cho người gửi bằng một thông điệp khác. 1.2. Rào cản trong giao tiếp Văn hoá là cách thức sống đặc trưng của một nhóm người. Nó ảnh hưởng đến đức tin, hành vi và đạo đức của họ. 3 S đ 3.1. M hình quá trình giao ti pơ ồ ơ ế Bảng 1.1. Các rào cản trong giao tiếp Xúc cảm / tinh thần Thiếu tập trung, Giận dữ, Hạnh phúc, Lo âu, Không lắng nghe, Muốn sớm kết luận, Thiếu hiểu biết vấn đề, Thiếu tự tin Ngôn ngữ Nói ngọng, Nói lắp, Nói lóng, Khó phát âm, Sai chính tả, Khó hiểu, Hiểu nhiều nghĩa Mã hoá/giải mã Nghèo thể hiện, Chọn kênh không hợp Khung cảnh Các sự kiện trước và sau, Không nắm vững hoàn cảnh, Môi trường xung quanh Sức khoẻ Mệt, Bệnh, Căng thẳng Nền tảng/Kinh nghiệm Gia đình, Sắc tộc, Tự tin/tự trọng, Tôn giáo, tập tục Thành kiến Phân biệt chủng tộc, Phân biệt giới tính, Phân biệt tuổi tác, Phân biệt giàu nghèo, Phân biệt tôn giáo Môi trường Nóng, lạnh, ồn, ngột ngạt, Đứt quãng: điện thoại…, Ngoại vi Phản hồi Thiếu phản hồi, Thiếu ý thức phản hồi, Thiếu điều kiện phản hồi Viện Nghiên cứu Xã hội Hoa Kỳ đưa ra 9 đặc điểm của người Việt Nam (báo Thế giới, số 222, thứ ba 21/02/2006) gồm có: 1. Cần cù lao động song dễ thoả mãn, tâm lý hưởng thụ còn nặng; 2. Thông minh sáng tạo song chỉ có tính chất đối phó, thiếu tư duy dài hạn, chủ động; 3. Khéo léo song không tư duy đến cùng; 4. Vừa thực tế vừa mơ mộng song chưa có ý thức nâng thành lý luận; 5. Ham học hỏi, có khả năng nhanh nhưng ít khi học đến đầu đến đuôi nên thiếu kiến thức, không hệ thống, không cơ bản .; 6. Xởi lởi hiếu khách nhưng không bền; 7. Có tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái song hầu như chỉ trong hoàn cảnh khó khăn .; 8. Yêu hoà bình, nhã nhặn song đôi lúc hiếu thắng, ví lý do cá nhân mà đánh mất đại cục; 9. Thích tự lập nhưng thiếu tính liên kết để tạo ra sức mạnh. Nhận xét trên đây cái nào đúng cái nào sai ta chưa cần phân tích ở đây. Tuy nhiên, mỗi người chúng ta nên tự đọc và nghiên cứu xem những cái nào đúng với cá nhân mình, cái nào mình chưa hoàn thiện để tự tìm ra bài học cho mình. 1.4. Bài tập 1: Nghiên cứu tình huống trong giao tiếp (case study) Nhiệm vụ: Đọc kỹ các tình huống, định danh các thuật ngữ giao tiếp, xác định và phân loại những trở ngại và đưa ra một số đề nghị để cải thiện chất lượng giao tiếp trong từng tình huống.  Bài tập 1.1 (Phân tích tình huống 1) Thảo nẩy ra ý tưởng ngay khi đang ăn sáng. Vườn nhà Thảo khá xinh xắn nằm kề một cái hồ nổi tiếng là nhiều cá. Bạn bè rất thích ghé nhà cô chơi và câu cá. Chủ nhật này trời nắng, Ba Mẹ Thảo đã đi chơi ở Thành phố dự định thứ hai mới về. Cô nghĩ đến việc tổ chức một bữa tiệc trong vườn nhà với các bạn. Cô kéo cổ cậu em trai đang ngái ngủ dậy và bắt tay sắp xếp bàn ghế ra vườn. Cô còn đặt một máy CD lên bàn kê gần nhà và mở nhạc rất lớn. Thảo đang tính danh sách mấy người bạn cô sẽ mời thì chuông điện thoại vang lên. Đó là điện thoại của Mẹ cô gọi về: ”Ở nhà có chuyện gì không?”. Thảo không dám nói việc hai chị em đang chuẩn bị buổi tiệc ở nhà vì Cô nghĩ chắc gì 4 Mẹ cô đã cho phép. Cô trả lời Mẹ: “Không có gì cả ạ”. Máy CD đang chơi bài ca ruột mà cô rất ưa nên Cô vội dập máy đi trong khi loáng thoáng nghe Mẹ cô nói một điều gì đó… Hơn một tiếng sau, Mấy đứa bạn đến chật cả nhà. Món ăn cuối cùng mà Thảo và mấy bạn gái nấu vừa xong thì lại có tiếng chuông ngoài cửa. Thảo vừa chạy ra thì thấy Ba Mẹ đi vào kéo theo mấy người bạn từ thành phố về định mở tiệc thết đãi ngoài vườn nhà. Bài tập 1.2 (Phân tích tình huống 2): Mỗi anh/chị hãy viết lại một tình huống có trở ngại (về mặt tâm lý và xã hội) trong giao tiếp mà bản thân đã trải qua và phân tích tình huống, các trở ngại, đưa ra một số đề nghị để giải quyết. CHƯƠNG 2. KỸ NĂNG TỰ HỌC Mục tiêu của chương 2: • Xác định được động cơ, mục đích học tập • Tổ chức nơi học, nhu cầu các dụng cụ học tập • Lên lịch học tập dài hạn, trung hạn và ngắn hạn • Xác định các ý chính và phụ khi đọc tài liệu • Đánh giá các thông tin đọc được • Dùng kỹ thuật ghi chép thông tin • Viết bản tóm tắt 2.1. Học tập và nghiên cứu “Khi đã định hướng là khi ta không đánh mất mình trong dòng đời trôi nổi.” Trần Đại Nghĩa 2.1.1. Học và nghiên cứu Học một vấn đề là cân nhắc, quan sát nó một cách tỷ mỷ để có thể hiểu nó một cách tường tận. Nghiên cứu là quá trình điều tra để phát hiện ra sự việc mới, thu thêm thông tin. Mỗi người trong mỗi hoàn cảnh có động cơ học và nghiên cứu khác nhau. Ví dụ, học sinh phổ thông học là để chuẩn bị cho khi trưởng thành. Học viên các trường dạy nghề học để có được trình độ và tay nghề ra tìm nột việc làm. Sinh viên đại học học để đạt được một trình độ thích hợp cho một công việc cần có trình độ chuyên môn cao. Người lớn tuổi học để nâng cao kiến thức, sống vui vẻ, giúp ích một phần cho gia đình và xã hội. Các nhà khoa học nghiên cứu để tìm ra những sự việc, thông tin mới góp phần làm giàu kiến thức của xã hội, giải quyết các bài toán đặt ra trong quá trình phát triển của loài người. 5 2.1.2. Một số trở ngại trong học tập Sinh viên trong trường thường gặp một số khó khăn trong học tập như: không hiểu được bài giảng, khó ghi chép trên lớp, không đủ thời gian học bài ở nhà, … từ đó, họ bị cuốn vào vòng xoáy thất bại: khó hiểu bài trên lớp nên chán học, ngại lên lớp, càng ngại lên lớp càng khó hiển thêm, càng khó hiển nên càng chán học. Trong khi đó, nếu ngay ban đầu bạn vượt qua trở ngại này thì sẽ leo lên vòng xoáy thành công: bước đầu hiểu bài trên lớp tạo tâm lý phấn khởi, phấn khởi nên học chăm, học chăm nên càng thành công. 2.2. Đặt mục tiêu học tập Sử dụng nguyên tắc “làm từng công đoạn” khi đặt mục tiêu. Bạn nên đặt mục tiêu dài hạn trước rồi xây dựng kế họach làm việc ngắn hạn sau. Để thực hiện mục tiêu dài hạn, Bạn cần thường xuyên xây dựng kế họach tiêu ngắn hạn, giải quyết cho tốt công việc hàng ngày. - Đặt mục tiêu dài hạn: thường từ 3 đến 5 năm là thời gian thích hợp cho mục tiêu dài hạn của cá nhân. Mục tiêu của từng người tùy thuộc vào điều kiện và hoài bão của họ. Mục tiêu của bạn đặt ra càng cụ thể càng tốt. - Bước tiếp theo là đặt mục tiêu trung hạn: dựa vào mục tiêu dài hạn, bạn đặt ra cho mình mục tiêu cho các từng thời gian ngắn. Các mục tiêu trung hạn phải cụ thể. - Đặt kế họach ngắn hạn để có thể thực hiện mục tiêu trung hạn. Bạn sẽ làm gì trong tháng tới? Làm gì trong tuần này? Làm gi hôm nay? Ví dụ trường hợp của Vi: Đậu vào Trường đại học Nông Lâm, Vi rất muốn khi ra trường có đủ trình độ chuyên môn và ngoại ngữ để xin làm việc ở những công ty lớn, thu nhập cao. Cô đặt mục tiêu dài hạn là khi ra trường đạt loại giỏi và có bằng C Anh văn. Để thực hiện được mục tiêu trên, Vi quyết tâm đạt sinh viên tiên tiến ngay từ năm đầu và học thêm Anh văn trình độ A tại Trung tâm ngoại ngữ của Trường. Đó là mục tiêu trung hạn. Tuần này Vi phải đi tim mua đầy đủ các sách giáo khoa, ghi danh học Anh văn và tìm chỗ trọ gần Trường. Những kế họach ngắn hạn này góp phần để Vi thực hiện được mục tiêu lâu dài của mình. 2.3. Tổ chức nơi học tập Thông thường tổ chức nơi học tập cần một số đồ vật và dụng cụ học tập. - Đồ gỗ: bàn, ghế (quan trọng nhất), tủ (có thể có để đựng dụng cụ) - Dụng cụ học tập: sách giáo khoa, sách tham khảo, giấy, bút, bút chì (dụng cụ thiết yếu), tẩy, bút làm dấu, compa, máy tính, thước vẽ, giá vẽ… Tuỳ theo từng học viên, từng buổi học, từng môn học mà cần có những dụng cụ khác nhau. 2.4. Lên kế hoạch học tập, làm việc “Thất bại trong chuẩn bị là chuẩn bị thất bại” Tại sao cần tổ chức thời gian làm việc? Khi một người quyết định học có nghĩa là họ đưa thêm một số công việc vào đời sống thường ngày của họ. Họ cần tổ chức hoạt động cho hợp lý để dành một số thời gian cho việc học tập. Những người không tổ chức tốt thời gian làm việc thì sẽ cảm thấy thiếu thời gian cho việc học tập cũng như nghỉ ngơi. Họ sẽ rơi vào “vòng xoáy thất bại”. Tổ chức thời gian làm việc chính là lên lịch làm việc (thời gian biểu- time schedule) hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng hay cả 6 học kỳ, cả năm. Lịch làm việc nên viết ra (giấy, sổ tay, điện thoại hay máy tính) để không bị quên lãng. Một trong những công cụ hữu ích là “bản liệt kê công việc (check list) 2.3.1. Xác định yêu cầu các công việc Trước khi lên lịch làm việc, bạn phải xác định được yêu cầu của từng công việc, có thể chia các công việc theo 4 nhóm: 1. Công việc bắt buộc và thời gian cố định 2. Công việc bắt buộc nhưng thơi gian không cố định 3. Công việc thích làm nhưng cố định thời gian 4. Công việc thích làm vào bất cứ lúc nào Ví dụ 1: Lịch hoạt động trong tuần của Andrew, một công nhân Đại Học AUT Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Thứ 7 Chủ nhật 6:00 An sáng An sáng An sáng An sáng An sáng Ngủ Ngủ 7:00 Làm việc Làm việc Làm việc Làm việc Làm việc 8:00 An sáng An sáng 9:00 Dọn nhà, mua sắm, v.v… Học bài 10:00 11:00 12:00 An trưa An trưa An trưa An trưa An trưa An trưa An trưa 13:00 Làm việc Làm việc Làm việc Làm việc Làm việc Chơi Rugby Thăm gia đình 14:00 15:00 16:00 Học bài 17:00 Lớp ban đêm Đi bộ Lớp ban đêm Uống bia với bạn 18:00 Nấu ăn Nấu ăn An tối 19:00 Đi xe An tối An tối An tối Dự tiệc ngoài trời An tối 20:00 An tối Học bài Học bài Tập Rugby Chuyện phiếm với Tracy 21:00 Học bài 22:00 Đi ngủ Đi ngủ Đi ngủ Đi ngủ 23:00 Đi ngủ Đi ngủ Đi ngủ Ví dụ 2: trường hợp của Thảo Vi Cố định thời gian Không cố định thời gian Bắt buộc - lên lớp các môn học - dự các buổi thực tập - họp lớp - học bài để thi - làm bài về nhà - dọn dẹp phòng trọ Không bắt buộc - dự lễ kỷ niệm ngày môi trường - tham gia buổi nói chuyện - xem lễ khai mạc Olimpic games - xem phim cùng bạn - đọc sách truyện - về quê 2.5. Một số kỹ năng học bài 2.5.1. Xem trước bài học Việc dành một số thời gian để xem trước bài giảng sẽ tạo điều kiện để hiểu bài dễ hơn, tạo tiền đề cho thành công trong học tập. Khi đọc trước bài giảng, sách giáo khoa, bạn nên ghi chép những ý chính đọc được và suy nghĩ về nó. 2.5.2. Xào bài (review) Xào bài sẽ làm cho bạn nhớ những gì học được trên lớp. Đặc biệt là tìm ra mối liên kết giữa các chi tiết với các ý chính của bài học. 7 2.5.3. Đọc (reading) và ghi chép (note) tài liệu Bạn nên dành thời gian đọc tài liệu và ghi chép những ý chính, ý phụ vào vở. Ghi chép sẽ làm bạn hiểu và nhớ bài hơn. 2.5.4. Linh hoạt (flexible) Mặc dù đã đặt kế hoạch cho từng thời gian, bạn có thể thay đổi chúng cho thích hợp với điều kiện cụ thể. Nên nhớ sẽ làm công việc chưa làm vào một lúc khác. Mỗi ngày, bạn nên rà soát các công việc cần làm và ghi ra giấy công việc sẽ làm cho ngày hôm sau. 2.5.5. Tập trung trong giời học Một khảo sát các thanh thiếu niên Việt Nam cho thấy, 72% số người được hỏi cảm thấy khó khăn khi phải tập trung vào học hành, giao tiếp. Việc thiếu tập trung gây căng thẳng khiến mất tự tin, nghi ngờ vào khả năng của bản thân. Nguyên nhân thường là do chán nản, thiếu hứng thú nhất là trong giờ học. Việc rèn luyện trí não, trang bị kỹ năng học tập là giải pháp lâu dài để giúp học tập tốt hơn. Một số giải pháp được nhiều người Việt Nam lựa chọn để tăng khả năng tập trung là: ngủ đầy đủ, nghỉ giải lao, tập thể dục, massage đầu, uống nước, uống cà phê, nhai sing-gum, tắt điện thoại, ăn snack… Một số lời khuyên bổ ích như sau: - Khả năng tập trung phụ thuộc vào sức khoẻ: ăn uống, ngủ, nghỉ ngơi, tập thể dục đầy đủ (nhưng phải làm đúng) - Lên kế hoạch tốt: chuẩn bị nơi học (thoải mái, đủ sáng), dụng cụ học đầy đủ, thời điểm thìch hợp - Tập thói quen tập trung: trước giờ học luyện tập cho trí não tập trung, dành thời gian thư giản trước khi học (như tập trung vào hơi thở), tập thói quen học ngay khi vừa ngồi học - Lên kế hoạch học kỹ lưỡng: chia công việc thành những phần nhỏ hơn, làm từng phần một - Chuẩn bị tâm trí năng động: đa dạng hoá các hoạt động để tâm trí không đi lang thang như: ghi chú, làm nổi, gạch dưới, tự đặt câu hỏi, chuẩn bị câu hỏi, liên hệ tài liệu cũ, thay đổi chủ đề sau một thời gian học dài. - Nghỉ giải lao đều đặn: nghi giải lao trước khi thấy mình mất tập trung, tuỳ từng công việc mà giải lao dài hay ngắn, mau hay thưa. - Cung cấp đủ oxy cho não: Khi giải lao nên thở vài cái thật sâu, đi bộ hay làm vài động tác nhẹ nhành, thả lỏng cơ thể trong vài phút - Sau khi giải lao: dành một khoảng thời gian nhỏ để xem lại những gì đã làm, tập trung vào những điểm chính, tóm tắt các ý chính vào cuối buổi học. Cảm giác đạt được kết quả sẽ khuyến khích động cơ học và làm bạn tập trung học hơn. Có hai việc thường làm Andrew sao lãng trong học tập, đó là trả lời điện thoại và xem truyền hình. Để trả lời điện thoại trong lúc Andrew học, anh nhờ các bạn cùng phòng trả lời thay. Bạn anh thường nói với ai gọi đến là: “Andrew đang bận học, xin cho biết số điện thoại có gi sẽ gọi lại sau”. Với các chương trình truyền hình mà Andrew muốn xem, anh ta sẽ ngưng học để xem, sau đó dành một thời gian khác để học. Andrew còn có một máy ghi chương trình truyền hình và đôi khi anh ghi lại chương trình mình yêu thích và dành để xem khi nào có thời gian rảnh. Điều này ít khi anh làm vì anh vẫn muốn xem truyền hình trực tiếp nhất là các trận đấu bóng Rugby. 8 Ngoài ra, Anh còn thường nghỉ xả hơi 10 phút sau mỗi giờ học để có thể tập trung tư tưởng trong thời gian học. Anh cũng thường tự thưởng cho mình sau một thời gian học căng thẳng như: Uống một ly caffe hay nói chuyện phiếm với bạn vài phút sau một buổi học. Đi xem phim cùng Tracy sau một tuần học tập căng thẳng . 2.6. Bài tập chương 2 Bài tập 2.1 (10 phút): Điều kiện học tập. Viết ra giấy các câu trả lời: 1. Chỗ học bài thường xuyên của bạn ở đâu? Điều kiện xung quanh? Làm thế nào để cải tạo nó? 2. Bạn tổ chức nơi học như thế nào? làm thế nào để bạn ngồi học thuận tiện hơn? 3. Liệt kê dụng cụ học tập bạn hiện có? Bạn thấy cần thêm gì mà bạn có thể đáp ứng? Bài tập 2.2: Lên lịch sinh hoạt tuần tới của bạn. Bài tập làm ở nhà theo trình tự: 1. Liệt kê các hoạt động của bạn trong tuần tới. 2. Phân loại các công việc theo từng nhóm và điền vào bảng sau: Cố định thời gian Không cố định thời gian Bắt buộc - - - - Không bắt buộc - - - - 3. Vẽ lịch làm việc trong tuần theo cột (ngày) và hàng (giờ) như trong ví dụ 1. 4. Lập lịch học tập suốt tuần của bạn theo các trình tự: - Đặt các công việc bắt buộc và cố định thời gian vào trước; - Đặt các công việc yêu thích và cố định thời gian vào tiếp sau; - Đặt các công việc bắt buộc nhưng không cố định thời gian vào những ô trống nhưng cần chú ý đến: Tổng số giờ học trong tuần, Số giờ học ở nhà cần thiết mỗi tuần, Phân chia giờ học và chơi cho cân đối trong từng ngày; - Cuối cùng đặt các công việc ưa thích và không cố định thời gian vào những ô trống còn lại. Ghi chú: Các bước xây dựng lịch sinh hoạt được nêu ra ở trên là khá hoàn chỉnh. Bạn nên cố gắng thực hiện chúng không chỉ làm riêng đối với bài tập này mà nên làm thường xuyên. Nó sẽ là tiền đề cho thành công của bạn trong học tập và sinh hoạt. Bài tập 2.3: Làm bản liệt kê công việc (check list). - Làm trên lớp trong 5 phút một bản liệt kê các công việc của bạn trong ngày mai. - Đưa cho bạn bên cạnh đọc và nhận xét bản liệt kê. - Thảo luận với nhau nội dung và hình thức bản liệt kê. Bài tập 2.4: Làm bản liệt kê đồ dùng cá nhân cần mang cho một ngày đi tham quan nhận thức: - Xác định các công việc phải làm trong ngày đi tham quan nhận thức tại một cơ sở - Làm một bản liệt kê các đồ dùng cần mang theo cho hoạt động trong ngày - Đưa cho bạn bên cạnh đọc và nhật xét - Thảo luận với nhau về nội dung công việc và bản liệt kê. CHƯƠNG 3. KỸ NĂNG LÀM VIỆC THEO NHÓM Một cây làm chẳng lên non, 9 Ba cây chụm lại nên hòn núi cao. Mục tiêu của chương 3: • Xác định được đặc điểm của một nhóm, vai trò của cá nhân trong nhóm • Tham gia tích cực trong họat động nhóm • Tổ chức tốt các cuộc họp nhóm • Biết viết rõ ràng biên bản họp nhóm. 3.1. Đặt vấn đề Mục tiêu quan trọng của công tác truyền thông trong môi trường là làm sao giáo dục vận động cá nhân và tập thể đối tượng mà mình phụ trách để họ thay đổi nếp nghĩ và thói quen tiến tới một lối sống phù hợp hoặc cùng nhau giải quyết một vấn đề chung. Một bài giảng hay làm cho người ta suy nghĩ, một vở kịch tốt có tác động mạnh mẽ vào tư duy người xem, Nhưng họ có thay đổi hành vi của không lại là một chuyện khác nữa. Mà trong truyền thông môi trường, thay đổi hành vi mới là mục tiêu chủ yếu. Trên thực tế, trong nỗ lực vận động tuyên truyền về môi trường, biết bao nhiêu công sức, giấy mực được sử dụng để sáng tác ra những khẩu hiệu “kêu” những bức tranh đẹp mắt, những bài diễn thuyết hùng hồn. Biết bao cuốn phim, xe lưu động, xe hoa đi vào các khu phố để tuyên truyền về việc ăn sạch, ở sạch, giữ gìn màu xanh của khu phố v.v… Nhưng tại sao rác vẫn cứ tồn tại hàng đống nơi công cộng, hệ thống rãnh cứ ngày một xuống cấp, tắc nghẽn? Tại sao sau vài lần vận động sinh hoạt rầm rộ mọi thứ lại im lìm và trở về tình trạng cũ? Sức thuyết phục của lời nói, sự khéo léo trong xử sự đều có giới hạn. Những hình thức diễn thuyết báo cáo, phương tiện đại chúng v.v…. rất cần thiết cho mục tiêu thông tin phổ biến kiến thức thay đổi nhận thức, còn thay đổi thái độ và hành động là một chuyện khác, giữa hiểu và làm còn là một khoảng cách đáng kể. Trong kênh thông tin giữa các cá nhân, làm việc với nhóm đối tượng đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả của việc truyền thông môi trường thông qua các chương trình và hoạt động cụ thể do nhóm xây dựng và thực hiện. Hiểu được quy luật của các nhóm nhỏ giúp ta thành công trong công tác vận động giáo dục bởi lẽ hành vi của cá nhân hình thành hay thay đổi chủ yếu qua tác động của nhóm nhỏ mà họ là thành viên trong cuộc sống hàng ngày: gia đình, nhóm thành niên, nhóm phụ nữ, nhóm ngành nghề, nhóm bạn, câu lạc bộ v.v… Tuy nhiên, nhóm nhỏ không phải là yếu tố duy nhất vì mỗi cá nhân có tự do riêng, và xã hội bên ngoài với các yếu tố lịch sử, văn hoá và những đơn vị rộng lớn hơn như trường học, xí nghiệp, đơn vị công tác cũng ảnh hưởng đến từng các nhân. Nhưng các yếu tố vẫn phải thông qua nhóm nhỏ mới tác động đến cá nhân. Bảng 3.1. Ưu điểm làm việc theo nhóm so với làm việc cá nhân Làm việc theo nhóm Làm việc từng cá nhân - Có điều kiện thảo luận, tham gia đóng góp ý kiến thoải mái, tích cực - Bình đẳng - Dễ đi đến thống nhất chung, sẵn sàng tiếp nhận và thử cái mới - Có trách nhiệm liên đới, ràng buộc lẫn nhau. - Thụ động - Đón nhận thông tin bàng quang, không có dịp cởi mở hết những nghi ngại, thành kiến sẵn có - Hành động theo sở thích riêng không ràng buộc. Từ đó, hiện nay trên nhiều quốc gia, phương pháp làm việc và thảo luận nhóm được áp dụng rộng rãi trong tuyên truyền giáo dục, trong các lớp nhằm trang bị kỹ năng sinh hoạt dân chủ và dần dần trở 10 . điểm. 2 CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU VỀ GIAO TIẾP 0.1. Thuật ngữ trong giao tiếp • Giao tiếp (communication): Nói một cách khái quát: Giao tiếp là một quá trình truyền. động song dễ thoả mãn, tâm lý hưởng thụ còn nặng; 2. Thông minh sáng tạo song chỉ có tính chất đối phó, thiếu tư duy dài hạn, chủ động; 3. Khéo léo song

Ngày đăng: 08/08/2013, 20:28

Hình ảnh liên quan

Bảng 1.1. Các rào cản trong giao tiếp - sổ tay kỹ năng giao tiếp 2010

Bảng 1.1..

Các rào cản trong giao tiếp Xem tại trang 4 của tài liệu.
2. Phân loại các công việc theo từng nhóm và điền vào bảng sau: - sổ tay kỹ năng giao tiếp 2010

2..

Phân loại các công việc theo từng nhóm và điền vào bảng sau: Xem tại trang 9 của tài liệu.
C. Bảng 3.2. Đánh giá các thành viên trong nhóm - sổ tay kỹ năng giao tiếp 2010

Bảng 3.2..

Đánh giá các thành viên trong nhóm Xem tại trang 15 của tài liệu.
1. Bản đánh giá vai trò của các thành viên trong nhóm (theo mẫu bảng 3.1); - sổ tay kỹ năng giao tiếp 2010

1..

Bản đánh giá vai trò của các thành viên trong nhóm (theo mẫu bảng 3.1); Xem tại trang 23 của tài liệu.
Phản hồi lại thông điệp nhận được theo các hình thức: a) Trả lời hay nhắc lại vấn đề để xác nhận nội dung - sổ tay kỹ năng giao tiếp 2010

h.

ản hồi lại thông điệp nhận được theo các hình thức: a) Trả lời hay nhắc lại vấn đề để xác nhận nội dung Xem tại trang 24 của tài liệu.
nhận biết được hình ảnh; nhìn vào màn hình chứ không nhìn vào máy chiếu. 10.Lôi kéo người nghe cùng tham gia: Khuyến khích đặt câu hỏi. - sổ tay kỹ năng giao tiếp 2010

nh.

ận biết được hình ảnh; nhìn vào màn hình chứ không nhìn vào máy chiếu. 10.Lôi kéo người nghe cùng tham gia: Khuyến khích đặt câu hỏi Xem tại trang 26 của tài liệu.
Bảng 7.1. Bản kế hoạch hướng dẫn kỹ thuật (planning sheet) - sổ tay kỹ năng giao tiếp 2010

Bảng 7.1..

Bản kế hoạch hướng dẫn kỹ thuật (planning sheet) Xem tại trang 31 của tài liệu.
Với các tiêu chí trên, chị đã cùng Andrew vẽ ra ba bảng đánh giá khả năng thực hiện các biện pháp: - sổ tay kỹ năng giao tiếp 2010

i.

các tiêu chí trên, chị đã cùng Andrew vẽ ra ba bảng đánh giá khả năng thực hiện các biện pháp: Xem tại trang 50 của tài liệu.
Bảng đánh giá (định lượng có phân hạng) - sổ tay kỹ năng giao tiếp 2010

ng.

đánh giá (định lượng có phân hạng) Xem tại trang 51 của tài liệu.
Bảng đánh giá (định lượng đồng hạng- tối đa 5 điểm một tiêu chí) - sổ tay kỹ năng giao tiếp 2010

ng.

đánh giá (định lượng đồng hạng- tối đa 5 điểm một tiêu chí) Xem tại trang 51 của tài liệu.
Lập bảng so sánh các giải pháp - sổ tay kỹ năng giao tiếp 2010

p.

bảng so sánh các giải pháp Xem tại trang 56 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan