Phân tích phim cánh đồng bất tận

44 1.6K 6
Phân tích phim cánh đồng bất tận

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Cánh Đồng Bất Tận là một bộ phim Điện ảnh thứ 2 của đạo diễn Nguyễn Phan Quang Bình sau bộ phim “đầu tay” Vũ Khúc Con Cò. Sau 6 năm – kể từ khi đọc truyện ngắn Cánh Đồng Bất Tận, đạo diễn Nguyễn Phan Quang Bình mới bắt tay vào làm phim. Với một tác phẩm văn học quá nổi tiếng và từng gây xôn xao dư luận như Cánh Đồng Bất Tận, việc chuyển thể thành phim điện ảnh, quả thực là áp lực không nhỏ với nhà sản xuất cũng như đạo diễn Nguyễn Phan Quang Bình. Chính tác giả Nguyễn Ngọc Tư cũng từng thừa nhận rất khó khi chuyển tải truyện thành kịch bản làm phim, nhưng với những nỗ lực và niềm đam mê nghệ thuật của cả đoàn làm phim, bộ phim Điện ảnh Cánh Đồng Bất Tận đã ra đời.

Ngày đăng: 02/07/2018, 10:18

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỤC LỤC

  • CÁNH ĐỒNG BẤT TẬN – TỪ TRUYỆN LÊN PHIM

  • TÓM TẮT NỘI DUNG PHIM

  • Tóm tắt phim "Cánh đồng bất tận" qua ảnh

  • Phân tích phim “ Cánh đồng bất tận”

    • *Những yếu tố nào được bỏ đi và những yếu tố được thêm vào dễ nhận thấy nhất trong phim:

    • *Góc nhìn giữa hai 'cánh đồng' -Lấy tiêu đề 'không đứng về phe nước mắt', một bộ phận độc giả của Cánh đồng bất tận (truyện), nhà văn, nhà phê bình... đứng giữa hai 'cánh đồng' của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư và của đạo diễn Nguyễn Phan Quang Bình để bình luận câu chuyện. -Nhà văn Hồ Trung Tú đưa ra nhận xét của hai nhà văn khác là Nguyễn Quang Sáng "Chuyện có, văn có, cảnh có, nhân vật rất đậm nét, chỉ còn có hình có nhạc nữa là xong bộ phim" và Nguyễn Quang Lập "Đọc xong cánh đồng bất tận, mình thấy ngôn ngữ điện ảnh đầy ắp. Chưa thấy tác phẩm nào mà người Nam bộ lại đẹp một cách đau đớn đến thế" làm mệnh đề để phân tích câu chuyện đủ các 'tầng cảm xúc' của Nguyễn Ngọc Tư. -Hồ Trung Tú nhận xét "với một câu chuyện văn học như vậy thì chuyển thể sang kịch nói, cải lương, hát chèo gì đi nữa thì cũng lấy nước mắt khán giả một cách dễ dàng" rồi kết lại "Biết đòi hỏi là vô lý khi các tác giả đã không thể chạm tới được những tầng sâu ấy của tác phẩm nhưng chúng ta vẫn có quyền tiếc. Đơn giản là vì chúng ta đã bị đánh cắp mất đề tài, mất cơ hội để xem một tác phẩm điện ảnh có quyền để hay với thế giới". -Nhà phê bình Nguyễn Thanh Sơn thì dùng hình ảnh 'photoshop' để chỉ cách đạo diễn đã 'trang điểm' cả nội dung câu chuyện và những hình ảnh 'đẹp đến xa lạ' trong Cánh đồng bất tận của Nguyễn Phan Quang Bình, nhấn vào một số tình tiết được thay đổi trong câu chuyện và đặc biệt cái kết của phim. -Trong truyện, hai vị kiểm dịch (cán bộ xã) đến, mang đi vài con vịt, mang đi hy vọng cuối cùng của Sương về một mái ấm gia đình, mang đi niềm an ủi gần như duy nhất của chị em Nương - Điền; và đổ thêm đắng cay lên tâm hồn vốn đã ngập tràn tổn thương uất hận và khinh bỉ phụ nữ của ông Võ. Bài học 'nói xấu cán bộ' từ Nguyễn Ngọc Tư hẳn được Nguyễn Phan Quang Bình thấm thía và linh hoạt chuyển đổi. Hai 'cường hào' được thay bằng mấy gã lưu manh giả danh. Cán bộ vô can trong việc chà đạp lên một gia đình vốn đã tận cùng khốn khổ. Đặc biệt, cái kết phim gây tranh cãi hơn cả. Nguyễn Ngọc Tư chọn kết ở trường đoạn Nương - cô con gái bị cưỡng hiếp, lúc đó cô nhớ về mẹ trong nỗi đau phụ nữ ê chề, cô gọi Điền trong lúc cùng cực thay vì gọi cha, bởi vì thực tế người cha ấy như đã chết; tiếng gọi làm ông Võ đau đớn bừng tỉnh. Cái kết dữ dội của Ngọc Tư thốc vào tim người đọc, làm nó rung lên đau đớn và dư âm của nó cứ vang mãi. Cánh đồng của Nguyễn Phan Quang Bình khi Điền và Sương bỏ đi thay đổi nhanh chóng và có cái kết bất ngờ. Bỗng chốc, ông Võ thay tâm đổi tính đưa cho con gái chiếc nhẫn cưới ông mua cho vợ "để sau này con lấy chồng", rồi cô con nói một câu bông phèng "giá như 7 năm trước cha như bây giờ". Bi kịch 7 năm trước đâu phải ông Võ gây ra, và nói câu đó để làm gì? Phải chăng chỉ là câu dẫn đến cái kết đẹp đến khó tin. Ông Võ, khi ở tận cùng tổn thương vì bị phản bội, đã đốt nhà đi biệt xứ, trốn chạy ký ức lại mang theo lá thư và nhẫn cưới của người vợ, hai thứ đáng phải trốn chạy nhất. Giống như vùng đất bị sa mạc hóa bỗng chốc có phép tiên để trở nên tươi tốt màu mỡ, đỉnh điểm bi kịch khi con gái bị cưỡng hiếp, tài sản cuối cùng bị tước đoạt bỗng chốc lại biến ông Võ thành một lái đò hiền lành đưa trẻ đi học. Cô con gái Nương với bụng chửa với lời tự sự "con sẽ thành đứa trẻ ngoan vì có mẹ dạy dỗ" biến sự dữ dội của Nguyễn Ngọc Tư thành câu chuyện đèm đẹp tròn trĩnh như hòn bi.

    • Bối cảnh trong phim

    • Phân tích nhân vật trong phim

      • -Ai là nhân vật trung tâm?

      • -Nhân vật thể hiện điều gì trong bản thân họ và trong mối quan hệ qua lại với nhân vật khác, có thể hiện sức mạnh hay lòng trắc ẩn của con người hay không?

      • -Hành động của nhân vật chính tạo ra câu chuyện với một vài ý nghĩa hoặc một tập hợp các ý nghĩa như thế nào?

      • -Câu chuyện thiên về sự thay đổi liên tục hay sự duy trì ổn định?

      • -Lối sống và những hành động trong phim đáng chỉ trích và trân trọng

      • -Kết luận:

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan