Ảnh hưởng giữa việc phát triển du lịch và nguồn tài nguyên ở SaPa

35 666 2
Ảnh hưởng giữa việc phát triển du lịch và nguồn tài nguyên ở SaPa

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Sau hơn 20 năm đổi mới , diện mạo đất nước Việt Nam đang dần dần biến đổi. Từ một nước đói nghèo, một nước có nền nông nghiệp lạc hậu, nước ta đã vươn lên trở thành một nước xuất khẩu gạo lớn thứ 2 trên Thế giới sau Thái Lan. Nếu như trước kia, nước ta có nền kinh tế phụ thuộc hoàn toàn vào nông nghiệp, đâu đâu cũng chỉ thấy nhưng cánh đồng bạt ngàn thì ngày nay, chúng ta tự hào vì những khu công nghiệp nối tiếp nhau “ mọc “ lên trên mảnh đất Việt Nam xinh đẹp. Thế nhưng, nếu chỉ có thế thôi thì chưa đủ để đưa nước ta “ sánh vai với các cường quốc năm châu trên thế giới…”. Chúng ta cần phải tìm ra con đường phù hợp nhất hòng đuổi kịp các nước phát triển. Có vậy mới mong nền kinh tế nước ta thực sự vững mạnh, dân ta thực sự “ cơm no áo ấm ”. Không ít các nước trên thế giới đều đi lên từ việc phát triển các ngành dịch vụ - du lịch. Trong số đó phải kể tới một số nước như Thái Lan , Singapo… và một số nước tuy không có nhiều tài nguyên để phục vụ cho việc phát triển du lịch , nhưng do nhận biết được sự đóng góp to lớn của nó vào tổng thu nhập Quốc dân nên cũng tìm mọi cách để “ lấn sân ”sang lĩnh vực béo bở này. Điển hình phải kể đến là đất nước Nhật Bản . Với điều kiện của Việt nam : khí hậu mát mẻ, trong lành. Phong cảnh hùng vĩ, nên thơ với nào núi, nào sông, nào suối , với những danh lam thắng cảnh tráng lệ, với những giá trị văn hóa, tinh thần đặc sắc… rất phù hợp cho việc phát triển du lịch , hứa hẹn sẽ là một điểm đến thu hút đông đảo khách du lịch trong nước cũng như quốc tế. Vì thế , trong các Nghị quyết, đường lối , chính sách của Đảng và Nhà nước vẫn luôn xác định : “ du lịch phải trở thành ngành mũi nhọn của nền kinh tế ” . Trong nhiều năm qua, nước ta cũng đã đi theo đường lối này và gặt hái được không ít thành công xen lẫn những bài học xương máu…Và để cho ngành công nghiệp không khói của nước ta phát triển mạnh và đạt hiệu quả, thì việc trước tiên cần phải làm đó là phải nghiên cứu và quy hoạch cụ thể từng vùng du lịch . Có như vậy chúng ta mới có những chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế cho từng vùng, suy rộng ra là để củng cố .kinh tế nước Nhà vững mạnh. Với mục đích nghiên cứu sự ảnh hưởng giữa việc phát triển du lịch và tài nguyên để thấy được mặt mạnh cũng như mặt còn thiếu sót của một vùng du lịch, địa bàn du lịch. Bằng những thông tin thu thập được qua sách , báo , đề tài mà em nghiên cứu là: “Ảnh hưởng giữa việc phát triển du lịch và nguồn tài nguyên ở SaPa” . Do thông tin còn nhiều hạn chế nên việc nghiên cứu đề tài không tránh khỏi những thiếu sót . Vì vậy , những ý kiến của cô sẽ giúp cho đề tài mà em nghiên cứu được hoàn thiện hơn rất nhiều.

Đề án môn học kinh tế du lịch Khoa QTKD Du lịch Khách sạn ____________________________________________________________________________________ _ Mục lục LỜI MỞ ĐẦU Sau hơn 20 năm đổi mới , diện mạo đất nước Việt Nam đang dần dần biến đổi. Từ một nước đói nghèo, một nước có nền nông nghiệp lạc hậu, nước ta đã vươn lên trở thành một nước xuất khẩu gạo lớn thứ 2 trên Thế giới sau Thái Lan. Nếu như trước kia, nước ta có nền kinh tế phụ thuộc hoàn toàn vào nông nghiệp, đâu đâu cũng chỉ thấy nhưng cánh đồng bạt ngàn thì ngày nay, chúng ta tự hào vì những khu công nghiệp nối tiếp nhau “ mọc “ lên trên mảnh đất Việt Nam xinh đẹp. Thế nhưng, nếu chỉ có thế thôi thì chưa đủ để đưa nước ta “ sánh vai với các cường quốc năm châu trên thế giới…”. Chúng ta cần phải tìm ra con đường phù hợp nhất hòng đuổi kịp các nước phát triển. Có vậy mới mong nền kinh tế nước ta thực sự vững mạnh, dân ta thực sự “ cơm no áo ấm ”. Không ít các nước trên thế giới đều đi lên từ việc phát triển các ngành dịch vụ - du lịch. Trong số đó phải kể tới một số nước như Thái Lan , Singapo… một số nước tuy không có nhiều tài nguyên để phục vụ ____________________________________________________________________________________ _ Lê Thị Ánh Ngọc Lớp Du lịch 1 Đề án môn học kinh tế du lịch Khoa QTKD Du lịch Khách sạn ____________________________________________________________________________________ _ cho việc phát triển du lịch , nhưng do nhận biết được sự đóng góp to lớn của nó vào tổng thu nhập Quốc dân nên cũng tìm mọi cách để “ lấn sân ”sang lĩnh vực béo bở này. Điển hình phải kể đến là đất nước Nhật Bản . Với điều kiện của Việt nam : khí hậu mát mẻ, trong lành. Phong cảnh hùng vĩ, nên thơ với nào núi, nào sông, nào suối , với những danh lam thắng cảnh tráng lệ, với những giá trị văn hóa, tinh thần đặc sắc… rất phù hợp cho việc phát triển du lịch , hứa hẹn sẽ là một điểm đến thu hút đông đảo khách du lịch trong nước cũng như quốc tế. Vì thế , trong các Nghị quyết, đường lối , chính sách của Đảng Nhà nước vẫn luôn xác định : “ du lịch phải trở thành ngành mũi nhọn của nền kinh tế ” . Trong nhiều năm qua, nước ta cũng đã đi theo đường lối này gặt hái được không ít thành công xen lẫn những bài học xương máu…Và để cho ngành công nghiệp không khói của nước ta phát triển mạnh đạt hiệu quả, thì việc trước tiên cần phải làm đó là phải nghiên cứu quy hoạch cụ thể từng vùng du lịch . Có như vậy chúng ta mới có những chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế cho từng vùng, suy rộng ra là để củng cố .kinh tế nước Nhà vững mạnh. Với mục đích nghiên cứu sự ảnh hưởng giữa việc phát triển du lịch tài nguyên để thấy được mặt mạnh cũng như mặt còn thiếu sót của một vùng du lịch, địa bàn du lịch. Bằng những thông tin thu thập được qua sách , báo , đề tài mà em nghiên cứu là: “Ảnh hưởng giữa việc phát triển du lịch nguồn tài nguyên SaPa” . Do thông tin còn nhiều hạn chế nên việc nghiên cứu đề tài không tránh khỏi những thiếu sót . Vì vậy , những ý kiến của cô sẽ giúp cho đề tài mà em nghiên cứu được hoàn thiện hơn rất nhiều. Bài nghiên cứu của em gồm 3 phần Phần 1 : Lời mở đầu ____________________________________________________________________________________ _ Lê Thị Ánh Ngọc Lớp Du lịch 2 Đề án môn học kinh tế du lịch Khoa QTKD Du lịch Khách sạn ____________________________________________________________________________________ _ Phần 2 : Nội dung Bao gồm 3 vấn đề ứng với 3 chương Chương I : Mối quan hệ giữa tài nguyên sự phát triển du lịch Chương II : Ảnh hưởng giữa việc phát triển du lịch nguồn tài nguyên SaPa Chương III : Một số giải pháp khắc phục những hạn chế của du lịch SaPa Phần 3 : Lời kết NỘI DUNG Chương I : Mối quan hệ giữa tài nguyên sự phát triển du lịch 1. Khái niệm Nếu hỏi một ai đó “ tài nguyên du lịch là gì , du lịch là gì ?” thì chắc cũng không khó để có được một câu trả lời. Nhưng trên cơ sở tổng hợp những lý luận thực tiễn của hoạt động du lịch trên thế giới Việt nam trong những thập niên gần đây , khoa Du lịch Khách sạn của trường Đại học kinh tế Quốc dân Hà Nội đã đưa ra định nghĩa như sau : - “ Du lịch là một ngành kinh doanh bao gồm các hoạt động tổ chức hướng dẫn du lịch , sản xuất , trao đổi hàng hóa dịch vụ của những doanh nghiệp , nhằm đáp ứng các nhu cầu về đi lại lưu trú , ăn uống tham quan , giải trí , tìm hiểu các nhu cầu khác của khách du lịch. Các hoạt động đó phải đem lại lợi ích kinh tế chính trị - xã hội thiết thực cho nước làm du lịch cho bản thân doanh nghiệp” . ____________________________________________________________________________________ _ Lê Thị Ánh Ngọc Lớp Du lịch 3 Đề án môn học kinh tế du lịch Khoa QTKD Du lịch Khách sạn ____________________________________________________________________________________ _ - “Tài nguyên du lịch là cái vốn có của mỗi quốc gia ,là điều kiện cần để phát triển du lịch. Tài nguyên có thể do thiên nhiên tạo ra cũng có thể do con người tạo ra . Do đó , tài nguyên được chia làm tài nguyên thiên nhiên tài nguyên nhân văn”. 2. Các điều kiện phát triển du lịch 2.1. Nhóm các điều kiện chung  Những điều kiện chung đối với sự phát triển của hoạt động đi du lịch Thứ nhất đó là : Thời gian rỗi của nhân dân : Sẽ không có một ai lại nghĩ tới việc đi du lịch trong khi công việc bề bộn, không có cả thời gian dành cho gia đình, con cái, không có thời gian cùng bạn bè tụ tập một buổi họp lớp, xem phim .nên do đó, để tiến hành một cuộc hành trình du lịch nhất thiết đòi hỏi con người phải có thời gian. Thời gian nhàn rỗi của nhân dân là điều kiện tất yếu cần thiết phải có để con người tham gia vào hoạt động du lịch . Nếu quỹ thời gian nhàn rỗi hay chính xác hơn là quỹ thời gian dành cho du lịch , thể thao , nghỉ ngơi mà dài thì hoạt động du lịch của người dân diễn ra sẽ mau chóng thường xuyên hơn. Thứ hai là : Mức sống về vật chất trình độ văn hóa chung của người dân cao. Điều này là hiển nhiên ! Theo thang cấp bậc nhu cầu của Maslow, con người chỉ nghĩ tới các nhu cầu cao hơn khi các nhu cầu cấp bậc dưới được thỏa mãn. Nếu mức sống được đảm bảo thì việc đi du lịch của người dân sẽ có khả năng trở thành hiện thực hơn. Trình độ văn hóa chung cũng vậy. Tại một nơi mà trình độ văn hóa chung cao , người dân nơi đó sẽ có lòng ham học hỏi, tìm tòi hiểu biết . Nhờ động cơ đó sẽ thúc đẩy hoạt động đi du lịch của người dân. Lâu dần, hoạt động đó sẽ trở thành thói quen. Mặt khác, trình độ văn hóa chung cao sẽ là lợi thế cho nơi đó. Việc phục vụ du khách sẽ dễ dàng hơn, dễ làm hài lòng khách hơn. Thứ ba : Một yếu tố không thể thiếu được khi đi du lịch đó là tiền. ____________________________________________________________________________________ _ Lê Thị Ánh Ngọc Lớp Du lịch 4 Đề án môn học kinh tế du lịch Khoa QTKD Du lịch Khách sạn ____________________________________________________________________________________ _ Khách du lịch thường có xu hướng chi tiêu rộng rãi hơn ngày thường. Ngoài các nhu cầu thiết yếu như ăn , uống họ còn phải chi thêm các khoản cho tiền tàu xe, tiền đi lại , thuê nhà ở, tiền tham quan, tiền mua đồ lưu niệm tại nơi du lịch…Do vậy , phúc lợi vật chất của nhân dân là điều kiện có ý nghĩa to lớn trong sự phát triển của du lịch . Người ta đã xác lập được rằng mỗi khi thu nhập của nhân dân tăng thì sự tiêu dùng du lịch cũng tăng theo , đồng thời có sự thay đổi về cơ cấu của tiêu dùng du lịch.  Điều kiện có ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh du lịch Một là : Tình hình xu hướng phát triển kinh tế của đất nước Theo ý kiến của một số chuyên gia kinh tế thuộc Hội đồng kinh tế xã hội của Liên hợp quốc, một đất nước có thể phát triển du lịch nếu nước đó tự sản xuất được phần lớn của cải vật chất cần thiết cho du lịch. Khi đó, các sản phẩm cung ứng cho du lịch sẽ trở nên sẵn có hơn, không mất chi phí thời gian chờ để nhập từ các nước khác. nếu xu hướng chung của đất nước là phát triển du lịch thì mỗi vùng , mỗi miền sẽ đua nhau phấn đấu trở thành một điểm du lịch hấp dẫn làm cho hệ thống các tụ điểm du lịch nước ta càng hấp dẫn hơn. Hai là : Tình hình chính trị hòa bình , ổn định của đất nước các điều kiện an toàn đối với khách Trên cương vị là một người muốn đi du lịch , đang tìm hiểu thông tin để thực hiện hoạt động đi du lịch thì điều đầu tiên cần quan tâm tới đó là sự an toàn của bản thân. nơi đến có thực sự thu hút , hấp dẫn đến đâu mà điều kiện an toàn tính mạng không được đảm bảo thì chắc chắn nơi đó sẽ không nằm trong các phương án lựa chọn. Vì thế, việc đảm bảo an ninh quốc gia sẽ tạo cơ hội cho du lịch phát triển thuận lợi. 2.2. Các điều kiện đặc trưng: Nhóm điều kiện này tạo nên vẻ riêng biệt cho từng vùng. Với mỗi ____________________________________________________________________________________ _ Lê Thị Ánh Ngọc Lớp Du lịch 5 Đề án môn học kinh tế du lịch Khoa QTKD Du lịch Khách sạn ____________________________________________________________________________________ _ nơi khác nhau sẽ có những đặc trưng khác nhau , lợi thế khác nhau cho việc phát triển du lịch Điều kiện về tài nguyên du lịch Về tài nguyên thiên nhiên : bao gồm địa hình , khí hậu , thực vật , động vật , tài nguyên nước , vị trí địa lý … Tất cả đều góp phần ảnh hưởng tới quyết định đi du lịch của du khách. Địa hình một nơi thường chế định cảnh đẹp của nơi đó. Cảnh đẹp đó có thể là sông, hồ, núi, biển, rừng, tùy vào sở thích của mình gia đình mà du khách sẽ lựa chọn điểm đến là đâu như thế nào. Điều kiện về tài nguyên du lịch là sự ưu đãi của tạo hóa. mỗi nơi, tạo hóa lại ban tặng cho những món quà khác nhau tạo nên vẻ đẹp đặc trưng, phân biệt cho từng vùng, từng miền . -Tài nguyên nhân văn : bao gồm hệ thống các giá trị văn hóa vật thể giá trị văn hóa phi vật thể. Các giá trị này được hình thành từ rất lâu được thiên nhiên bảo vệ như những đứa con nuôi vậy. giờ đây, “ những đứa con” của bà mẹ thiên nhiên lại giúp chúng ta cải tạo nền kinh tế bằng cách phát triển du lịch. Để tận dụng sự trợ giúp này, bản thân mỗi quốc gia phải có một số các điều kiện sau:  Điều kiện về sự sẵn sàng phục vụ khách du lịch - Các điều kiện về tổ chức : Chung quy mà nói thì việc phát triển du lịch không thể thiếu sự quản lý được. Nếu như không có sự quản lý của các bộ máy quản lý nhà nước về du lịch , các doanh nghiệp chuyên trách về du lịch thì việc phát triển du lịch sẽ rât manh mún, nhỏ lẻ,sớm hay muộn cũng sẽ sụp đổ. Sự ra đời của hệ thống quản lý này sẽ hình thành nên các quy định, văn bản quy ước những điều được phép làm không được phép làm. Việc này góp phần bảo tồn các giá trị tài nguyên làm du lịch phát triển bên vững, điều này đồng nghĩa với việc đảm bảo các nguồn lợi nhuận mà ____________________________________________________________________________________ _ Lê Thị Ánh Ngọc Lớp Du lịch 6 Đề án môn học kinh tế du lịch Khoa QTKD Du lịch Khách sạn ____________________________________________________________________________________ _ du lịch đem lại. - Các điều kiện về kỹ thuật : cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch , cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng xã hội. Nhóm điều kiện này góp phần thúc đẩy quyết định đi du lịch của người dân. Nhóm này bao gồm hệ thống các nhà hàng, khách sạn , hệ thống các phương tiện vận chuyển, đường xá để đi tới địa điểm du lịch. Nếu điều kiện nhóm này được đảm bảo thì sẽ làm tăng sự hài lòng, thỏa mãn của khách, cơ hội khách quay trở lại sẽ cao hơn việc thu hút thêm khách mới cũng sẽ dễ dàng hơn. - Các điều kiện về kinh tế: Nếu được đặt chân đến nước Mỹ, Anh, Nhật Bản… bạn sẽ không tránh khỏi sự ngạc nhiên, trầm trồ, ngưỡng mộ vì sự hiện đại văn minh, vì những tòa nhà chọc trời nối tiếp nhau, cũng vì cả những khu vui chơi giải trí hấp dẫn nữa. Những cái đó hoàn toàn không phải do thiên nhiên tạo ra mà là do chính bàn tay của con người góp phần làm nên nó. không phải tự nhiên mà con người có thể tự làm được ! Phải có một tiềm lực kinh tế mạnh mới có thể đầu tư vào các công trình cỡ lớn đó. Tiềm lực đó không thứ gì khác là kinh tế. Có kinh tế thì việc tổ chức thực hiện các kế hoạch du lịch sẽ suôn sẻ , thuận lợi hơn rất nhiều.  Một số tình hình sự kiện đặc biệt . Vì các tình hình sự kiện đặc biệt thì không thường xuyên diễn ra nên khi nó được tổ chức sẽ thu hút một số lượng lớn người quan tâm. Ví dụ như giải bóng đá ngoại hạng Anh, việc phóng tên lửa – vệ tinh nhân tạo…chẳng phải đều có rất nhiều người đến tận nơi để được chứng kiến tận mắt hay sao? Vì thế, kinh nghiệm cho thấy muốn thu hút đông đảo “ khán giả” thì việc cần làm đó là “người chủ” nên làm tốt chương trình của mình, làm cho nó thực sự là một chương trình hấp dẫn, lôi cuốn đông đảo mọi người cùng tham gia. 3. Mối quan hệ giữa tài nguyên du lịch ____________________________________________________________________________________ _ Lê Thị Ánh Ngọc Lớp Du lịch 7 Đề án môn học kinh tế du lịch Khoa QTKD Du lịch Khách sạn ____________________________________________________________________________________ _ 3.1. Sự tác động của tài nguyên tới du lịch Đất nước nào phát triển du lịch cũng đều cần có tài nguyên.Tài nguyên là điều kiện quan trọng đầu tiên quyết định tới kế hoạch phát triển du lịch của một quốc gia nói chung của địa phương nói riêng. Tài nguyên tác động tới du lịch theo 2 chiều hướng. Thứ nhất là vào cung du lịch thứ hai là vào cầu du lịch. -Tài nguyên thiên nhiên : các điều kiện về môi trường tự nhiên đóng vai trò là những tài nguyên thiên nhiên về du lịch : Vậy những điều kiện về môi trường tự nhiên đó bao gồm những gì ? Đó là những điều kiện về khí hậu , địa hình , sông ngòi , hệ động - thực vật… chúng ảnh hưởng tới du lịch như thế nào ? - Tài nguyên nhân văn : Đây là các giá trị văn hóa, giá trị tinh thần có tác dụng thỏa mãn nhu cầu ham tìm hiểu lịch sử tinh hoa cội nguồn dân tộc. Trên cương vị là người đi du lịch, giả sử bạn quanh năm phải sống tại một nơi nóng bức , nhiệt độ lên rất cao có thể là …Hè này , bạn quyết định tự thưởng cho mình một chuyến đi chơi. Để thoát khỏi khí hậu nóng nực này, bạn sẽ làm gì ? Chắc là sẽ nghĩ ngay tới một nơi mà đó có khí hậu mát mẻ , thoải mái để thư giãn . Lúc đó , sẽ hiện lên một danh sách các địa điểm . Bạn phải chọn lựa trong số đó nơi mà bạn sẽ đến là đâu ? để có đựợc quyết định của mình, bạn sẽ phải tốn không ít thời gian cho việc tìm hiểu thông tin như là: nơi đó có cái gì, núi hay biển, phong cảnh có gì nổi bật , rồi hệ động thực vật tại nơi đó có đặc sắc, độc đáo hay không ? Hay nơi đó còn lưu giữ những giá trị tinh thần, những di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh thu hút du khách thập phương xa gần tới thăm thú, thưởng ngoạn? Có thể bạn muốn nghe Nhã nhạc cung đình Huế, hay muốn xem một lễ hội dân tộc cổ truyền hay đơn giản hơn cả là bạn muốn đến thăm , được chứng kiến tận mắt nơi mà một anh hùng dân tộc đã đựợc sinh ra , lớn ____________________________________________________________________________________ _ Lê Thị Ánh Ngọc Lớp Du lịch 8 Đề án môn học kinh tế du lịch Khoa QTKD Du lịch Khách sạn ____________________________________________________________________________________ _ lên , nơi gắn liền với những mốc son lịch sử chói lọi , đánh dấu bước ngoặt quan trọng… Điều mà bạn lo lắng có thể là phương tiện đi lại như thế nào , chỗ ăn ngủ ra làm sao , an ninh an toàn tại điểm đến có đảm bảo hay không? Như vậy, việc chọn lựa có nên đến địa điểm này hay không chịu ảnh hưởng nhiều bởi các giá trị tài nguyên mà điểm đến hứa hẹn sẽ cung cấp. Còn nếu đứng về phía các nhà cung ứng các sản phẩm dịch vụ du lịch, hệ thống tài nguyên thiên nhiên được xem như là phần hồn – linh hồn của điểm đến. Cũng giống như khách du lịch , các nhà cung ứng các sản phẩm dịch vụ du lịch cũng phải tìm hiểu kỹ các thông tin thậm chí họ còn phải nghiên cứu , khảo sát, điều tra về nơi thu hút khách. Chỉ có điều , thông tin mà họ thu thập được không được dùng vào mục đích đi chơi mà được dùng để đầu tư. Họ không thể đem đồng tiền của mình đi đầu tư vào những nơi không có tiềm năng phát triển du lịch được , vì như vậy, họ sẽ không thu được lợi nhuận, nhanh chóng bị phá sản. Việc đầu tư vào các trang thiết bị máy móc , kỹ thuật điện tử, cơ sở hạ tầng du lịch như hệ thống các nhà hàng, khách sạn , phương tiện vận chuyển , khu điều dưỡng … ban đầu sẽ rất tốn kém nhưng nếu không có chúng thì việc phát triển du lịch sẽ trở nên rất khó khăn. vậy để ra quyết định có nên đầu tư vào địa điểm đó hay không lại phụ thuộc rất lớn vào hệ thống tài nguyên du lịch của nơi đó. Như đã biết, tài nguyên du lịch là cơ sở, nền tảng để du lịch phát triển, nếu thiếu nền móng thì thử hỏi du lịch sẽ dựa vào đâu để tồn tại bây giờ ? Nói tóm lại , tất cả các yếu tố trên, là rất nhỏ hay lớn, tác động tới chủ thể nào đi nữa cũng đều góp phần hình thành nên quyết định đi du lịch, chọn điểm đến của khách du lịch, ảnh hưởng tới cả sự phát triển hay tàn lụi trong tương lai của điểm đến đó. Chính vì thế, là một nhà kinh tế , điều mà chúng ta quan tâm tới không chỉ có những vấn đề là làm thế nào để ____________________________________________________________________________________ _ Lê Thị Ánh Ngọc Lớp Du lịch 9 Đề án môn học kinh tế du lịch Khoa QTKD Du lịch Khách sạn ____________________________________________________________________________________ _ biến nguồn tài nguyên kia trở thành dòng tiền chảy vào túi mình mà còn cần phải xem xét tới những yếu tố tác động tới sự hình thành cũng như ra quyết định đi du lịch của khách du lịch. 3.2. Sự tác động của du lịch tới tài nguyên Vai trò của tài nguyên du lịch là điều không thể phủ nhận. Bất cứ ai trong chúng ta, ít nhiều cũng đều nhận thức rất rõ vấn đề này. Nhưng bên cạnh đó, sự ảnh hưởng , tác động ngược trở lại của du lịch có thể là tích cực , có thể là tiêu cực cũng rất khó có thể kiểm soát dự đoán trước được. Như đã biết, du lịch muốn phát triển cần có một cơ sở nền tảng vững chắc. Do vậy nó sẽ thúc đẩy việc duy trì , bảo tồn , tu bổ, sửa chữa cũng như việc phát triển du lịch một cách quy hoạch , có hệ thống. Nhờ du lịch phát triển nên một số ngành nghề , làng nghề truyền thống được khôi phục như mây tre đan, vẽ tranh Đông hồ, thêu thùa. Có nhiều nơi còn phục hồi được các lễ hội phong tục cổ xưa mang đậm nét truyền thống, giá trị tinh thần sâu sắc. Một phần cũng là do du lịch phát triển nên không tránh khỏi việc giao thoa biến đổi văn hóa. Việc du nhập các luồng văn hóa mới sẽ tạo cơ hội để nền văn hóa địa phương , văn hóa dân tộc được tiếp thu những tinh hoa tinh túy của nước bạn để rồi biến nó thành cái riêng của mình tạo nên nét độc đáo mới mẻ trong lối sống , sinh hoạt của người dân. Nhưng bên cạnh những mặt tốt mà nó đem lại, cũng không thể không kể đến những mặt xấu mà nó được du nhập về cùng. Việc khách du lịch tới rất đông có thể là dấu hiệu tốt của doanh nghiệp , nhưng nó cũng tiềm ẩn nguy cơ đe dọa tới việc bảo tồn tài nguyên thiên nhiên. Sức chứa của nơi nào cũng có hạn , nếu như không có biện pháp quy hoạch, khai thác tài nguyên hợp lý thì chẳng mấy chốc, nguồn tài nguyên của nước ta sẽ bị phá hủy một cách trầm trọng. ____________________________________________________________________________________ _ Lê Thị Ánh Ngọc Lớp Du lịch 10

Ngày đăng: 07/08/2013, 14:53

Hình ảnh liên quan

2. Tình hình phát triển du lịch tại SaPa - Ảnh hưởng giữa việc phát triển du lịch và nguồn tài nguyên ở SaPa

2..

Tình hình phát triển du lịch tại SaPa Xem tại trang 24 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan