Thu hút và sử dụng ODA từ các tổ chức quốc tế của Việt Nam sau khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu

181 232 1
Thu hút và sử dụng ODA từ các tổ chức quốc tế của Việt Nam sau khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngày nay, các quốc gia phát triển hoặc đang phát triển đều cần đến các nguồn lực cơ bản là đất đai, nhân lực, vốn và khoa học công nghệ để phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó vốn là yếu tố quan trọng và trở nên cấp bách hơn đối với các quốc gia đang phát triển. Từ thực tế đó nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) ra đời đã giúp các nước đang phát triển giải quyết tình trạng thiếu vốn. Nguồn vốn này chủ yếu được đầu tư vào những lĩnh vực giữ vai trò đầu tàu của nền kinh tế như: cơ sở hạ tầng kinh tế - kỹ thuật, cải cách thể chế, phát triển nguồn nhân lực; từ đó kéo theo sự phát triển của các ngành, lĩnh vực khác, góp phần thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng và phát triển cả về chất và lượng. Sau chiến tranh thế giới lần thứ 2, nhờ vào nguồn vốn viện trợ của Mỹ, châu Âu đạt được sự tăng trưởng ngoạn mục, thậm chí còn phát triển hơn trước. Bên cạnh châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc cũng là những minh chứng rõ nét nhất về vai trò của nguồn vốn ODA đối với phát triển kinh tế - xã hội của mỗi nước. Kết quả là sau một khoảng thời gian nhất định, Nhật Bản và Hàn Quốc đều trở thành những nước công nghiệp phát triển ở châu Á và trên thế giới, trở thành quốc gia viện trợ ODA ngược trở lại cho các nước khác. Đối với Việt Nam, sau một thời gian bị gián đoạn, từ năm 1993 đến nay các nhà tài trợ ODA bắt đầu tái khởi động lại cung cấp ODA cho Việt Nam. Tính đến hết năm 2015 các nhà tài trợ đã ký kết cho Việt Nam 74.368 triệu USD và giải ngân được 52.689 triệu USD [38], trong đó ODA của các tổ chức quốc tế như Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) và Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) chiếm tỷ trọng khá lớn, đặc biệt WB và ADB luôn là những nhà tài trợ lớn nhất và sát cánh cùng Việt Nam suốt chặng đường từ 1993 đến nay. Những dự án của các tổ chức quốc tế này tập trung chủ yếu vào giải quyết những vấn đề lớn có tính chiến lược quốc gia như: phát triển hạ tầng cơ sở, xóa đói giảm nghèo; cải cách thể chế, cải cách hành chính; cải thiện y tế, giáo dục; biến đổi khí hậu; phát triển nguồn nhân lực. Do đó, hiệu quả của ODA từ các dự án/chương trình này đã giúp Việt Nam hoàn thành các mục tiêu, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội mà điển hình như chuyển từ một nước nông nghiệp, lạc hậu thành một nước có thu nhập trung bình thấp năm 2010, thực hiện thành công và trước thời hạn một số mục tiêu thiên niên kỷ, trở thành thành viên của nhiều tổ chức lớn trong khu vực và trên thế giới, giúp nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Bước sang giai đoạn khủng hoảng từ 2008 đến nay, tình hình trong nước và quốc tế có nhiều biến đổi, khiến cho việc thu hút và sử dụng ODA của Việt Nam cũng thay đổi theo. Đó là nguồn cung ODA của thế giới sẽ bị tác động từ cuộc khủng hoảng, dẫn đến sự cung cấp ODA của các nước sẽ bị ảnh hưởng. Quá trình thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ sắp hoàn thành và đặt nền tảng vững chắc cho việc thực hiện Chương trình nghị sự 2030 của Liên hợp quốc vì sự phát triển bền vững (SDGs). Đồng thời chiến lược viện trợ của đối tác mà điển hình như WB, ADB và UNDP cũng luôn thay đổi để thích ứng với sự thay đổi của Việt Nam. Khi Việt Nam trở thành nước có thu nhập trung bình vào năm 2010, việc tiếp nhận ODA có sự thay đổi cả về cách thức, mục tiêu, cơ cấu nguồn vốn và các lĩnh vực viện trợ. Chuyển đổi căn bản từ quan hệ viện trợ phát triển sang quan hệ đối tác. ODA của WB sẽ chuyển từ nguồn cung cấp của IDA sang IBRD hoặc vốn vay của ADB cũng chuyển từ ADF sang OCR. Với mức vay ưu đãi kém hơn có thể gây một số khó khăn cho Việt Nam trong việc sử dụng ODA trong một số lĩnh vực như y tế, giáo dục, xóa đói giảm nghèo…mà trước đây sử dụng nhiều vốn ODA ưu đãi lớn. Việc chuyển đổi từ nước có thu nhập thấp sang nước có thu nhập trung bình thấp khiến cho nguồn vốn ODA của các nhà trợ như WB, ADB chưa giải ngân hết và bị ứ đọng trong khi Việt Nam luôn coi nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài vẫn tiếp tục đóng vai trò quan trọng. Điều này được khẳng định rõ ràng và mạnh mẽ trong Đề án “Định hướng thu hút, quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA và các khoản vốn vay ưu đãi khác của các nhà tài trợ thời kỳ 2011 – 2015 và 2016 - 2020”

... trạng thu hút sử dụng ODA từ tổ chức quốc tế Việt Nam sau khủng hoảng tài suy thối kinh tế toàn cầu 3.3.1 Thực trạng thu hút ODA từ tổ chức quốc tế 3.3.2 Thực trạng sử dụng ODA từ tổ chức quốc tế. .. điểm thu hút sử dụng ODA từ tổ chức quốc tế 4.3.2 Định hướng Việt Nam thu hút sử dụng ODA từ tổ chức quốc tế 4.4 Giải pháp thu hút sử dụng ODA từ tổ chức quốc tế Việt Nam 4.4.1 Huy động sử dụng ODA. .. trạng thu hút ODA từ tổ chức quốc tế Việt Nam sau khủng hoảng tài suy thối kinh tế toàn cầu; (iii) đánh giá thực trạng sử dụng ODA từ tổ chức quốc tế Việt Nam sau khủng hoảng tài suy thối kinh tế

Ngày đăng: 04/07/2018, 18:12

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan