NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ HOẠT TÍNH GÂY ĐỘC TẾ BÀO CỦA CÁC HỢP CHẤT PHÂN LẬP TỪ LOÀI HẢI MIÊN Haliclona varia (Bowerbank, 1875)

105 368 2
NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ HOẠT TÍNH GÂY ĐỘC TẾ BÀO CỦA CÁC HỢP CHẤT PHÂN LẬP TỪ LOÀI HẢI MIÊN Haliclona varia (Bowerbank, 1875)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Biển và đại dương chiếm khoảng 71% diện tích bề mặt trái đất, là nguồn tài nguyên vô cùng đáng quý do ở đó có tới 34 trong số 36 ngành sinh vật trên trái đất sinh sống. Ước tính có trên 25 triệu loài sống ở đại dương, bao gồm động thực vật như rong biển, ruột khoang, rêu biển, thân mềm, các loài vi khuẩn biển. Biển cung cấp cho con người những thực phẩm đáng kể, chủ yếu là các loài cá, động vật giáp xác, động vật có vú và rong biển.v.v. Ngoài vai trò to lớn trong ngành công nghiệp thực phẩm, những sản phẩm của đại dương cũng đang dần được nghiên cứu và sử dụng trong ngành công nghiệp dược phẩm. Ban đầu là những dược phẩm từ cá như viên dầu cá hồi omega3, viên sụn cá mập, tiếp sau đó là các sản phẩm từ rong tảo. Trong những năm gần đây, với sự hỗ trợ của các kỹ thuật tiên tiến, nhiều hợp chất có hoạt tính sinh học từ các loài hải miên, san hô mềm, sao biển, hải sâm đã được phân lập, xác định cấu trúc, mô tả rõ đặc điểm của hợp chất, đánh giá hoạt tính sinh học. Nhiều hợp chất trong số đó đã được nghiên cứu phát hiện và đang được sử dụng làm thuốc điều trị bệnh ung thư như: cytarabine (araC), variabilin, và agosterol A.... Việt Nam là quốc gia có ba mặt tiếp giáp biển với bờ biển dài 3.260 km chạy dọc từ Bắc vào Nam, hàng nghìn hòn đảo lớn nhỏ. Thêm vào đó, Việt Nam là nước nhiệt đới với bốn miền khí hậu chủ yếu. Các điều kiện này đã tạo ra nguồn tài nguyên sinh vật biển phong phú với 12.000 loài đã biết bao gồm 2.038 loài cá, 6.000 loài động vật đáy, 635 loài rong biển và hàng ngàn loài động thực vật phù du... Việc nghiên cứu về nguồn hợp chất tự nhiên biển của nước ta bắt đầu từ những năm 70 của thế kỷ 20 nhưng từ đó đến năm 2010 cũng chưa có nhiều công trình liên quan được công bố. Việc khảo sát thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của các loài sinh vật biển nói chung, các loài hải miên nói riêng đang là vấn đề quan tâm hiện nay. Các nghiên cứu về thành phần hóa học và hoạt tính sinh học trên thế giới đã chỉ ra các loài Hải miên có cấu trúc hóa học đa dạng và phong phú, nhiều hợp chất đã được phát hiện có hoạt tính sinh học lí thú. Xuất phát từ điểm đó, chúng tôi đã lựa chọn đề tài “Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính gây độc tế bào của các hợp chất phân lập từ loài hải miên Haliclona varia (Bowerbank, 1875)”. Đề tài bao gồm các nội dung sau: 1. Phân lập các hợp chất từ loài hải miên Haliclona varia. 2. Xác định cấu trúc hóa học của các hợp chất phân lập được từ loài hải miên Haliclona varia. 3. Đánh giá hoạt tính gây độc tế bào của các hợp chất phân lập được trên một số dòng tế bào ung thư ở người.

... Nghiên cứu thành phần hóa học hoạt tính gây độc tế bào hợp chất phân lập từ loài hải miên Haliclona varia (Bowerbank, 1875) Đề tài bao gồm nội dung sau: Phân lập hợp chất từ loài hải miên Haliclona. ..ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN - DƯƠNG THỊ HẢI YẾN NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HĨA HỌC VÀ HOẠT TÍNH GÂY ĐỘC TẾ BÀO CỦA CÁC HỢP CHẤT PHÂN LẬP TỪ LOÀI HẢI MIÊN... loài hải miên Haliclona varia Xác định cấu trúc hóa học hợp chất phân lập từ loài hải miên Haliclona varia Đánh giá hoạt tính gây độc tế bào hợp chất phân lập số dòng tế bào ung thư ở người CHƯƠNG

Ngày đăng: 09/07/2018, 14:23

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỤC LỤC

  • MỞ ĐẦU

  • Chương 1. TỔNG QUAN

    • 1.1. Tổng quan về các loài hải miên

      • 1.1.1. Giới thiệu chung về hải miên[7]

      • 1.1.2. Giới thiệu chung về chi Haliclona

      • 1.1.3. Nghiên cứu hóa học và hoạt tính sinh học của chi Haliclona

      • 1.1.3.1. Trên thế giới

        • • Các hợp chất terpenoid

        • • Các hợp chất alkaloid

        • • Các hợp chất polyene

        • 1.1.3.2. Ở Việt Nam

        • 1.1.4. Vài nét về bệnh ung thư

        • Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

          • 2.1. Đối tượng nghiên cứu

          • 2.2. Phương pháp nghiên cứu

            • 2.2.1. Phương pháp phân lập các hợp chất

            • 2.2.2. Phương pháp xác định cấu trúc hoá học các hợp chất

            • 2.2.3. Phương pháp đánh giá hoạt tính gây độc tế bào in vitro

            • Chương 3. THỰC NGHIỆM

              • 3.1. Xử lý mẫu nghiên cứu

              • 3.2. Phân lập các hợp chất

              • 3.3. Các thông số vật lí của các hợp chất đã phân lập

                • 3.3.1. Hợp chất 1: 3β-hydroxycholest-5-en-7-one

                • 3.3.2. Hợp chất 2: 22(E)-3β-hydroxycholesta-5,22-dien-7-one

                • 3.3.3. Hợp chất 3: 3β,7α-dihydroxycholest-5-ene

                • 3.3.4. Hợp chất 4: 3β,7β-dihydroxycholest-5-ene

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan