CÂU HỎI ÔN TẬP THANH TOÁN QUỐC TẾ

13 1.9K 12
CÂU HỎI ÔN TẬP THANH TOÁN QUỐC TẾ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1. Hợp đồng thương mại QT – Các nguyên tắc hình thành hợp đồng thương mại ? a. HĐTMQT (Contract for the International Sale of Goods) là sự thoả thuận bằng văn bản giữa người mua và người bán có trụ sở kinh doanh ở các nước khác nhau. Bên bán có nghĩa vụ chuyển giao quyền sở hữu hàng hoá cho bên mua và nhận tiền, còn bên mua có nghĩa vụ nhận hàng và thanh toán tiền hàng. b. Các nguyên tắc hình thành HĐTMQT: - Nguyên tắc tự nguyện: Là việc kí kết hợp đồng mua bán ngoại thương được dựa trên nguyên tắc tự do về ý chí của 2 bên mua bán. - Nguyên tắc bình đẳng cùng có lợi: Quan hệ hợp đồng mua bán giữa các bên phải được thiết lập trên cơ sở tương xứng giữa quyền lợi và nghĩa vụ, đảm bảo lợi ích kinh tế cho các bên. - Nguyên tắc tự chịu trách nhiệm vật chất: Các bên tham gia hợp đồng phải tự chịu trách nhiệm về tài sản liên quan đến hợp đồng và bồi thường thiệt hại khi vi phạm hợp đồng. - Không trái với pháp luật hiện hành: Các thoả thuận trong hợp đồng phải phù hợp với pháp luật.

Hungbato Lưu hành nội bộ ĐH07KT CÂU HỎI ÔN TẬP THANH TOÁN QUỐC TẾ 1. Hợp đồng thương mại QT – Các nguyên tắc hình thành hợp đồng thương mại ? a. HĐTMQT ( Contract for the International Sale of Goods ) là sự thoả thuận bằng văn bản giữa người mua và người bán có trụ sở kinh doanh ở các nước khác nhau. Bên bán có nghĩa vụ chuyển giao quyền sở hữu hàng hoá cho bên mua và nhận tiền, còn bên mua có nghĩa vụ nhận hàng và thanh toán tiền hàng. b. Các nguyên tắc hình thành HĐTMQT: - Nguyên tắc tự nguyện: Là việc kí kết hợp đồng mua bán ngoại thương được dựa trên nguyên tắc tự do về ý chí của 2 bên mua bán. - Nguyên tắc bình đẳng cùng có lợi: Quan hệ hợp đồng mua bán giữa các bên phải được thiết lập trên cơ sở tương xứng giữa quyền lợi và nghĩa vụ, đảm bảo lợi ích kinh tế cho các bên. - Nguyên tắc tự chịu trách nhiệm vật chất: Các bên tham gia hợp đồng phải tự chịu trách nhiệm về tài sản liên quan đến hợp đồng và bồi thường thiệt hại khi vi phạm hợp đồng. - Không trái với pháp luật hiện hành: Các thoả thuận trong hợp đồng phải phù hợp với pháp luật. 2. Các điều khoản chính trong hợp đồng thương mại? Tại sao Incoterms lại không thay thế được hợp đồng thương mại? a. Các điều khoản chính trong HĐTM : được qui định trong phần nội dung của HĐTM, bao gồm: - Tên hàng - Số lượng - Chất lượng và qui cách hàng hoá. - Điều khoản về giá. - Điều khoản về bao bì, kí – mã hiệu. - Điều kiện thương mại quốc tế (Incoterms). - Điều kiện giao hàng. - Điều kiện thanh toán trong HĐTM. - Điều khoản về bảo hành. - Điều khoản về khiếu nại. - Điều khoản về các tình huống bất khả kháng. - Điều khoản về trọng tài. b. Incoterms không thay thế được HĐTM, vì: Ôn tập thanh toán quốc tế Trang 1/13 Hungbato Lưu hành nội bộ ĐH07KT - Incoterms là văn bản pháp lý do ICC soạn thảo và ban hành nhằm thống nhất cách hiểu và thực hiện giữa các bên tạo điều kiện cho hoạt động thương mại quốc tế diễn ra trôi chảy. - Incoterms chỉ cung cấp 1 bộ qui tắc quốc tế thống nhất để giải thích nhữg điều kiện thương mại trong hoạt động ngoại thương. Từ đó có thể tránh được hoặc ít nhất giảm được đáng kể sự không thống nhất trong cách giải thích về những điều kiện thương mại tại các nước khác nhau. - Phạm vi áp dụng của Incoterms chủ yếu qui định trách nhiệm của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa hữu hình của xuất nhập khẩu. - Incoterms không đề cập đến sự vi phạm hợp đồng và các hậu quả của sự vi phạm hợp đồng cũng như những miễn trừ về nghĩa vụ trong những hoàn cảnh nhất định. - Incoterms cũng không đề cập tới việc chuyển giao quyền sở hữu và các quyền về tài sản khác. 3. Ý nghĩa của điều kiện thương mại quốc tế đối với hợp đồng ngoại thương? - Incoterms giải thích các điều kiện thương mại quốc tế, tạo điều kiện cho hoạt động ngoại thương diễn ra 1 cách trôi chảy. - Incoterms cung cấp 1 bộ qui tắc thống nhất để giải thích những điều kiện thương mại thông dụng nhất trong ngoại thương. Từ đó có thể tránh được hoặc ít nhất giảm được đáng kể sự không thống nhất trong cách giải thích về những điều kiện thương mại tại các nước khác nhau. - Incoterms làm rõ sự phân chia trách nhiệm, chi phí và rủi ro trong quá trình chuyển hàng từ người bán đến người mua. 4. Vận đơn hàng không lại không phải chứng từ sở hữu hàng hóa, vì: - Do tốc độ vận tải hàng không rất cao, hành trình của máy bay thường kết thúc và hàng hoá được giao ngay ở nơi đến. Trong khi, những người tham gia vận chuyển hàng hoá phải cần một khoảng thời gian dài mới có thể gửi chứng từ hàng không từ người xuất khẩu qua ngân hàng của họ tới ngân hàng của người xuất khẩu để rồi ngân hàng của người nhập khẩu gửi cho người nhập khẩu. - Vận đơn hàng không có thể do hãng hàng không phát hành, cũng có thể do người khác không phải do hãng hàng không ban hành. 5. Mặc dù không phải là chứng từ sở hữu hàng hóa nhưng tại sao người xuất khẩu lại mong muốn người chuyên chở cấp cho biên lai gửi hàng hơn là một vận đơn đường biển? Ôn tập thanh toán quốc tế Trang 2/13 Hungbato Lưu hành nội bộ ĐH07KT - Vì vận đơn là chứng từ sở hữu hàng hoá nên nó phải được gửi cùng với bộ chứng từ tới ngân hàng phát hành L/C để kiểm soát. Trong khi đó, biên lai gửi hàng đường biển lại được gửi theo tàu cùng với hàng hoá nên khi hàng tới cảng là có thể giao được ngay. Đây được xem là một ưu điểm cơ bản của biên lai gửi hàng đường biển. - Người chuyên chở thông báo cho người nhận hàng biết khi nào tàu cập cảng để người này chuẩn bị nhận hàng. Để nhận được hàng hoá, người nhận hàng chỉ cần chứng minh mình là người đích thực hợp pháp có tên ghi trên biên lai gửi hàng và được hãng tàu giao hàng. - Như vậy, về mặt thủ tục thì biên lai gửi hàng đường biển đơn giản hơn nhiều so với vận đơn đường biển. Do đó, khi mua bán theo phương thức ghi sổ, sau khi giao hàng người XK thường yêu cầu người chuyên chở cấp cho một biên lai gửi hàng hơn là một vận đơn đường biển . 6. Phân biệt hối phiếu và kỳ phiếu, tại sao trong thương mại quốc tế người ta chủ yếu chỉ sử dụng hối phiếu? a. Phân biệt hối phiếu – kì phiếu: - Hối phiếu là một tờ mệnh lệnh yêu cầu trả tiền vô điều kiện do một người kí phát cho người khác, yêu cầu người này khi nhìn thấy hối phiếu tại một ngày cụ thể trong tương lai phải trả một số tiền nhất định cho một người nào đó, hoặc theo lệnh của người này trả cho người khác hoặc trả cho người cầm phiếu. - Kì phiếu là 1 cam kết trả tiền vô điều kiện do người lập phiếu kí phát hứa trả 1 số tiền nhất định cho người khác, hoặc trả theo lệnh của người này, hoặc trả cho người cầm phiếu. b. Trong TMQT, người ta chủ yếu dùng hối phiếu, vì: - Hối phiếu do chủ nợ kí phát để đòi nợ, còn kì phiếu lại do con nợ kí phát để nhận nợ. Do chủ nợ kí phát hối phiếu trên cơ sở có 1 tài sản “Có” nên việc thanh toán được đảm bảo hơn. - Từ đó, hối phiếu được lưu thông dễ dàng hơn, đặc biệt trong các nghiệp vụ chuyển nhượng, cầm cố, thế chấp, vay vốn, chiết khấu … tại NHTM. 7. Khái niệm về thanh toán quốc tế và vai trò của thanh toán quốc tế đối với nền kinh tế? a. Khái niệm : Thanh toán quốc tế là việc thực hiện các nghĩa vụ chi trả và quyền hưởng lợi về tiền tệ phát sinh trên cơ sở các hoạt động kinh tế – phi kinh tế giữa các tổ chức (cá nhân) nước này với các tổ chức (cá nhân) nước khác, hay giữa 1 Ôn tập thanh toán quốc tế Trang 3/13 Hungbato Lưu hành nội bộ ĐH07KT quốc gia với tổ chức quốc tế thông qua quan hệ giữa các ngân hàng của các nước liên quan. b. Vai trò:  Thanh toán quốc tế là khâu quan trọng trong quá trình mua bán hàng hoá – dịch vụ giữa các tổ chức, cá nhân thuộc các quốc gia khác nhau.  Hoạt động thanh toán quốc tế có vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế của mỗi quốc gia, thể hiện ở các mặt sau: - Bôi trơn và thúc đẩy hoạt động XNK của nền kinh tế như 1 tổng thể. - Bôi trơn và thúc đẩy hoạt động đầu tư nước ngoài trực tiếp và gián tiếp. - Thúc đẩy và mở rộng hoạt động dịch vụ như du lịch, hợp tác quốc tế. - Tăng cường thu hút kiều hối vá các nguồn lực tài chính khác. - Thúc đẩy thị trường tài chính quốc gia hội nhập quốc tế. 8. Mục đích của Incoterms 2000? Tóm tắt nghĩa vụ của người bán, người mua theo điều kiện FOB? a. Mục đích của Incoterms 2000 : - Cung cấp một bộ qui tắc quốc tế giải thích những điều kiện thương mại thông dụng trong ngoại thương. - Giúp các bên mua bán tránh những vụ tranh chấp và kiện tụng, làm lãng phí thời giờ và tiền bạc. b. Điều kiện FOB (Miễn trách nhiệm trên boong tàu – Free On Board): Theo điều kiện này, người bán sẽ hoàn thành trách nhiệm giao hàng khi hàng đã được chuyển hẳn qua lan can tàu tại cảng bốc hàng quy định. Người bán không phải ký hợp đồng vận tải và mua bảo hiểm cho lô hàng XK. Tuy nhiên người bán phải làm thủ tục XK cho lô hàng. Lưu ý khi lan can tàu không còn có ý nghĩa thực tế (như vận chuyển bằng các tàu Container) thì hai bên nên thoả thuận áp dụng điều kiện khác.  Nghĩa vụ người bán: - Giao hàng lên tàu tại cảng qui định. - Làm thủ tục và trả mọi chi phí liên quan đến thông quan, giấy phép XK. - Chuyển giao hoá đơn thương mại, chứng từ là bằng chứng giao hàng và các chứng từ khác có liên quan.  Nghĩa vụ người mua: - Thu xếp và trả cước phí cho việc chuyên chở hàng hoá bằng đường biển. - Mua bảo hiểm hàng hoá. - Chịu rủi ro hàng hoá từ khi hàng hoá qua lan can tàu. Ôn tập thanh toán quốc tế Trang 4/13 Hungbato Lưu hành nội bộ ĐH07KT - Thu xếp và trả phí thông quan NK. 9. Tóm tắt nghĩa vụ của người bán, người mua theo điều kiện CFR và những lưu ý khi sử dụng Incoterms?  CFR (Cost and Freight – Tiền hàng và cước phí vận tải): Theo điều kiện này, người bán sẽ hoàn thành trách nhiệm giao hàng khi hàng đã được chuyển hẳn qua lan can tàu tại cảng bốc hàng quy định. Người bán phải ký hợp đồng và trả cước phí vận chuyển lô hàng đến cảng đến quy định, người bán không phải mua bảo hiểm cho lô hàng.  Nghĩa vụ người bán: - Thu xếp và trả cước phí vận chuyển hàng hoá tới cảng đích. - Làm thủ tục và trả phí XK. - Trả chi phí dỡ hàng (nếu chi phí này bao gồm trong chi phí vận tải). - Thông báo cho người mua chi tiết về chuyến tàu chở hàng. - Chuyển giao hoá đơn thương mại.  Nghĩa vụ người mua: - Làm thủ tục và trả các chi phí về thông quan NK. - Trả chi phí dỡ hàng (nếu chi phí này không bao gồm trong cước phí vận tải). - Thu xếp và trả phí bảo hiểm hàng hoá. - Chịu mọi rủi ro sau khi hàng hoá đã qua lan can.  Những lưu ý khi sử dụng Incoterms: - Incoterms chỉ áp dụng đối với hợp đồng ngoại thương mà không áp dụng cho hợp đồng nội thương. - Incoterms chỉ áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng hóa dạng vật chất (hữu hình), không áp dụng cho hàng hóa phi vật chất (vô hình). - Về tính luật của Incoterms : Incoterms ra đời năm 1936 qua 6 lần sửa đổi, 7 bản có giá trị như nhau. Khi áp dụng Incoterms, các bên có thể thỏa thuận thêm những qui định khác trái với Incoterms. Incoterms do ICC ban hành, các bên thỏa thuận dẫn chiếu trong hợp đồng nhưng không có nghĩa mặc nhiên ICC là trọng tài phân xử tranh chấp. - Incoterms không thể thay thế cho hợp đồng mua bán quốc tế, nó chỉ là một phần của hợp đồng mua bán quốc tế. Ôn tập thanh toán quốc tế Trang 5/13 Hungbato Lưu hành nội bộ ĐH07KT - Hạn chế sử dụng các tập quán, thói quen thương mại hình thành tự phát trong hoạt động mua bán. - Trong trường hợp chuyên chở hàng hóa bằng container sử dụng vận tải đường thủy, nên lựa chọn điều kiện FCA, CPT, CIP thay cho FOB, CFR, CIF. - Nên lựa chọn điều kiện trong Incoterms sao cho DN Việt Nam giành quyền thuê tàu và mua bảo hiểm cho hàng hóa. 10. Tóm tắt nghĩa vụ của người bán, người mua theo điều kiện DAF và những lưu ý khi sử dụng Incoterms?  DAF (Delivered At Frontier - Giao hàng tại biên giới): Ðây là điều kiện theo đó người bán được coi là hoàn thành nghĩa vụ giao hàng khi hàng được đặt dưới sự định đoạt của người mua trên phương tiện vận tải của ngưòi bán tại địa điểm giao hàng tại biên giới do hai bên thoả thuận. Biên giới theo điều kiện này có thể là bất cứ biên giới nào kể cả nước người bán, người mua hay một nước thứ ba. Theo điều kiện này, người bán không có nghĩa vụ dỡ hàng khỏi phương tiện vận chuyển. Ðiều kiện này chỉ áp dụng đối với giao hàng trên bộ, nếu giao ở biên giới trên biển thì áp dụng điều kiện DES hoặc DEQ.  Nghĩa vụ người bán : - Thu xếp vận chuyển và mua bảo hiểm cho hàng hóa tới nơi qui định tại biên giới của nước người mua. - Chuyển giao hóa đơn, chứng từ vận tải và các chứng từ khác. - Thu xếp và trả chi phí liên quan đến thông quan xuất khẩu.  Nghĩa vụ người mua : - Thu xếp và trả phí liên quan đến thông quan nhập khẩu. - Chịu mọi rủi ro sau khi hàng hóa đã được chuyển giao tại biên giới.  Những lưu ý khi sử dụng Incoterms : (Như câu 9) 11. Tóm tắt phương thức thanh toán ứng trước, ưu nhược điểm? a. Khái niệm:  PTUT (Advanced Payment): là việc thanh toán xảy ra trước khi hàng hoá được người bán chuyển giao cho người mua với giá hàng được người mua chấp nhận bằng đơn đặt hàng chắc chắn (không huỷ ngang).  Thời điểm trả trước : là mốc thời gian làm căn cứ trả tiền trước, cụ thể là: - Ngay khi kí kết hợp đồng hay trả tiền cùng với đơn đặt hàng. - Sau 1 thời gian nhất định kể từ khi hợp đồng có hiệu lực. - Trả trước khi giao hàng 1 thời gian nhất định.  Mục đích trả trước: - Nhà NK cấp tín dụng cho nhà XK. Ôn tập thanh toán quốc tế Trang 6/13 Hungbato Lưu hành nội bộ ĐH07KT - Đảm bảo việc thực hiện hợp đồng của nhà NK. b. Ưu điểm:  Đối với nhà NK: - Chắc chắn nhận được hàng bất cứ lý do nào đó nhà XK không giao hàng. - Nhà NK có thể thương lượng được giảm giá hàng hoá với nhà XK.  Đối với nhà XK: - Nhà XK tránh được rủi ro vỡ nợ từ phía nhà NK. - Tiết kiệm được chi phí quản lý và kiểm soát tín dụng. - Nhận được tiền trước nên trạng thái tiền tệ của nhà XK được tăng cường. c. Nhược điểm:  Đối với nhà NK: - Sau khi nhận tiền, nhà XK cố ý không giao hàng, hoặc giao hàng thiếu, giao hàng sai thoả thuận, hoặc bị phá sản. - Rủi ro về bảo hiểm hàng hoá trong quá trình vận chuyển.  Đối với nhà XK: - Sau khi đặt hàng, nhà NK không chuyển tiền trước cho nhà XK trong khi hàng đã được thu mua khiến cho nhà XK phải chịu các chi phí liên quan đến hàng hoá hoặc phải giảm giá bán đối với hàng đã gửi đi. - Rủi ro trong quá trình xác nhận tiền thanh toán vào tài khoản nhà NK của ngân hàng phục vụ mình. - Chịu trách nhiệm về rủi ro các chi phí thu xếp vận chuyển và bảo hiểm hàng hoá theo đơn đặt hàng của nhà NK. 12. Tóm tắt ưu nhược điểm của phương thức chuyển tiền và phương thức ghi sổ? a. Ưu nhược điểm của phương thức chuyển tiền (Remittance):  Ưu điểm: - Là phương thức đơn giản về thủ tục và thanh toán nhanh. - Ngân hàng chỉ đóng vai trò trung gian, được hưởng hoa hồng và không bị ràng buộc trách nhiệm đối với người chuyển tiền và người thụ hưởng.  Nhược điểm: - Người bán có nhận được tiền hay không còn phụ thuộc vào thiện chí người mua, do người mua sau khi nhận hàng nhưng cố tình không chuyển tiền, hoặc kéo dài thời gian, … làm cho quyền lợi của người bán không được đảm bảo. Ôn tập thanh toán quốc tế Trang 7/13 Hungbato Lưu hành nội bộ ĐH07KT - Vì vậy, phương thức chuyển tiền ít được sử dụng trong thanh toán thương mại quốc tế và chỉ được áp dụng đối với hai bên giao dịch tin cậy nhau. b. Ưu nhược điểm của phương thức ghi sổ (Open Account):  Ưu điểm:  Đối với nhà NK: - Chưa phải trả tiền ngay cho người bán cho đến khi nhận được hàng. - Giảm được áp lực tài chính. - Giảm được các thủ tục và chi phí giao dịch từ phía ngân hàng.  Đối với nhà XK: - Đơn giản, dễ bán, chi phí thấp, không phát sinh rủi ro. - Có thể giảm giá bán để tăng khả năng cạnh tranh, thu hút đối tác và làm tăng doanh thu. - Giảm được các thủ tục và chi phí giao dịch từ phía ngân hàng.  Nhược điểm:  Đối với nhà NK: - Nhà XK không giao hàng, giao hàng không đúng thời gian. - Nhà XK giao hàng không đúng chủng loại và chất lượng.  Đối với nhà XK: - Sau khi nhận hàng, nhà NK không thể hoặc không thanh toán tiền hàng, hoặc chủ ý kéo dài thời gian thanh toán. - Phải gánh chịu chi phí kiểm soát tín dụng và thu tiền. 13. L/C là gì? Đặc điểm của L/C? a. Khái niệm : L/C ( Letter of Credit – Thư tín dụng ) là một văn bản pháp lý được phát hành bởi một tổ chức tài chính (thông thường là ngân hàng), nhằm cung cấp một sự bảo đảm trả tiền cho một người thụ hưởng trên cơ sở người thụ hưởng phải đáp ứng các điều khoản trong thư tín dụng. Nói ngắn gọn, L/C là: - Một loại chứng từ thanh toán. - Do bên mua (hoặc bên nhập khẩu) yêu cầu mở. - Liên lạc thông qua các kênh ngân hàng. - Được trả bởi ngân hàng phát hành hoặc ngân hàng xác nhận thông qua ngân hàng thông báo trong một khoảng thời gian xác định nếu đã xuất trình các loại chứng từ hoàn toàn phù hợp với các điều kiện, điều khoản. * Các tổ chức tài chính không phải là ngân hàng cũng có thể phát hành L/C. b. Đặc điểm của L/C : Ôn tập thanh toán quốc tế Trang 8/13 Hungbato Lưu hành nội bộ ĐH07KT - L/C là hợp đồng kinh tế độc lập chỉ của 2 bên là NHPH (đại diện cho nhà XNK – người xin mở L/C) và người thụ hưởng. - L/C là 1 giao dịch được hình thành trên cơ sở hợp đồng nhưng lại hoàn toàn độc lập với hợp đồng trong mọi trường hợp L/C dẫn chiếu đến hợp đồng. - Các chứng từ trong L/C là bằng chứng về việc giao hàng của người bán, đại diện cho giá trị hàng hoá được giao. Do đó, ngân hàng căn cứ vào L/C để trả tiền, và nhà NK căn cứ vào L/C để hoàn trả tiền cho ngân hàng. - Nguyên tắc cơ bản của L/C là nhà NK muốn được thanh toán phải lập được bộ chứng từ phù hợp, tuân thủ chặt chẽ các điều khoản và điều kiện của L/C và nội dung chứng từ phải đáp ứng được chức năng của chứng từ yêu cầu. - L/C có ưu điểm vượt trội so với các phương thức thanh toán khác nếu xét L/C là công cụ thanh toán, hạn chế rủi ro cho các nhà XNK. Trên thực tế, diễn biến của thị trường, giá cả, … đã giúp bọn lừa đảo có thể lợi dụng L/C làm công cụ gian lận để từ chối nhận hàng, từ chối thanh toán nhưng vẫn lập được bộ chứng từ thanh toán phù hợp dựa vào tính chất độc lập của L/C với hợp đồng. 14. Khái niệm và sự cần thiết ra đời UCP (Uniform Customs and Practice for Documentary Credit)? a. Khái niệm : UCP ( Uniform Customs and Practice for Documentary Credits - Quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ ) là 1 tập hợp các nguyên tắc và tập quán quốc tế được Phòng TMQT (ICC) soạn thảo phát hành, qui định quyền hạn, trách nhiệm của các bên liên quan trong giao dịch L/C với điều kiện L/C có dẫn chiếu tuân thủ UCP. b. Sự cần thiết ra đời của UCP : - Mỗi quốc gia có 1 hệ thống pháp luật, tập quán riêng và thể chế chính trị khác nhau, điều này làm cản trở hoạt động các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế. Nên cần phải có 1 qui tắc chung để điều chỉnh phương thức thanh toán L/C nhằm giảm tranh chấp và tăng hiệu quả của phương thức L/C. - UCP do ICC ban hành (1993) đã được chấp nhận và áp dụng rộng rãi trên thế giới, UCP trở thành cơ sở cho thanh toán bằng L/C trong TMQT. 15. Những tiện ích của việc sử dụng hối phiếu trong thanh toán quốc tế? - Hối phiếu là 1 phương tiện thanh toán hữu hiệu trong các giao dịch: đòi tiền và chuyển tiền trả nợ. Khi sử dụng hối phiếu có thể giảm đáng kể những rủi ro, thiệt hại trong các giao dịch mua bán, đáp ứng được nhu cầu thanh toán trong trường hợp có sự khác nhau về địa lý giữa 2 bên mua bán. Ôn tập thanh toán quốc tế Trang 9/13 Hungbato Lưu hành nội bộ ĐH07KT - Hối phiếu cũng là một công cụ tín dụng dùng để cung cấp các khoản tín dụng thương mại, tín dụng ngân hàng và chiết khấu chuyển nhượng được. Khi kết thúc thời hạn chiết khấu, ngân hàng sẽ đòi tiền ở người có nhiệm vụ trả tiền hối phiếu. - Không chỉ là phương tiện thanh toán, cung cấp tín dụng, Hối phiếu còn là phương tiện đảm bảo trong các giao dịch mua bán, cầm cố, thế chấp. Vì vậy, Hối phiếu trở thành phương tiện thanh toán trong lưu thong và được sử dụng chủ yếu trong thanh toán quốc tế. 16. Mục đích của việc thanh toán trước + Bài tập? a. Mục đích của việc thanh toán trước: - Nhà NK cấp tín dụng cho nhà XK: 2 bên mua bán tin tưởng nhau và thoả thuận để người mua (có đơn đặt hàng lớn) ứng tiền trước (cấp tín dụng) cho người bán (không đủ vốn sản xuất và thu mua hàng hoá) trong 1 thời gian nhất định dựa trên giá trị hợp đồng. Do đó, người mua được giảm giá mua hàng. - Nhằm đảm bảo việc thực hiện hợp đồng của nhà NK: Người bán trả tiền trước nhằm đảm bảo việc thực hiện hợp đồng chứ không phải là cấp tín dụng cho người bán, vì vậy không được tính lãi suất. Khoản tiền này nhiều hay ít phụ thuộc vào độ tin cậy của người mua, giá trị hợp đồng, tính chất hàng hoá và thời hạn giao hàng. b. Bài tập: (Trang 194 - 195, Chương 5, SGT)  Bài 1 : 1 HĐ trị giá 100.000 USD, 2 bên thoả thuận thanh toán 100% giá trị hợp đồng 6 tháng trước khi giao hàng, mức lãi suất áp dụng là 15 %/năm. Hỏi: - Số tiền trả trước là bao nhiêu USD? - Tỉ lệ giảm giá là bao nhiêu %? Giải: Gọi V: là giá trị hợp đồng => V = 100.000 (USD) A: là số tiền trả trước => A = ? t: là thời gian ứng trước => t = 0.5 (năm) r: là mức lãi suất => r = 15 (%/năm) d: là tỉ lệ giảm giá => d = ? - Số tiền trả trước là: Ta có: (1 . )V A r t = + => 100.000 93.023( ) 1 . 1 0,15 0.5 V A USD r t = = = + + × - Tỉ lệ giảm giá là: Ôn tập thanh toán quốc tế Trang 10/13 . khấu … tại NHTM. 7. Khái niệm về thanh toán quốc tế và vai trò của thanh toán quốc tế đối với nền kinh tế? a. Khái niệm : Thanh toán quốc tế là việc. Hungbato Lưu hành nội bộ ĐH07KT CÂU HỎI ÔN TẬP THANH TOÁN QUỐC TẾ 1. Hợp đồng thương mại QT – Các nguyên tắc hình thành hợp

Ngày đăng: 08/08/2013, 11:38

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan